Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận , môn biên tập văn bản báo chí, phẩm chất và năng lực của biên tập viên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.96 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Biên tập văn bản báo chí
Đề bài:
Câu 1: Phẩm chất và năng lực của biên tập viên báo chí. Liên hệ.
Câu 2. Biên tập bài " Hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi"
của Nguyễn Tất Hán.
Bài làm
I. Mở đầu
Ở nước ta, vấn đề năng lực và đạo đức của đội ngũ biên tập viên báo chí
cũng là đề tài của rất nhiều cuộc hội thảo. Trong các cuộc thảo luận về vấn đề
lực và đạo đức của đội ngũ biên tập viên báo chí hiện nay đang có nhiều cách lý
giải, biện minh. So với nhiều năm trước thì trong mấy năm gần đây, tình trạng vi
phạm đạo đức của đội ngũ biên tập viên báo chí cũng như trình độ chuyên môn
của đội ngũ này đang tăng lên. Biểu hiện của sự vi phạm này không chỉ là những
tác phẩm được công bố mà ngay cả sự im lặng không bình thường cũng được
công chúng nhận thấy. Trong những tình huống như vậy, công luận lại bắt đầu
chú ý đến vấn đề đạo đức và năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà báo, biên tập
viên và cả toà soạn báo. Những cuộc thảo luận về đạo đức và năng lực biên tập
viên lại trở nên sôi nổi, mặc dù đề tài này chưa bao giờ thực sự biến mất khỏi
bức tranh hàng ngày, khỏi giáo trình đào tạo phóng viên, biên tập viên và tài liệu
chuyên môn. Vì vậy, tôi chọn đề tài này nhằm mục đích đưa ra cái nhìn khái
quát nhất về vấn đề này. Trong bài làm còn có nhiều sai sót mong nhận được sự
góp ý của thầy, cô.
II. Phần lý thuyết
Câu 1.

1


“Biên tập”- theo Từ điển Tiếng Việt (NXB TP. HCM, tháng 3.2010) là
“biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu


đưa đi xuất bản”. Biên tập được chia thành 2 dạng chính: Biên tập nội dung và
biên tập hình thức. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính hình thức; bởi hai
phạm trù này có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời.
Biên tập báo chí là quá trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng nên các
tác phẩm báo chí; phân tích, đánh giá, sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm để đưa
in( hoặc phát) đáp ứng một nhiệm vụ nhất định
Biên tập là một nghề bí ẩn. Ở Việt Nam, không ai dạy nghề biên tập cho
chuyên nghiệp. Dạy viết báo thì có trường, có lớp, nhưng dạy biên tập thì không.
Đó là một sự khiếm khuyết, một lỗ hổng trong đào tạo báo chí. Biên tập báo chí
là một nghề. Nhưng, thông thường, lãnh đạo các tờ báo chọn ra một số phóng
viên hành nghề lâu năm, viết lách tốt và đề nghị họ trở thành biên tập viên. Thư
ký tòa soạn sẽ chỉ dẫn thêm cho họ một số qui định về biên tập. Vậy là xong.
Rồi nghề dạy nghề; hầu như không có ai được đào tạo bài bản về nghề này.
Thực tiễn đào tạo báo chí ở Việt Nam từ trước tới nay chỉ có trường dạy
báo chí chứ không dạy hay đào tạo công việc biên tập một cách chuyên nghiệp
như các chuyên ngành báo chí khác. Đa số biên tập viên giỏi đều trưởng thành
từ viết lách, có quá trình tích lũy tri thức, vốn sống, kỹ năng biên tập ngay trong
khi làm nghề. Chủ yếu là học hỏi từ các đồng nghiệp, trong thực tế, nghề dạy
nghề…
Có người viết, hẳn nhiên sẽ có người biên tập. Người biên tập nhuận
chỉnh lại bài viết, để cho tác phẩm tiếp cận với công chúng dễ dàng hơn.
Sách "Khám phá nghề biên tập" tổng hợp những trải nghiệm quý mang tính
thực tiễn sinh động, hấp dẫn của chính bản thân tác giả, của các đồng nghiệp
trong nước và quốc tế trong, từ đó người mới bước vào nghề báo cũng như bạn
đọc có thể hình dung được quá trình lao động thầm lặng của người biên tập. Các
biên tập viên bằng vốn hiểu biết sâu rộng, cộng với sự nhạy cảm về thời cuộc, có
2


trách nhiệm trong tòa soạn, độc giả ; họ là “bà đỡ” để cho những tác phẩm báo

chí trở nên có sức nặng hơn trước khi đến tay bạn đọc. Công việc của biên tập
viên trong thời đại bùng nổ các phương tiện thông tin trong thời đại hôm nay đòi
hỏi ở họ kỹ năng nghề nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm ngày càng cao.
Biên tập viên còn phải biết “phân thân” ở nhiều vị thế khác nhau: Họ không
những chế biến, “nấu giỏi” các món của tòa soạn đòi hỏi, mà còn phải nhạy cảm
với “khẩu vị” trong mỗi “thực đơn” mà bạn đọc công chúng đặt hàng, để có thể
kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ. Đồng thời điều đó còn được thể hiện và kiểm
chứng thông qua phẩm chất và năng lực nhất định của người biên tập viên.
1.Tầm quan trọng của công việc biên tập
Biên tập báo chí là một quá trình xuyên suốt quá trình hoạt động báo chí,
nội dung của công tác biên tập báo chí rất phong phú, đa dạng từ khâu đề tài đến
theo dõi ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội. Các tờ báo, tạp chí, đài truyền
thanh, đài truyền hình uy tín có một điểm chung: tất cả đều sử dụng những biên
tập viên giỏi. Tay nghề cao của tập thể biên tập viên là một trong những yếu tố
quan trọng nhất tạo nên sức mạnh cho một cơ quan truyền thông. Tuy nhiên,
công chúng lại không biết tới họ vì họ không được ký tên trên các bài báo như
phóng viên.
Và biên tập viên văn bản là một loại nhà báo hiếm hoi; ít người làm được
nghề này. Biên tập viên văn bản thường dấn thân, toàn tâm toàn ý với công việc,
thông minh và yêu chữ nghĩa. Họ có khuynh hướng muốn làm cho bài vở trở
nên chính xác và hay hơn. Họ cũng góp phần gác cổng về tin tức cho cơ quan
truyền thông, tức cho bài nào xuất hiện, bài nào không.
Hễ có người viết thì có người biên tập. Người biên tập đọc lại, suy nghĩ,
làm cho các tác phẩm đến với công chúng dễ dàng hơn. Họ có mặt ở mọi nơi:
trong các tờ báo ngày, báo tuần, các nhà xuất bản, tại đài truyền thanh, đài
truyền hình, công ty giao tế nhân sự và quảng cáo. Tại các nước phát triển, họ

3



còn hiện diện trong các cơ quan chính phủ, trường học và doanh nghiệp bình
thường. Hiện nay, có cả người biên tập thông tin cho các trang web.
Từ trước đến giờ, các nhà báo được trao giải thưởng vẫn thường thừa
nhận và ca ngợi công lao của người biên tập. Một trong số là nhà báo Mỹ Colin
Nickerson. Ông bắt đầu sự nghiệp với chân phóng viên trong một tuần báo nhỏ.
Bốn năm sau đó, ông trở thành phóng viên của tờ The Boston Globe, và nhanh
chóng trở thành thông tín viên ở nước ngoài của tờ báo nổi tiếng này. Nickerson
cho biết: “Tôi đã học được rằng việc viết lách khó khăn hơn tôi từng nghĩ rất
nhiều.Cần phải động não và rất nhiều nỗ lực. Sự khác nhau giữa bài báo hay với
bài báo dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều tạo ra sự
khác biệt thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế
đến là những người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào bài.”
Nhưng công việc của biên tập viên báo chí là gì? Nếu bạn hỏi người bình
thường câu này, có thể họ sẽ trả lời: sửa lỗi các bài viết. Còn nếu bạn trao đổi
với một biên tập viên thực thụ, câu trả lời sẽ khác. Mà không chỉ có một câu.
Người này sẽ liệt kê ra hàng loạt công việc, nào là nghe ngóng, họp bàn về tin
tức, chỉ định đề tài, làm việc với phóng viên, sửa bài, chỉ dẫn dàn trang v.v…
Có một số người đã tìm cách định nghĩa nghề biên tập. Theo Sonia Jaffe
Robbins, giảng viên môn biên tập báo chí tại Đại học New York, “biên tập văn
bản là một quy trình mà trong đó biên tập viên giúp cho phóng viên cải thiện
việc viết lách, để cho bài vở trở nên rõ ràng và được trình bày một cách tốt nhất
có thể được.”i
Không ai nêu ra rằng biên tập viên phải giỏi ngữ pháp, viết đúng chính tả
và dấu câu. Đối với nghề biên tập, rành rẽ ngôn ngữ là chuyện đương nhiên, tuy
trong thực tế không hẳn đã đúng như vậy.

Làm việc với từ ngữ là nhiệm vụ

đầu tiên của một biên tập viên. Công việc này được gọi là biên tập văn bản
(copy editing). Công việc chính của biên tập viên văn bản bao gồm việc sửa lỗi

ngữ pháp, bút pháp và tìm cách làm cho bài vở chính xác hơn. Thật ra, biên tập
4


viên văn bản phải làm nhiều hơn thế nữa: tập trung suy nghĩ và suy nghĩ một
cách sáng tạo. Nếu không, chắc hẳn ai đó đã làm ra được một chương trình biên
tập tự động rồi.
2. Vị trí của biên tập viên
Bài báo đến với bạn đọc thường là một quá trình không đơn giản. Tác giả
– là người của báo hoặc cộng tác viên – có tên trên những bài viết có chất lượng
được độc giả biết đến và cảm phục, thế nhưng người làm cho bài báo ấy hoàn
chỉnh hơn, chính xác hơn và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết tới. Đó là
các biên tập viên sửa bài mà làng báo thường ví von là “những anh hùng vô
danh” với ít nhiều sự thông cảm về công việc của họ . Xét về chức năng và
nhiệm vụ thì xem ra biên tập viên chính là cái "phin-tơ" (filter) cuối cùng trong
cả dây chuyền, và nếu nó thủng một lỗ thh́… thôi rồi. Phóng viên sai thh́ cc̣n có
biên tập viên xem lại, cc̣n biên tập viên mà sai (hoặc không nhh́n ra lỗi của phóng
viên) thh́… báo đóng cửa. Vậy nên người ta gọi biên tập viên chúng ta là những
người bảo vệ sự thực.
Đã có một thời, biên tập viên – chủ yếu ở các báo nước ngoài - được xem
như nhà báo thứ cấp, những phóng viên thất bại hoặc lụt nghề hoặc phải lui về
phía sau do tuổi tác. Hiện nay, một số phóng viên vẫn nhìn các biên tập viên như
thế. Tuy vậy, những năm gần đây, nghề này đã bắt đầu được kính trọng vì vai trò
của báo chí đã thay đổi.
Bước vào thế kỷ 21, các báo phải tìm cách giải thích tin tức nhiều hơn
trước vì tin nóng, tin nhanh đã bị Internet, đài phát thanh, truyền hình giành mất
rồi. Các báo cần ra sức săn tìm thông tin để có thể tường thuật những gì ở đằng
sau các sự kiện, làm cho sự kiện nổi bật lên hơn. Các nỗ lực này đã đưa việc viết
hay, viết giỏi lên thành ưu tiên hàng đầu trong một số tờ báo.
Nói chung, ngày nay, không một nhà lãnh đạo cơ quan truyền thông nào

mà lại không thừa nhận giá trị của các biên tập viên giỏi. Các báo Việt Nam trả
lương cho người biên tập cao hơn cho phóng viên cùng trình độ; có thể gần gấp
5


đôi.

Khi viết giỏi, viết hay được coi trọng, thì biên tập viên giỏi cũng được

săn đón hơn. Nhưng có khi tuyển không ra. Tạp chí Nhịp Cầu ra 15 ngày một số
(truớc đây ra hàng tháng), thuộc Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài,
chẳng hạn, đã đăng báo tuyển thư ký tòa soạn – một loại biên tập viên – từ hai,
ba năm nay, nhưng vẫn chưa tìm.
Ở Mỹ, biên tập viên báo trên mạng có thu nhập rất khá. Theo tài liệu
Interactive Publishing Surveys, công bố tháng giêng năm 1998, biên tập viên
trực tuyến có kinh nghiệm hưởng lương từ 45.000 đô la Mỹ đến 75.000 đô la
Mỹ mỗi năm. Nhưng biên tập viên dựa vào đâu để làm việc? Vào 3 điểm cơ bản:
hiểu độc giả, hiểu tin tức và sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn. Vậy phải làm thế
nào để thẩm tra tính trung thực trong các bài viết của các phóng viên. Đương
nhiên chúng ta không thể nào cứ chúi mũi suốt đêm vào bài viết và kiểm tra
từng chi tiết. Nếu chúng ta chưa tự rèn được cho mình cái khả năng “báo động”
thì trước hết nên nhờ cậy vào những biên tập viên kinh nghiệm hơn. Trong một
cơ quan báo chí thì biên tập viên luôn có một vai trò hết sức quan trọng, không
thể thiếu.
3. Những phẩm chất và năng lực của biên tập viên báo chí. Liên hệ.
3.1 Biên tập viên - Nhà báo thầm lặng
Công việc của một biên tập viên luôn là đứng đằng sau những bài viết,
chỉnh sửa cho bài viết của phóng viên sao cho phù hợp với thị hiếu của công
chúng. Có thể coi họ như những bà đỡ của các tác phẩm báo chí, nhiệm vụ của
họ rất cao cả nhưng không phải ai cũng biết, cũng hiểu được.

Đòi hỏi khắc nghiệt của một tờ báo là có nhiều biên tập viên giỏi, nhưng
trong thực tế cũng có người chưa đủ năng lực lại được giao phó trách nhiệm
biên tập. Đây là thủ phạm làm cho không ít tác giả khi đọc lại bài của mình trên
báo rất bực mình. Bài viết sau đây không nhằm đề cập đến những “nỗi ám ảnh”
ấy, mà chỉ mong người đọc và các tác giả có bài đăng báo nhìn được phần nào
chân dung của một biên tập viên đúng nghĩa.
6


L.R.Blanchard thuộc hệ thống báo chí Gannett nổi tiếng trên thế giới, khi
nói về tầm quan trọng của biên tập viên đã viết như sau: “Một ban biên tập thật
giỏi mà không có bộ phận sửa bài thì chỉ có thể cho ra đời một tờ báo xoàng.
Một ban biên tập tầm thường mà có bộ phận sửa bài đầy năng lực có thể ra được
tờ báo hạng khá. Một ban biên tập giỏi được hậu thuẫn bởi những người sửa bài
giỏi thì bảo đảm ra được tờ báo thật hay”. Tác giả này nói thêm rằng: “Không ai
tự cho mình có đủ tư cách để sửa bài mình. Dù người viết nổi tiếng đến thế nào
đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu có người khác đọc và biên tập”.
Nhiệm vụ của người biên tập là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú
cho bài viết tốt hơn, nhằm vào đối tượng của báo để làm cho bài viết giản dị, dễ
hiểu. Công việc của anh ta là phân câu quá dài thành những câu ngắn, xén tỉa
những đoạn văn lòng thòng, cắt bớt những chi tiết rườm rà và thay thế những
chữ khó hiểu bằng chữ dễ hiểu hơn. Người sửa bài còn phải tìm xem bài viết có
điểm nào sai lầm về quan điểm thì gạt bỏ, sơ hở thì bổ khuyết, tối nghĩa thì làm
sáng tỏ, thiếu chính xác thì chỉnh chu. Để làm công việc trên một cách hoàn mỹ,
người sửa bài cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài sau khi
được sửa sẽ trở nên giản dị, trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn.
Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ, anh ta còn cần có trí phán đoán, tầm
uyên bác, trình độ học vấn, óc biện luận, tính tò mò, trí tưởng tượng, thận trọng,
thắc mắc, nghi ngờ và phần nào có thiên khiếu. Chọn người có kinh nghiệm
trong ngành báo chí làm biên tập viên là tốt nhất. Họ có thể là phóng viên từng

có nhiều năm lăn lộn trong dòng thời sự thuộc nhiều lĩnh vực để lấy tin và viết
bài. Họ có thể là phóng viên trẻ được phân công về tòa soạn để trau giồi thêm
khả năng biên tập. Họ cũng có thể là người đứng tuổi, nay muốn dừng bước
giang hồ ở tòa soạn sau thời gian bay nhảy.
Ông V.T.H, một nhà báo lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công
tác biên tập cho rằng: Sửa bài, nhưng không được sửa ý. Đó là nguyên tắc mà
người biên tập cần tôn trọng. Chính vì tôn trọng ý của tác giả, báo chí mới phản
ánh được những cách nhìn khác nhau, mới không bị rập khuôn trong cách nhận
7


định. Tất nhiên người viết có quyền không cho đăng bài của mình nếu ý tưởng
trong bài bị bóp méo.
Cũng có lúc biên tập viên không làm tác giả bài viết hài lòng, dù
công việc của họ làm cho bài viết hoàn hảo hơn. Người viết bài có thể phàn nàn
bài bị sửa nhiều quá, cắt xén quá lố, hoặc chữ bị thay thế không hợp với ý mong
muốn, nhưng họ vẫn thừa nhận việc sửa bài là điều phải có trong giới viết lách.
Đã có không ít các bậc học giả, các chuyên viên, các nhà văn lớn khi thấy bài
mình bị sửa đôi chút đã phê phán tòa soạn một cách nặng nề rằng: Đẻ đứa con ra
không ai muốn con mình bị cắt chân, cắt tay. Thật ra người sửa bài không làm
như vậy, anh ta chỉ cắt những mẩu thịt thừa, dị tật trên cơ thể ấy mà thôi.
Thế nhưng điều này không phải lúc nào cũng được các cộng tác viên của báo
đồng tình. Cộng tác viên có bài viết trên báo là chuyên viên, có những hiểu biết
sâu về ngành của mình và các bài viết xuất phát từ ưu thế ấy nhiều khi được
chuyển tải bằng những ngôn ngữ có tính bác học, phù hợp với các nhà nghiên
cứu. Nhưng khổ nổi, tờ báo lại có yêu cầu là làm sao để đại bộ phận độc giả của
mình hiểu được những kiến thức uyên thâm ấy bằng một thứ ngôn ngữ đời
thường dễ hiểu, đó là ngôn ngữ của báo chí. Cho nên tìm được một chuyên viên,
một học giả, một nhà văn viết báo giỏi là điều rất quý đối với một tờ báo bình
thường. Nếu không được như vậy, thì công việc của ngườii biên tập sẽ rất nặng

nề để tranh thủ được sự vừa lòng cả hai phía tác giả và người đọc.
Tính tự ái của một số người viết không chuyên cũng làm cho việc sửa bài thành
khó khăn thêm. Một số người đôi khi cho rằng “mỗi chữ của mình là một hạt
ngọc” nên không dễ dàng đón nhận những sửa đổi. Họ có thể bất bình khi bài
chỉ bị sửa một vài chữ cho dễ hiểu hơn. Thậm chí có người không ngại đặt bút
lưu ý tòa soạn “Không được sửa”. Gặp những tác giả như vậy đôi khi tòa soạn
khó xử lý. Thế nhưng cách hay nhất là phải thuyết phục người viết và nếu họ
vẫn không đồng ý thì lần sau nên từ chối bài viết của họ một cách xót xa. Cũng
có khi vị nể cá nhân, nhiều báo ngại sửa bài vì không muốn làm phật lòng tác
giả. Họ cũng ngại tác giả bất bình sẽ ngưng gửi bài viết cho báo, quan hệ giữa
cộng tác viên và tờ báo sứt mẻ là điều không bên nào muốn. Trong những
8


trường hợp này quả thật người biên tập lâm vào cảnh “làm dâu trăm họ”.
Có luận cứ cho rằng: “Người viết bài có ký tên thì chịu trách nhiệm về bài viết
của họ, về dữ kiện và chi tiết. Nếu thấy có điều gì sai thì tòa soạn trao đổi với tác
giả. Họ đồng ý thì sửa, nếu họ không chịu thì cứ cho đăng. Có sửa chỉ sửa lỗi
chính tả, dấu chấm, phẩy mà thôi”. Nhưng hậu quả là nếu bài viết kém chất
lượng và sai sót thì trách nhiệm trước tiên thuộc về tòa soạn chứ không phải tác
giả.
Báo chí của chúng ta thỉnh thoảng có những sai lầm cười ra nước mắt.
Chẳng hạn như vào năm 1994, nhân Cúp bóng đá thế giới diễn ra ở Mỹ, một tờ
báo đã có bài phỏng vấn thủ môn Lev Yasin của Liên Xô dự báo đội nào sẽ đoạt
cúp vô địch, về tình hình bóng đá khu vực hiện nay, về ai sẽ là vua phá lưới, thủ
môn nào hay nhất. Điều đáng nói là Lev Yasin đã chết gần mười năm trước đó
và người ta vẫn không thể nào hiểu được tại sao phóng viên có thể hư cấu một
bài viết như thế! Còn với biên tập viên, nếu anh ta am hiểu về lĩnh vực bóng đá
thì sai lầm này đã không xảy ra.
Một lần khác, có phóng viên tường thuật một trận cầu giao hữu tại

Malaysia giữa đội bóng Tổng cục đường sắt Việt Nam và một đội bạn. Bài báo
tường thuật diễn biến của trận đấu theo đó thì đội bóng Đường sắt thắng 3-1,
trong khi một ngày sau tin tức cho biết đội này đã thua 1-3. Nếu chỉ là sự nhầm
lẫn tỉ số thì còn dễ hiểu vì do thông tin vội vàng, nhưng việc mô tả diễn tiến trận
đấu với “những bàn thắng đẹp mắt của đội Việt Nam” và “khán giả vui mừng hò
reo trước chiến thắng của Việt Nam” ... thì quả thật là không hiểu được. Tất
nhiên là tòa soạn phải xin lỗi độc giả về cách làm việc của phóng viên!
Tin cậy vào phóng viên là điều dễ hiểu bởi không tin người của mình thì còn
biết tin ai. Nhưng đôi khi sự tin cậy tuyệt đối cũng bị trả giá nặng nề.
Báo chí nước ngoài cũng có những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, như trường
hợp Washington Post của Mỹ, một tờ báo có đến 600 phóng viên và biên tập
viên. Vụ sai lầm nghiêm trọng làm báo này nhức đầu nhất xảy ra vào năm 1981.
Theo một bài viết của biên tập viên báo này, thì tiếng tăm lẫy lừng của tờ báo
9


sau vụ Watergate – khiến Tổng thống Mỹ Nixon phải từ chức – đã bị hoen ố vì
người nữ phóng viên 26 tuổi tên Janet Cooke. Dưới tựa đề: “Jimmy’s World”
đăng trên trang nhất trong số báo ra ngày chủ nhật 28/9/1980, Janet Cooke đã
viết bài về một cậu bé tám tuổi ghiền bạch phiến vì mẹ và bố dượng chỉ dạy cho
cách dùng ma túy. Tác giả không nêu tên thật của em, viện lẽ vì lý do an toàn
của bé. Nêu lên một thảm trạng của thiếu nhi ở thủ đô nước Mỹ, bài báo đã gây
xúc động mạnh ở địa phương. Gần bảy tháng sau, bài báo trúng giải thưởng
Pulitzer, một giải thưởng lớn của Mỹ. Janet Cooke vụt sáng trong làng báo. Tin
cô trúng giải được đi liền với vài nét sơ lược về tiểu sử, trong đó cô khai tốt
nghiệp Đại học Vassar và có bằng cao học ở Đại học Toledo. Ban giám đốc
trường Vassar xem hồ sơ của cô trước khi quyết định bày tỏ một sự hãnh diện về
người sinh viên xuất thân từ ngôi trường của mình, nhưng khám phá thấy cô có
ghi danh học, chứ không tốt nghiệp. Họ liền thông báo cho chủ bút Washington
Post. Cùng lúc đó, tổng biên tập tờ báo được Hãng thông tấn AP cho biết phóng

viên của hãng ở Ohio được biết là Janet Cooke không có bằng cao học. Ngôi sao
mới ló bị mây mù, giông tố che lấp ngay. Bị cấp lãnh đạo cật vấn về sự thiếu
trung thực hơn mười tiếng đồng hồ, Janet mới chịu thú nhận ngay cả chuyện bé
Jimmy cũng chỉ là tổng hợp những chi tiết nghe được của nhiều vụ ghiền ma
túy, chứ không có Jim nào bằng xương bằng thịt cả. Báo Washington Post phải
tuyên bố hoàn lại giải thưởng và cáo lỗi cùng độc giả. Đâu phải chỉ biên tập
viên, cả một tờ báo đã bị đánh lừa!
Tóm lại, để bài báo hoàn chỉnh hơn thì công việc biên tập trong
thực tế phải khởi đầu ngay do chính tác giả. Người viết, nếu được trau giồi kỹ
năng sẽ biết những nguyên tắc căn bản về sửa bài để tránh bớt những lỗi lầm, sơ
hở, cũng như để hoàn thiện cách sử dụng từ ngữ và lối hành văn; khi thấy có
điều gì nghi ngờ thì tra cứu, kiểm chứng. Người viết báo nếu cẩu thả hoặc thiếu
trung thực với chính mình, tất khó tránh khỏi lỗi lầm. Việc người khác sửa bài
chỉ là giai đoạn chót để giảm bớt sai sót mà người viết vô tình không biết.
Bài viết của những nhà báo thận trọng và có lương tâm, sau khi qua tay người
biên tập giỏi, có khả năng sẽ tăng thêm hiệu ứng xã hội, tờ báo có những bài viết
10


đó cũng tạo thêm được uy tín với độc giả. Vai trò của biên tập là không thể thiếu
ở bất cứ tòa soạn báo nào, thế mà – như đã nói từ đầu – họ chỉ là những con
người thầm lặng và vô danh. Chắc hẳn bạn đọc cũng phần nào chia sớt những
nỗi nhọc nhằn và bạc bẽo trong công việc của họ?
3.2. Những tố chất cần có của người biên tập viên
Trong bất cứmọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, HồChí
Minh luôn cho rằng người cán bộmuốn hoàn thành nhiệm vụ được giao phải
luôn trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Đối với những biên
tập viên báo chí thì việc rèn luyện phẩm chất và năng lực có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Để trở thành những biên tập viên thực thụ thì những người làm công
tác biên tập cần phải trau dồi những tố chất cơ bản sau:

Tự tin. Biên tập viên tin vào trí thông minh, trình độ hiểu biết và khả năng
viết lách của mình. Họ nắm vững bút pháp của tờ báo cũng như khả năng sản
xuất và đường lối của tờ báo. Họ hiểu và sử dụng tốt hệ thống mạng tin học nội
bộ cho công việc của mình.
Khách quan. Biên tập viên không chủ quan. Họ cũng không thể ưu ái
phóng viên này hơn phóng viên kia trong công việc.
Cẩn thận. Biên tập viên phải chú ý tới bạn đọc và tính cách của tờ báo.
Việc trình bày, chọn bài, ảnh và tít phải hòa hợp với nhau để củng cố hình ảnh
của tờ báo.
Thông minh. Biên tập viên phải có kiến thức nền rộng để biết bài viết sai
hay viết đúng.
Luôn đặt câu hỏi. Biên tập viên phải thắc mắc đủ thứ. Họ biết nếu mình
nghi ngờ thì bạn đọc cũng sẽ như vậy.
Ngoại giao. Biên tập là nghề luôn đụng chạm. Người làm nghề này phải
tìm cách giảm thiểu sự căng thẳng không thể tránh được giữa người biên tập và
người viết.
11


Khả năng viết lách. Biên tập viên phải viết báo giỏi hơn phóng viên.
Óc khôi hài. Người biên tập phải biết cười trước những sự vô lý trong
nghề nghiệp như bài viết tồi mà vẫn phải sửa để đăng báo.
Hiểu độc giả, biết tin tức, rành ngôn ngữ
Đáp ứng nhu cầu độc giả là một mục tiêu tốt. Không thể bán báo nếu
không có độc giả. Tuy nhiên, nhiệm vụ của biên tập viên không chỉ có thế.
Ông Võ Như Lanh là một trong số các tổng biên tập biết rõ tầm quan
trọng của việc hiểu độc giả. Ông buộc các nhà báo trong tòa soạn Thời báo Kinh
tế Sài Gòn phải luôn chú ý đến độc giả. Ông hay nói: phải đặt vấn đề dưới góc
cạnh người đọc; đừng xa rời người đọc. Vì lẽ đó, tờ báo thường tổ chức lấy ý
kiến bạn đọc nói chung cũng như của bạn đọc - doanh nhân nói riêng. Cách đây

không lâu, phần lớn các lãnh đạo báo chí đều đánh giá cao biên tập viên rành tin
tức hơn biên tập viên hiểu độc giả. Ngày nay, cả hai tố chất này hầu như không
tách rời nhau. Mà hiểu độc giả lại có phần trội hơn. Ngày xưa, hầu hết các biên
tập viên đều tin mình hiểu những gì bạn đọc muốn. Ngày nay, nhiều người trong
số họ thấy rằng không phải như vậy. Mỗi biên tập viên đều phải tìm cách hiểu
những gì độc giả muốn.
Nhưng nếu bạn là biên tập viên, bạn phải đáp ứng nhu cầu của người đọc
đến mức nào là vừa? Nếu độc giả chỉ muốn tin đồn, tin giật gân, máu đổ, người
chết, bạn có đáp ứng không? Nếu họ không quan tâm đến các hoạt động văn hóa
kiểu như hòa nhạc thính phòng, bạn có cho ngưng thực hiện bài về các hoạt
động này? Cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp tục.
Không cần phải nhìn xa để hiểu tại sao cây bút nào cũng phải hướng tới
độc giả. Xung quanh bạn đọc, các nguồn thông tin ngồn ngộn ra đấy, chèo kéo
họ. Nào là truyền hình, phát thanh, Internet, báo ngày, báo tuần của thành phố,
tỉnh, của cả nước. Rồi báo nội bộ, tạp chí đủ loại. Như vậy, đối với các nhà báo
viết, có một thực tế cần phải đương đầu: phần lớn độc giả không tìm đến tờ báo,
12


xem tờ báo như nguồn cung cấp thông tin ban đầu nữa. Người đọc báo đang sử
dụng nhiều nguồn để hình thành cách nhìn về thế giới xung quanh.
Trang chủ VNExpress, chẳng hạn, ngày càng được nhiều người tìm xem.
Bởi lẽ bài vở ở đây ngắn gọn, tính tổng hợp cao hơn so với bài của các tờ báo
viết, tuy rằng phần lớn được lấy và viết lại từ các báo viết (và hay ...sai tiếng
Việt). Theo ông Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê Liên Hiệp Quốc, đây là
một nguồn tin rất được người Việt ở nước ngoài ưa chuộng.
Đứng trước xu hướng nói trên, các báo đã tìm cách đổi mới. Một số tờ
chạy tít ngắn và lớn hơn trước. Cách trình bày cũng thay đổi. Báo có thêm màu.
Báo còn đăng bài ngắn hơn với hình ảnh, bảng biểu và các mẫu đóng khung nêu
các sự kiện chính nhằm thu hút những người chỉ muốn đọc lướt. Các thủ thuật

trên được gọi là điểm dẫn nhập - points of entry, mà chúng ta sẽ th́m hiểu sau.
Nội dung các tờ báo cũng không giống trước và hàng năm đều được cải
tiến. Áp dụng nguyên tắc thông tin cận kề, một số báo đã có trang dành cho tin
tức địa phương như tờ Lao Động, trụ sở chính ở Hà Nội, chẳng hạn, có trang
“Thông tin TP Hồ Chí Minh”. Về cải tiến, đây là một thí dụ: kể từ 2-1-2006, tờ
Tuổi Trẻ đã gom các thông tin cần biết như giá vàng, ngoại tệ, thời tiết ... đăng
rải rác trong các trang báo khác nhau của tờ báo vào một chuyên trang gọi là
chuyên trang 24 giờ. Chuyên trang này có thêm các thông tin cần biết khác như
thông báo của các cơ quan chức năng và các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn tiêu
dùng và cả các mẩu quảng cáo. Hãy quay lại với chuyện đời xưa (mà vẫn có thể
áp dụng cho đời nay) một chút. Ông Joseph Pulitzer, người chủ báo rất có ảnh
hưởng trong thế kỷ 19 ở Mỹ, hay đi xuống đường sau khi báo ra khỏi xưởng in.
Ông thường nhìn qua vai những người ngoài phố để xem họ đọc bài gì. Ông
biết, nếu chỉ đọc kỹ thuật viết từ sách giáo khoa không thôi, thì chưa đủ để vươn
tới độc giả một cách thành công.
Nhưng nhiều biên tập viên lại suy nghĩ đơn giản: độc giả cũng giống như
mình thôi. Những gì mình quan tâm, họ cũng quan tâm. Sự thật có phải thế
13


không? Chưa chắc. Vậy nếu là biên tập viên, bạn nên làm gì? Bạn có thể bắt
chước Pulitzer: rời tòa soạn và đi rảo quanh địa bàn hoạt động của tờ báo. Đây là
cách thức đơn giản nhất để hiểu độc giả. Đương nhiên, khi đi, bạn phải mở to
mắt, vểnh cao tai, mũi phải phập phồng. Điều gì đã thay đổi? Có gì đáng ngạc
nhiên, có gì gây mâu thuẫn, lạ kỳ? Người ta đang bàn tán về điều gì? Như vậy,
bạn phải vào nhà hàng cũng như quán cà phê bình dân và ngồi hớt tóc ngoài lề
đường để nghe ngóng. Hoặc ghé các sạp báo hỏi han người chủ sạp về những gì
người mua báo quan tâm. Đó cũng là một phần trong nhiệm vụ của biên tập
viên.
Bạn còn phải xem truyền hình, nghe đài, lướt Internet và đọc báo; không

chỉ đọc bài mà cả quảng cáo và thư bạn đọc. Các mối quan tâm của độc giả
thường được thể hiện qua trang bạn đọc. Biên tập viên nào không được nhận
điện thoại hoặc thư điện tử hoặc thư qua bưu điện của bạn đọc thì nên hỏi người
thường nhận được để biết về độc giả. Trong tòa soạn của một số tờ báo Pháp
hoặc Mỹ như Le Monde, The New York Times, The Washington Post có cả một
nhà báo đóng vai đại diện cho bạn đọc (tiếng Pháp: médiateur; tiếng Anh:
ombudsman). Người này viết các báo cáo phổ biến nội bộ về độc giả, trong đó
có nêu lên các mối quan tâm của họ. Các báo Việt Nam chưa có người phụ trách
riêng công việc này. Nhưng đến một ngày nào đó hẳn phải có. Biên tập viên
cũng phải đi dự các cuộc họp đoàn thể, tiếp tân và các buổi tiếp xúc với bạn đọc.
Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn hay đề nghị các thư ký tòa soạn phải
chơi với giới làm ăn để hiểu rõ hơn đối tượng phục vụ chính của tờ báo. Có lần
ông nói với họ: “Các anh phải cho tôi biết sau giờ làm việc các anh chơi với ai,
có đi nhậu với doanh nhân hay không”.
Tuy nhiên, không có sự nghe ngóng nào lại có thể cung cấp thông tin về
những người không đọc báo. Tại sao họ không đọc báo mình? Cái gì có thể lôi
kéo họ đọc? Chỉ có thể trả lời cho các câu hỏi này bằng các cuộc thăm dò ý
kiến . Báo giới Pháp, Mỹ sử dụng hai kiểu nghiên cứu: nghiên cứu cấp quốc gia
do các hiệp hội báo chí hoặc các cơ quan nghiên cứu tiến hành; và nghiên cứu
14


do từng tờ báo thực hiện. Tại Việt Nam, không có nghiên cứu quốc gia; còn
nghiên cứu riêng thì cũng chỉ có một số tờ báo thực hiện, nhưng thường không
đầy đủ. Dường như không có tờ báo nào hỏi ý kiến người không đọc báo mình
(tại sao anh, chị lại không quan tâm đến báo chúng tôi?) .
Nhu cầu của độc giả cũng luôn thay đổi. Có lúc sự thay đổi thật rõ ràng.
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, không báo nào ở TP.HCM có mục hướng dẫn
tiêu dùng. Ngày nay, hầu như tờ nào cũng lập ra mục này; thậm chí có cả một tờ
báo tuần chuyên hỗ trợ cho người tiêu dùng là Sài Gòn Tiếp Thị (xuất hiện từ

năm 1994).
Dẫu vậy, các quyết định phức tạp hơn về tin tức lại do biên tập viên đưa
ra, dựa trên kinh nghiệm. Nhu cầu của bạn đọc chỉ là một khía cạnh - tuy quan
trọng - mà biên tập viên cần xem xét khi quyết định đăng bài. Học nghề biên
tập, bạn đừng xem nhẹ các yếu tố truyền thống quy định tin tức.
Một biên tập viên cũng cần phải có những yêu cầu về phẩm chất như sau:
Phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất văn hóa. Ngoài trình độ lí
luận cơ bản, đào tạo chuyên ngành bài bản, tầm nhìn tri thức rộng, tri thức cơ
bản về ngôn ngữ chuyên sâu, còn phải bao gồm cả phương pháp tư duy tốt, và
phương pháp học tập khoa học…. Ngoài ra biên tập viên phải có khả năng thao
tác kĩ thuật hiện đại…để có thể đừng vững trong thời đại mở này.
3.3. Biên tập viên không chỉ là người có tài mà còn phải có đạo đức nghề
nghiệp.
Cơ sở của đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội. Tính chất của đạo đức
nghề nghiệp tương đồng, tỉ lệ thuận với tính chất của đạo đức xã hội, theo đó
đạo đức nghề nghiệp vừa thể hiện là một phần của đạo đức xã hội, vừa phản ánh
đạo đức xã hội”. Bàn về lao động biên tập, PGS, TS. Trần Văn Hải nêu 3 đặc
trưng đó là: Tính lựa chọn: Biên tập là việc lựa chọn tác phẩm tinh thần để đáp
ứng nhu cầu truyền bá và tiếp nhận văn hóa của xã hội; Tính gia công: Người
biên tập không phải tạo ra tác phẩm mới mà thực chất là người gia công các sản
15


phẩm do người khác tạo ra. Tính gia công đòi hỏi biên tập viên phải có tay nghề
cao cường, bởi họ có thể gia công cho tác phẩm hoàn thiện, hoàn mĩ hơn nhưng
cũng có thể biến chúng thành phế phẩm bởi những sửa chữa vụng về.
Người biên tập phải luôn đặt lợi ích văn hoá xã hội, lợi ích bạn đọc lên
hàng đầu; Trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật là chuẩn mực quan trọng
trong đạo đức nghề nghiệp; Tôn trọng, hết lòng vì tác giả, luôn bảo vệ lợi ích
cho tác giả; Người làm biên tập phải luôn có ý thức cầu thị, có kiến thức sâu

rộng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, học tập suốt đời để làm giàu trí tuệ và
hoàn thiện nhân cách của bản thân. Chỉ có như vậy thì mới tạo ra độ tin cậy của
thông tin trên báo chí, đồng thời thu hút được đông đảo công chúng quan tâm và
đón đọc, tạo uy tín cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên cũng như cơ quan báo
chí.
Một trong những nghịch lý của công việc biên tập là vấn đề trách nhiệm. Về mặt
luật pháp, biên tập viên (BTV) không chịu trách nhiệm về nội dung của sản
phẩm in. Trách nhiệm ở đây, trước hết thuộc về tác giả, và ở một mức độ nhỏ
hơn, nhiều khi chỉ mang tính gián tiếp, thuộc về nhà xuất bản. Tuy nhiên, chính
sự khác biệt giữa một BTV trung bình và một BTV giỏi là ở chỗ BTV giỏi nhất
định cần phải có sự can thiệp về nội dung bản thảo và như thế, vẫn có trách
nhiệm ở một dạng nào đó khi tác phẩm được in.
4. Thực trạng của" nghề" biên tập báo chí hiện nay.
Rõ ràng, vấn đề tiêu chuẩn biên tập viên, chất lượng đội ngũ biên tập viên
của các nhà xuất bản hiện nay đang là vấn đề phải bàn luận.
Nghề biên tập chính là nghề làm đẹp cho tác phẩm, cho “tòa lâu đài trí
tuệ” mà tác giả dày công xây dựng.Tính môi giới trung gian: Trong hoạt động
xuất bản, biên tập là khâu trung gian nối liền hoạt động sản xuất tinh thần với
hoạt động sản xuất vật chất Trong thực hiện chức năng truyền thông, biên tập
chính là chiếc cầu nối giữa tác giả và bạn đọc. Tuy nhiên trong thời đại xã hội
hoá hiện nay, một số tờ báo đã xuất hiện những biểu hiện của thương mại hoá,
16


theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, khuynh hướng thương mại hóa của một
số cơ quan báo chí vẫn diễn ra thật phức tạp. Với sự trợ giúp của kỹ thuật điện
tử, phương tiện truyền thông trở nên gần như không bị giới hạn. Trào lưu hội
nhập và toàn cầu hoá dẫn đến áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan
truyền thông, không chỉ với nước ngoài mà ngay cả trong nước. Các phương
tiện truyền thông cổ điển đánh mất đi vị thế độc quyền trong xã hội. Người

phóng viên không còn là "người gác cổng" nữa, sản phẩm của họ trở thành một
phần nhỏ trong khối tư liệu đồ sộ được thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
Phương tiện truyền thông trong nền kinh tế thị trường nói chung xuất hiện nhiều
loại tư liệu mang tính chất tiếp thị, quảng cáo,... điều đó làm cho độ tin cậy đối
với báo chí không có khả năng tăng lên, và những người làm công việc cầu nối
giữa tác giả và công chúng cũng bị tri phối theo.
Trong nhiều văn bản khác nhau, các biên tập viên cũng cho rằng, khi họ
thu gọn vấn đề đạo đức báo chí vào trong phạm vi kỹ thuật nghề nghiệp giống
như phương pháp săn tin nhất định hay là vấn đề pháp luật và vấn đề thị trường.
Đối với họ, vấn đề đạo đức trong ngày thường khá cụ thể. Cho nên họ không
phải suy nghĩ nhiều lắm về trách nhiệm xã hội chung- hoặc là họ không nhìn
nhận chúng như là một vấn đề đặc biệt thuộc nghề nghiệp, vì họ quan niệm rằng,
đạo đức lao động là chuẩn mực chung cho mọi người, không riêng gì nhà báo,
mặc dù nhà báo gặp nhiều tình huống phải ứng xử dựa trên nguyên tắc đạo đức
nhiều hơn những nghề khác. Do vậy, họ thường không chú trọng vào sự đúng sai
của bài báo miễn là có bài để đăng và vì thế nên trên báo trí thường tồn tại
những lỗi về việc: Thông tin sai sự thật, Thông tin méo mó (sai một phần),
Không quan tâm đến hậu quả của thông tin, ứng xử nhẫn tâm, đưa tin không
khách quan vì mục đích vụ lợi hay vì năng lực chuyên môn kém, khuynh hướng
thương mại hoá báo chí, đạo nhái, xào các bài báo.
Ví dụ như: Mới đây, một tờ báo điện tử, Trí Thức Trẻ, vừa nhận quyết
định đình bản ba tháng và bị phạt 207 triệu đồng vì đăng bài nói về phụ nữ miền
Tây "gây bức xúc cho dư luận". Hôm 12/8, báo này đăng bài có tựa đề "Gái
17


miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ" của một tác giả ẩn danh. Bài báo bình
luận về các cô gái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: "Về độ “ngon”, độ
“ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây.
Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu

dốt” vô đối".
Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp cụ thể về đào tạo
biên tập viên chuyên nghiệp cho các toà soạn báo về cả năng lực và đạo đức.
Cần năng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng và sựu nhạy
bén cho các biên tập viên . Khả năng tiếp cập và sử dụng những phương tiện
thông tin hiện đại là rất cần thiết và cần được quan tâm hàng đầu. Các toà soạn
báo cũng cần phải có sự quản lý khắt khe hơn về năng lực và trình độ chuyên
môn của các biên tập viên để đảm bảo cho việc biên tập và đưa thông tin một
cách chính xác và đáng tin cậy.
Kết luận: Năng lực và phẩm chất đạo đức là hai yếu tố không thể thiếu
của mỗi người biên tập viên báo chí. Hai yếu tố này luôn song hành cùng nhau,
bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để người biên tập phát huy năng lực và sở
trường của bản thân.

18


III. Bài tập thực hành: Biên tập một văn bản báo chí.
Câu 2.

Biên tập bài “Người con nổi danh” của Hãnh Duy Lư.

a. Nhận xét tổng hợp
- Nội dung chủ yếu: Kể lại câu chuyện về quá trình trưởng thành và con
đường đến với nghiệp võ thuật của võ sỹ karatedo Vũ Quốc Huy.
- Tư tưởng chủ đề: Ca ngợi niềm đam mê võ thuật và những thành công
của võ sỹ karatedo Vũ Quốc Huy.
- Đánh giá tư tưởng chủ đề: tốt
- Ưu điểm: Thể hiện rõ và làm nổi bật được nội dung tư tưởng của tác
phẩm, có dẫn chứng cụ thể và thuyết phục

- khuyết điểm: Nhiều câu không rõ ý, sai ngữ pháp nhiều. Có nhiều chi
tiết thừa và nội dung tác phẩm vẫn chưa sâu, diễn đạt còn bị lan man.
- Kết luận của biên tập: cho in
b. Sửa bản thảo
NGƯỜI CON NỔI DANH

HÃNH DUY LƯ
Cứ mỗi lần nhắc đến đến Vũ Quốc
Huy ,võ sỹ Karatedo, cả hai ông huấn luyện
viên Đoàn Đình Long trước đây và Lê Công
hiện nay đều có cùng chung nhận xét : Một
chàng trai tài hoa, thông minh và có độ chai
lỳ trong thi đấu cao. Em nổi tiếng nhiều mặt,
chẳng hạn đến xin tập tại câu lạc bộ Đống Đa
lúc đó còn quá nhỏ, thầy không dám nhận.
19


Nhưng rồi ngày ngày vẫn thấy cậu bé tới
ngắm nghía tìm hiểu một cách khác thường.
Sự đam mê võ của em đã được ông chủ
nhiệm câu lạc bộ nhận vào, theo đơn xin học
khai là mười tuổi; Mới chỉ vài chục buổi tập,
năng khiếu võ thuật đã lộ rõ, ít nói và tiết
kiệm cả nụ cười, nhưng chăm chỉ tập luyện,
tiến bộ nhanh được thầy yêu bạn mến.
Năm 1995, vào câu lạc bộ Công
an nhân dân. Chỉ một năm sau được gọi vào
đội tuyển trẻ, rồi đội tuyển Quốc gia. năm từ
1998 đến năm 2002 tham dự giải Kararedo

vô địch toàn quốc, năm nào Quốc Huy cũng
giành được chức vô địch. Đặc biệt, thi đấu tại
Sea Games 20 đoạt HC bạc và rất nhiều tấm
huy chương vàng ở các giải quốc tế mở rộng
nữa. Với những thành tích xứng đáng ấy
Quốc Huy luôn được coi là niềm tự hào của
“làng võ” Karatedo nhà nước.
Vũ Quốc Huy sinh ngày
29/1/1997 trong một gia đình ở phố Cao Bá
Quát, ông bố là nhà giáo Vũ Hồng Phát,
giảng viên trường Cao đẳng Kiến trúc. Bà
mẹ là Đỗ Thị Thu Thủy giáo viên trường
Trung cấp thương mại du lịch. Bố mẹ rất
quan tâm chăm sóc tới các con về mọi mặt :
giáo dục nhân cách, theo dõi việc học văn
hóa và rèn luyện thân thể mong sao các con
khôn lớn trưởng thành một cách toàn diện.
20


Khi biết cậu con trai lớn Vũ Tuấn Tài muốn
học võ thuật là ông bà ủng hộ ngay. Có thầy
giỏi lại tận tình chỉ bảo nên năm 1994 thi đấu
lần đầu giải toàn quốc Tuấn Tài được HC
vàng, 3 năm sau đoạt HC vàng giải đồng đội
Karatedo sau đó đi học liền 2 trường đại học
Ngoại ngữ và Ngân hàng.
Khác hẳn với hai cậu em trai
mình, Vũ Thu Hồng sau khi tốt nghiệp đại
học Ngoại ngữ với hai ngành : Anh văn và

Nga văn mới đi tập võ, lúc đầu cũng chỉ nghĩ
đơn giản : tập cho khỏe thôi, ai ngờ càng tập
càng ham thế là trở thành võ sỹ cấp kiện
tướng suốt từ năm 1995 đến 1997 lại đi học
Phân viện Báo chí và tuyên truyền, bận rộn
với công việc biên tập, biên dịch nhưng có
những trận đấu võ ít khi vắng mặt Thủy cho
biết đến để cổ vũ, đến xem để nhớ lại thời
làm vận động viên. Thu Hồng kể chuyện về
người em út Quốc Huy : “Em say với những
bài tập võ nhưng không quên tự giác ngồi
vào góc học tập làm hết các bài tập toán,
những bài học trong ngày, nhiều lúc thấy em
ngồi suy ngẫm lại nhưng việc mình đã làm
xem còn sót gì không? Em có tính cẩn thận
và nghiêm khắc với chính mình, với bạn thì
thân thiện và bình dị”.
Hơn 10 năm về trước Vũ Quốc
Huy còn nhỏ, ít nói, đến với câu lạc bộ với
21


biết bao cái ngỡ ngàng, còn bây giờ chàng
trai có nước da trắng, đôi mắt đen, to và
sáng, một thanh niên đẹp trai, giỏi võ được
nhiều cô gái tỏ tình mến yêu. Tự hào về đứa
cháu, bà ngoại Quốc Huy cho biết : “Cháu nó
đã có bạn gái rồi đó, cô giáo ở một trường
THCS trước đây cũng là VĐV võ thuật đấy”.
Câu chuyện về Vũ Quốc Huy và

anh chị trong một gia đình nhà giáo cũng chỉ
nêu sơ như vậy, bởi nhiều lắm, khó kể hết
được trong một bài báo ngắn, về một gia
đình có tới 3 người con, ai cũng tốt nghiệp
đại học có người có tới 3 bằng đại học. Cả 3
người đều là kiện tướng nhiều năm của thể
thao nước nhà. Đặc biệt Quốc Huy sẽ còn thể
hiện tài năng võ nghệ của mình tại Đại hội
thể thao Đông Nam Á vào tháng tới này. Ông
bà giáo Hồng Phát có thể hãnh diện về thành
quả của các con báo đáp cho cả cuộc đời cha
mẹ lo toan bằng sự trưởng thành hiếm có.

22


i



×