Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.05 KB, 45 trang )

Ban giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NHNO&PTNT QUẬN BA ĐÌNH
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT QUẬN BA
ĐÌNH
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
2.1.1.1. Sự ra đời của chi nhánh
Ba Đình là một quận lớn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội có diện tích
9,25km
2
, mật độ dân số trên 23.000 người/ km
2
. Cùng với sự phát triển của
Quận Ba Đình, chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ba Đình được hình thành và đi
vào hoạt động từ tháng 7/1996 theo quyết định số 18/QĐ NHNo ngày
1/4/1996 của chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam về việc thành lập chi nhánh. Khi mới thành lập, ngân hàng lấy tên là chi
nhánh NHNo&PTNT Giảng Võ và đến nay đổi thành chi nhánh NHNo&PTNT
Quận Ba Đình theo quyết định số 340/QĐ-NHNo- 02 ngày 19/6/1998 của Tổng
giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Quận Ba Đình là chi nhánh
hạch toán kinh doanh phụ thuộc.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động
NHNo&PTNT Quận Ba Đình là một ngân hàng cấp 3, nên có cơ cấu tổ
chức gọn nhẹ.Từ những ngày đầu khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT
Quận Ba Đình chỉ có 8 người nhưng do hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ngày càng phát triển, nên đến nay 4/2003, cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã lên
đến 28 người.
NHNo&PTNT Quận Ba Đình sắp xếp bố trí bộ máy và phương thức hoạt
động với cơ cấu sau:


Ban giám đốc bao gồm hai người:
+ Giám đốc NHNo&PTNT Quận Ba Đình, là người điều hành chung mọi
hoạt động của chi nhánh
+ Phó Giám đốc ngân hàng kiêm kế toán kiểm toán ngân hàng có trách
nhiệm điều hành hoạt động của ngân hàng khi giám đốc vắng mặt.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh bao gồm một trưởng phòng và 6 cán bộ tín
dụng. Chức năng của bộ phận tín dụng là:
+ Xây dựng các dự án nhỏ, thẩm định dự án đầu tư và dịch vụ tín dụng
khác trong địa bàn quận, được phân công theo chỉ định của Giám đốc ngân
hàng cấp trên trực tiếp quản lý.
+ Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.
+ Xác định, lựa chọn xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, làm đại lý
giải ngân cho NHNo&PTNT Việt Nam…
Phòng kế toán - ngân quỹ bao gồm một trưởng phòng, một phó phòng và
nhân viên. Phòng kế toán và ngân quỹ có chức năng sau:
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch
vụ thanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh.
+ Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.1.3. Hoạt động chính của ngân hàng.
- Các giao dịch nội tệ:
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn
+ Phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn
+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán
+ Cho vay ngắn, trung hạn các thành phần kinh tế.
+ Nhận tiền gửi của khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm, tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, làm dịch vụ thu tiền mặt
+ Quản lý an toàn két quỹ và thực hiện mức tồn quỹ, nghiệp vụ thu-
chi và vận chuyển tiền bạc trên đường đi an toàn.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

+ Cho vay cầm cố tài sản, chứng chỉ có giá
+ Chuyển tiền nhanh trong phạm vi toàn quốc
+ Các dịch vụ khác.
- Các giao dịch ngoại tệ
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
+ Mở tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các cá nhân
- Các dịch vụ khác
+ Chuyển tiền nhanh
+ Tư vấn tiền gửi tiền vay
2.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng
2.1.2.1. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
Thuận lợi:
+ An ninh, chính trị trong nước tiếp tục ổn định vững chắc, các chính
sách pháp luật, kinh tế của Nhà nước đặc biệt là chính sách tiền tệ, tín dụng
của Ngân hàng Nhà nước đã thông thoáng hơn có tác dụng tích cực thúc đẩy
các thành phần kinh tế phát triển, thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
+ Các chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ba Đình luôn nhận được sự chỉ đạo
kịp thời của Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ cấp trên, đã tạo thế và lực
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày một tốt hơn.
+ Sự đoàn kết, nhất trí của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên trong chi nhánh luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh,
tích cực chủ động kinh doanh vì sự tồn tại và phát triển không ngừng của chi
nhánh.
+ Chính sách khoán tài chính đến nhóm người lao động đã thực sự đi
vào đời sống và đã có tác dụng tốt. Là động lực để cho cán bộ công nhân viên
trong cơ quan tích cực phấn đấu, để mỗi một dịch vụ, mỗi một khách hàng
được phục vụ ngày càng có chất lượng, số lượng hơn. Đời sống của cán bộ
công nhân viên ngày một ổn định.
Khó khăn
+ Cơ sở vật chất và kỹ thuật của chi nhánh còn quá thấp kém. Trụ sở còn

phải đi thuê (Vừa nhỏ bé; kho tàng, nhà xe,… không có), máy móc, chương
trình quản lý dữ liệu hay sai sót, chưa hiện đại… Nhìn chung là chưa ngang
tầm với một ngân hàng cấp Quận.
+ Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn giữa
các ngân hàng về mặt lãi suất khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc
giữ khách hàng và mời chào khách hàng mới. Riêng trên địa bàn Quận Ba Đình
có các ngân hàng lớn nhỏ: ngân hàng Công Thương Ba Đình, ngân hàng cổ
phần nhà, ngân hàng Nam Á, các NHNo&PTNT cùng hệ thống. Ngoài ra còn có
6 quỹ tiết kiệm của các chi nhánh ngân hàng thương mại (chưa kể đến hệ
thống huy động tiết kiệm của bưu điện).
- + Trình độ nghiệp vụ cán bộ còn non yếu, bất cập so với đòi hỏi của
công tác chuyên môn, nhất là pháp luật, ngoại ngữ, vi tính, ngoại thương… Bên
cạnh đó tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao, sự phối hợp giữa các
phòng chuyên môn còn lỏng lẻo. Tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh
hiện nay là 28 người, trong đó 27 hợp đồng không thời hạn, 1 hợp đồng ngắn
hạn. Số cán bộ nữ chiếm 67,9% (chi nhánh có 100% cán bộ lãnh đạo từ Ban
Giám đốc đến các phòng ban giao dịch đều là nữ). Năng lực, trình độ của các
bộ không đồng đều. Số người nắm vững và xử lý tốt nghiệp vụ chuyên môn còn
quá hạn chế.
Bố trí lao động như sau:
- Phòng tín dụng 7/28 người chiếm 25%.
- Kế toán 10/28 người chiếm 36%.
- Ngân quỹ 3/28 người chiếm 11%.
- Bảo vệ 1/28 người chiếm 3,6%.
+ Phòng chức năng làm công tác hành chính, phòng thanh toán quốc tế
chưa có nên cán bộ phải kiêm nhiệm. Phòng nghiệp vụ kinh doanh thiếu cán bộ
lãnh đạo, cán bộ làm công tác kinh doanh, kể cả bộ phận kế toán phần lớn còn
hạn chế về nghiệp vụ, nhất là về ngoại ngữ, tin học, thanh toán quốc tế… Hai
phòng giao dịch mới ra đời cơ sở vật chất chỉ là bước đầu, chưa tạo lập được
lòng tin, chiều sâu trong dân cư.

+ Do nguồn vốn huy động không ổn định, lãi suất đầu vào bình quân còn
cao nên việc cho vay ưu đãi khách hàng lớn sẽ khó khăn, nhất là trong điều
kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng hiện nay.
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ, hoạt động ngoại thương tại chi
nhánh còn nhiều hạn chế…
2.1.2.2. Tình hình huy động vốn
Hoạt động của ngân hàng thương mại là “Đi vay để cho vay” nên việc
huy động vốn của chi nhánh là vô cùng quan trọng. Chi phí huy động vốn được
xem là giá đầu vào của quá trình kinh doanh, muốn có được chi phí thấp thì
ngân hàng phải luôn cố gắng tìm những nguồn rẻ. Ngân hàng phải làm thế nào
để vừa thu hút được nhiều vốn, vừa không gây đọng vốn để hoạt động của
ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Ba Đình được thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Ba Đình
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001 2002 %2002/2001
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền ±%
I.Tiền gửi
1. của TCTD
2. của KH
- Nội tệ:
+ Không kỳ hạn
+ < 12 tháng
+ > 12 tháng
- Ngoại tệ:
+ Không kỳ hạn
+ < 12 tháng
+ > 12 tháng

II. PH GTCG
- Ngắn hạn
- Dài hạn
Tổng
318.52
6
254.403
64.123
36.863
7.495
21.728
7.639
27.260
1.328
12.488
13.444
53.364
-
53.364
371.89
0
85,7
8,4
17,3
9,9
05,8
2,1
7,3
0,4
3,3

3,6
14,3
0
14,3
100
170.01
1
82.729
87.282
46.999
14.200
24.241
8.558
40.283
876
15.565
23.842
236.03
5
417
235.618
406.04
6
41,9
0,4
21,5
11,6
3,5
6,0
2,1

9,9
0,2
3,8
5,9
58,1
0,1
58,0
100
-48.515
-171.674
+23.159
+10.136
+6.705
+2.513
+919
+13.023
-452
+3.077
+10.398
+182.67
1
+182.254
34.156
-46,6
-67,5
+36,1
+27,5
+89,5
+11,6
+12,0

+47,8
-34,0
+24,6
+77,3
+324,3
-
341,5
9,2
Nguồn: báo cáo quyết toán năm 2002 của NHNo&PTNT Ba Đình
Qua số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng 34.156 triệu
đồng, tỷ lệ tăng trưởng 9,2%. So với kế hoạch của năm 2002 thì chỉ tiêu đạt
được 95,5 % (kế hoạch năm là 426 triệu). Một trong những nguyên nhân làm
cho việc thực hiện kế hoạch nguồn vẫn chưa cao là do 6 tháng đầu năm chi
nhánh quán triệt phương châm: hạn chế huy động nguồn vốn từ các tổ chức
tín dụng. Thật vậy, ta thấy tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm 171.674 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 67,5%. Do tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm mạnh nên
cho dù tiền gửi của khách hàng có tăng 23.159 triệu đồng, tỷ lệ tăng 36,1 % thì
nguồn tiền gửi vẫn giảm 148.515 triệu đồng, tỷ lệ giảm 46,6%.
Huy động nội tệ của khách hàng tăng khá nhanh 13.023 triệu đồng, tỷ lệ
tăng là 47,8% nhưng trong đó tiền gửi trên 12 tháng là tăng nhiều nhất
10.389 triệu đồng, tỷ lệ tăng 77,3%, tiền gửi dưới 12 tháng tăng vừa 3.077
triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,6%, đồng thời tiền gửi ngoại tệ giảm 34,0% nhưng do
nguồn này giảm không đáng kể nên ngoại tệ vẫn tăng 47,8% so với 2001.
Đáng chú ý trong năm qua là việc phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh từ
53.364 triệu đồng năm 2001 lên 236.035 năm 2002, tỷ lệ tăng là 342,3%, trong
đó chủ yếu là phát hành thêm giấy tờ có giá dài hạn. Nguồn huy động từ việc
phát hành giấy tờ có giá dài hạn là 182.254 triệu đồng, tốc độ tăng 341,5%
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng
Cũng như các NHTM khác, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh
NHNo&PTNT Quận Ba Đình chủ yếu là hoạt động tín dụng, nó đem lại nguồn

thu lớn cho chi nhánh. Vì vậy, NHNo&PTNT Quận Ba Đình luôn tìm mọi cách để
mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp
phòng ngừa rủi ro góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Cơ cấu dư nợ tính đến 31/12/2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001 2002 Xu hướng
Số
tiền
(%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng dư nợ 57.89
9
71.251 +17.35
2
+30
Phân loại theo thời hạn
- Ngắn hạn
- Trung hạn
- Dài hạn
49.488
8.411
-
85,5
14,5
63.029
11.222
1.000
83,8

14,9
1,3
+13.451
+2.811
+1.000
27,4
33,4
100
Phân theo thành phần KT
- DNNN
- HTX
- Công ty tnhh,CP
- Hộ cá thể
-Khác
20.062
-
2.170
1.985
33.682
34,6
-
3,8
3,4
58,2
20.190
400
12.440
9.660
32.561
26,8

0,6
16,5
12,8
43,3
+128
+400
+10.270
+7.765
-1.121
0,6
100
437,3
391,2
-3,3
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2002 của NHNo&PTNT Ba Đình
Dư nợ tính đến 31/12/2002 đạt 75.251 triệu đồng tăng 17.352 triệu
đồng so với 31/12/2001, tốc độ tăng trưởng 30%; đạt 107% so với kế hoạch
năm.
Cơ cấu dư nợ phân chia theo thời hạn có sự thay đổi. Về tỷ trọng, dư nợ
ngắn hạn chiếm 85,5% ở năm 2001 và giảm đi chút ít tỷ trọng ở năm 2002
83,8%. Tỷ trọng giảm nhưng dư nợ ngắn hạn vẫn tăng so với năm 2001 là
13.541 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,4%; dư nợ trung hạn tăng 2.811 triệu
đồng, tốc độ tăng 33,4%; dư nợ dài hạn ở năm 2001 là không có nhưng đến
năm 2002 tăng 1.000 triệu đồng. Mặc dù dư nợ cho vay tăng nhanh theo thời
gian nhưng lại có sự mất cân đối về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ, cụ thể là dư
nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Tỷ trọng cho vay trung dài
hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì để tìm được dự án đầu tư tốt và gặp ít rủi ro là gặp
rất nhiều khó khăn.
Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Cho vay
doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao 34,6% ở năm 2001. Điều này

chứng tỏ vị thế của chi nhánh đã được các doanh nghiệp Nhà nước chú ý bởi
chính sách khách hàng đã được đặt lên hàng đầu. Mặc dù việc cho vay đối với
các doanh nghiệp Nhà nước có lãi suất thấp hơn song doanh thu của các
khoản vay này là thường xuyên và ổn định, nhất là khi cácdự án của doanh
nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế thường có của khách hàng kinh doanh,
doanh thu ổn định như công ty in Tài chính, công ty Xuất nhập khẩu y tế… Đến
31/12/2002, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 20.190 triệu đồng tăng 128
triệu đồng so với 31/12/2001, tốc độ tăng 0,6%.
Cho vay công ty TNHH, công ty cổ phần tăng mạnh từ 2.170 triệu đồng
năm 2001 lên 12.440 triệu đồng vào năm 2002, tốc độ tăng 473,3%; cho vay hộ
cá thể cũng tăng mạnh 7.765 triệu đồng, tốc độ tăng 391,2%. Cho vay khác
(cầm cố giấy tờ có giá, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cho vay
dưới hình thức này có rủi ro thấp nhất mà lãi suất lại lớn hơn các loại cho vay
khác. Chi nhánh đã tổ chức công tác xác minh, thẩm định đầy đủ và chính sách
khách hàng hợp lý nên đã thường xuyên có được số khách hàng truyền thống
và cho vay tiêu dùng có mức dư nợ tăng hơn. Cho vay tiêu dùng áp dụng chủ
yếu đối với cán bộ công nhân viên Nhà nước, nhất là trên địa bàn Thủ đô có
hàng ngàn doanh nghiệp Nhà nước với hàng chục vạn cán bộ công nhân viên
đang công tác và có nhu cầu về phương tiện sinh hoạt, nhà ở… là rất cao.
2.1.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác
Trong năm 2000 NHNo&PTNT Quận Ba Đình đã tiến hành các nghiệp vụ
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tổng số món bảo lãnh:95 món
với số tiền bảo lãnh là 5 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành mở L/C cho một số
doanh nghiệp nhập hàng hoá, máy móc thiết bị, số L/C mở là 6 món, với số tiền
thanh toán là 3.260 triệu đồng.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNO&PTNT QUẬN
BA ĐÌNH
2.2.1. Các văn bản có tính pháp lý trong công tác thẩm định dự án
đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình
1. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng- Trung tâm đào tạo-

NHNo&PTNT Việt Nam.
2. Quy chế cho vay đối với khách hàng- NHNo&PTNT Việt Nam-1998
3. Cẩm nang tín dụng - NHNo&PTNT Việt Nam
4. Quyết định số 1963/NHNN- 05 ngày 18/8/2000 của NHNo&PTNT Việt
Nam về việc phân loại khách hàng.
2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba
Đình
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình gồm
các bước sau:
* Bước1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có
trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn như sau:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết định thành lập (đối với DNNN, doanh nghiệp công ích)
+ Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
là giấy phép đầu tư)
+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)
+ Người đại diện (theo pháp luật hoặc điều lệ quy định)
+ Người được uỷ quyền (nếu có)
+ Giấy phép hành nghề (nếu có)
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư)
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh)
+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng; đăng ký mẫu dấu,
chữ ký, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay
- Hồ sơ kinh tế:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Dự án phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống

+ Các chứng từ có liên quan đến hoạch sản xuất kinh doanh
+ Các chứng từ có liên quan
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
* Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi
đến cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn (thẩm định cho
vay). Thẩm định cho vay là nội dung quan trọng nhất trong quy trình cho vay,
đó chính là việc thẩm định các điều kiện vay vốn. Tuỳ theo loại hình khách
hàng (pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…), tuỳ từng loại
cho vay (ngắn hạn, trung dài hạn); tuỳ hình thức cho vay (từng lần, hạn mức,
dự án); tuỳ đối tượng cho vay (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống)...để có
một nội dung thẩm định thích hợp. Nội dung cơ bản gồm các mặt sau:
- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
- Thẩm định mục đích vay vốn
- Thẩm định dự án, phương án kinh doanh
- Thẩm định tài sản làm bảo đảm nợ
* Bước 3: Trưởng phàng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm
định (nếu cần thiết) và trình giám đốc quyết định.
* Bước 4: Giám đốc chi nhánh ngân hàng căn cứ báo cáo thẩm định, tái
thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không
cho vay.
2.2.3.Ví dụ minh họa
Để thấy được thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại
NHNo&PTNT Quận Ba Đình, chúng ta đi vào ví dụ cụ thể sau:
“DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHẢ THI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI GIA SÚC”
I. Giới thiệu khách hàng
Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư tên giao dịch đối ngoại là IMPORT-
EXPORT AND INVESTMENT CORPORATION viết tắt là IMEXIN.

Tiền thân công ty là công ty Tổng hợp cấp I được thành lập từ năm 1970
theo quyết định số 204/HT-TC ngày 10/4/1970 của bộ nội thương nay là Bộ
thương mại.
Đến tháng 10 năm 1994 theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ thương mại
bàn giao công ty về Liên minh HTX Việt Nam. Tháng 12/1994 công ty thành
lập lại với tên gọi như hiện nay:Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư. Quyết định
thành lập số 4286/QĐ-UB ngày 29/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200597 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp
ngày 03/01/1995.
Trụ sở công ty: 62 Giảng Võ, Hà Nội
Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: kinh doanh XNK,
thương mại nội địa, sản xuất chế biến nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công
mỹ nghệ, hàng tiêu dùng. Ngoài ra còn kinh doanh ăn uống giải khát và khách
sạn, dịch vụ tư vấn đầu tư thương mại và du lịch lữ hành, kinh doanh thiết bị,
vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Vốn đăng ký kinh doanh là 3.782.000.000đ.
Trong đó: Vốn cố định: 1.531.000.000đ.
Vốn lưu động: 2.251.000.000đ
II. Thẩm định hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập số 4286/QĐ-UB ngày 29/12/1994 của UBND
thành phố Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200597 do Sở Kế hoạch đầu tư
Hà Nội cấp ngày 03/01/1995.
- Người đại diện:
+ Giám đốc: Lê Tiến Chiến.
+ Kế toán trưởng: Nguyễn Thanh Cảnh.
+ Bà Phạm Thị Tản- Phó giám đốc- giấy uỷ quyền số 42/2001 ngày
10/10/2001.
+ Bà Lê Mai Hoa- Phó phòng kế toán.
Đã mở tài khoản và quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Ba Đình từ năm

2000 đến 2003. Quan hệ tín dụng sòng phẳng.
+ Báo cáo tài chính năm 2001, 2002
III.Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
Trên cơ sở các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân
hàng, cán bộ tín dụng tiến hành tính toán như sau:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002
A- TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I. Tài sản 23.817 22.252
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 21.563 19.239
- Tiền 1.134 411
- Phải thu 11.414 377
- Tồn kho 7.378 8.478
- TSLĐ khác 1.245 487
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2.253 3.012
- TSCĐ 1.918 1.770
- chi phí XDCB dở dang 57 1.002
II- Nguồn vốn 23.817 22.252
1. Nợ phải trả 21.329 19.190
- Nợ ngắn hạn 21.010 19.190
- Nợ khác 318 -
2. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.487 3.062
B- TÌNH HÌNH SX KINH DOANH
1.Tổng doanh thu 200.790 152.896
2. Doanh thu thuần 200.790 152.896
3. Giá vốn hàng bán 196.565 149.838
4. Tổng chi phí 200.702 152.324
5. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 88 570
6. Lợi tức hoạt động T. chính, bất thường 393 133

7. Lợi nhuận trước thuế 160 553
8. Lợi nhuận sau thuế 109 376
C- CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
1. Hệ số tự tài trợ 10,44% 13,76%
2. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,03 1,00
3. Hệ số thanh toán nhanh 61,58% 4,1%
4.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,05% 0,24%
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 4,38% 12,27%
6.TSCĐ trên tổng tài sản 8,05% 7,95%
7.Vòng quay hàng tồn kho 22 24
8. Vòng quay các khoản phải thu 14 12
Nhận xét của cán bộ thẩm định:
- Về tình hình tài chính của công ty: Tổng tài sản của công ty giảm so với
năm 2001 do tiền mặt giảm và các khoản phải thu giảm. Tiền mặt giảm do
phải thanh toán các khoản nợ phải trả. Ngược lại, các khoản phải thu giảm và
nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do lãi chưa phân phối
tăng.
- Về tình hình kinh doanh của công ty: Doanh thu của năm 2002 giảm so
với năm 2001 là 48 tỷ do giá vốn hàng bán giảm 38 tỷ và doanh thu từ xuất
khẩu giảm 10 tỷ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2002 là 22 vòng, của năm
2003 là 24 vòng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2002 là 14 vòng,
năm 2003 là 12 vòng.
- Về tình hình các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính của công ty đều
đảm bảo qua các năm. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty bình thường
và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Cụ thể hệ số tài trợ năm 2002 là 10,44%,
năm 2003 là13,76% ; hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2002 là 1,03, năm 2003
là 1.00 ; hệ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2002 là0,05%, năm 2003 là
0,24%; hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2002 là 4,38%, năm 2003 là
12,27%.
Nhận xét chung của cán bộ thẩm định về phần thẩm định khách

hàng: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư có đầy đủ tư cách pháp nhân, tình
hình tài chính, sản xuất, kinh doanh ổn định.Tỷ suất lợi nhuận trên đầu doanh
thu là hơi thấp, tỷ suất này của năm 2001 là 0.05 %, đến năm 2002 là 0.24 %
chứng tỏ một đồng doanh thu mất khá nhiều chi phí. Điều này do chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao đặc biệt là chi phí quản lý
IV. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi gia súc
1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi gia súc
+ Đơn xin vay vốn
+ Bảng báo giá của công ty nhập khẩu thiết bị
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
+ Báo cáo đánh giá tác động của môi trường
+ Các tài liệu liên quan khác
2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Nước ta là nước nông nghiệp (70% dân số là nông nghiệp) có tiềm năng
về lao động, đất đai, điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhưng nền kinh tế nông
nghiệp chậm phát triển, năng suất nông nghiệp thấp. Tại quyết định số
166/2001/QĐ-TTG ngày 26/01/2001 Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu
đến năm 2005 sẽ xuất khẩu 80.000 tấn thịt lợn/ năm và các năm tiếp theo tiến
tới mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn.
Để thực hiện những chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất
khẩu thì phải có đủ số thịt lợn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Muốn vậy thì công tác
tổ chức chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có thể nói là mấu chốt, là
khâu đột phá quan trọng trong thực trạng chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Căn cứ vào chính sách phát triển
chăn nuôi của Đảng, Nhà nước và kết quả khảo sát thực tế của IMEXIN. Qua
những tài liệu, thông tin của cơ quan quản lý ngành chăn nuôi có thể khẳng
định thị trường thức ăn chăn nuôi là rất lớn, cung nhỏ hơn cầu.Qua những

phân tích trên IMEXIN thấy việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi là một định hướng đúng đắn và mang tính khả thi cao.
3. Thẩm định kỹ thuật
a. Hình thức đầu tư
Thị trường thức ăn chăn nuôi rất lớn nên việc đầu tư xây dựng nhà máy
thức ăn chăn nuôi đối với IMEXIN là phù hợp và hoàn toàn có đủ điều kiện.
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế về chính sách đầu tư, khả năng đầu
tư IMEXIN lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp trong nước. IMEXIN là chủ dự
án đồng thời là chủ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với
hình thức đầu tư mới 100% gồm hai mục chính:
- Xây dựng mới 100% nhà xưởng kho tàng.
- Nhập khẩu thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng bộ thức ăn chăn nuôi
mới 100% với quy mô vừa và nhỏ, công suất thiết kế 1,2 vạn đến 2 vạn tấn/
năm. Quy trình công nghệ hiện đại và tiên tiến, có tính tự động hoá cao, đảm
bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trường, có sức thuyết phục và gây được tín nhiệm với người tiêu dùng. Công
nghệ phải đạt được yêu cầu tiên tiến nhất hiện nay là phối trộn nguyên liệu tự
động, lập trình công thức trên máy vi tính (phần mềm tự động phối trộn
nguyên liệu).
Căn cứ vào các hồ sơ công nghệ và thông báo dự án của các hãng chào
hàng, công ty thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật về máy
móc thiết bị để tư vấn lựa chọn đối tác, công nghệ, thiết bị.
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước rất
lớn như (ngô, sắn, đậu tương, bột cá,...). Một số nguyên liệu khác và các vi
lượng có trong thành phần thức ăn chăn nuôi hiện nay đã được sản xuất theo
quy mô công nghiệp tại Việt Nam, với giá rất ổn định.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Như vậy cả 2 điều kiện cơ bản là
công nghệ máy móc thiết bị và nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi
đều thuận lợi.
b. Phương án địa điểm, kiến trúc và xây dựng

Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi được tiến hành xây dựng mới 100%. Địa điểm xây dựng tại:
- Ngã tư Biên Hoà, thôn Mã Lão, Xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
- Thôn Thịnh Châu, Thị xã Phủ Lý, Hà Nam.
* Mặt bằng xây dựng
Trên diện tích 10.000 m
2
, căn cứ vào quy mô thiết bị máy móc, nhà máy
được xây dựng trên 1 khuôn viên trên 1 vạn m
2
với các hạng mục và hệ thống
phụ trợ công trình sử dụng. Cụ thể :
1. Nhà sản xuất chính 500 m
2
2. Kho hàng hoá 1.500 m
2
3. Nhà làm việc điều hành sản xuất 200 m
2
4. Xưởng, kho cơ khí, phụ tùng. 100 m
2
5. Nhà bếp, nhà ăn ca 200 m
2
6. Nhà xe 150 m
2
7. Tập kết 1.000 m
2
8. Hệ thống đường nội bộ 1.000 m
2
9. Phòng thí nghiệm, câu lạc bộ 100 m
2

10. Hệ thống tường rào, thoát nước, cây xanh sinh thái,
hồ nước, khu văn hoá thể thao...
5.250 m
2
* Giải pháp xây dựng: Một số hạng mục chính:
(1) Nhà sản xuất chính:
- Có mặt bằng xây dựng 500m
2
đây là khu nhà chính và quan trọng nhất
được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo tính ổn định bền
chắc cao; việc thiết kế khu nhà sản xuất do nhà cung cấp máy thiết kế và giám
sát thi công, quan trọng nhất của khu nhà này là xử lý phần móng thiết kế
thông tầng dự kiến cao 25m và một hệ thống tầng hầm 100
÷
200 m
2
. Toàn bộ
máy móc được đặt trên hệ thống cột bê tông cốt thép chịu lực, chịu rung liên
kết từ tầng hầm lên sàn.
- Nhà sản xuất được thiết kế cột bê tông, móng bê tông, xây gạch, tường
nhà xây cao 8
÷
10 m để giảm chi phí đầu tư và giảm bớt tải trọng. Phần trên
được bịt tôn Ausnam với hệ thống cửa chính và phụ, phần mái lợp tôn Ausnam
vì kèo thép định hình.
(2) Kho hàng hoá có diện tích 1.500 m
2
dự kiến đợt một xây dựng 500 m
2
được thiết kế móng bê tông cốt thép, khung thép mái tôn Ausnam, nền bê tông

đảm bảo để xe chuyển hàng, nâng xuống hàng hoạt động (theo kiểu nhà tiền
chế), có hệ thống thông hút gió, hệ thống theo dõi nhiệt cho một số loại nguyên
liệu vi lượng.
(3) Nhà điều hành sản xuất: Được bố trí hợp lý để tiện việc giao dịch đối
ngoại đối với khách hàng đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản
xuất. Khu nhà này với diện tích 200 m
2
được xây dựng 1 tầng.
(4) Hệ thống đường nội bộ: Được xử lý đệm đá đổ bê tông đoạn rộng
nhất 4,5 m và đoạn hẹp nhất 3 m.
(5) Hệ thống điện (có trạm biến thế 500 KVA), hệ thống cấp điện nguồn
trong nhà máy được chôn ngầm.
(6) Hệ thống cấp nước, thoát nước:
- Hệ thống cấp nước: Gần nguồn nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt
và đời sống (lấy qua hệ thống máy nước hoặc giếng khoan) với hệ thống bể
(bồn chứa nước) được dựng cao 10
÷
15m, dung tích bể luôn đầy 30 m
3
.
- Hệ thống thoát nước: Được thiết kế và bố trí hợp lý cho toàn khu vực
nhà máy bảo đảm thoát nước nhanh nhất khi mưa bão, hệ thống thoát xây
ngầm, kín phải đảm bảo vệ sinh.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Qua khảo sát thực tế ở một số địa
phương cũng như một số địa điểm tại tỉnh Hà Nam, công ty đã lựa chọn địa
điểm trên là hợp lý. Do Hà Nam nằm trong vùng định hướng phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm; là tỉnh có đường giao thông thuỷ, bộ, sắt thuận tiện, có
và cận kề các vùng nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào...Giải pháp xây
dựng hợp lý.
c. Thẩm định môi trường

Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện
nay. Tiếng ồn của máy móc thiết bị khi vận hành, môi trường không khí, nồng
độ bụi không gây ảnh hưởng đến môi trường; nước thải công nghiệp trong
quá trình sản xuất hầu như không có, hợp vệ sinh môi trường, không ảnh
hưởng đến đời sống dân sinh, động thực vật...
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Dự án không có tác động xấu đến
môi trường, bảo đảm đủ tiêu chuẩn do bộ Khoa học công nghệ môi trường quy
định (có báo cáo đánh giá tác động của môi trường do Bộ khoa học công nghệ
ký).
d. Thẩm định công nghệ máy móc thiết bị
Quy trình công nghệ tiên tiến, tự động hoá, dây chuyền công nghệ được
phối liệu tự động. Được điều khiển bằng máy tính với ít nhất 9 đến 12 cấu tử
phối liệu (Phần mềm kỹ thuật tự động phối trộn)
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Nguyên liệu thô --> Làm sạch--> Silo chứa -->Nghiền--> Chia tách
-->Cân nguyên liệu  Bổ sung nguyên liệu --> Trộn --> Hỗn hợp -->
Phụ gia 1 Cân đóng sản phẩm rời --> Nhập kho.
Phụ gia 2  Tạo hạt qua hệ thống hơi nước Làm
lạnh Cân đóng gói sản phẩm viên Nhập kho.

×