Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Bài giảng môn học Tài chính doanh nghiệp 3: Chương 4 Đại học Công nghệ TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.14 KB, 50 trang )

Chương 4
THUÊ TÀI SẢN


Chương 4: NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Phân loại
Ảnh hưởng đến BCTC
Phân tích thuê tài chính
Từ phía người thuê
Từ phía người cho thuê
Các vấn đề khác

2


1. PHÂN LOẠI THUÊ TÀI SẢN
1.1. Khái niệm thuê tài sản
Thỏa thuận thuê (Leasing Agreement) là một hợp đồng giữa hai hay
nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ
sở hữu tài sản - The Lessor) chuyển giao tài sản cho người thuê
(người sử dụng tài sản - The Lessee) độc quyền sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê phải trả một số tiền
cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng.


3


1. PHÂN LOẠI THUÊ TÀI SẢN
•  Phân loại thuê tài sản được căn cứ vào mức độ
chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên
thuê. Thuê tài sản bao gồm thuê tài chính và thuê
hoạt động.

4


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)
Thuê hoạt động hay thuê dịch vụ có hai đặc trưng chính:

Thuê hoạt động hay thuê dịch vụ có hai đặc
trưng chính:
a- Thứ nhất, thời hạn thuê rất ngắn so với toàn
bộ đời sống hữu ích của tài sản, điều kiện để
châm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một
thời gian ngắn.

5


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)
-Thứ hai, người cho thuê phải chịu mọi chi phí
hoạt động của tài sản như chi phí bảo trì, bảo
hiểm, thuê tài sản... cùng mọi rủi ro và sự sụt

giảm giá trị của tài sản.
-Mặt khác, người cho thuê được hưởng tiền
thuế và sự gia tăng giá trị của tài sản hay những
quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại,
như: những ưu đãi giảm thuế lợi tức, thuế
doanh thu và những khoản khấu trừ do sự sụt
giảm giá trị tài sản mang lại...
6


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)

Đặc điểm của thuê hoạt động
Do thuê hoạt động là hình thức cho thuê
ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê
phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp
hơn nhiều so với toàn bộ giá trị của tài sản.
Người thuê có quyền sử dụng tài sản trong
thời gian đã thỏa thuận và có bổn phận trả
tiền thuê.
7


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)
Trong nền sản xuất nông nghiệp, các loại
tài sản thường được sử dụng trong các
giao dịch thuê mua truyền thống bao gồm:
đất canh tác, công cụ lao động, nhà cửa,
gia súc kéo... Ngày nay là các loại tài sản,
thiết bị được sử dụng cho thuê hoạt động

rất đa dạng như: các máy photocopy, xe
ôtô các loại, máy vi tính, trang - thiết bị văn
phòng, nhà ở, phòng làm việc, thiết bị
khoan dầu v.v...
8


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)
Sơ đồ 1.2. Thỏa thuận thuê hoạt động

Người
cho thuê
(Lessor)

Quyền sử dụng tài
dụng tài sản + dịch
vụ

Trả tiền thuê

Người
thuê
(Lessee)


1.2. Thuê hoạt động (Operating Lease)
* NGƯỜI CHO THUÊ
1- Nắm quyển sở hữu tài sản và đem
cho thuê trong thời hạn ngắn


* NGƯỜI THUÊ
1- Trả các khoản tiền thuê đủ
để bù - đắp các chi phí hoạt
động, bảo trì và các dịch vụ
kèm theo.

2- Cung cấp toàn bộ các dịch vụ hoạt 2- Không chịu rủi ro và thiệt
động và mọi chi phí phục vụ sự hoạt hại đối với tài sản đi thuê.
động của tài sản (chi phí bảo trì, bảo
hiểm, thuế tài sản)
3- Chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên 3- Có quyển hủy bỏ thỏa
quan đến tài sản cho thuê.
thuận bằng một thông báo
ngắn gửi người cho thuê.
4- Có quyền gia hạn thỏa thuận và
định đoạt tài sản khi kết thúc thời hạn
thuê.


1.3. Thuê tài chính (hay thuê thuần - Net Lease)
• Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng
trung hạn hay dài hạn không thể hủy ngang.
• Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài
sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ
trước các điều kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp
hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho
người thuê.

11



1.3. Thuê tài chính (hay thuê thuần - Net Lease)
Thông thường, một giao dịch thuê tài chính thường được
chia thành ba phần như sau:
a. Thời hạn thuê cơ bản (Basic Lease period)
b. Thời hạn gia hạn tùy chọn (Optional reneival
Period)
c. Phần giá trị còn lại (Residual Value Share)

12


a. Thời hạn thuê cơ bản
(Basic Lease period)
Là thời hạn mà người thuê trả những khoản tiền
thuê cho người cho thuê để được quyền sử dụng
tài sản. Trong suốt giai đoạn này, người cho thuê
thường kỳ vọng thu hồi đủ số tiền bỏ ra ban đầu
cộng với tiền lãi trên số vốn đã tài trợ.

13


b. Thời hạn gia hạn tùy chọn
(Optional reneival Period)
• Trong giai đoạn thứ hai này, người thuê có thể
tiếp tục thuê thiết bị tùy theo ý muốn của họ.
Tiền thuê trong suốt giai đoạn này thường rất
thấp so với tiền thuê trong thời hạn cơ bản,
thường chỉ chiếm tỷ lệ 1-2% tổng số vốn đầu tư

ban đầu và thường phải trả trước vào đầu mỗi
kỳ thanh toán.

14


c- Phần giá trị còn lại
(Residual Value Share)
Theo thông lệ, tại thời điểm kết thúc giao dịch
thuê tài chính, người cho thuê thường ủy
quyền cho người thuê làm đại lý bán tài sản.
Người thuê được phép hưởng phần tiền bán
tài sản lớn hơn so với giá mà người cho thuê
đưa ra, hoặc được khấu trừ vào tiền thuê và nó
được coi như một khoản hoa hồng bán hàng.

15


Sơ đồ 1.3. Phương thức thuê tài chính
Người cho thuê
(Lessor)

Người thuê
(Lessor)

Hợp đồng thuê tài sản
Quyền sử dụng tài sản
Trả tiền thuê tài sản


Hợp
đồng
mua
tài
sàn

Quyền
sở
hữu
pháp
lý đối
với tài
sản

Trả
tiền
mua
tài
sản

Giao
tài
sản

Nhà cung cấp
(Manufacturer or
supplier)

Bảo
trì và

phụ
tùng
thay
thế

Trả
tiền
bảo
trì và
phụ
tùng


Bảng so sánh đặc điểm giữa người cho thuê và người thuê.
* NGƯỜI CHO THUÊ
* NGƯỜI THUÊ
1- Mua tài sản từ nhà cung cấp, giữ 1 - Trả các khoản tiền thuê theo định
quyền sở hữu và cho thuê trung hay kỳ và được quyền sử dụng tài sản.
dài hạn (1-20 năm)
2- Không cung cấp các chi phí và 2- Chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên
dịch vụ hoạt động, bảo trì tài sản.
quan đến tài sản. Có trách nhiệm
mua bảo hiểm, đóng thuế tài sản.
3- Không chịu mọi rủi ro và thiệt hại 3- Không được hủy ngang hợp đồng
đối với tài sản cho thuê.
thuê mua, trừ trường hợp được sự
đồng ý của người cho thuê.
4- Hết hạn hợp đồng cho phép người 4. Mua, tiếp tục thuê, bán tài sản khi
thuê quyền lựa chọn mua tài sản hay hợp đồng hết hạn theo sự ủy quyển
ký tiếp hợp đổng thuê, ủy quyền cho hoặc trả lại tài sản cho người thuê.

người thuê bán hoặc nhận lại tài sản.


Bảng so sánh đặc điểm giữa hai phương thức thuê tín dụng và thuê hoạt động.
ST Tiêu thức
T

Thuê hoạt động

Thuê tài chính

1- Quyền sở hữu

Tách biệt quyến sở hữu pháp lý và
quyến sử dụng

2- Thời hạn thuê

Rất ngắn so với đời sống hữu ích của Thường dài hơn một nửa cho tới bằng đời sống
tài sản
hữu ích của tài sản

3-

Quyền hủy ngang hợp
đổng

4- Rủi ro
5-


Chi phí bảo trì, dịch vụ
và mua bảo hiểm

Như thuê hoạt động.

Được quyền hủy ngang hợp đồng

Không được quyển hủy ngang hợp đồng

Người cho thuê chịu mọi rủi ro; thiệt
hại

Người thuê chịu mọi rủi ro, thiệt hại

Người cho thuê chịu mọi chi phí hoạt Người thuê chịu mọi chi phí hoạt động, bảo trì,
động, bảo trì, dịch vụ, phí bảo hiểm... bảo hiểm

6- Ưu đãi về thuế

Người cho thuê hưởng và khấu trừ
vào tiền thuê

Tương tự như thuê hoạt động

7- Bồi thường bảo hiểm

Người cho thuê hưởng

Người cho thuê hưởng


8- Cung ứng tài sản thuê

Tài sản thuê mướn thường do người
cho thuê cung cấp

Tài sản cho thuê thường do người thuê đặt hàng,
giao nhận và sử dụng

9- Tiền bán tài sản

Toàn bộ tiền thu được do bán tài sản
thuê thuộc quyền sử dụng của người
cho thuê.

Phần tiền bán tài sản lớn hơn so với giá quy định
của người cho thuê được chuyển cho người thuê
hưởng như một khoản hoa hồng bán hàng hay
được khấu trừ vào tiền thuê.

10-

Các loại tài sản thường Máy photocopy; máy vi tính; xe ôtô,
sử dụng trong giao dịch. đồ đạc trong nhà; văn phòng..

Bất động sản; xe lửa; tàu biển; máy bay; thiết bị
văn phòng...


2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUÊ TÀI SẢN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BÊN THUÊ)

• Ảnh hưởng của thuê tài sản, không phân biệt thuê tài chính
hay thuê hoạt động, đều ảnh hưởng giống nhau đối với dòng
lưu chuyển tiền tệ, bởi dòng tiền thuê tài sản đối với bên thuê
chính là một khoản chi phí phải trả cố định, nó được xem như
một khoản thanh toán cố định cho một món nợ.
• Thuê tài chính và thuê hoạt động sẽ có ảnh hưởng khác nhau
đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.

19


2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUÊ TÀI SẢN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BÊN THUÊ)

Giả sử đầu năm N, công ty có nhu cầu
tăng thêm một tài sản cố định dùng cho bộ
phận bán hàng với giá trị là 200 triệu
đồng, thời gian khấu hao ước tính là 10
năm, lãi suất 10%/năm


2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUÊ TÀI SẢN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BÊN THUÊ)
• Với hình thức thuê tài chính, ta xác định được mức
khấu hao là 20 triệu/năm, sử dụng công thức tài chính
ta cũng tính được số tiền phải trả mỗi năm (cả gốc và
lãi) là 32,55 triệu đồng. (sử dụng hàm PMT trong
excel)
• Với hình thức thuê hoạt động, chi phí thuê phải trả mỗi

năm là 32,55 triệu đồng.

21


2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUÊ TÀI SẢN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BÊN THUÊ)
Chỉ tiêu

Năm N-1

Năm N
Thuê hoạt Thuê tài
động
chính

A - Tài sản ngắn hạn
B - Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
A - Nợ phải trả
B - Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn

300
700

300
700

300

880

1.000

1.000

1.180

400
600

400
600

580
600

1.000

1.000

1.180
22


2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUÊ TÀI SẢN
ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BÊN THUÊ)
Chỉ tiêu

1. Doanh thu BH V CCDV

4. Giá vốn hàng bán
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý DN
14. Lợi nhuận trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
(28%)
16. LN sau thuế TNDN

Năm N-1

400
200
40
50
60
50
14
36

Năm N
Thuê hoạt Thuê tài
động
chính
400
400
200
200
40
52,550

82,550
70
60
60
17,45
17,45
4,886
4,886
12,564

12,564
23


3. PHÂN TÍCH THUÊ TÀI CHÍNH
• Trên phương diện người thuê, dựa trên dòng lưu kim
thu nhập kỳ vọng do tài sản mang lại và từng loại lãi
suất chiết khấu, người thuê có thể tìm được NPV và
IRR của từng phương án.





Các tình huống điển hình là:
Xuất vốn mua tài sản
Vay nợ mua tài sản
Thuê tài sản của một công ty Leasing.

24



3. PHÂN TÍCH THUÊ TÀI CHÍNH

• Trong trường hợp này, quyết định của người thuê được đưa ra
khi phương án nào thỏa mãn các tiêu chuẩn:

NPV > 0 và NPVMAX; IRR ≥ MARR (Minimum Acceptable
Rate of Return)

25


×