Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.48 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG.
I. giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương khu vực ii- hai bà
trưng.
Ngân hàng Công thương Việt nam với tên giao dịch là Industrial and
Commercial bank of Vietnam (gọi tắt là Incombank) là một trong bốn ngân
hàng thương mại quốc doanh lớn ở Việt Nam, với tổng tài sản chiếm 25% thị
phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng có mạng lưới tổ
chức rộng lớn bao gồm trụ sở chính đặt tại Hà Nội, hai Chi nhánh, một ở Hà
Nội và một ở TP. HCM, cùng với hơn 100 chi nhánh ngân hàng (68 chi nhánh
phụ thuộc và 30 chi nhánh trực thuộc) và gần 500 điểm giao dịch lớn nhỏ phân
bổ rộng khắp trong phạm vi cả nước. Trong đó, Chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực II- Hai Bà Trưng là một trong những chi nhánh hoạt động có
hiệu quả cao, có được vị trí quan trọng trong tồn hệ thống Ngân hàng Cơng
thương Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh.
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực II- Hai Bà Trưng, mà tiền thân là ngân hàng kinh tế quận Hai Bà
Trưng, gắn liền với tiến trình cải cách và đổi mới hệ thống Ngân hàng của
Ngân hàng Nhà Nước khi ban hành hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990. Ngân
hàng Công thương quận Hai Bà Trưng đã chuyển từ chi nhánh Ngân hàng nhà
nước sang trực thuộc thành phố Hà Nội. Tiếp theo đó, năm 1993, thực hiện chủ
trương đổi mới cơ cấu nhằm giảm bớt các khâu khơng cần thiết, đơn giản hố
trong hoạt động tổ chức, tăng cường quản lý tập trung và nâng cao khả năng
cạnh tranh... bằng việc xố bỏ Ngân hàng Cơng thương cấp thành phố, chỉ duy
trì Ngân hàng Cơng thương cấp quận- huyện, bỏ qua các cấp trung gian. Do
vậy, ngày 1 tháng 4 năm 1993, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt
nam đã ban hành quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
vực II- Hai Bà Trưng trực thuộc Ngân hàng Cơng thương Việt nam có trụ sở tại
306_ phố Bà Triệu, nay chuyển về 285_ phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà
Trưng, TP Hà Nội .




Sau gần mười năm hoạt động kể từ khi là Chi nhánh của Ngân hàng
Công thương Việt nam, cùng với sự trưởng thành và phát triển của Ngân hàng
Công thương Việt nam, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà
Trưng đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách nhưng với sự cố ngắng nỗ lực
cao nhất của tập thể cán bộ cơng nhân viên tồn Chi nhánh với tinh thần dám
nghĩ dám làm, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Công thương Việt
nam, đến nay Chi nhánh đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế,
đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, từng bước mở rộng mạng lưới giao
dịch, đa dạng hố các loại hình dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiền tệ Ngân hàng
và không ngừng trang bị mới cũng như bổ xung các trang thiết bị vật chất kỹ
thuật để đổi mới, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Với mục tiêu “Phục vụ tốt nhất các yêu cầu về vốn và dịch vụ Ngân hàng
của khách hàng, vì sự thành đạt của khách hàng và sự thành đạt của khách
hàng cũng chính là sự thành đạt Ngân hàng”, kết hợp với đường lối quản lý
đúng đắn cho nên chi nhánh luôn đạt được kết quả kinh doanh đáng kích lệ,
hàng năm ln có lãi và lãi năm sau ln cao hơn năm trước, đóng góp phần
lợi ích đáng kể cho Nhà nước đồng thời đời sống cán bộ công nhân viên từng
bước được cải thiện. Để đạt được kết quả như trên phần lớn là do Chi nhánh
đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức tương đối hợp lý, gọn nhẹ nhưng
vẫn đảm trách đầy đủ các chức năng nghiệp vụ phù hợp với khả năng và trình
độ quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực II- Hai Bà Trưng.
Trong thời gian qua với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Công thương
Việt Nam, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà
Trưng đã kết hợp chặt chẽ những đổi mới trong chích sách đầu tư tín dụng do
Ngân hàng Nhà nước ban hành với hoạt động cải tiến, cơ cấu lại tổ chức cho
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ chỗ chỉ có hai nơi giao dịch,

đến nay ngồi trụ sở chính tại 285 Trần Khát Chân, Chi nhánh đã mở thêm
nhiều phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm mới được phân bổ rộng khắp trên địa
bàn Quận.


Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai
Bà Trưng được thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Công thương Việt nam ban hành theo quyết định số 16/NHCT- TCCB ngày
10/1/1991; Quy chế Tổ chức hoạt động của các phịng thuộc bộ máy Ngân
hàng Cơng thương Việt nam ban hành theo quyết định số 110/NHCT- TCCB
ngày 01/4/1992 và Công văn số 318/TCCB ngày 25/5/1992 của Tổng Giám
đốc Ngân hàng Cơng thương Việt Nam, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực II- Hai Bà Trưng bao gồm: một Giám đốc, giúp việc cho Giám
đốc là ba Phó Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc được giao trách nhiệm quản lý và
điều hành một số phòng ban nhất định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Tại Chi nhánh bao gồm các phòng ban sau:
1- Phòng nguồn vốn.
2- Phòng kinh doanh.
3- Phịng tổ chức hành chính
4- Phịng kinh doanh đối ngoại.
5- Phịng thơng tin điện tốn.
6- Phịng kế tốn tài chính
7- Phịng kho quỹ
8- Phịng kiểm sốt.


ĐỒ
TỔ
CH


C
NG
ÂN

NG
Ngồi các phịng ban trên, trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân CÔ
hàng Cơng thương khu vực II- Hai Bà Trưng cịn có các phòng chuyên doanhNG
TH
khác như: Phòng kinh doanh ngoại tệ - vàng bạc; Cửa hàng kinh doanh ngoại
Ư
tệ - vàng bạc, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức mua bán ngoại tệ, Ơ
vàng bạc đáp ứng nhu cầu vàng bạc và ngoại tệ của dân cư.
NG
QU
Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng CôngẬN
HA
thương khu vực II- Hai Bà Trưng qua sơ đồ sau :
I

PHỊNG KINH
TR
DOANH
Ư
NG
TỔ
CÂN ĐỐI
TỔNG HỢP

PHỊNG KẾ
TỐN



PHỊNG KINH
DOANH ĐỐI
NGOẠi
PHỊNG
TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH

12 QUỸ
TIẾT
KIỆM

PHỊNG KIỂM
SỐT

BAN
GIÂM
ĐỐC

PHỊNG
NGUỒN VỐN

PHỊNG
T.T ĐIỆN TỐN

PHỊNG GIAO
DỊCH
CHỢ
HƠM


TỔ
NGHIỆP
VỤ
BẢO HIỂM

PHỊNG GIAO
DỊCH
TRƯƠNG
ĐỊNH
PHỊNG KHO
QUỸ

CỬA
HÀNG
KINH DOANH
phịng ban trong Chi nhánh đã được
VÀNGBẠC

Hiện nay, các
chun mơn hố hoạt
động theo chức năng nhiệm vụ cơng tác riêng của từng phịng, nhưng đều có
trách nhiệm chung là tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các chế độ thể lệ của
ngành Ngân hàng.


Tính đến thời điểm hiện nay, tồn Chi nhánh có khoảng 320 cán bộ cơng
nhân viên, trong đó 60% cán bộ cơng nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại
học. Đội ngũ cán bộ này được bố trí vào các phịng ban phù hợp với trình độ

chun mơn của từng người. Cho nên Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
vực II- Hai Bà Trưng kinh doanh liên tục đạt hiệu quả, lượng tiền gửi huy động
trong dân cư và dư nợ tín dụng ln đạt mức cao, trong nhiều năm liền luôn là
lá cờ đầu trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Việc xây dựng thành công hệ thống quản lý thống nhất với những quy
định rõ ràng khiến hoạt động của Chi nhánh được tiến hành một cách nhịp
nhàng, hiệu quả cao. Tuy nhiên, để có được một vị trí như hiện nay thì khơng
thể bỏ qua yếu tố được xem như là thế mạnh của Chi nhánh, đó là địa bàn hoạt
động khu vực Hai Bà Trưng - đây chính là một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Chi nhánh.
Thật vậy, quận Hai Bà Trưng là một trong những quận có phạm vi địa
giới tương đối lớn của thành phố Hà Nội, nơi được đánh giá là có nhiều điều
kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc mở rộng địa bàn hoạt động kinh
doanh như: Đời sống đân cư ổn định, lượng tiền nhàn dỗi trong dân lớn, lượng
khách giao dịch đông và đặc biệt là trong địa bàn Quận tập trung nhiều nhà
máy, công ty lớn (Tổng công ty dệt Việt Nam; tổng công ty giấy Việt Nam; nhà
máy đóng tàu Hà Nội ...). Tuy nhiên hầu hết các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp
trong địa bàn Quận đều trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất điều đó làm cho
hoạt động của Chi nhánh ít nhiều phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Với lợi thế so sánh về địa bàn hoạt động, đã tạo điều kiện thuận lợi để
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng mở rộng lĩnh vực
kinh doanh của mình, khơng chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho
vay truyền thống mà cịn tích cực đa dạng hố các loại hình dịch vụ Ngân hàng,
đặc biệt là các loại hình dịch vụ thanh tốn qua Ngân hàng như: Dịch vụ thanh
toán chi trả hộ, chi trả kiều hối, dịch vụ thanh tốn séc du lịch, dịch vụ chuyển
tiền... góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua.



Về cơ bản, một Ngân hàng hiện đại luôn hoạt động với ba nghiệp vụ kinh
doanh chính đó là: nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn); nghiệp vụ
tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng. Ba
nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát
triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM. Nhận thức được điều
đó, Chi nhánh đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí vươn lên, khơng
ngừng đổi mới tăng cường các biện pháp mở rộng kinh doanh với phương
châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
chính quyền địa phương cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, nên trong
thời gian qua Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng kích lệ trên các
mặt hoạt động kinh doanh Ngân hàng, cụ thể như sau:
3.1. Hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng.
Phần lớn lợi nhuận mà các NHTM thu được trong quá trình hoạt động
kinh doanh là từ việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho khách hàng. Bên
cạnh đó, hoạt động đầu tư đảm bảo cho các Ngân hàng có được một khoản thu
nhập bổ xung và phân tán được rủi ro. Ngoài hai hoạt động cơ bản trên, một
hoạt động nữa cũng góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng,
giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đồng thời tăng nguồn vốn
kinh doanh... đó là hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng.
Hiện nay, Các dịch vụ được thực hiện chủ yếu ở Chi nhánh Ngân hàng
Cơng thương khu vực II- Hai Bà Trưng gồm có :
1 1- Dịch vụ thanh toán thu-chi hộ.
2 2- Dịch vụ chuyển tiền cá nhân trong nước
1- Dịch vụ chi trả kiều hối
2- Dịch vụ thanh toán séc du lịch
3- Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn.
Trong đó:
3.1.1. Dịch vụ thanh toán thu- chi hộ.
a) Dịch vụ chi hộ:
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng là một

trong những Ngân hàng có địa bàn hoạt động thuận lợi. Trên địa bàn có nhiều
tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu tham gia giao dịch thường xuyên với Ngân
hàng, sử dụng dịch vụ Ngân hàng, trong đó đặc biệt là dịch vụ chi trả hộ.


Trong những năm qua, hoạt động thanh toán tại Chi nhánh ngày càng
được cải thiện minh chứng là thời gian thanh tốn diễn ra rất nhanh chóng,
chính xác, thủ tục thanh toán đơn giản, thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân
hàng. Do đó doanh số thanh tốn qua Chi nhánh mỗi năm một tăng, năm sau
luôn cao hơn năm trước. Ta có thể nhận thấy qua bảng sau :
Bảng1: DOANH SỐ THANH TOÁN QUA CHI NHÁNH
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 1999

228.170
405.119

Số
món
6.683
2.151

16

3.432

Uỷ nhiệm chi


32.086

Tiền mặt

Séc chuyển khoản
Séc bảo chi
Séc chuyển tiền

Tổng cộng

Số
món
6.691
2.151

Số tiền

Năm 2000
Số tiền

Năm 2001
Số món

Số tiền

305.645
529.042

6.028
2.093


268.358
522.944

18

3.714

23

4.055

5.356.040

37.159

6.501.355

38.975

8.135.698

17.501

3.205.862

41.798

3.861.856


56.248

5.792.435

58.44
5

9.198.62 87.805
3

11.201.59
4

103.36
7

14.723.4
90

Ta thấy, từ năm 1999 đến năm 2000, số món tăng là 29.360 món (tỷ lệ
tăng tương ứng là 50,23%), với số tiền tăng là 2.002.971 triệu đồng( tỷ lệ tăng
tương ứng là 21,8%). Bước sang năm 2001, số món thanh tốn qua Chi nhánh
đã đạt 103.367 món với tổng giá trị giao dịch là 14.723.490 triệu đồng, tăng
31,4% so với năm 2000 và 60,1% so với năm 1999.
Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh đã không ngừng đổi
mới cải tiến và đa dạng hố các hình thức thanh toán như: sử dụng hệ thống
thanh toán điện tử thay thế cho hệ thống thanh toán liên hàng trước kia qua
mạng vi tính cho nên cơng tác thanh tốn tại Chi nhánh ngày càng nhanh
chóng, chính xác, thu hút ngày càng đông dảo khách hàng đến với ngân hàng.
Bên cạnh những cải tiến về công nghệ ngân hàng, Chi nhánh cũng liên tục thay

đổi mức phí giao dịch sao cho phù hợp (thường là 2000 đồng với món bù trừ
và 0,1% với món đi liên hàng).
b) Dịch vụ thu hộ.


Dịch vụ thu hộ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai
Bà Trưng được thực hiện dưới hình thức chủ yếu là uỷ nhiệm thu (UNT). Ngân
hàng đứng ra thu tiền hộ khách hàng của mình tại các Ngân hàng khác thơng
qua thanh tốn bù trừ, thanh toán điện tử. Đặc biệt với các khoản nhờ thu
trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng sẽ thực hiện qua Ngân hàng
đại diện ở nước ngoài. Trong những năm ngần đây, dịch vụ này của ngân hàng
đã đem lại một khoản thu nhập đáng kể cùng với dịch vụ chi trả hộ chiếm tỷ
trọng lớn trong thu nhập của Ngân hàng. Ví dụ:
_ Tổng thu từ dịch vụ thu hộ năm 1999 là 39.413.800 VND.
_ Tổng thu từ dịch vụ thu hộ năm 2000 là 45.586.700 VND
Kết quả: thu từ dịch vụ thu hộ tăng 6.127.900 VND, tương ứng với 15,7%.
3.1.2. Dịch vụ chuyển tiền.
Dịch vụ chuyển tiền được thực hiện ở Chi nhánh dưới hai hình thức đó
là: Chuyển tiền cá nhân và chuyển tiền thanh tốn.
a) Chuyển tiền cá nhân:
Trong thời gian qua, không chỉ riêng Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực II- Hai Bà Trưng mà toàn ngành Ngân hàng đã quan tâm và thực hiện
ngày càng tốt hơn cơng tác thanh tốn nói chung và thanh tốn đối với khu
vực dân cư nói riêng, trong đó có hai hình thức chủ yếu là thanh toán chuyển
tiền cá nhân trong nước và chi trả kiều hối.
 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền cá nhân trong nước:
Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã và đang
triển khai mạnh mẽ việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đồng thời hoànthiện
dần các thể thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng, triển khai
thanh toán chuyển tiền qua mạng lưới máy vi tính, thanh tốn điện

tử nối mạng trong tồn hệ thống Ngân hàng, tổ chức thanh toán bù trừ giữa
các Ngân hàng... Nhờ đó mà số lượng khách hàng tham gia chuyển tiền qua Chi
nhánh tăng lên, đã có những món tiền chuyển lên đến vài trăm triệu đồng, điều
đó chứng tỏ dịch vụ chuyển tiền tại Chi nhánh ngày càng được khách hàng tin
tưởng và lựa chọn.
Dịch vụ chi trả kiều hối :
Dịch vụ chi trả kiều hối là một hình thức chuyển tiền cá nhân nhưng
mang tính quốc tế, đó là lượng ngoại tệ của kiều bào Việt nam hiện đang sinh



sống ở nước ngoài gửi về cho thân nhân, gia đình tại Việt nam thơng qua
mạng lưới Ngân hàng.
Trong thực tế đây không phải là một hoạt động mang nặng tính nghiệp
vụ Ngân hàng song nó lại là một mảng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh
của Ngân hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của kiều hối đối với sự
phát triển của nền kinh tế trong nước nên ngay từ những năm 1995, Chi nhánh
Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã triển khai hoạt động này.
Và bằng việc sử dụng nhiều biện pháp hợp lý như: mở rộng mối quan hệ với
các ngân hàng nước ngoài, chấp nhận chi trả các loại tiền kể cả ngoại tệ
mạnh... Chi nhánh đã liên tục nâng cao số tiền kiều hối được chi trả, ví dụ: năm
2000 doanh số thực hiện tăng 23,87% so với năm 1999...
b) Chuyển tiền thanh toán .
Xuất phát từ lợi thế so sánh của Chi nhánh đó là có nhiều nhà, máy xí
nghiệp, cơng ty đặt trụ sở hay trực tiếp tiến hành sản xuất trên địa bàn hoạt
động nên dịch vụ chuyển tiền thanh tốn tại Chi nhánh ngân hàng Cơng
thương Hai Bà Trưng có thể nói là tương đối phát triển, ln được xem là một
trong những dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao của toàn Chi nhánh. Với thời
gian, thủ tục thanh toán được rút ngắn cũng như mức phí giao dịch thấp đã
góp phần tạo điều kiện cho Chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng hơn bất

cứ một NHTM nào khác đang hoạt động trên cùng địa bàn.
Để đạt được kết quả đó, Chi nhánh đã cố ngắng rất lớn trong công tác
chi trả, đặt mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như đối với các Ngân hàng
bạn. Hiện nay, Chi nhánh đã và đang thiết lập được mối quan hệ tốt với các
ngân hàng lớn ở nước ngoài như: COMMON WEALTH BANK của Úc; CORESTATES
BANK của Mỹ; TOKAI SANK BANK của Nhật... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu
thanh toán chuyển tiền của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất – nhập
khẩu một cách nhanh nhất.
3.1.3.Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn.
Dịch vụ bảo lãnh trên thực tế đã được thực hiện từ lâu tại Chi nhánh và
do phòng kinh doanh trực tiếp quản lý. Dịch vụ này mang lại một phần lợi
nhuận không nhỏ trong tổng thu nhập của Chi nhánh và có xu hướng ngày


càng tăng lên. Hầu hết các dịch vụ bảo lãnh của Chi nhánh được cung cấp cho
những khách hàng quen biết, là những doanh nghiệp quốc doanh với mức phí
tương đối thấp khoảng 1%/ tổng trị giá hợp đồng bảo lãnh / năm.
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 thì đến ngày 31/12/2000
tồn Chi nhánh đã thực hiện được tất cả 280 hợp đồng bảo lãnh, trong đó:
_ Bảo lãnh dự thầu gồm 126 món
_ Bảo lãnh thực hiện gồm 58 món
_ Bảo lãnh bảo hành chất lượng cơng trình gồm 2 món
_ Bảo lãnh mở L/C gồm 90 món.
Có thể thấy điều này rõ hơn qua bảng chỉ tiêu sau :
Bảng 2: THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ BẢO LÃNH
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2001


(+,-) so
với năm
2000

Năm
2000

(+,-) so
với năm
1999

Năm
1999

Bảo lãnh dự thầu

2.986.371

+244.301

2.742.070

+174.432

2.567.638

Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng
Bảo lãnh thi công


6.341.483

+518.530

5.822.953

+1.164.591

4.658.362

3.747.058

-54.829

3.801.887

+345.626

3.456.261

Bảo lãnh mở L/C

9.375.392

+1.761.632

7.613.760

+1.845.760


5.768.000

Tổng

22.450.30
4

+2.469.63
4

19.980.67
0

+3.530.40
9

16.450.26
1

Qua bảng trên ta thấy, thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2001 tăng 2.469.634
nghìn đồng, tương ứng với 12,4% so với năm 2000 và tăng 6.000.043 nghìn
đồng, tương ứng 36,5% so với năm 1999. Việc tăng này chủ yếu vẫn là tăng từ
dịch vụ bảo lãnh L/C tăng 23,1% (năm 2001 so với năm 2000) còn các loại bảo
lãnh khác cũng tăng nhưng không đáng kể.
Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể khẳng định là hoạt động
cung ứng dịch Ngân hàng ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai
Bà Trưng diễn ra hết sức sơi động và có hiệu quả, góp phần mang lại lợi nhuận
đáng kể cho Chi nhánh, hơn nữa nó cũng chứng tỏ quyết tâm của Chi nhánh
trong việc cố gắng phát triển dịch vụ, phấn đấu đạt mục tiêu an toàn và hiệu

qủa trong kinh doanh.


3.2. Hoạt động huy động vốn.
Trong công tác huy động vốn, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ những
biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, lãi suất huy động
vốn không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác
hoạt động trên cùng địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ
ln có xu hướng giảm mạnh... Nhưng do thường xuyên coi trọng yếu tố chất
lượng dịch vụ và có những biện pháp kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên
nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua đều tăng đảm bảo
được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh.
Tính đến 31/12/2001:
Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.838 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm
2000 (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001).
Ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng này rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Phân theo thành phần gửi
tiền
1. Tiền gửi các tổ chức KT
2. Tiền gửi dân cư
Phân theo nội và ngoại tệ
1. Tiền gửi bằng VND
2. Tiền gửi bằng ngoại tệ

Số dư đến
31/12/20
00


% so với
31/12/
1999

Số dư đến
31/12/20
01

% so với
31/12/
2000

527
1.052

132,7
108,9

643
1.195

122,1
113,5

1.154
425

104,4
163,7


1.367
471

118,4
109,8

Qua bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng so với
năm 2000, cụ thể:
_ Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 116 tỷ, tốc độ tăng là 22,1%.
_ Tiền gửi dân cư tăng 143 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 13,5%
_ Tiền gửi bằng VND tăng 213 tỷ, tốc độ tăng là 18,45%
_ Tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 46 tỷ tương ứng 9,8%.
Hơn nữa, cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến
tích cực theo hướng vừa tăng trưởng vững chắc vừa có lợi cho kinh doanh. (Để
có thể hiểu rõ hơn vấn đề này xin mời xem phần II- Thực trạng... ).


Hiện nay, công tác quản lý tiền gửi dân cư cũng được Chi nhánh thực
hiện thường xuyên nghiêm túc thông qua cơng tác kiểm tra dưới nhiều hình
thức. Qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an tồn tuyệt đối nguồn
tiền gửi của dân cư và các chứng từ quan trọng giúp nâng cao uy tín của Chi
nhánh với khách hàng.
3.3. Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng.
Cũng như bất kỳ một NHTM nào, cơng tác đầu tư, cho vay ln giữ vai
trị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bởi vì đây là hoạt
động đem lại phần thu nhập chính cho Ngân hàng.
Trong năm vừa qua, với bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn
do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác trên cùng địa bàn, Chi nhánh
Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã đặt ra và quyết tâm

phấn đấu nhằm đạt mục tiêu: “Đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh
vững chắc”. Chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tích cực, chủ
động bám sát doanh nghiệp, phân tích kỹ những khó khăn thuận lợi và dự
đốn những vấn đề có nguy cơ xảy ra làm tổn hại đến Chi nhánh nhằm hạn chế
rủi ro đến mức thấp nhất, nhưng đồng thời vẫn tạo mọi thuận lợi cho các
doanh nghiệp tiếp cận với đồng vón của ngân hàng. Và quan trọng hơn là đồng
vốn của Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, cải
tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động... phục
vụ đúng định hướng cho sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Tính dến 31/12/2001:
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư tại Chi nhánh ngân
hàng Công thuơng khu vực II- Hai Bà Trưng là: 1.124,8 tỷ đồng, tăng 86,3% so
với cuối năm 2000. Trong đó :
_ Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 36,7%, tăng 62,2% so với năm
2000.
_ Cho vay ngoài quốc doanh chiếm 6,9%, tăng 14,9% so với năm 2000.
_ Các khoản đầu tư: 300.563 triệu đồng.
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2000; 2001).
Bảng 4: CƠ CẤU DƯ NỢ


(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1. Phân theo thành phần kinh
tế
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
2. Phân theo kỳ hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung, dài hạn
3. Phân theo nội và ngoại tệ
Cho vay bằng VNĐ
Cho vay bằng ngoại tệ
(quy đổi)

Số dư đến
31/12/20
00

% so với Số dư đến
31/12/19 31/12/20
99
01

% so với
31/12/20
00

553
49,6

148,5
121,3

749,3
57

135,4
114,9


415,9
186,7

126,5
221,2

521,7
302,5

125,4
162,2

279,1

95,7

576

206,3

323,5

266,3

248,3

76,8

Với trọng trách phục vụ kinh tế Quận là chính, cho nên phần lớn khách

hàng đến với Chi nhánh vay vốn đều là những doanh nghiệp quốc doanh đang
đóng tên địa bàn Quận. Vì vậy, qua bảng cơ cấu dư nợ ta có thể thấy, dư nợ đối
với thành phần kinh tế quốc doanh chiếm một tỷ trọng tương đối cao 93,1%
trên tổng dư nợ, trong khi đó mặc dù đã có nhiều thay đổi trong cơng tác cho
vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh song dư nợ đối với thành
phần này vẫn chỉ ở mức 6,9% tổng dư nợ. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay từ Chi nhánh hay nói cách khác là điều kiện để các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh vay được vốn từ Chi nhánh vẫn chưa thực sự hấp
dẫn. Đây là yếu tố mà trong thời gian tới Chi nhánh cần
phải quan tâm khắc phục.
Việc cho vay ưu đãi như: cho vay Sinh viên, cho vay cán bộ cơng nhân viên
khơng có bảo đảm bằng tài sản cũng được Chi nhánh triển khai thực hiện
thường xuyên và kịp thời nhằm hỗ trợ Sinh viên trong q trình học tập cũng
như cán bộ cơng nhân viên trong việc sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện đi
lại…Tính đến ngày 31/12/2001, đã có 1820 Sinh viên và 425 cán bộ công nhân
viên vay vốn, với tổng dư nợ lên tới hơn 7 tỷ đồng, tăng 54,5% so với cuối năm
2000.
Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng cũng
ln được Chi nhánh xác định là mục tiêu hàng đầu, do vậy Chi nhánh đã tích


cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, khơng ngừng
hồn thiện việc thực hiện quy trình tín dụng kết hợp nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định, bảo đảm hiệu quả các dự án cho
vay nên vốn tín dụng của Chi nhánh có hệ số an tồn khá cao.
Mới đây, để đáp ứng yêu cầu bảo toàn vốn, tránh thất thoát nguồn vốn
kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng Công thương Việt nam đã chỉ đạo cho
các Ngân hàng cấp dưới thành lập “Ban xử lý tài sản nợ tồn đọng” nhằm giải
quyết triệt để những tồn tại cũ và làm lành mạnh hoá các khoản nợ. Kết quả,
với sự cố ngắng của toàn Chi nhánh và sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Công

thương Việt Nam, Chi nhánh đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ
lệ nợ quá hạn của chi nhánh chỉ chiếm 1,36% trong tổng dư nợ và đầu tư
(Thấp hơn so với mức bình quân chung của ngành là 2% ).
Qua phân tích trên, ta thấy cơng tác huy động và sử dụng vốn của Chi
nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng trong thời gian qua
đã bước đầu đi vào thế ổn định. Chi nhánh đã tập chung mở rộng đầu tư đối
với khu vực kinh tế quốc doanh với những dự án lớn, khả thi và có hiệu quả,
chủ động tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn Ngân hàng,
tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh... góp phần thúc đẩy sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Hơn nữa Chi nhánh cũng đã và đang tích cực tìm
mọi giải pháp thích hợp nhằm đầu tư vốn cũng như cho vay đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hoá bằng việc
sử dụng đa dạng nhiều nguồn vốn như: vốn tài trợ uỷ thác, hùn vốn liên
doanh... ngày càng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của khách hàng và đảm bảo thực
hiện đầy đủ có hiệu quả chỉ tiêu mà cấp trên giao phó “Phát triển an tồn hiệu
quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước”.
3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bước vào năm 2001, năm được coi là năm bản lề của thiên niên kỷ mới,
một năm có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước, đưa
nền kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, từng bước hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Được coi là trung tâm của nền kinh tế,
là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao địi hỏi phải có những bước đi
vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống Ngân hàng nước ta nói chung và


Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng nói riêng phải
gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Chi nhánh vừa phải vươn lên để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới, vừa phải khắc phục
những tồn đọng cũ.
Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt

yếu, mặt mạnh của mình, trong những năm qua, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân
hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng ln đề ra những phương hướng
kinh doanh tích cực vừa bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng
Công thương Việt Nam, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì
vậy Chi nhánh ln được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn và
hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng tổng kết kết quả kinh doanh
sau:

Bảng 5: KẾT QUẢ KINH DOANH
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Thu nhập:
_ Thu hoạt động kinh doanh
_ Thu khác
2. Chi phí :
_ Chi hoạt động kinh doanh
_ Chi nộp thuế
_ Chi dịch vụ thanh toán
_ Chi lương nhân viên
_ Chi khác
3. Kết quả kinh doanh

Năm 1999
111.466,4
39.229,1
72.237,3
96.435,1
87.998,5
90,4
154,9

4.964,7
3.227,4
15.030,5

Năm 2000 Năm 2001
93.350,9 118.894,0
35.452,7
46.271
57.898,2
72.623
76.426,9 115.113,0
63.422,3
95.345
175,4
225,4
158,4
175,6
7.349,8
9.661,3
532,1
9.705,7
16.924,0
3.781,0


Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
vực II - Hai Bà Trưng là đơn vị làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh ln đủ để
bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập các quỹ cần thiết. Kết quả kinh
doanh năm 2000 đạt 112,8% kế hoạch và tăng 7,6% so với năm 1999, góp
phần đảm bảo thực hiện kế hoạch lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Sang

năm 2001, do thực hiện cơ chế hạch toán dự thu dự trả, thêm vào đó với đặc
điểm của Chi nhánh là nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao (khoảng
70%) trong tổng vốn huy động, nên tổng số hạch toán dự trả tăng lên 21,5 tỷ
đồng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Lợi
nhuận chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2000, nhưng xét một cách
tổng thể chỉ tiêu lợi nhuận của Chi nhánh vẫn đạt 126% so với kế hoạch được
giao.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã có sự tăng trưởng bền vững qua các năm.
Tỷ lệ thu lãi từ cho vay tăng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chi trả lãi tiền vay và
lãi tiền vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, đã chứng minh cho
sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn.
Tuy vậy, Chi nhánh vẫn cịn có những tồn tại nhất định. Cụ thể là: cơ
cấu tài sản nợ và tài sản có vẫn chưa đạt mức bính qn chung của ngành, tỷ
lệ vốn đầu tư so với tổng nguồn vốn huy động còn thấp. Sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng còn dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, việc đưa những loại
hình dịch vụ mới có cơng nghệ cao vào hoạt động vẫn còn chậm. Thêm vào đó,
các dự án vay vốn trung, dài hạn Đài Loan từ những năm trước không thu
được nợ, hàng tháng vẫn chuyển nợ quá hạn nên dư nợ quá hạn giảm chậm.
Công tác xử lý tài sản tồn đọng tuy đã thu được kết quả vượt kế hoạch, song
còn phải khắc phục nhiều khó khăn để tiếp tục giải quyết những tồn tại. Hoạt
động Marketing Ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
II. thực trạng hoạt động huy động vốn ở chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực II- Hai Bà Trưng.
Huy động vốn là một nghiệp vụ khơng thể thiếu của các NHTM vì đó là
nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Huy


động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) không phải là một nghiệp vụ độc lập mà phải
gắn liền với các nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và các nghiệp vụ cung

ứng dịch vụ Ngân hàng khác. Như vậy, công tác huy động vốn của một Ngân
hàng được đánh giá là có hiệu quả khi Ngân hàng đó ln đảm bảo cho mình
một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và
đáp ứng được nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó,
huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định
hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh
hưởng của lãi suất.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngồi cũng như các tổ
chức tài chính phi Ngân hàng như: các Cơng ty bảo hiểm… mà thậm chí là cả
Bưu Điện cũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi… hết
sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc
biệt là huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại
càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nó địi hỏi các Ngân hàng phải có những biện
pháp hữu hiệu, phù hợp mà khơng phải là những biện pháp tình thế như trước
đây đã làm. Do vậy, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà
Trưng đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển cơng tác huy động vốn
dưới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của
nguồn vốn huy động cũng như quy mô nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức
cao.
1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
vực II- Hai Bà Trưng.
Với phương châm coi hoạt động huy động nguồn vốn là khâu quan
trọng, mở đường và tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc, Chi nhánh
Ngân hàng Công Thương khu vực II - Hai Bà Trưng đã cố gắng thực hiện đa
dạng hố các hình thức huy động vốn khác nhau thơng qua việc không ngừng
mở rộng mạng lưới giao dịch cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng
dịch vụ Ngân hàng với tiêu chí “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách
hàng”. Kết quả là trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của Chi
nhánh đã bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng
trưởng với tốc độ khá cao, đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ



cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty và dân
cư trên địa bàn Quận.
Ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng này qua bảng sau:
Bảng 6: KHỐI LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm
1998

1.Tổng vốn huy động
2.Khối lượng vốn huy động
chênh lệch qua các năm
3.Tỷ lệ % năm sau so với
năm trước

1.194.306

Năm 1999
1.363.503
+169.197
114,2%

Năm
Năm
2001
2000
1.578.936 1.837.525

+215.433 +258.589
115,8%

116,4%

Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng
đều qua các năm và năm sau luôn cao hơn năm trước (xét về số tuyệt đối).
Nếu như năm 1999, tổng khối lượng vốn huy động được là 1.363.503 triệu
đồng, trong đó nguồn vốn ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chiếm khoảng 258.000 triệu
đồng, tốc độ tăng so với năm 1998 là 14,2%, thì năm 2000 là năm mà Chi
nhánh đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn. Tổng vốn huy
động được trong năm 2000 là 1.578.936 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm
1999, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đôỉ ra VNĐ chiếm
khoảng 425.000 triệu đồng, tăng 4,5% so với năm 1999. Con số này là kết quả
sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên trong tồn Chi nhánh.
Bước sang năm 2001, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng 34,8%
so với năm 1999 (tăng 474.022 triệu đồng), tăng 16,4% so với năm 2000 với số
lượng vốn tăng thêm là 258.589 triệu đồng. Nguồn vốn huy động được bằng
ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm là khoảng 471.000 triệu đồng, tăng 9,8% so
với năm 2000 (tăng lên 46.000 triệu đồng) và tăng 82,6% so với năm 1999
(tăng 213.000 triệu đồng).
Như vậy, chỉ qua số liệu thống kê của ba năm trở lại đây, ta có thể thấy
hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực IIHai Bà Trưng đạt hiệu quả tương đối cao, mức tăng trưởng nguồn vốn khá lớn
và ổn định. Sự tăng trưởng về nguồn vốn đó được biểu hiện ở cả hình thức lẫn
kỳ hạn nguồn vốn huy động hết sức phong phú và đa dạng.


1.1. Về hình thức huy động vốn:
Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà
Trưng đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn như:

_ Tiền gửi doanh nghiệp (bao gồm tiền gửi khơng hỳ hạn và tiền gửi có
kỳ hạn) .
_ Tiền gửi dân cư (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn)
_ Phát hành các công cụ nợ
_ Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
_ Các nguồn huy động khác.
Trong bốn nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt
động nhận tiền gửi dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khơng kỳ hạn
chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 65%), sau đó kế đến là nguồn tiền gửi
doanh nghiệp. Để nắm được rõ hơn về khối lượng, tỷ trọng hay nói cách khác
là cơ cấu và quy mơ của các nguồn vốn huy động trong vốn huy động nói chung
của Chi nhánh, ta có thể xem bảng sau:
Bảng 7: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Chỉ tiêu

1. TG Doanh nghiệp
2.TG dân cư
3.Phát hành công cụ
nợ
4. TG tổ chức tín dụng
5. Huy động vốn khác

Tổng

Số dư
%

Số dư
%
Số dư
%
389.890 28,6
526.735 33,4
643.216 35,0
960.343 70,5 1.052.201 66,6 1.152.186 62,7
6.045 0,4
0
0
42.123 2,3
0
7.225

0
0,5

0
0

0
0

0
0

1.363.50 100 1.578.93 100 1.837.52 100
3
6

5

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, nếu so sánh tổng nguồn vốn huy
động trong ba năm 1999, 2000 và 2001 thì quy mô vốn huy động của Chi
nhánh đã tăng lên một cách đáng kể và đó là sự tăng trưởng ở hấu hết các
nguồn huy động. Cụ thể :
Đối với tiền gửi dân cư, như đã trình bày, đây là nguồn ln chiếm giữ vị
trí số một trong tổng nguồn vốn huy động về khối lượng và tỷ trọng. Nó chiếm


khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Tuy nhiên, nếu xét về lượng tuyệt đối thì nó vẫn tăng, với số lượng tiền tăng từ
960.343 triệu đồng năm 1999 lên tới 1.125.186 triệu đồng năm 2001.
Đối với tiền gửi doanh nghiệp, nó chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn
vốn huy động và xu hướng tăng đều qua các năm cả về số tương đối và số
tuyệt đối, tăng từ 389.890 triệu đồng (chiếm 28,6%) năm 1999 lên 643.216
triệu đồng (chiếm 35%) năm 2001. Chính sự tăng trưởng với tốc độ cao của
tiền gửi doang nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ tăng về lượng
tuyệt đối mà không tăng về lượng tương đối cuả nguồn tiền gửi dân cư.
Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu), do đặc điểm
riêng của nguồn là chỉ được sử dụng khi hai nguồn huy động trên không đạt
hiệu quả hoặc khi Ngân hàng cần một khối lượng vốn lớn có tính ổn định cao
phục vụ cho các dự án đầu tư dài hạn nên số dư của nguồn có sự biến động
mạnh qua các năm. Nếu như năm 1999,lượng tiền thu được từ việc phát hành
các công cụ nợ là 6.045 triệu đồng, chiếm 0,4% tổng nguồn vốn huy động, thì
năm 2000, lượng tiền thu được từ hoạt động này là khơng có hay nói cách
khác là Chi nhánh đã khơng sử dụng hình thức huy động vốn này trong năm.
Nhưng sang đến năm 2001, lượng tiền thu được từ phát hành công cụ nợ lại
khá cao: 42.123 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng khối lượng vốn huy động và tăng
gấp 7 lần so với năm 1999.

Còn đối với nguồn huy động khác (ngoại tệ kinh doanh) và tiền gửi tổ
chức tín dụng do không đem lại hiệu quả nên số dư khơng những khơng tăng
mà cịn giảm một cách triệt để, từ 7.225 triệu đồng năm 1999 đến 0 triệu đồng
năm 2000 và kéo sang cả năm 2001.
Như vậy, có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh
trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục
tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự tăng này diễn ra
không đồng đều trong tồn bộ cơ cấu vốn. Có loại tăng nhiều và rất nhanh như
tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm nhưng có loại lại khơng tăng mà
cịn giảm như tiền gửi tổ chức tín dụng và vốn huy động khác. Nó phụ thuộc


vào những nhân tố cấu thành cũng như đặc điểm riêng của từng nguồn vốn
huy động.
1.2. Về kỳ hạn nguồn vốn.
Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã
hội đang hoạt động trên địa bàn, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực
II- Hai Bà Trưng đã liên tục đa dạng hố các hình thức nhận gửi tiền từ 1 đến
3 tháng, từ 6 đến 9 tháng và trên 1 năm, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho khách hàng đến gửi tiền. Nhờ đó mà lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp
thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Chi nhánh.

Bảng8: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 1999
Số dư

(%)


Năm 2000
Số dư

Năm 2001

(%)

Số dư

(%)

1.Khơng kỳ hạn

268.391

19,7

360.926

22,8

392.714

21,4

2.Ngắn hạn

795.796


58,4

695.794

44,1

805.623

43,8

3.Trungdài
hạn
Tổng

299.316

21,9

522.216

33,1

639.188

34,8

1.363.50
3

100


1.578.93
6

100 1.837.52
5

100

Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn
trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù về số tuyệt đối nguồn vốn này vẫn
tăng, tăng theo xu hướng tăng trưởng chung của toàn nguồn (tăng từ 795.796
triệu đồng lên 805.623 triệu đồng năm 2001), nhưng về số tương đối hay tỷ
trọng của nguồn trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm, từ
58,4% năm 1999 xuống còn 43,8% năm 2001, tốc độ giảm chậm và đang
chững lại. Nguồn vốn không kỳ hạn tương đối ổn định, giao động trong phạm
vi 20% so với tổng nguồn. Với nguồn vốn trung và dài hạn, tốc độ tăng trưởng
có khá hơn (cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn), từ năm


1999 đến năm 2001 tăng 339.872 triệu đồng- tỷ lệ tăng là 213,5%, từ chỗ chỉ
chiếm 21,9% năm 1999 đã tăng lên 34,8% năm 2001 trong cơ cấu tổng nguồn.
Trong nguồn tiền gửi dân cư, tiền gửi kỳ hạn ngắn và khơng kỳ hạn
chiếm tỷ lệ khơng cao. Đó có thể là do tình hình thị trường tiền tệ tương đối ổn
định, và mức lãi suất tiền gửi trung - dài hạn mà Chi nhánh đưa ra hấp dẫn
hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn.
Như vậy, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn chưa phản ánh được hết
bản chất hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là có đạt hiệu quả hay khơng,
song điều đó có thể cho thấy rằng tuy ra đời chưa lâu so với các Ngân hàng
thương mại khác đóng trên cùng địa bàn nhưng Chi nhánh Ngân hàng Công

Thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã từng bước xâm nhập được vào thị
trường, tạo được uy tín với khách hàng, tạo vị thế vững chắc từng bước phát
triển trong khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu tư và cho vay.
2. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực II- Hai Bà Trưng.
Như đã trình bày, nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm
qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vững
chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, từng
nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến
nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó. Để có thể phân tích một cách
tồn diện từng biến động của mỗi nguồn trong tổng nguồn vốn huy động,
chúng ta hãy xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động (xét theo hình thức huy
động vốn).
2.1. Tiền gửi doanh nghiệp.
Tiền gửi doanh nghiệp được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử
dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các
doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng với mục đích chính là thanh tốn và bảo đảm
an tồn. Trong tình hình kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta
như hiện nay, loại tiền này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số tiền đã
phát hành vào lưu thơng. Đối với Ngân hàng, thì đây lại là khoản tiền gửi có
khối lượng đáng kể được dùng làm vốn kinh doanh. Hơn nữa, do được các


doanh nghiệp gửi vào với mục đích thanh tốn và đảm bảo an tồn nên nguồn
tiền gửi này có chi phí khơng cao.
Tiền gửi doanh nghiệp ở Chi nhánh gồm có:
_ Tiền gửi khơng kỳ hạn
_ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.
_ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
_ Tiền gửi bảo đảm thanh toán

_ Tiền gửi quản lý và giữ hộ.
Tại Chi nhánh doanh số tiền gửi doanh nghiệp tương đối lớn và có xu
hướng tăng lên qua các năm. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng sau:
Bảng 9: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DOANH NGHIỆP.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1.Tiền gửi doanh nghiệp
2.Số dư tiền gửi doanh nghiệp
chênh lệch qua các năm
3.Tỷ lệ % năm sau so với năm
trước

Năm 1999
389.890
0

Năm 2000
526.735
+136.845

Năm 2001
643.216
+116.481

0

135,1%

122,1%


Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy: nguồn tiền gửi của doanh
nghiệp vào Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1999, lượng tiền gửi
của doanh nghiệp vào Chi nhánh là 389.890 triệu đồng thì đến năm 2000 đã
lên tới 526.735 triệu đồng, tăng thêm 136.845 triệu đồng so với năm 1999,
tương ứng với lượng tương đối là 35,1%. Đặc biệt, tính đến cuối năm 2001,
khối lượng tiền gửi doanh nghiệp đã đạt mức 643.216 triệu đồng, tăng gấp đôi
so với năm 1999, và tăng hơn 20% so với năm 2000. Tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng của năm 2001 lại chậm hơn một chút so với năm 2000 (35,1%). Điều
này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là
do sự biến động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như chịu ảnh hưởng rất lớn vào chính sách của bản thân Chi nhánh trong cơng
tác huy động tiền gửi trong năm.


Như vậy, có thể nói Chi nhánh ngân hàng Cơng thương khu vực II- Hai
Bà Trưng trong những năm qua đã thoả mãn được phần lớn các nhu cầu của
các doanh nghiệp khi đem tiền gửi vào Ngân hàng. Nó được minh chứng bằng
kết quả khối lượng nguồn tiền gửi doanh nghiệp vào Chi nhánh tăng trưởng
liên tục qua các năm cả về tiền gửi bằng ngoại tệ lẫn tiền gửi bằng nội tệ, tiền
gửi không kỳ hạn lẫn tiền gửi có kỳ hạn. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: CƠ CẤU TIỀN GỬI DOANH NGHIỆP
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Tiền gửi không kỳ hạn
_ Tiền VNĐ
_ Ngoai tệ qui đổi
2. Tiền gửi có kỳ hạn
_ Tiền VNĐ
_ Ngoại tệ qui đổi

Tổng

Năm 1999
Năm 2000
Số dư
%
Số dư
%
254.698 65,3 342.508 65,0
253.901
335.30
2
797
7.206
135.192 34,7 184.227 35,0
134.979
181.72
6
213
2.501

Năm 2001
Số dư
%
364.169 56,6
360.928

389.89
0


643.21 100
6

100

526.73 100
5

3.241
279.047 43,4
275.694
3.353

Qua bảng trên ta thấy, trong tiền gửi doanh nghiệp, tỷ trọng của tiền gửi
không kỳ hạn lớn hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn (thường chiếm khoảng
60%). Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch về tỷ trọng giữa tiền gửi có kỳ hạn và
khơng kỳ hạn đã và đang được rút ngắn dần. Nếu như năm 1999, tỷ trọng tiền
gửi không kỳ hạn chiếm 65,3% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp thì sang đến
năm 2001 tỷ trọng này chỉ cịn 56,6%, ngược lại tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lại
tăng từ 34,7% năm 1999 lên 43,4% năm 2001. Mặc dù tốc độ tăng, giảm giữa
các năm là khơng cao nhưng qua đó cũng có thể cho ta thấy xu hướng biến
động của tiền gửi doanh nghiệp.


Đối với tiền gửi không kỳ hạn, với đặc điểm là loại tiền có tính lỏng cao,
người gửi có thể rút tiền hoặc dùng tiền để thanh toán chi trả cho bên thứ ba
vào bất cứ lúc nào và Ngân hàng có nghĩa vụ phải thoả mãn yêu cầu đó của
khách hàng. Do vậy nguồn tiền này chủ yếu hình thành từ nguồn tiền
gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Hiện nay, nó là
nguồn đang được Chi nhánh tập trung khai thác nhiều nhất bởi vì trước hết

nguồn tiền này có chi phí tương đối thấp và khơí lượng vốn huy động lớn, hơn
nữa là qua hình thức huy động này mà Chi nhánh có thể nắm bắt rõ hơn về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Khác với tiền gửi khơng kỳ hạn, về lý thuyết, tiền gửi có kỳ hạn là loại
tiền gửi giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây
là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn
khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã ln
tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhièu kỳ hạn và lãi
suất huy động hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Kết quả
như đã thấy nguồn tiền này liên tục tăng:
Năm 2001 tổng khối lượng huy động là 279.047 triệu đồng, tăng
144.502 triệu đồng so với năm 1999, tốc độ tăng là 206,9%.
Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM nói chung cũng như Chi nhánh
Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng nói riêng đều rất chú trọng
đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn. Thực
chất đây là mối quan hệ giữa Chi nhánh và các doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp, bộ phận này có tính chất như một đảm bảo vốn mà các đơn vị gửi vào
Ngân hàng dưới hình thức tích luỹ nhằm đạt được một khối lượng tiền lớn để
thanh tốn, chi trả... Bên cạnh đó, việc gửi tiền vào Ngân hàng còn được xem là
cách quản lý lượng tiền nhàn rỗi có hiệu quả nhất của doanh nghiệp vì nó bảo
đảm an tồn, tiện ích và được hưởng lãi trên khoản tiền gửi. Ngược lại, đối với
Chi nhánh, thì đây lại là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, thấp hơn cả chi
phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư.
2.2. Tiền gửi dân cư.
Tiền tiết kiệm được coi là một phần thu nhập của người dân chưa sử
dụng cho tiêu dùng, họ đem gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một


×