Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của hợp chất hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.4 KB, 31 trang )

Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2

I.1 Lý do chọn đề tài

2

I.2 Mục đích nghiên cứu

4

I.3 Đối tượng nghiên cứu

4

I.4 Đối tượng khảo sát

5

I.5 Phương pháp nghiên cứu

5

I.6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

5


II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

5

II.1 Cơ sở lí luận
5
II.2. Thực trạng của vấn đề

6

II.3. Các biện pháp giải quyết

7

II.3.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp

7

II.3.2. Một số bài tập vận dụng

23

II.4. Kết quả

27

III. KẾT LUẬN

30


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

1/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
* Về mặt lí luận:
Con người đã bước vào thể kỷ XXI, thế kỷ của khoa học – kỹ thuật và
công nghệ. Nền kinh tế đã bước sang nền kinh tế tri thức. Con người muốn
tồn tại được thì phải học và không ngừng học hỏi để tích lũy tri thức. Năng
lực học tập của con người được nâng lên trước hết là nhờ người học phải
biết cách học và người dạy biết dạy cách học. Trong quá trình dạy học người
dạy phải tập dượt cho người học có năng lực phát hiện và giải quyết nhanh
vấn đề. Có như vậy mới đào tạo được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và biết
giải quyết nhanh các vần đề nảy sinh trong cuộc sống.
Từ năm 2006- 2007, Bộ giáo dục và đào tạo đã chuyển đổi hình thức thi
tự luận sang trắc nghiệm đối với một số môn học trong kì thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng trong
đó có môn Hoá học và vẫn áp dụng với kì thi Trung học phổ thông quốc gia
từ năm 2015.
Hình thức thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, tuy nhiên số lượng câu hỏi
lớn, đa dạng mà thời gian hoàn thành một câu trung bình từ 1,5 đến 1,8 phút
nên muốn có kết quả tốt thì học sinh phải giải nhanh được các bài tập đó. Để
giải nhanh thì học sinh phải nắm chắc kiến thức và phải có kĩ năng phát hiện
và giải quyết nhanh vấn đề đặt ra.

* Về mặt thực tiễn:
Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khả năng giải toán Hóa
học của các em học sinh còn hạn chế. Hạn chế đó là do:
- Học sinh chưa nắm được phương pháp chung để giải hoặc thiếu kĩ năng
tính toán.
2/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
- Học sinh ít được rèn luyện trong quá trình làm bài tập, học sinh có khả
năng giải được các bài tập nhỏ nhưng khi lồng ghép vào bài tập tổng hợp thì
lúng túng, mất phương hướng không biết cách giải quyết.
- Một số học sinh chưa nắm chắc được các định luật, các khái niệm cơ bản
về hoá học, chưa hiểu được đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí
hiệu, công thức và phương trình hoá học.
Đặc biệt là giải toán Hóa học Hữu cơ vì những phản ứng trong hoá học
hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất định và tạo hỗn hợp nhiều
sản phẩm gây khó khăn trong suy nghĩ cách giải của học sinh. Trong đó
dạng bài tập về phản ứng cộng hiđro vào liên kết pi của các hợp chất hữu cơ
là một ví dụ, dạng bài tập này có đặc điểm các phản ứng xảy ra thường
không hoàn toàn và tạo nhiều sản phẩm cộng do đó gây lúng túng cho học
sinh khi tìm cách giải. Mặt khác, tôi nhận thấy đề thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng từ năm 2007 đến năm 2014 thường xuất hiện dạng bài tập liên quan
đến phản ứng cộng hidro vào các hợp chất hữu cơ chứa liên kết  , đề tài đưa
ra nhằm giúp học sinh nhận thức được dạng bài này, có kĩ năng giải nhanh,
tìm được đáp án đúng trong quá trình học tập mà dạng toán này đặt ra.
* Về tính cấp thiết:
Từ khi môn Hóa Học được chuyển đổi hình thức thi tự luận sang trắc
nghiệm trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các

trường Đại học, Cao đẳng và hướng tới là kì thi Trung học phổ thông Quốc
gia, để bắt kịp với hình thức thi này, cả giáo viên và học sinh cần thay đổi
phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cụ thể là
phương pháp giải bài tập cần đổi mới, ngoài việc tìm phương pháp giải
nhanh còn cần thành thạo, linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp để tìm được
lời giải ngắn gọn, tìm được đáp án nhanh nhất đáp ứng được thời gian hoàn
thành câu trắc nghiệm, do đó đề tài này giúp hỗ trợ học sinh tìm được
3/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
phương pháp giải nhanh và chính xác. trong đó có dạng bài tập liên quan đến
hợp chất hữu cơ đòi hỏi tư duy logic, biện luận và giải quyết vấn đề. Mỗi
dạng bài tập có nhiều phương pháp giải khác nhau, nếu biết lựa chọn
phương pháp hợp lí sẽ giúp học sinh nắm vững bản chất của hiện tượng.
Giúp học sinh phát huy sự tự tin, thông minh, sáng tạo nhằm gây hứng thú
học tập.
* Về năng lực nghiên cứu:
Bản thân tôi là giáo viên mới vào ngành, còn ít kinh nghiệm do vậy
năng lực và thời gian có hạn, đề tài này có thể chưa bao quát hết các dạng
của phương pháp, phạm vi ứng dụng chưa rộng rãi, nên đề tài chỉ xét trong
phạm vi hợp chất hữu cơ trong chương trình lớp 11.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI
TẬP CỘNG HIDRO VÀO LIÊN KẾT PI CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ.
I.2 Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình giảng dạy, vận dụng, tôi thấy phương pháp này sẽ giúp
quá trình dạy và học thuận lợi hơn rất nhiều bởi trong quá trình giải toán
không cần viết nhiều PTPU (với dạng bài tập này, phản ứng thường tạo hỗn
hợp nhiều sản phẩm có thể không xác định được), lập nhiều phương trình

toán học (vốn là điểm yếu của học sinh) mà vẫn đáp ứng được yêu cầu dạng
trắc nghiệm khách quan đề ra. Ngoài việc vận dụng phương pháp giải trên,
đề tài hướng học sinh cần có tư duy cần thiết như vận dụng nhần nhuyễn các
định luật hóa học, các công thức hóa học, dựa vào đó học sinh hình thành kĩ
năng giải dạng bài tập phản ứng cộng hidro vào hợp chất hữu cơ, tìm được
phương pháp giải nhanh, phù hợp, sáng tạo, tự tin vận dụng vào giải các bài
tập trong các kì thi nói riêng, đặc biệt là kì thi Trung học phổ thông Quốc
gia và nâng cao chất lượng dạy và học nói chung.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
4/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Đề tài nghiên cứu đối tượng là các phương pháp giải của các dạng bài
tập liên quan đến phản ứng cộng hidro của hợp chất hữu cơ chứa liên kết 
trên cơ sở các bài tập trong chương trình Hóa Học 11 (Sách giáo khoa và
sách tham khảo) và đề thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng các năm của Bộ
Giáo dục và đào tạo.
I.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được đưa ra và khảo sát, thực
nghiệm đối với học sinh khối 11 năm học 2014-2015 (11A1, 11A4 có sử
dụng sáng kiến và đối chiếu, so sánh với 11A7 không sử dụng sáng kiến)
trường THPT Quang Minh- Mê Linh- Hà Nội.
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và đối tượng nghiên cứu, tôi nghiên cứu các
dạng bài tập thuộc loại phản ứng cộng hidro vào hợp chất hữu cơ chứa liên
kết  , tìm đặc điểm chung để phân loại các dạng cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra
các phương pháp hướng dẫn giải, cho học sinh làm bài tập vận dụng, đối
chiếu, so sánh kết quả giữa phương pháp của sáng kiến với phương pháp

thông thường và rút ra hiệu quả của đề tài nghiên cứu, ứng dụng trong dạy
và học, vạch ra hướng phát triển và mở rộng đề tài.
I.6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi phản ứng cộng hidro đối
với hidrocacbon không no, mạch hở và hợp chất anđehit (thuộc chương trình
lớp 11). Đề tài được nghiên cứu trong 8 tháng của năm học 2014-2015 từ
tháng 8/2014 đến 4/2015.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1 Cơ sở lí luận
Trong quá trình học tập, học sinh thông qua bài tập để nắm vững và
củng cố kiến thức lí thuyêt. Việc đổi mới các phương pháp giải bài tập giúp
5/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
học sinh rèn kĩ năng phản xạ tốt với đề bài, tư duy logic tìm ra cách giải
quyết, không những giải thông thường mà còn giải nhanh, không những chỉ
giải bằng một cách mà sáng tạo bằng nhiều cách đối với một bài tập, biết
vận dụng vào các tình huống khác nhau. Điều này giúp học sinh tiếp cận dễ
dàng với phương pháp đổi mới học tập chủ động, tích cực, sáng tạo gây
hứng thú với môn học.
II.2. Thực trạng của vấn đề:
Trong những năm đầu thập niên 90 của thể kỷ XX, đặc biệt sau Nghị
quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá 10, Bộ giáo dục và đào tạo đã
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới
phương pháp dạy học, và Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện ở mỗi địa phương, do các nguyên nhân khách quan
và chủ quan, thực trạng dạy và học theo phương pháp đổi mới vẫn còn hạn

chế, chất lượng chưa đều.
Nguyên nhân chủ quan là do trường chúng tôi trường nằm trên địa bàn
huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội, trước đây là vùng nông thôn, kinh tế xã
hội chưa phát triển. Mặt khác, trường là chuyển từ hệ bán công lên hệ công
lập mới được 7 năm, chất lượng học sinh đầu vào còn thấp nên khả năng tiếp
thu kiến thức, đổi mới phương pháp học còn hạn chế, ngoài ra các em không
còn ghi nhớ nhiều kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên việc dạy và học Hóa
học ở các lớp Trung học phổ thông gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đối với
những tiết dạy liên quan đến cấu trúc các chất, tính chất hóa học thì hầu như
các em không thể tưởng tượng được các phản ứng đó sẽ xảy ra thế nào và có
cấu trúc ra sao vì kiến thức hóa học hơi trừu tượng. Cơ sở vật chất (thiết bị,
dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh) tuy đã được nhà trường trang bị nhưng vẫn
chưa thể đầy đủ đa dạng đáp ứng hết nhu cầu của từng tiết dạy được. Vậy
6/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
nên trong một số tiết dạy vẫn còn gặp khó khăn, nhất là với những đội ngũ
giáo viên trẻ như chúng tôi. Việc tiếp cận và áp dụng đổi mới phương pháp
dạy học còn chưa nhiều hay đã áp dụng nhưng chưa phù hợp với mục tiêu và
nội dung dạy học, các kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học mới chưa
nhuần nhuyễn, do đó chưa đạt được hiệu quả cao trong dạy học. Việc chuẩn
bị cho tiết dạy tích cực công phu, tốn kém và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng ….Học sinh chưa thích ứng
với phương pháp học tập mới.
Thực tiễn đã chứng minh cách tốt nhất để nhớ, hiểu và vận dụng kiến
thức đã học là giải bài tập, bài tập giúp củng cố và khắc sâu kiến thức đã
học. Thực tế cũng cho thấy các em học sinh thường chỉ làm được những bài
tập quen thuộc và lúng túng, khó khăn khi gặp bài tập mới dù không khó, kĩ

năng giải bài tập của các em còn yếu, do thời gian học tập trên lớp chủ yếu
thiên về lí thuyết, thời gian dành cho giảng dạy phương pháp làm bài tập
không nhiều do đó các em chưa biết linh hoạt vận dụng các phương pháp
giải để giải toán.
Hóa học hidrocacbon là phần mở đầu của chương trình hóa học hữu
cơ phổ thông, tất cả những kiến thức cơ bản, những lí thuyết chủ đạo của
chương trình hóa học hữu cơ phổ thông đều được trình bày trong phần
hidrocacbon. Nếu các em học sinh hiểu rõ phần này thì việc học hóa hữu cơ
sẽ dễ dàng hơn.
II.3. Các biện pháp giải quyết
II.3.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp
Liên kết  là liên kết kém bền, chúng dễ bị đứt ra tạo thành liên kết 
liên kết với các nguyên tử khác. Liên kết  trong các hợp chất hữu cơ khi
tham gia phản ứng cộng hidro có thể nằm :

7/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
+ Trong mạch Cacbon (ví dụ : hiđrocacbon không no, hidrocacbon thơm,
ancol không no...)
+ Trong nhóm chức (anđehit, xeton do có liên kết  ở nhóm cacbonyl
C=O...)
Nếu hợp chất hữu cơ đó chứa liên kết  ở cả mạch Cacbon và trong
nhóm chức (như anđehit không no) thì H2 sẽ tham gia cộng vào cả hai phần.
Trong giới hạn đề tài này tôi chỉ xét dạng bài tập hidro cộng vào liên kết 
của hiđrocacbon không no, mạch hở và hợp chất andehit (phản ứng của
xeton có đặc điểm hoàn toàn tương tự)
Xét với hidrocacbon không no, mạch hở

Ta có phương trình hoá học của phản ứng tổng quát
xuc tac

t
CnH2n+2-2k + kH2 ���
CnH2n+2
0

[1]

(k là số liên kết  trong phân tử - xét với hidrocacbon mạch hở)
Tuỳ vào hiệu suất của phản ứng mà hỗn hợp Y có hiđrocacbon không no dư
hoặc hiđro dư hoặc cả hai còn dư: Ta có sơ đồ sau:
Hỗn hợp khí X  xt,t  Hỗn hợp khí Y
0

Trong đó:

X gồm: Hidrocacbon không no (CnH2n+2-2k) và Hidro (H2).

Y gồm: Hidrocacbon no (CnH2n+2), hidrocacbon không no dư, Hidro dư.
* Từ [1] ta có: Nếu gọi số mol ban đầu của CnH2n+2-2k là x mol
Số mol ban đầu của H2 là y mol
Số mol CnH2n+2-2k phản ứng là z mol.
Ta có: nY nCn H 2 n  2  nCn H 2 n  2 2 k ( du )  n H 2 ( du )
nY

= z + (y-kz) + (x-z) = x + y – kz

nY


= nX – kz (mol)

 Ta thấy trong phản ứng cộng H2, số mol khí sau phản ứng luôn giảm

(nY < nX) và chính bằng số mol khí H2 đã phản ứng.
8/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

nH 2 pu n X  nY

[2]

* Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY

[3]

Vậy ta có:

Lại có: M X 

mX
m
M
n
; M Y  Y  d X /Y  X  Y
nX

nY
nX
MY

[4]

Nếu hỗn hợp X và Y đều có tỉ khối so với cùng 1 chất A và phản ứng xảy ra
ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì [4] còn có thể viết

dX /A M X
n
V

 Y  Y
dY / A
n X VX
MY
* Chú ý : Sau phản ứng cộng Hidro vào Hidrocacbon không no mà khối
lượng mol trung bình của hỗn hợp thu được nhỏ hơn 28 ( M Y <28) thì hỗn
hợp sau phản ứng có H2 dư.
* Nếu hỗn hợp X gồm anken và hidro (tỉ lệ mol 1 :1), sau phản ứng thu được
hỗn hợp Y thì hiệu suất phản ứng hidro hóa có thể tính nhanh :
H %  2  2.

MX
MY

* Hỗn hợp X gồm hidrocacbon không no và hidro, hỗn hợp Y là sản phẩm
phản ứng cộng của hỗn hợp X. Vậy hỗn hợp X và Y chứa cùng số mol C và
H. Do vậy khi đốt cháy hỗn hợp Y, thay vì tính toán trên Y gồm nhiều chất ta

có thể dùng phản ứng đốt cháy hỗn hợp X gồm ít chất hơn để dễ dàng tính
số mol các chất : O2 phản ứng, CO2, H2O sinh ra.
n(CO2 sinh ra khi đốt cháy X) = n(CO2 sinh ra khi đốt cháy Y)
n(H2O sinh ra khi đốt cháy X) = n(H2O sinh ra khi đốt cháy Y) [5]
n(O2 đốt cháy X) = n(O2 đốt cháy Y)
* Hỗn hợp X gồm Hidrocacbon không no và hidro, cho X qua Ni nung nóng
thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội qua dung dịch Br 2 dư thấy khối lượng
bình brom tăng a gam và thoát ra hỗn hợp khí Z.
9/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Ta có theo ĐLBTKL : mX = mY = a + mZ
[6]
Xét với hợp chất anđehit
CnH2n+2-2k-x(CHO)x + (k+x) H2  Ni,
t  CnH2n+2+x(CH2OH)x.
o

Dựa vào tỉ lệ số mol a 

nH2
nandehit

VH 2

(nếu phản ứng xảy ra ở cùng điều kiện
Vandehit


về nhiệt độ, áp suất) có thể xác định được loại andehit. Thường gặp các
trường hợp :
* Nếu a= 1  anđehit, đơn chức, mạch hở (CnH2nO, k= 0, x= 1)
* Nếu a= 2  Có 2 trường hợp :
TH1 : anđehit no, 2 chức, mạch hở (CnH2n-2O2, k=0, x= 2)
TH2 : anđehit không no (chứa 1 liên kết đôi), đơn chức, mạch hở
(CnH2n-2O, k= 1, x= 1)
Lưu ý khi giải bài tập :
* Bảo toàn khối lượng : mandehit  m H 2  msản phẩm
(Sản phẩm có thể là hỗn hợp gồm ancol, anđehit dư, H2 dư)
* Thể tích (số mol) giảm sau phản ứng chính là thể tích hidro phản ứng
V H 2 pu V1  V2 hay n H 2 pu n1  n 2

(V1, n1 là thể tích, số mol hỗn hợp ban đầu
V2, n2 là thể tích, số mol hỗn hợp sau phản ứng)
* nancol = nanđehit pu
Bài tập về phản ứng cộng H2 của anđehit thường gắn với bài tập ancol tác
dụng với Na. Nếu là andehit đơn chức thì số mol H 2 sinh ra do ancol tác
dụng với Na bằng ½ số mol ancol cũng chính bằng ½ số mol andehit phản
ứng.

10/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
* Nếu hỗn hợp X gồm anđehit no, đơn chức và hidro (tỉ lệ mol 1 :1), sau
phản ứng thu được hỗn hợp Y thì hiệu suất phản ứng hidro hóa có thể tính
nhanh :
H %  2  2.


MX
MY

II.3.2. Điểm mới của phương pháp
Đối với dạng bài tập cộng hidro vào hợp chất hữu cơ chứa liên kết  ,
trước đây học sinh thường giải bằng cách thông thường, viết các PTPU, lập
các phương trình toán học bằng các mối liên hệ dẫn đến kéo dài thời gian
làm bài, có khi không giải ra vì không đủ dữ kiện lập phương trình. Một số
tác giả đã viết sáng kiến về phương pháp giải bài tập phản ứng hidro cộng
vào liên kết  của hidrocacbon không no, mạch hở trong đó sử dụng một số
định luật cơ bản của hóa học (bảo toàn khối lượng). Đề tài này ngoài mở
rộng phạm vi nghiên cứu đến các hợp chất hữu cơ chứa liên kết  còn định
hướng cho học sinh hiểu bản chất bài toán, đưa ra phương pháp ngắn gọn, dễ
hiểu bằng cách vận dụng sáng tạo trong kết hợp các định luật cơ bản : định
luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn số mol  trong trường hợp
những bài toán với nhiều phản ứng, hỗn hợp sản phẩm phức tạp, mà vẫn có
lời giải ngắn gọn, đáp án nhanh, chính xác. Đề tài còn chỉ ra những lỗi của
học sinh khi vận dụng vào bài tập dẫn đến kết quả sai.
II.3.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1 (Đề TSĐH- Khối A- 2013): Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có
tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít
bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol.

B. 0,050 mol.

C. 0,015 mol.


11/32

D. 0,075 mol.


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Hướng dẫn giải :

d X / H2
dY / H



2

nY
9,25 nY

  nY 0,925
nX
10
1

nH 2 pu n X  nY 1  0,925 0,075mol . Chọn đáp án D
Ví dụ 2 : Cho hỗn hợp X gồm anken và hidro có tỉ khối so với heli bằng
2,75. Cho X đi qua bột Ni nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với Heli là 3,3. Công thức phân tử
của anken là :
A. C2H4


B. C3H6

C. C4H8

D. C5H10

Huớng dẫn giải :
Vì M Y = 3,3.4 = 13,2  H2 còn dư sau phản ứng. Anken hết.
Áp dụng [4] ta có :

d X / He nY
2,75 5


=
d Y / He n X
3,3 6

Ta chọn : nX = 6 mol; nY = 5 mol
Theo [2] ta có nH 2 pu nanken n X  nY 6  5 1mol
 Ban đầu trong X có 1 mol anken và 5 mol H2.

Ta có : M X =

1.14n  5.2
2,75.4  n = 4
6

 Công thức phân tử của anken : C4H8  Đáp án C


(Hoặc có cách tính khác :
M Y = 3,3.4 = 13,2  H2 còn dư sau phản ứng. Anken hết.

Giả sử số mol ban đầu của X là 1 mol.
Áp dụng [3] ta có : mX = mY  nY =

mX
MY

12/32



2,75.4.1
= 0,833 mol
3,3.4


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Áp dụng [2] : nH 2 pu nanken n X  nY 1  0,833 0,167mol
 Ban đầu trong X có 0,167 mol anken và 0,833 mol H2.

Ta có : M X =

0,167.14n  0.833.2
2,75.4  n = 4 )
1


Ví dụ 3 : Hỗn hợp khí X gồm etilen và hidro có tỉ khối so với Hidro là
7,5. Dẫn X qua bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so
Hướng dẫn giải :
với Hidro là 10. Hiệu suất phản ứng Hidro hoá là :
Ta có : 28.n(C2H4) + 2.n(H2) = 15.(n(C2H4) + n(H2)  n(C2H4) = n(H2)
A. 25%
B. 40%
C. 50%
D. 80%
Huớng dẫn giải :
Theo [4] ta có :

d X / H2
dY / H 2



nY
7,5 3

=
nX
10 4

Chọn nX = 4 mol và nY = 3 mol.  theo [2] có : n H 2 pu 4  3 1mol
Trong X có nC 2 H 4  nH 2 2mol
 Hiệu suất phản ứng : H =

n H 2 pu


n

H2

1
.100%  .100% 50%
2

Chọn đáp án C
(Hoặc có cách tính khác :
Giả sử số mol ban đầu của hỗn hợp X là 1 mol.

 nC2 H 4  n H 2 1
 nC2 H 4 n H 2 0,5mol
Ta có : 
 28.nC2 H 4  2n H 2 7,5.2.1
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (Theo [3]) ta có : mX = mY.
 nY =

15
= 0,75 mol .
20

Theo [2] : nH 2 pu n X  nY 0,25mol

13/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

 Hiệu suất phản ứng : H% =

0,25
.100% 50% )
0,5

Ví dụ 4 : (Đề TSĐH- Khối A- 2013) Trong một bình kín chứa 0,35 mol
C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu
được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp
khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu
mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,10 mol.

B. 0,20 mol.

C. 0,25 mol.

D. 0,15 mol

Hướng dẫn giải :
Cách 1 : Ta có : C2H2(dư) + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2↓ + 2NH4NO3
 nC2 H 2 du nC2 Ag 2 0,1mol 

nC2 H 2 pu 0,25mol

Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có : mX = 0,35.26 + 0,65.2 = 10,4 mol
 nX = 10,4/16 = 0,65 mol.

n H 2 pu = 0,35 + 0,65 – nX = 0,35 mol.


 Áp dụng [2] :

Có phương trình phản ứng :
C2H2 + H2  Ni,t  C2H4
0

a

a

a

C2H2 + 2H2  Ni,t  C2H6
0

b

2b

b

Có : a+b = 0,25 mol và a+2b = 0,35 mol.
Giải ra ta được : a = 0,15 mol và b = 0,1 mol.
Vậy trong Y có 0,15 mol C2H4
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
0,15 → 0,15 mol
Chọn đáp án D.
14/32



Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Cách 2 : Ngoài cách giải thông thường bằng cách viết PTPU cụ thể, học
sinh có thể vận dụng sáng tạo định luật bảo toàn số mol  giúp lời giải ngắn
gọn hơn như sau :
 CH CH : 0,35mol Ni ,t o
   X ( M X 16)

H
:
0
,
65
mol
 2
  n hh 0,35  0,65 1mol
 
  m hh 0,35.26  0,65.2 10,4 g

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
10,4
0,65mol
16

mhh = mX  n X 

nH 2 pu nhh  n X 1  0,65 0,35mol
n hh n X  nH 2 pu  n X 0,35.2  0,35 0,35mol ( )
X (0,65mol )  AgNO


3 

CAg CAg : 0,1mol
Br2
Y (0,55mol )  


 n X n   n Br2
 0,35 0,1.2  n Br2  n Br2 0,15mol
Ví dụ 5 : (Đề TSĐH- Khối A- 2011) Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng
số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu
được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom
(dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp
khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 22,4 lít.

B. 26,88 lít.

C. 44,8 lít.

D. 33,6 lít.

Hướng dẫn giải :
Cho Y qua dung dịch Brom dư, có C2H4 và C2H2 (dư) phản ứng.
 m(bình Br2 tăng) = m(C2H4 và C2H2) = 10,8 gam.
15/32



Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Khí thoát ra là H2 và C2H6 không phản ứng.
 khối lượng m(C2H6 và H2) = 3,2 gam.
 mY = 10,8 + 3,2 = 14 gam.

Áp dụng ĐLBT khối lượng : mX = mY = 14 gam.
 m X  mC2 H 2   m H 2 14 g


n

C2 H 2



n

C2 H 2

 n H 2

 n H 2 0,5mol

Áp dụng công thức [5] ta có : n(O2 đốt cháy X) = n(O2 đốt cháy Y)
Phương trình :
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
0,5 → 1,25 mol
2H2 + O2 → 2H2O
0,5 → 0,25 mol

 nO2 pu 1,5mol  VO2 pu 33,6 lít
 Chọn đáp án D

Ví dụ 6 : Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung
X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
không khí là 1. Đốt cháy hoàn toàn Y, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn
toàn vào dung dịch nước vôi trong dư. Hỏi khối lượng dung dịch nước vôi
trong sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam.
A. tăng 13,4 gam

B. giảm 13,4 gam

C. tăng 18,8 gam

D. giảm 18,8 gam

Hướng dẫn giải :
Áp dụng công thức [5] : n(CO2 khi đốt cháy X) = n(CO2 khi đốt cháy Y)
n(H2O khi đốt cháy X) = n(H2O khi đốt cháy Y)
Các phương trình :
16/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
C4H4 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
0,1

→ 0,4 mol 0,2 mol


2H2 + O2 → 2H2O
0,3 mol → 0,3 mol.
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 ↓ + H2O
0,4



 ∆m =

0,4 mol.

mCO2  m H 2O  mCaCO3 0,4.44  0,5.18  0,4.100  13,4 g

 Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng giảm 13,4 gam

Chọn đáp án B
Kinh nghiệm : Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ sau đó đem toàn bộ sản phẩm
hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 thì khối lượng dung dịch sau
phản ứng luôn luôn giảm.
Chú ý : Như phân tích ví dụ 4, với dạng bài tập tương tự, học sinh có thể
linh hoạt sử dụng thêm định luật bảo toàn số mol  giúp tìm ra lời giải gọn
và đáp số nhanh, chính xác như ví dụ 8 và 9 dưới đây
Ví dụ 7 (Đề TSĐH- Khối A- 2014) : Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C 2H2;
0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời
gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 11. Hỗn hợp Y
phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,1

B. 0,3


C. 0,4

Hướng dẫn giải :
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
mY= mX = 0,1. 26 + 0,2. 28 + 0,3. 2= 8,8 g
M Y = 11. 2= 22

 n(Y) =

m(Y ) 8,8

0,4mol
22
MY

17/32

D. 0,2


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
nX = 0,1 + 0,2 + 0,3 = 0,6 mol

n H 2 pu n X  nY 0,6  0,4 0,2mol
Áp dụng định luật bảo toàn số mol  :

n C2 H 2  n C2 H 4 nH 2 pu  nBr2



n Br2 = 0,1. 2 + 0,2. 1- 0,2 = 0,2 mol

Chọn đáp án D
Ví dụ 8 (Đề TSĐH- Khối B- 2012) : Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen
và 0,6 mol hidro. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được
hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch
brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia
phản ứng là
A. 0 gam

B. 24 gam

C. 8 gam

D. 16 gam

Hướng dẫn giải :

  n X 0,15  0,6 0,75mol
 CH 2 CH  C CH : 0,15mol 
   m X 0,15.52  0,6.2 9 g
X
H
:
0
,
6
mol
 2


  ntrongX 0,15.3 0,45mol ( )
M Y = 10. 2= 20

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
mY = mX = 9g
 nY 

9
0,45mol
20

n H 2 pu n X  nY 0,75  0,45 0,3mol
Áp dụng định luật bảo toàn số mol  :

18/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

n ( X ) n H 2 pu  n Br2  n Br2 0,45  0,3 0,15mol  m Br2 24 g
Chọn đáp án B
Tuy nhiên đây là trường hợp đơn giản, sẽ ít học sinh tính sai, nhưng trong
bài tập dưới đây (ví dụ 10) các em rất dễ mắc sai lầm trong vận dụng dẫn
đến kết quả sai.
Ví dụ 9 (Đề TSĐH- Khối B- 2014) : Một bình kín chỉ chứa các chất sau:
axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột
niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối
so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO 3 trong
dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc).

Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 92,0

B. 91,8

C. 75,9

D. 76,1

Hướng dẫn giải :
  nhh 0,5  0,4  0,65 1,55mol
 CH CH : 0,5mol


 CH 2 CH  C CH : 0,4mol    mhh 0,5.26  0,4.52  0,65.2 35,1g
 H : 0,65mol

 2
  n hh 0,5.2  0,4.3 2,2mol ( )
M X = 19,5 . 2 = 39

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
mhh= mX = M X . nX


nX 

35,1
0,9mol
39


n H 2 pu nhh  n X 1,55  0,9 0,65mol n H 2 hh
 H2 phản ứng hết (trong X không còn H2)

ntrongX nhh  n H 2 2,2  0,65 1,55mol ( )
19/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

X  AgNO
3 0, 7 mol


 AgC CAg  : xmol

 CH 2 CH  C CAg  : ymol

 CH 3  CH 2  C CAg  : zmol



 m( g )



0,45molY  0,55molBr

2 


n AgNO3 2 x  y  z 0,7(1)
nkettua n X  nY  x  y  z 0,9  0,45 0,45(2)
ntrongkettua ntrongX  n Br2  2 x  3 y  2 z 1,55  0,55 1(3)
 x 0,25

Từ (1),(2),(3)   y 0,1  mkettua 0,25.240  0,1.159  0,1.161 92 g
 z 0,1


Chọn đáp án A
Học sinh có thể tìm ra đáp án sai khi tính theo cách sau :
Chỉ tính trong m(g) có 2 chất kết tủa (x mol và y mol) mà không nghĩ đến
trường hợp chất kết tủa tạo được sau khi vinylaxetilen chỉ tham gia phản ứng
cộng H2 ở liên kết đôi, còn nguyên liên kết ba nên thiếu chất kết tủa (z mol)
dẫn đến hệ phương trình sau
 n AgNO3 2 x  y 0,7


 nkêttua n X  nY  x  y 0,45

 x 0,25
 mkettua 0,25.240  0,2.159 91,8 g

 y 0,2

Nên sẽ chọn đáp án B (Sai)
Đó là do học sinh bỏ sót thông tin số mol Br 2 đề bài cho (nếu tính lại từ kết
quả sẽ thấy số mol  trong m(g) kết tủa là sai khác so với tính ban đầu). Vì
vậy, bài toán này giúp học sinh khi vận dụng một phương pháp giải toán nào

cũng cần phải xem xét cẩn thận các mối liên hệ của bài toán để vận dụng
chính xác.

20/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

Ví dụ 10 (Đề TSĐH- Khối A- 2008) : Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V
lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một
hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt
độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z, cho Z tác dụng với Na sinh ra H 2
có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
B. no, hai chức.
C. no, đơn chức.
D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
Hướng dẫn giải :

V H 2 pu V1  V2 =(V+3V)-2V= 2V hay n H 2 pu 2n andehit
 X chứa 2 liên kết  .

Z (ancol) + Na  H2 mà

nH 2
nancol




nH 2
nandehit

2

 Z có 2 nhóm OH hay X là anđehit no, 2 chức  Chọn đáp án B.

Ví dụ 11 (Đề TSĐH- Khối B- 2011) : X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai
anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4),
có tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni), được hỗn hợp Y
có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác
dụng với Na (dư), được V lít H2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V
A. 22,4.

B. 13,44.

C. 5,6.

Hướng dẫn giải :

21/32

D. 11,2.


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
Theo ĐLBTKL : mX=mY





M X d X / He nY


d Y / He n X
MY

4,7 nY
  nY 1mol
9,4
2

nH 2 pu n X  nY = 2- 1= 1mol = nanđehit pư = n ancol
Số mol của hỗn hợp giảm đi 1 mol chính là số mol của H 2 đã tham gia phản
ứng và cũng chính là số mol của andehit tham gia phản ứng (do andehit đơn
chức) và bằng số mol ancol sinh ra.
RCHO  H 2   RCH 2 OH
1
RCH 2 OH  Na  RCH 2 ONa  H 2
2

Theo phương trình phản ứng => nH2 sinh ra = ½ n ancol= ½. 1= 0,5 mol


V H 2 = 0,5. 22,4 = 11, 2 lít. Chọn đáp án D.

Ví dụ 12 (Đề TSĐH- Khối B- 2011) : Để hiđro hóa hoàn toàn 0,025 mol
hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 1,64 gam cần 1,12 lít H 2 (đktc).
Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung

dịch AgNO3 trong NH3 được 8,64 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai
anđehit trong X là:
A. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO
B. H-CHO và OHC-CH2-CHO
C. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO
D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO
Hướng dẫn giải :

22/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
nH2
0,05

2  2 anđehit đều cộng H2 theo tỉ lệ 1 : 2 hay
* Ta có :
nandehit 0,025
trong phân tử mỗi anđehit đều chứa 2 liên kết   Loại B
* Mặt khác : 2 

n Ag
nandehit



0,08
3,2  4  Phải có 1 andehit tạo 2Ag
0,025


(RCHO) và 1 anđehit tạo 4Ag (HCHO hoặc R’(CHO)2)  Loại A.
Đã loại A và B, vậy 2 andehit đó là RCHO (R là gốc không no vì cộng H 2
theo tỉ lệ 1 :2) và R’(CHO)2
RCHO  2Ag
x

R’(CHO)2  4Ag

2x

y

 x  y 0,025

Ta có hệ 
2
x

4
y

0
,
08


4y

 x 0,01


 y 0,015

m2 anđehit = (R+29). 0,01 + (R’+58). 0,015 = 1,64
 R + 1,5R = 48

Chọn R= 27 (CH2=CH) và R’=14 (CH2)  Chọn đáp án D
Nhận xét:
+ Đây là một bài tập đòi hỏi học sinh phải có sự biện luận thì mới có thể có
được kết quả, biện luận để loại trừ tìm được đáp án nhanh chóng.
+ Học sinh cũng có thể thử đáp án còn lại C và D cũng sẽ tìm ra đáp án
Nếu là đáp án C => m = 70.0,01 + 58.0,015 = 1,57 gam < 1,64 gam (Loại C)
Nếu là đáp án D => m = 56.0,01 + 72.0,015 = 1,64 gam (Chọn D)
II.3.2. Một số bài tập vận dụng
Câu 1 : Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn
X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y.
Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là:
A. 5,23.

B. 3,25.

C. 5,35.

23/32

D. 10,46.


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ

Câu 2 : Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta
được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H 2 là 23,2. Hiệu suất phản
ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4.

B. C3H6.

C. C4H8.

D. C5H10.

Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C3H6, C2H4 và C2H2 thu
được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nếu hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp trên
rồi đốt cháy hết hỗn hợp thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 3,36.

B. 2,24.

C. 4,48.

D. 1,12.

Câu 4 : Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H 2, thu được 9
gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.

B. 16,2.

C. 21,6.


D. 5,4.

Câu 5 (B- 2009) : Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng
HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 9,1. Đun
nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp
khí Y không làm mất màu nước brom, tỉ khối của Y so với H 2 bằng 13. Công
thức cấu tạo của anken là
A. CH2=C(CH3)2.

B. CH2=CH-CH2-CH3.

C. CH2=CH2.

D. CH3-CH=CH-CH3.

Câu 6 (A- 2008): Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C 2H2 và 0,04 mol H2
với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn
hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O 2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch
brom tăng là
A. 1,04 gam.

B. 1,32 gam.

C. 1,64 gam.

D.1,20 gam.

Câu 7 ( A-2010) : Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C 2H2 và 0,03 mol

H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ
24/32


Phương pháp giải bài tập phản ứng cộng hidro vào liên kết pi của
hợp chất hữu cơ
vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình
tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với
H2 là 10,08. Giá trị của m là
A. 0,585.

B. 0,620.

C. 0,205.

D. 0,328.

Câu 8 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và một ankin. Tỉ khối của X đối với H 2 là
4,8. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không
làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 8. Công thức phân tử của
ankin là
A. C2H2

B. C3H4

C. C4H6

D. C4H8

Câu 9 : Hỗn hợp X gồm 3 khí C 3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích

9,7744 lít ở 250C, áp suất atm, chứa ít bột Ni, nung nóng bình một thời gian
thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham
gia phản ứng là
A. 0,75 mol

B. 0,30 mol

C. 0,10 mol

D. 0,60 mol

Câu 10 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hiđrocacbon A mạch hở. Tỉ khối
của X đối với H2 là 4,6. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành
hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H 2 là 11,5.
Công thức phân tử của hiđrocacbon là
A. C2H2

B. C3H4

C. C3H6

D. C2H4

Câu 11 : Cho 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm C3H8, C2H2, C3H6, CH4 và H2 đi
qua bột Niken xúc tác nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản
ứng ta thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y không chứa H 2. Thể tích hỗn hợp các
hidrocacbon có trong X là:
A. 5,6 lít

B. 4,48 lít


C. 6,72 lít

D. 8,96 lít

Câu 12 : Cho 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm CH 4, C2H2, C2H4, C3H6, C3H8 và V
lít khí H2 qua xúc tác Niken nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản

25/32


×