Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: nghiên cứu về một số kỹ thuật nghe tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.83 KB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực
Giáo dục đã đưa Tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Việc học và sử dụng
Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn
người dạy. Để học tốt bộ môn Tiếng Anh là cả một quá trình dày công khổ luyện
của mỗi học sinh. Trong bể học mênh mông đó ta phải kết hợp được các kỹ năng:
Nghe, nói, đọc, viết. Những kỹ năng này có tương quan hỗ trợ cho nhau để tạo
thành một tổng thể không tách rời nhau, có như vậy, môn Tiếng Anh của mỗi học
sinh mới phát triển toàn diện, vững vàng được.
Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi phát hiện việc
rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa
biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất, động cơ để nghe
hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế. Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các
thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe Tiếng Anh. Một số em còn ngại nghe và
nói bằng Tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói
trong băng của người Anh.
Trên thực tế để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh thì người học phải có quá
trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe
khác nhau. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo
viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn Tiếng Anh có
hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến
thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung,
Tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Khả năng
giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng
nghe Tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện
trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học


tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau.
Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe
hiểu bằng Tiếng Anh.


III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài mang nội dung nghiên cứu về một số kỹ thuật nghe tiếng Anh cho học
sinh tiểu học.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, một số bài tập luyện nghe dành
cho học sinh tiểu học. Sách Olympic tiếng Anh tiểu học và qua mạng Internet
thông qua bài nghe của cuộc thi IOE.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua 9 năm dạy tiếng Anh ở trường tiểu học theo phương pháp đổi mới. Bản
thân tôi nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được
phương pháp học ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Việc vận dụng tiếng Anh trong
cuộc sống còn nhiều hạn chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với
bạn bè bằng tiếng Anh. Hơn nữa trong quá trình học các em còn yếu về kĩ năng
nghe, khó khăn trong khi nghe. Để luyện nghe có hiệu quả học sinh phải được rèn
luyện và thực hành nghe nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ. Càng nghe
nhiều thì người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu được ý nghĩa của
thông tin thể hiện qua cách phát âm, trọng âm của từ và ngữ điệu câu.
Vậy, làm thế nào để học sinh có thể rèn luyện kỹ năng nghe một cách nhanh
chóng, có hiệu quả và dễ học? Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động
giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài? Phải chăng, đây chính là thủ
thuật của người giáo viên!
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đa dạng, song bất kỳ đối
tượng và hình thức nào thì việc học tiếng Anh theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết đều được rèn
luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh nghe, nói tiếng Anh tốt. Và học sinh
có đủ tự tin nghe tiếng Anh trong đời sống hằng ngày không? Câu hỏi này chắc
chắn giáo viên nào cũng luôn đặt trong đầu và tìm tòi nghiên cứu câu trả lời cho
phù hợp va mục đích cuối cùng của người học cũng như người dạy là tiến tới khả
năng giao tiếp tốt.


Theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008-2020” về đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, nhằm đến năm 2020 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ,
năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu
tiên:
Kết thúc chương trình tiếng Anh tiểu học, học sinh có thể:
+ Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết trong đó chủ yếu là 2 kỹ năng nghe và nói;
+ Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh: ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước,
con người và nền văn hóa của các nước của các nước nói tiếng Anh;
+ Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh, từ đó tăng thêm sự hiểu
biết và tình cảm trân trọng với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình;
+ Hình thành các cách học tiếng Anh có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học
các ngoại ngữ khác trong tương lai.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đánh giá thực trạng
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính
chủ động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy
chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài
ở nhà kỹ. Hơn nữa để học tốt một giờ nghe các em cẩn được nghe nhiều. Tuy
nhiên, phần lớn các em ở đây chưa có điều kiện tốt để học nghe tiếng Anh, thời

gian học hạn hẹp, tài liệu để tham khảo còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó
việc đầu tư học kỹ năng nghe hạn chế.
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp,
chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Đồng thời đây là những năm đầu làm
quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn
chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình. Hơn nữa phụ huynh cũng không quan tâm đến
bộ môn tiếng Anh, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, tiếng
Việt,...
Vấn đề đặt ra ở đây đó là: những thuận lợi, khó khăn khi dạy kỹ năng nghe
là gì?


*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường, phụ huynh học
sinh.
- Học sinh cảm thấy hứng thú mỗi khi có tiết nghe
- Đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Anh nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm
trong giảng dạy và dần dần được đào tạo theo tiêu chuẩn châu Âu (B2).
- Học sinh được làm quen với công nghê thông tin, các em sớm được tiếp
xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.
*Khó khăn:
- Nhà trường chưa có phòng nghe nhìn phục vụ riêng cho bộ môn tiếng Anh.
- Học sinh nghe chủ yếu là nghe qua máy cassettle
- Tốc độ của bài nghe nhanh hơn so với giáo viên vẫn thường nói cho học
sinh nghe trên lớp.
- Điều kiện để học sinh giao lưu tiếp xúc gần gũi thực tế xung quanh còn hạn
chế.
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,
chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động,
thiếu sự linh hoạt, ngại việc nghe-nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm

hiểu bài học.
Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng
tạo, luôn vải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều
dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và
động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập.
2. Biện pháp thực hiện:
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp
trong quá trình giảng dạy nhưng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn
trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp
ứng mục đích chương trình.
* Về phía giáo viên:


+ Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ
thuật dạy nghe.
+ Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe.
+ Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
+ Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy
nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao.
+ Sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe.
* Về phía học sinh:
+ Học sinh đã được quen dần với môn học nghe.
+ Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ.
+ Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, vừa phải
thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 2.
+ Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.
Học là một công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo
viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có
hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học
tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong

cuộc sống.
Để thực hiện một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện các
bước sau:
1- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng. Giáo viên phải luôn tạo môi
trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính
đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng
những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để
sử dụng trong giao tiếp.
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy
để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong
khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng Tiếng Anh, làm như
vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.


- Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình
thức "vừa chơi - vừa học".
- Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi,
nghe các bài hát bằng Tiếng Anh .... Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ
như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao
tiếp khác.
2- Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng
các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của
một tiết dạy nghe.
3- Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh
ảnh, mô hình, băng ... Cụ thể tôi đã sử dụng phần mềm GoldWave thực hiện thu
một bài nghe Tiếng Anh từ đĩa từ 3 đến 4 lần, điều này rất thuận tiện trong thao tác
và tiết kiệm thời gian trên lớp. (GoldWave là một chương trình chỉnh sửa âm
thanh kỹ thuật số chuyên nghiệp và đã được nhiều người dùng trên thế giới đánh
giá cao. Nó có thể thực hiện cho bạn mọi thứ từ việc ghi âm và chỉnh sửa đơn giản

cho tới các tính năng xử lý, khôi phục, cải tiến và chuyển đổi phức tạp. Ngoài ra,
phần mềm này còn rất dễ sử dụng và thao tác.)
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, máy ghi âm để giúp học sinh
nghe được giọng đọc của người bản ngữ. Nếu muốn ghi âm một đoạn băng mà
giáo viên tự sáng tạo bằng giọng nói của người bản ngữ tôi có thể vào trang
Acapela Groups hoặc đăng kí vào trang Voki để tạo một đoạn âm thanh như ý
muốn.
4- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương
pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. ở giai đoạn luyện tập sau khi
nghe, ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp,
có tính năng giao tiếp thực tế cao.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết trong khi nghe
như đoán từ, đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe
điền thông tin vào bảng...
- Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng
áp dụng tốt 3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử
dụng ngôn ngữ của học sinh.
- Các kỹ năng cần được phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe.


Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng nghe
Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố
hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là một
trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ.
Khi nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như khi viết;
ý hay thường được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp.
Có thể nói láy, nói tắt, ngập ngừng… Khi đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn
bản, còn khi nghe người khác nói ta chỉ nghe được một lần.Với đặc điểm khác
nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các kỹ
năng nghe tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động

nghe của học sinh.
Nghe bao gồm hai cấp độ:
- Cấp độ 1: (Nhận biết hoặc phân biệt): Sự nhận biết các âm thanh, từ,
nhóm từ trong mối quan hệ cấu trúc của chúng. Chỉ khi khả năng này trở thành tự
động hóa, người nghe mới có thể tái tạo, ứng xử và đáp lại những gì nghe được
trong cả chuỗi âm thanh đó.
- Cấp độ 2: (Chọn lựa): Người nghe rút ra được những thành tố hữu ích để
hiểu được người nói. Lúc đầu nghe hiểu câu, lời nói ngắn, đơn giản, về sau hiểu
các câu dài hơn.
Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình
của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của
một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While Listening, và Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh
nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế.
Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu của
từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ
trong những giai đoạn tiếp theo.
a) Pre - Listening:
- Gây hứng thú (Arouse interest)
- Thiết lập ngữ cảnh (Set up the context)
- Tạo nhu cầu, lý do nghe (Create reasons for listening)


- Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Pre-teach new words,
structures)
- Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content)
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding
questions)
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text)
- Nêu những điều muốn biết về bài đọc (Giving expectation)

Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt
gợi hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán
xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra
ở đâu?
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội
dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe. Có thể có những
điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt
ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp nghe. Giáo
viên cũng có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát
âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức về văn hóa, đất nước học.
Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao
nhiêu lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu
hỏi, chọn tranh hay ghép tranh) thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút).
b) While - Listening:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoan này giáo
viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở
giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương
án trả lời đúng.
Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện
ngay trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài tập.
Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung
bài nghe. Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu
hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung, vừa về ngôn ngữ. Các
bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau: Find
the word / sentence that says...; Check / tick the correct answer; True – false;


Complete the table; Fill in the chart; Make up charts / diagrams; Make a list of...;
Matching; Answer the questions.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh

làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thông tin
chính xác để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm.
Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy
thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ, quan điểm của tác giả. Do đó giáo
viên cần cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả
bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để kiểm tra kết quả, hoặc
nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án.
Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy
sẽ khiến người học có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe.
c) Post – Listening:
- Sau khi học sinh nghe và làm các bài tập nghe hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho
tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài; liên hệ thực
tế; chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua
bài nghe, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt.
Các hình thức bài tập có thể là:
Arrange the events in order; Find the sentence that summarizes the content of the
tape; Give the title of the listening text; Disscussion questions; Gap filling; Guess
the consequenses / results of the story.....
Học sinh báo cáo trước lớp hay trong nhóm kết quả mình nghe được, những
học sinh khác nghe và cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Kể lại, ghi lại
nội dung cơ bản của bài nghe hoặc tiến hành các hoạt động phát triển, mở rộng
thêm bài nghe cũng là một dạng hoạt động giúp khắc sâu kiến thức.
fSử dụng giáo cụ trực quan
Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng, giáo cụ
trực quan vẫn thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Với môn ngoại ngữ, giáo cụ
trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học từ khâu giới
thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành, chúng làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều
các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau.



Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo sẽ
có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe.
Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh
(Ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và sắp xếp tranh theo trình tự
v.v...).
Bên cạnh đó, Tôi còn kết hợp những trò chơi luyện nghe giúp học sinh trở
nên thích thú với môn học hơn, các em có thể hiểu được ý nghĩa của những câu nói
ngắn, nắm bắt được ý chính trong chuỗi thông tin, nhận biết những mẫu lời nói
riêng biệt và các tập hợp trong chuỗi lời nói, phát triển trí nhớ nghe (nghe và ghi
nhớ), đồng thời còn phát triển được phản ứng nghe, tạo sức bật.
Cụ thể một số trò chơi như sau:
+ SIMON SAYS
+ WHICH OF THE PICTURES IS IT?
+ INTRODUCTIONS
+ RIGHT – LEFT
+ GUESSING
+ SOLVE LOGICAL PROBLEMS
+ INFORMATION
Luôn áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh
Trong quá trình dạy học, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ
phổ biến và gần như không thể thiếu trong mỗi giờ học.
Đối với một giờ dạy nghe tôi thường dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau như:
Yes-No questions; Alternative questions; Wh-questions; Multiple choice; TrueFalse…
Các dạng câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu nghe được
trong bài, hoặc bằng các hàm ý có trong bài thì thường dễ hơn nhưng với các câu
đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời thì rất khó, nên sự lựa chọn loại câu hỏi nào
để học sinh nghe, đoán và trả lời được đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt.
3. Kết quả thực hiện:



Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số
kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở
rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh
hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh
có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học.
Đầu năm khi chưa áp dụng phương pháp này, kỹ năng nghe của học sinh còn
rất hạn chế. Khả năng hoàn thành bài tập ở mức 40%, phần còn lại chưa hiểu được
thông tin. Tuy nhiên, qua một học kỳ khả năng của học sinh tăng lên rõ rệt. ////
Kết quả cụ thể như sau:
Phần nghe trong bài kiểm tra cuối kì 1: Khối 4 (thang điểm 4.0đ)
53.6 % học sinh đạt từ 3.0 đến 4.0 điểm
35.7 % học sinh đạt từ 2.0 đến 2.75 điểm
10.7 % học sinh đạt từ 1.0 đến 1.75 điểm
0 % học sinh đạt dưới 1.0 điểm
Phần nghe trong bài kiểm tra cuối kì 1: Khối 5 (thang điểm 4.0đ)
78.6 % học sinh đạt từ 2.0 đến 2.5 điểm
16.8 % học sinh đạt từ 1.0 đến 1.75 điểm
4.6 % học sinh đạt từ 0.5 đến 0.75 điểm
0 % học sinh đạt dưới 0.5 điểm
4. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng
khắc phục. Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp các em quen dần với ngôn
ngữ này và sử dụng trong cuộc sống. Giáp viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học
bộ môn này nói chung, rèn luyện kỹ năng nghe nói riêng.
Trong các tiết dạy giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học
sinh hoạt động.
Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ
dùng dạy học, các yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quan,…



Giáo viên cần khuyến khích, động viên các em luyện tập thêm nhiều kỹ
năng nghe. Đặc biệt là nghe người bản xứ đọc.
C. KẾT LUẬN
Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp. Song
tôi nghĩ dù phương pháp nào đi nữa cũng đều có mục đích chung là truyền thụ cho
các em học sinh đúng, đủ kiến thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức
một cách nhanh nhất.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có
trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất
lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù
hợp với học sinh của mình.
Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, với tấm lòng nhiệt huyết dành cho nghề, tôi
luôn phấn đấu và tìm ra cách dạy mới để lôi cuốn học sinh ngày một thêm yêu bộ
môn tiếng Anh, học tốt môn tiếng Anh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã đúc rút được trong quá
trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh TH trong năm học qua. Có thể còn nhiều thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bài viết được
hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn.



×