Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.1 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG
NINH
I- KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH .TRONG
THỜI GIAN TỚI.
Mặc dù nền kinh tế của chúng ta không trực tiếp nằm trong khủng
hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua nhưng ảnh hưởng của nó đã để lại
những hậu quả không nhỏ. Tốc độ phát triển của nền kinh tế bị chững lại; xuất
nhập khẩu giảm xút dẫn đến nhiều ngành nghề kinh tế bị khó khăn trong sản
xuất kinh doanh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp (chủ yếu là ngành Than
) đã khắc phục được một phần những khó khăn về tài chính, tiêu thụ sản phẩm
, từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ... đây là môi trường
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Quảng Ninh. Bên cạnh đó còn tông tại những khó khăn thách thức không
nhỏ cho hoạt động của chi nhánh : Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ,
dự án khả thi chưa nhiều , mức hấp thụ vốn thấp ... Việc huy động vốn chủ yếu
là trong dân cư , lãi suất cao trong khi đó lãi xuất cho vay thấp. Ngoài những
khó khăn khách quan nêu trên thì bản thân ngân hàng còn nhiều tồn tại cần
khắc phục, đó là : Sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu , trình độ năng lực của
cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nhất là năng lực
công nghệ để đổi mới sản phẩm , mở rộng thị trường , quản lý Ngân Hàng theo
đòi hỏi của pháp luậtvà thông lệ quốc tế .
Phát huy những kết quả đã đạt được, trên cơ sở định hướng và mục tiêu
phát triển Ngân Hàng Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân Hàng Việt Nam.
Đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ngân hàng
Nhà nước, khai thác và phát huy những thuận lợi cơ bản, nhận thức rõ thử
thách với truyền thống đoàn kết , sáng tạo tự tin và không chùn bước trước
mọi khó khăn. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh quyết tâm hoàn
thành nhiệm vụ năm 2001 và những năm sau với những mục tiêu sau : Tiếp


tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật Ngân Hàng Nhà nước và luật của tổ
chức tín dụng, từng bước phát triển bền vững nâng cao cạnh tranh của sản
phẩm , dịch vụ và hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo đinh hướng XHCN để phát huy vai trò của một Ngân
hàng quốc doanh , giữ vai trò chủ lực trong đầu tư và phát triển góp phần thực
hiện các chính sách tài chính tiền tệ , phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát theo đường lối của Nhà nước, hiện đại hoá
đất nước, tăng thêm thế và lực để bước vào thế kỷ 21, từng bước hội nhập với
các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể trong những năm tới toàn chi nhánh, phải đạt được mức
tăng tài sản nợ, tài sản có là 20 – 28% so với năm 2000. Tiếp tục chuyển dịch
cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn tại chỗ tăng từ 20 – 30 %, trong đó vống trong
nước là cính chiếm 70- 75%, riêng tiền gửi khách hàng chiếm 35% tổng nguồn
vốn, tỷ trọng tiền nguồn tiền gửi trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động
đạt trên 17%. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 10% – 20%, trong đó tín
dụng TM tăng 19 – 43% . Nâng dần tỷ trọng tín dụng trung , dài hạn chiếm
60% tổng dư nợ. Tăng trưởng dịch vụ từ 20 - 25%. Doanh số bảo lãnh trong kỳ
đạt 3 – 4% doanh số cho vay thương mại, trong đó mở rộng thêm các loại hình
bảo lãnh . Tổng tăng trưởng lợi nhuận tăng từ 10 – 15% .
Phấn đấu giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1%.
Công nghệ đạt mức các Ngân Hàng trong nước đã đạt được .
2- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
2.1- Những đề xuất với Nhà nước .
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách cơ chế vĩ mô và pháp luật tạo môi
trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho mọi hoạt động kinh tế nói chung , kinh
doanh Ngân Hàng nói riêng . Cần ban hành những văn bản luật và dưới luật về
cơ sở tài sản , về chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà
nước trong việc cấp chứng từ sở hữu tài sản quản lý quá trình mua bán,
chuyển nhượng và sử lý phát mại tài sản thế chấp , cầm cố, bảo lãnh , xử lý

công nợ của doanh nghiệp thua lỗ , pyhá sản, giải thể... hướng giải quyết có thể
như sau:
+ Chính phủ cần sứm thành lập một công ty (DNNN) kinh doanh mua
bán nợ , tài sản thế chấp, theo cơ chế thị trường . Công ty được cấp vốn từ
nhân sách Nhà nước , khai thác trong dân và vay của nước ngoài , đủ năng lực
tài chính cho trương trình xử lý nợ tín dụng
+ Nhà nước cần có chính sách kinh tế ổn định , tránh gây ra những đột
biến làm xuất hiện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
Ngân Hàng .
+ Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp. Quy định rõ một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
thành lập , giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và chịu trách
nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có thực tế, năng lực , trình độ của doanh
nghiệp đó.
Thu hồi có thời hạn giấy phép thành lập , giấy phép đăng ký kinh doanh
đối với các trường hợp vi phạm. Buôn lậu, làm hàng giả , lừa đảo... Buộc các
doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật kế toán , có chế độ kiểm toán
hàng năm đối với các doanh nghiệp . Chỉnh sửa ban hành một số cơ chế tín
dụng , bổ xung các điều kiện, nguyên tắc cho vay phù hợp với hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường
+ Nhà nước cần quy định rõ địa bàn được công chứng theo hộ khẩu trên
lãnh thổ để ngăn chặn và phát hiện những khách hàng lừa đảo (một tài sản
được thế chấp ở nhiều nơi)
Đối với Ngân Hàng Nhà nước , cần kết hợp với chính phủ để xây dựng
một chương trình nhằm cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng , đặc biệt là
loại yếu kém để xây dựng trong tương lai gồm có một hệ thống Ngân Hàng
Việt Nam hoạt động lành mạnh , hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong môi trường
trong nước khu vực và quốc tế .
Ngoài ra Ngân Hàng Nhà nước cần có kế hoach phối hợp với toà án
nhân dân tối cao , bộ tư pháp , bộ công an, Viện kiểm soát , tổng cục địa chính

để nghiên ứcu soạn thảo , ban hành văn bản liêu tịch nhằm hướng dẫn xử lý
kho khăn , ách tắc trong vấn để tài sản thuế chấp . Trong trường hợp một tài
sản thế chấp ở nhiều Ngân Hàng khác nhau (thế chấp trùng) mà có tranh chấp
giữa các Ngân Hàng thì phải đề nghị toà án giải quyết sớm nếu như các bên
không thoả thuận dược Ngân Hàng Nhà nước cần chấn chỉnh sữa chữa quy
chế bảo lãnh, hạn chế việc mở L/C đối với những loại hàng hoá không thiết
yếu. Rà soát các khoản bảo lãnh , đặc biệt các loại L/C chậm trả để nắm rõ thời
gian các L/C đến hạn trả, cử cán bộ giám sát, theo dõi chặt chẽ tiền bán hàng
của khách hàng mở L/C, đảm bảo thanh toán kịp thời các L/C đến hạn
Ngân Hàng Nhà nước nên cho phép các NHTM được sử dụng quỹ đặc
biệt hay quỹ dự phòng rủi ro giảm giá tài sản để bù đắp phần chênh lệch thiếu
giữa giá trị tài sản , thế chấp , cầm cố bán được so với dư nợ Ngân Hàng của
các khoản vay bị đóng băng do nguyên nhân khách quan (tài sản bị giảm giá,
hoặc tài sản không bán được do nguyên nhân khách quan...)
2.2- Đối Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
2.2.1- Các giải pháp tổng thể :
Để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng
trung, dài hạn nói riêng, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:
Tập trung chỉ đaoj việc khắc phục những tồn tại , sai phạm trong hoạt
động tín dụng như : đánh giá thực trạng nợ quá hạn và chất lượng tiền gửi
trên cơ sở tổ chức đối chiếu khách hàng vef tiền gửi và tiền vay. Phân loại nợ
quá hạn như: nợ quá hạn thông thường(dưới 6 tháng), nợ quá hạn có vấn đề
(từ 6 – 12 tháng) , nợ khó đòi (trên 12 tháng) và nợ được khoaNgân hàng Đầu
tư và phát triển Quảng Ninh . Tổ chức xử lý thích hợp , chủ động kết hợp với
các cơ quan pháp luật có biện pháp đối với các trường hợp chốn tránh , trêy ỳ
trả nợ, tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp cầm cố và thu hồi nợ
Về công tác cán bộ : Phải bố trí đủ cán bộ, cán bộ kiểm soát, cán bộ chỉ
đạo công tác tín dụng ... đảm bảo đội ngũ này có đủ năng lực, phẩm chất đạo
đức để đảm đương công việc. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

Chi nhánh phải rà soát các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín
dụng và bảo lãnh , kiểm tra việc chấp hành thể lệ tín dụng . Trong quá trình rà
soát kiểm tra cần phản ánh kịp thời với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam những vướng mắc, những điểm không còn phù hợp, kiến nghị những giải
pháp chỉnh sửa nhằm tăng công tác thẩm định, phân tích phòng ngừa rủi ro .
Đẩy mạnh tín dụng đầu tư có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn kinh
doanh , đảm bảo huy động vốn nhất là vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay
và phát triển kinh tế ; áp dung chính sách khách hàng , nâng cao chất lượng
thẩm định , phân tích tín dụng chọn lọc khách hàng tốt , dự án có hiệu quả ,
quản lý tín dụng chặt chẽ .
2.2.2- Những giải pháp cụ thể
a. Giải pháp về chiến lược khách hàng
Mục tiêu của chính sách khách hàng trong thời gian tới là tiếp tục củng
cố và phát triển những khách hàng đã có quan hệ ổn định tại chi nhánh mở
rộng và thu hút các doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn trên cơ sở ưu đãi có
phân biệt . Do đó phải thực hiện đánh giá phân loại khách hàng theo những
tiêu thức nhất định để có chính sách tín dụng phù hợp như:
Mức độ tín dụng trong quan hệ vay vốn
Sản xuất kinh doanh có lãi .
Có doanh thu hoạt động chính tại chi nhánh
Khả năng tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh
Khả năng thanh toán
Xu hướng phát triển trong tương lai
b. Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Ta có thể thấy trong hoạt động kinh doanh , rủi ro là không thể tránh
khỏi . Kinh doanh Ngân Hàng cũng như kinh doanh của doanh nghiệp đều có lỗ
có lãi , nhưng kinh doanh là kinh doanh qua tay người khác nên có độ rủi ro
rất cao.
Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân Hàng phải có những biện
pháp hữu hiệu ngăn ngừa và hẹn chế các rủi ro . Sau đây là một số giải pháp

cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh .
+ Trước đó là giải pháp đánh giá và nhận định khách hàng khi bắt đầu
có quan hệ tín dụng . Trước đây cván bộ tín dụng đánh giá chủ yếu bằng “trực
quan” , các thông tin khách hàng thường được thu thập trực tiếp , rời rạc
thiếu sự lựa chọn , không thông qua các cơ quan tư vấn có tư cách pháp nhân
đầy đủ. Như vạy , Ngân Hàng sẽ không đánh giá và nhận định khách hàng một
cách đầy đủ dẫn đến nợ qúa hạn ngày càng tăng . Vậy nên mọi thông tin của

×