Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.27 KB, 18 trang )

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập
khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công
thương Đống Đa.
3.1.1. Mục tiêu.
- Từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay xuất khẩu, coi đây là hoạt động
mũi nhọn trong năm 2002 và những năm tiếp theo, với nguyên tắc hoạt động
phải mang tính khoa học, thận trọng, bài bản và có hiệu quả. Lựa chọn điểm
đột phá là ngành hàng, gắn ngành hàng với các Tổng công ty có tiềm năng
xuất khẩu.
- Tích cực tìm hiểu (gắn xuất khẩu với nhập khẩu) có chọn lọc kỹ lưỡng
các dự án đầu tư có hiệu quả của các doanh nghiệp làm ăn có uy tín để cho
vay bằng nguồn vốn trong nước để tiếp tục hạn chế nợ quá hạn, đưa nợ quá
hạn xuống dưới 2% tránh tình trạng không thu hồi được nợ theo kế hoạch.
- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng khác phục vụ cho việc tài trợ xuất
khẩu trực tiếp như hàng xuất khẩu để trả nợ của Chính phủ, hàng đổi hàng,
nghiệp vụ mua bán nợ.
- Duy trì phát triển tốt mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng nước
ngoài để thu xếp nguồn vốn tài trợ, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng và học hỏi
kinh nghiệm về các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
- Đảm bảo đủ nội lực để tạo đà cho bước nhảy vọt của hoạt động tín dụng xuất
khẩu bên cạnh việc duy trì và phát triển hoạt động tài trợ nhập khẩu và các
dịch vụ ngân hàng quốc tế.
3.1.2. Các mặt hoạt động cụ thể
1* Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu
- Rà soát lại các Bộ, Tổng công ty đã và chưa có quan hệ tín dụng với Chi
nhánh xem xét mức độ quan hệ tín dụng của từng Tổng công ty hiện nay (với
Chi nhánh và các NHTM khác) để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch
vụ ngân hàng. Đặc biệt chú trọng các Tổng công ty có tiềm năng về xuất khẩu.
- Mở rộng tiếp thị, làm việc trực tiếp với các Tổng công ty có tiềm năng về
xuất khẩu như TCT than, TCT chè, TCT cà phê, TCT lương thực, TCT dệt may,


TCT da giầy, TCT cao su, TCT thuỷ tinh gốm sứ, TCT rau quả, TCT lâm nghiệp,
TCT chăn nuôi, TCT xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, TCT máy
và phụ tùng, TCT thiết bị ytế, TCT dược, các TCT của Bộ thuỷ sản). Cố gắng tối
đa để phục vụ nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng của các Tổng công ty
này.
Trên cơ sở ban hành Quy chế tạm thời về cho vay tài trợ hàng xuất, trước
mắt tập trung triển khai tại một số chi nhánh, địa bàn trọng điểm kết hợp với
Tổng công ty có tiềm năng xuất khẩu, trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an
toàn về vốn, mua lại được ngoại tệ, tăng số lượng giao dịch xuất khẩu qua
Ngân hàng Công thương Đống Đa, nhằm nâng cao uy tín Ngân hàng Công
thương Đống Đa trên thị trường quốc tế. Phấn đấu năm 2002 Tổng doanh số
cho vay xuất khẩu của toàn hệ thống tập trung vào 8 nhóm mặt hàng chính là
cà phê, gạo, hạt có dầu, hải sản, may mặc, giầy dép, chè, cao su….
2* Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng việc tích cực tìm kiếm, lựa chọn
khách hàng, dự án đầu tư có hiệu quả thông qua các kênh thông tin như các
ngân hàng nước ngoài có quan hệ, các chi nhánh, các Bộ, các Tổng công ty; gắn
tín dụng nhập khẩu với tín dụng xuất khẩu.
- Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay bằng đồng EURO đối với
một vài dự án.
- Đối với số dư nợ năm 2001, với phương châm tích cực phối hợp với các
chi nhánh để đảm bảo thu nợ đầy đủ, đúng hạn, giải quyết kịp thời các phát
sinh, cố gắng hạn chế tối đa nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện rút vốn theo đúng
tiến độ của dự án và trả nợ đối với các ngân hàng nước ngòi theo đúng các
hợp đồng đã kí.
- Nghiên cứu nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp để có cơ sở làm việc
với các ngân hàng nước ngoài, chủ động tìm kiếm khách hàng trong nước có
hoạt động sản xuất kinh doanh với nước ngoài để giới thiệu và hợp tác với
Ngân hàng liên doanh nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng xuất
nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng xuất
nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
Để tiếp tục phát triển một cách vững chắc và ngày càng đóng góp nhiều
hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn
rất nhiều việc cần phải làm. Và một mục tiêu quan trọng mà Ngân hàng Công
thương Đống Đa cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng
nói chung và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng của toàn hệ thống.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Công thương Đống Đa với những hiểu biết về thực trạng và
nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động này như phân tích ở trên, tôi
xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín
dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng trong những năm tới. Các giải pháp đó
bao gồm:
3.2.1. Đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn vốn cho xuất nhập khẩu
Trong những năm qua mặc dù Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực
hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên, đối với hoạt
động xuất nhập khẩu còn có một số hình thức huy động mà Ngân hàng chưa
thực sự quan tâm khai thác như:
- Tham gia đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu với các ngân hàng
nước ngoài để khai thác những nguồn vốn với chi phí thấp.
- Sử dụng hình thức tái tài trợ bằng đồng EURO của các nước theo cơ chế
Ngân hàng Công thương Đống Đa vay ngắn hạn 3 tháng hoặc 6 tháng dưới
hình thức quay vòng của các Ngân hàng nước ngoài với lãi suất ngắn hạn sau
đó cho vay lại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước với lãi suất chênh
lệch.
- Sử dụng nguồn vốn ODA tạm thời nhàn rỗi để cho vay ngắn hạn xuất
nhập khẩu.
Đây là những nguồn vốn nước ngoài rất có ý nghhĩa đối với hoạt động tín
dụng xuất nhập khẩu bởi nó gắn với hoạt động ngân hàng quốc tế và quan hệ
chặt chẽ với hoạt động tài trợ cho xuất nhập khẩu của Ngân hàng. Để khai

thác được các nguồn vốn này thì Ngân hàng cần phải:
+ Không ngừng nâng cao uy tín trong quan hệ vay trả với nước ngoài, trả
lãi và gốc đúng hạn.
+ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trên
cơ sở phát triển các mối quan hệ cũ và xúc tiến những mối quan hệ mới.
Bên cạnh khai thác các nguồn mới nói trên ngân hàng cũng cần tiếp tục
đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống trong và ngoài nước như :
nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, phát hành kì phiếu và trái phiếu,...
Ngân hàng cần bố trí một lượng vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng xuất
nhập khẩu.
3.2.2.Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
ngân hàng.
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu gắn thuộc nghiệp vụ Ngân hàng quốc
tế nên khá phức tạp và đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở
Ngân hàng Công thương Đống Đa cho thấy thường thì một cán bộ phải mất tối
thiểu hơn một năm mới có khả năng nắm và triển khai công việc của hoạt
động tín dụng xuất nhập khẩu. Để các cán bộ có thể vừa nghiên cứu vừa triển
khai công việc thì ngoài sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
và các kiến thức kinh tế liên quan họ còn phải thông thạo ngoại ngữ, vi tính. Để
nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu, việc tăng cường đào tạo nâng
cao trình độ cho cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là
Ngân hàng Công thương Đống Đa cần tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các
chương trình đào tạo về những mặt sau:
- Ngoại ngữ ngoại thương, các chương trình sử dụng vi tính liên quan đến
công việc.
- Các khoá học về qui chế, yêu cầu và hướng dẫn thực hiện hoạt động tín
dụng quốc tế.
- Các khoá học về thẩm định dự án, phân tích tín dụng, ứng dụng
Marketing vào hoạt động Ngân hàng.
- Các khoá học về qui chế tổ chức và các vấn đề liên quan đến hoạt động

thương mại, kinh tế quốc tế.
- Các vấn đề có liên quan đến đồng tài trợ, tài trợ cho dự án bằng đồng
EURO...
- Tham gia trao đổi hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu với các chuyên
gia trong lĩnh vực này của các Ngân hàng trong nước và quốc tế có
quan hệ với Ngân hàng Công thương Đống Đa. Nếu có điều kiện thì nên
cử một số cán bộ sang đào tạo ở nước ngoài.
3.2.3. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng xuất
nhập khẩu
Trong cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống
Đa,
cho vay đối với các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao. Để nâng
cao được chất lượng thì Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hoá khách hàng bởi
vì đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến khả năng phòng chống rủi ro tín
dụng . Hơn thế, đa dạng hoá khách hàng sẽ đem lại cho Ngân hàng Công
thương Đống Đa một thị trường rộng hơn trong hoạt động tín dụng và qua đó
tăng trưởng được tín dụng, nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời
đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế khác đặc biệt là
các cơ sở thu mua xuất khẩu nhỏ.
Đối với Ngân hàng Công thương Đống Đa việc đa dạng hoá khách hàng
theo thành phần kinh tế phải gắn liền với đa dạng khách hàng theo ngành
hàng. Chẳng hạn với các ngành hàng như điện tử, xe máy, ôtô... Đây là những
ngành hàng có nhiều triển vọng mà chi nhánh còn bỏ ngỏ. Trong thời gian tới
chi nhánh nên tiến hành tham gia vào các ngành hàng này.
Cùng với việc đa dạng hoá khách hàng chi nhánh cũng cần phải tiến hành
mở rộng các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu.
Những năm qua hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng đã phát
triển khá mạnh. Tuy nhiên, về hình thức còn đơn điệu, làm hạn chế khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động tài trợ xuất khẩu lại
chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến doanh số thấp, hình thức cổ điển. Vì

vậy với phương hướng lấy tín dụng xuất khẩu làm trọng tâm và kết hợp giữa
tín dụng xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất
nhập khẩu thì trong giai đoạn tới việc xem xét mở rộng các hình thức tín dụng
cho xuất khẩu cũng như nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết đối với Ngân hàng Công
thương Đống Đa .
3.2.4. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá
hạn.
Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là Ngân hàng phải củng
cố mạng lưới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao được chất
lượng của công tác thẩm định dự án. Ngân hàng cần liên hệ thường xuyên với
khách cũng như các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty..) để
có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của
khách hàng, khả năng phát triển trong tương lai của họ lấy đó là một cơ sở
quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.
Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của người
vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ
trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố
tương đương trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương
lai. Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan
chủ quản( Tổng công ty, Bộ...) hay sử dụng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, không
quá coi trọng vào tài sản thế chấp.
Tiếp đến Ngân hàng phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi
tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai
đoạn đầu như hiện nay.
Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: Ngân hàng và khách hàng phải xác
định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu được lợi nhuận từ hoạt động của khách,
tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần qui định chặt
chẽ về việc yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng để thuận lợi thu
nợ.
Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ

thông qua các dấu hiệu như: Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo
tài chính, báo các kết quả hoạt động kinh doanh; có dấu hiệu trốn tránh sự
kiểm tra của Ngân hàng ; số dư tiền mặt giảm; gia tăng bất thường về hàng
tồn kho hoặc các khoản nợ thương mại, hoàn trả nợ và lãi chậm... để chủ động
tìm biện pháp xử lí chứ không nên trông chờ vào doanh nghiệp. Cụ thể :
- Cán bộ Ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho khách hàng
trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ khách hàng của doanh nghiệp.
- Tăng thêm vốn cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: mở rộng
cho vay tín chấp. Hay là, Ngân hàng có thể cho vay thêm hợp đồng tín dụng với
khác trên cơ sở có người đứng ra bảo lãnh.
- Đề nghị doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài thông qua các hình
thức như cổ phiếu, trái phiếu.
- Đối với các khoản cho vay mà sau khi phát hiện và thực hiện các biện
pháp hỗ trợ vẫn không có tác dụng dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi khi đó
Ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp về khai thác và thanh lí.
+ Biện pháp khai thác: Ngân hàng có thể gia hạn hợp đồng tín dụng, giảm
qui mô hoàn trả trước mắt hoặc có thể dãn nợ cho các doanh nghiệp. Các hình
thức này chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh, có thu nhập có khả năng trả nợ; có ý thức trả nợ, trong quá trình vay đã
trả được một phần nợ gốc và lãi; doanh nghiệp phải có tài sản cầm cố thế chấp
dễ phát mại.

×