Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2015. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu ở nước ta hiện nay và kiến nghị giải pháp nâng cao.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.11 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN
LUẬT KINH TẾ I

Đề tài: Tiểu luận chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2015. Thực
trạng bảo vệ quyền sở hữu ở nước ta hiện nay và kiến nghị giải pháp
nâng cao.

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận cơ bản về pháp luật quyền sở hữu.
1. Chế định tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015.
2. Chế định về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2015.

II. Thực trạng trong việc bảo vệ quyền tài sản của Nhà nưới đối
với mỗi công dân ở nước ta.

C. KẾT LUẬN


A. LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ dân sự và giao lưu dân sự ngày
càng được mở rộng thì chế định tài sản và quyền sở hữu lại là chế định cơ bản, quan
trọng nhất trong Bộ luật Dân sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ sở hữu tài sản, bảo đảm trật tự trong giao lưu dân sự. Trước yêu cầu thể chế hoá
đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân
sự, cũng như các tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu trong đó có quyền sở hữu về tài sản,
quyền bình đẳng giữa các chủ thể đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội lần
thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 48/2005/NQ- TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính


trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị Quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, Hiến pháp năm 2013,
Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ đó trong phạm vi bài tiểu luận luật kinh tế 1 này, ta
cùng đi sâu phân tích về chế định tài sản và quyền sở hữu được quy định trong Bộ
luật Dân sự qua các thời kỳ, trong đó trọng tâm nhấn mạnh chế định tài sản và
quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

B.NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận cơ bản về pháp luật quyền sở hữu.
1. Chế định tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015.


Tài sản là vấn đề trọng tâm, cơ bản của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ
pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được Bộ luật Dân sự năm 2015 Điều 105
quy định khá cụ thể tài sản là gì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
- Thứ nhất, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Vật, là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể
cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật chỉ có ý
nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người kiểm
soát và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Không phải bất kỳ một bộ
phận nào của thế giới vật chất cũng đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận
của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác thì không
được coi là vật Ví dụ, ô xi ở dạng không khí trong tự nhiên thì chưa thể được coi là
vật vì chưa thể đưa vào để thực hiện được giao dịch dân sự, chỉ khi được nén vào
bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu
dân sự và lúc này mới được coi là vật. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự
phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau: là bộ phận của thế giới vật chất; con

người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ
hình thành trong tương lai.
Vật được phân loại thành các nhóm khác nhau. Dựa vào mối liên hệ, phụ thuộc
về công dụng của vật với nhau mà vật được phân thành vật chính và vật phụ. Vật
chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng (ti vi, điều hoà, máy ảnh…), còn
vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một
bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính (điều khiển ti vi, vỏ điều hoà,
vỏ máy ảnh…). Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia thành
nhiều phần nhỏ mà Bộ luật Dân sự phân chia vật thành vật chia được và vật không
chia được. Dựa vào đặc tính, giá trị của các tài sản sau khi sử dụng thì chia thành
vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật mà
người ta phân loại vật thành vật cùng loại và vật đặc định. Ngoài ra, người ta còn
chia ra làm vật đồng bộ và vật không đồng bộ.
Tiền, theo Mác thì tiền là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới
hành hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác.
Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những
người sản xuất hàng hoá. Bộ luật Dân sự năm 2005 và cả Bộ luật Dân sự năm 2015
đều quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại không có quy định để làm rõ bản


chất pháp lý của tiền. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức
là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ thanh toán đa
năng, là công cụ tích luỹ tài sản và là thước đo giá trị.
Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được
trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau
như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…Xét về mặt hình thức,
thì giấy tớ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. Nội
dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là
giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. Giấy tờ có giá có tính
thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn

bộ một lần, viêc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu. Ngoài ra, giấy
tờ có giá có tính thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro. Ngoài ra còn có các
loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy,
xe ô tô,…không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một
vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.
Quyền tài sản, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền là một quyền
năng dân sự chủ quan của chủ thể và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền tài
sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép
thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực
hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này thì quyền
sở hữu (vật quyền) cũng là một loại tài sản.
- Thứ hai, tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là cách phân loại tài sản


dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được.
Bất động sản do đặc tính tự nhiên, được hiểu là các tài sản không thể di dời được do
bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản đó, bao gồm:
Một là, đất đai. Đất đai trong giao lưu dân sự được xác định bằng diện tích đất

cùng vị trí của mảnh đất đó. Điều này được thể hiện trên bản đồ địa chính, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông qua quyết định giao đất, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đó.
Hai là, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai. Nhà, công trình trên đất
được coi là một dạng của bất động sản do đặc tính tự nhiên nếu nó được xây dựng
gắn liền với đất bằng một kết cấu chặt chẽ chứ không đơn thuần “đặt” trên đất. Vì
vậy, một lều xiếc hay một lán chợ dựng tạm thì không được coi là bất động sản.
Ba là, cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất như: khoáng sản, cây cối hoa
màu trên đất cũng được coi là bất động sản chừng nào người ta chưa khai thác, chặt
cây hay hái lượm. Nếu chúng được tách khỏi đất thì chúng trở thành động sản. Giả
sử khoáng sản, cây cối, hoa màu tuy vẫn chưa được khai thác nhưng đã là đối tượng
của hợp đồng mua bán trước, việc mua bán trước này có làm cho khoáng sản, cây
cối hoa màu trở thành động sản hay không cho dù nó vẫn còn ở trên đất? Luật
pháp các quốc gia đều cho rằng các tài sản này, trong trường hợp trên thì đã trở
thành động sản.
Bốn là, các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng: các tài
sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản. Nhưng
trong điều kiện nào thì động sản được coi là gắn liền với nhà, công trình xây dựng?
Thông thường, việc gắn một động sản vào nhà, công trình xây dựng thì một mặt
phải nhằm tạo một chỉnh thể thống nhất phục vụ cho mục đích sử dụng nhà, công
trình đó, mặt khác, việc gắn động sản vào nhà, công trình xây dựng phải do người
có quyền (quyền sở hữu hoặc một quyền năng khác) đối với nhà, công trình xây
dựng đó thực hiện. Hơn nữa, việc gắn liền phải mang tính chất kiên cố, không thể
tháo ra mà không làm hư hại hoặc mất vẻ mỹ quan của nhà, công trình. Ví dụ như
hệ thống điện, nước trong nhà, bức tượng, nếu được gắn vào tường một cách kiên
cố thì cũng có thể được coi là bất động sản.
Bất động sản do pháp luật quy định, thì ngoài những tài sản là bất động sản kể
trên, khi cần thiết bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy định
những tài sản khác là bất động sản. Ví dụ, Điều 5 Luật Kinh doanh bất động
sản năm 2014 quy định thì quyền sử dụng đất là bất động sản.

Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho


chủ sở hữu, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã
được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó (nhà đã được xây
dựng…). Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc
chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được
hình thành trong tương lai (nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ được
hưởng…). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm tài sản đã
được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của
các bên (tài sản mua bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho
chủ sở hữu).
2. Chế định về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của luật.”
- Thứ nhất, về quyền chiếm hữu.
Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với
tài sản; (2). Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không
phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể
là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230,
231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.
- Thứ hai, về quyền sử dụng
Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển
giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.
Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc

gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Đồng
thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ
sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba, về quyền định đoạt.
Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài
sản”. Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu


có quyền định đoạt về tài sản, tuy nhiên để có quyền định đoạt thì phải đáp ứng
những điều kiện nhất định về năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định: (I) về năng lực hành vi, việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực
hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật; (II) về trình tự, thủ tục theo
quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: trong trường hợp pháp luật có quy định
về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục đó.
Về chủ thể có quyền định đoạt, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định chủ thể có
quyền định đoạt là chủ sở hữu và người không phải chủ sở hữu.
Một là, tại Điều 194 có quy định về quyền định đoạt đối với chủ sở hữu như
sau: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền
sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với
quy định của pháp luật đối với tài sản”.
Hai là, quyền định đoạt đối với người không phải chủ sở hữu được quy định tại
Điều 195: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản
theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
II. Thực trạng trong việc bảo vệ quyền tài sản của Nhà nưới đối với mỗi công
dân ở nước ta.
Ở nước ta, mỗi công dân, người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được Nhà
nước đảm bảo đầy đủ quyền tài sản của mình. Đây là việc vô cùng quan trọng nhằm
giúp đỡ, hỗ trợ mỗi công dân Việt Nam trong việc gìn giữ tài sản bản thân mình làm
ra. Tuy nhiên, dù có đầy đủ ra sao, thì vẫn có những thiếu sót, những quy trình

rườm già trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, vì thế Nhà nước luôn
phải bổ sung, sửa đổi quyền sở hữu tài sản thông qua bộ luật dân sự từ các năm
1995,.., 2015 và cho đến nay.
Việc hoàn thiện quy định pháp luật nhằm tạo cơ chế cho việc bảo vệ quyền sở hữu
được nhà nước thừa nhận cũng như đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
bảo vệ quyền dân sự được thực hiện như thế nào lại phụ thuộc vào rất nhiều khả
năng tự bảo vệ của người có quyền cũng như năng lực của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong công tác hỗ trợ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài
sản.
Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia quyền sở hữu luôn được ghi nhận là
quyền dân sự cơ bản của con người. Với ý nghĩa là cơ sở cho mọi quan hệ kinh tế,
chi phối chế độ kinh tế trong xã hội quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ bằng nhiều
phương thức khác nhau. Việc áp dụng phương thức bảo vệ nào tùy thuộc hậu quả
của việc xâm hại, tính chất, mức độ của hành vi xâm hại (nghiêm trọng hay không


nghiêm trọng, ngay tình hay không ngay tình), yêu cầu của người bị xâm hại.
Nước ta cũng không ngoại lệ, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các chế tài
hành chính, trách nhiệm hình sự và biện pháp dân sự bằng việc khởi kiện vụ, việc
dân sự ra Tòa án. Pháp luật còn ghi nhận chủ sở hữu được tự bảo vệ, có quyền ngăn
cản bất kỳ người nào có hành vi xâm hại quyền sở hữu của mình, có quyền truy tìm
đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp
luật. Trong thực tiễn, việc áp dụng các biện pháp hành chính, trách nhiệm hình sự
để bảo vệ quyền sở hữu dường như là biện pháp phổ biến và hiệu quả hơn biện pháp
kiện dân sự. Số lượng án kiện dân sự bảo vệ quyền sở hữu không nhiều trong tương
quan chung với các loại án kiện dân sự khác. Điều này có thể lý giải từ lẽ tự nhiên
trong đời sống xã hội rằng một người khi thực hiện việc chiếm hữu một tài sản mà
không biết về nguồn gốc tài sản, nói cách khác là ngay tình trong việc chiếm hữu tài
sản không có căn cứ pháp luật là ít có khả năng. Sự ngay tình nếu có thường có
nguồn gốc từ một giao dịch hợp pháp hoặc bất hợp pháp nhưng phát sinh sự kiện

dẫn đến việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hoặc gây thiệt hại đến tài sản của
chủ sở hữu. Để bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả quyền khởi kiện bảo
vệ quyền sở hữu, pháp luật dân sự ghi nhận các phương thức kiện khác nhau phù
hợp với thực tiễn xâm hại quyền sở hữu: Kiện đòi tài sản; kiện yêu cầu ngăn chặn
hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu hợp pháp; kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hiện nay, Việt Nam trong bối cảnh đổi mới; phát triển kinh tế thị trường; nhìn
nhận lại khái niệm “định hướng XHCN”; phát triển kinh tế tư nhân trong sự bình
đẳng với các thành phần kinh tế khác; cần khai thác có hiệu quả vốn và tài sản của
Nhà nước; và hội nhập quốc tế… Vì vậy, việc ghi nhận vật quyền vào hệ thống
pháp luật là rất cần thiết. Thực tế, quyền sử dụng đất, cũng như việc cho thuê doanh
nghiệp … thể hiện quyền của người khác được hành xử trực tiếp trên tài sản của
Nhà nước, có nghĩa là có sự tồn tại nhiều loại vật quyền khác ngoài quyền sở hữu.
Việc ghi nhận vật quyền nói chung góp phần khai thác có hiệu quả tài sản của Nhà
nước và ổn định đời sống nhân dân. Hơn nữa, việc thừa nhận quyền sở hữu là vật
quyền, và coi quyền chiếm hữu không nằm trong nội dung của quyền sở hữu có
nhiều lợi ích quan trọng: thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khai thác có
hiệu quả tài sản của Nhà nước bởi có căn cứ pháp lý vững chắc để xác định các vật
quyền khác từ các chi phân của quyền sở hữu và chuyển giao tài sản cho người
không phải là chủ sở hữu của tài sản; thứ hai, tạo ra sự minh bạch và rõ ràng giữa
các quyền tránh các rủi ro cho cả chủ sở hữu và người có vật quyền khác trên tài
sản; thứ ba, tạo ra mối quan hệ tốt giữa các thành viên cộng đồng nói chung và


những người xóm giềng nói riêng; và thứ tư, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, và
tăng cường các giải pháp pháp lý cho việc giải quyết các quan hệ kinh tế phức tạp
do kinh tế thị trường và quan hệ quốc tế mang lại.
- Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn
bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp

không trái với quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải
trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữa thông qua việc hoàn
thiện pháp luật dân sự và trên thực tế ở Việt Nam.
Hoàn thiện khái niệm tài sản trong Bộ luật dân sự nhằm mở rộng đối tượng tài
sản được bảo vệ quyền sở hữu.
Ghi nhận khái niệm vật quyền và bảo vệ vật quyền bên cạnh khái niệm sở hữu và
bảo vệ quyền sở hữu.
Hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản và ghi nhận
quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với tài sản là
động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu.
Thông qua việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật để họ hiểu quyền và
giới hạn quyền của mình.
Nâng cao khả năng hòa giải, giải quyết tranh chấp của cơ quan Tòa án nói chung
và cán bộ Tòa án nói riêng.
Nâng cao khả năng thi hành bản án, quyết định của Tòa.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, chế định tài sản và quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân
sự năm 2015 là sự kế thừa chế định tài sản trong các Bộ luật Dân sự trước đó, đồng
thời cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng thể hiện sự phát triển của chế


định này trong lịch sử xây dựng pháp luật về dân sự. Đây là một đòi hỏi tất yếu của
quá trình hoàn thiện các quy định của luật dân sự nước nhà, trong đó chế định tài
sản và quyền sở hữu là một trong những chế định trọng tâm, quan trọng của Bộ luật
Dân sự, nên việc bổ sung, hoàn thiện chế định này là rất quan trọng, làm cơ sở tiền

đề để xây dựng cũng như áp dụng thống nhất các chế định khác có liên quan.




×