Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.59 KB, 33 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan
đến mua bán hàng hoá dịch vụ và tư bản giữa các tổ chức hay cá nhân nước
này với các tổ chức hay cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với các tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
TTQT bao gồm thanh toán mậu dịch, thanh toán phi mậu dịch, thanh toán
nợ cũ. TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một hình thức của thanh
toán mậu dịch, một hình thức thanh toán phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu.
Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam (NHCTVN),
thanh toán quốc tế được hiểu là quá trình thực hiện các nghiệp vụ như: chuyển
tiền, thanh toán L/C, nhờ thu và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác bằng
ngoại tệ trong nội bộ hệ thống NHCTVN, giữa NHCT với các tổ chức tài chính
khác ở trong và ngoài nước thông qua mạng IBS (hệ thống nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế của NHCTVN), mạng SWIFT (mạng tài chính viễn thông liên ngân
hàng toàn cầu) hoặc các hệ thống khác.
TTQT là khâu kết thúc của một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ,
là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn
nhau trong trao đổi quốc tế. Vì vậy, có thể nói TTQT đã góp phần quan trọng
tạo nên sự liên tục của quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh tốc độ lưu thông
hàng hoá. TTQT đã giúp cho ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình là
mở rộng lưu thông hàng hoá ra nước ngoài và đem ngoại tệ về cho đất nước.
Đồng thời, việc thanh toán diễn ra tốt đẹp như vậy sẽ để lại thiện chí, uy tín, sự
tin cậy giữa các bên, góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác trên
nhiều lĩnh vực ( kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ thuật... ) giữa các
nước.
TTQT giúp cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tư bản... giưã các quốc gia
ngày càng phát triển, từ đó tác động đáng kể vào sự phát triển sản xuất trong


nước. TTQT là khâu kết thúc của một hợp đồng XNK, nó khép lại một chu trình
mua bán hàng hoá, dịch vụ, việc thanh toán tốt sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp cho
việc thu hồi đầy đủ, đúng hạn tiền hàng để tiếp tục guồng máy sản xuất kinh
doanh. TTQT giúp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho các nhà
sản xuất trong nước tiếp cận được với thị trường thế giới, tiếp cận được với
công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhận ra vị trí và những lợi thế của mình để tiếp
tục duy trì và phát huy những lợi thế đó trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay
gắt với nhà sản xuất nước ngoài. TTQT không chỉ tạo thuận lợi trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu, giúp hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường quốc tế mà
còn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ngay tại thị trường
trong nước, phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng trong
nước.
TTQT có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân (cả ở tầm vĩ mô và
vi mô) nhưng nó lại là hoạt động rất phức tạp và chịu sự tác động của nhiều
nhân tố : tỉ giá hối đoái, trình độ sản xuất, sự ổn định chính trị, xã hội, sự ổn
định của các chính sách kinh tế vĩ mô, sự phát triển của hệ thống ngân hàng...
Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng đến giá trị của các hợp đồng XNK, gây
bất lợi cho người mua và người bán, đồng thời nó gây tác động tiêu cực đến
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng nên phần nào đó nó sẽ làm xấu
đi khả năng cung ứng ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động XNK của ngân hàng.
Như trên vừa trình bày, TTQT tác động vào sự phát triển sản xuất trong
nước nhưng ngược lại chính trình độ của sản xuất trong nước cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt TTQT. Mỗi nước đều có lợi thế riêng, sự phân công
lao động ngày càng sâu sắc trên thế giới giúp nhu cầu được trao đổi hàng hoá
giữa các nưóc ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nếu trình độ sản xuất quá lạc
hậu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp sẽ làm ảnh hưởng đến việc trao
đổi hàng hoá của nước đó với các nước khác trên thế giới.
Sự ổn định chính trị xã hội và các chính sách kinh tế vĩ mô là điều kiện rất
cần thiết, tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trong nước từ đó ảnh
hưởng đến hoạt động TTQT. Tuy nhiên nhiều lúc các chính sách kinh tế vĩ mô

cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTQT chẳng hạn như : chính sách
quản lí ngoại hối hay các chính sách điều chỉnh XNK của Bộ thương mại...
Ngoài ra, sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng cũng là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TTQT bởi ngân hàng là trung gian tài
chính với chức năng, bề dày kinh nghiệm và khả năng tài chính sẽ tạo nên sự
tin tưởng và thuận lợi cho các bên tham gia trong hoạt động TTQT.
1.1.2 Vai trò của hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ trong
nước, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các nghiệp vụ
ngân hàng quốc tế đời và phát triển, trong đó TTQT là mảng hoạt động có vai
trò quan trọng đối với mỗi ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt
giữa các ngân hàng.
Thứ nhất, TTQT là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác
của ngân hàng, chẳng hạn như khi phát triển hoạt động TTQT sẽ tăng cường
được khả năng huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của ngân hàng.
Thứ hai, tiến hành hoạt động TTQT tốt sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao được uy tín của mình. TTQT là
một nghiệp vụ phức tạp, trong TTQT, ngân hàng không chỉ là trung gian tạo
nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán thông qua quan hệ
của mình với các ngân hàng khác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công
tác tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn phương thức, công cụ thanh toán hiệu
quả nhất. Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, người bán nhận đủ tiền,
người mua nhận được hàng đúng số lượng, phẩm chất, thời gian sẽ chứng tỏ
được khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình.
Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân
hàng khác trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ
ngân hàng, từ trang bị kĩ thuật đến đào tạo chuyên viên, góp phần đưa ngân
hàng trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.

Thứ tư, TTQT là dịch vụ trung gian, phí thu được từ hoạt động TTQT không
phải là thu nhập chủ yếu nhưng cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của
ngân hàng. Hơn nữa, mức phí trong hoạt động TTQT cũng là công cụ để ngân
hàng thực hiện chiến lược lôi cuốn khách hàng.
Nói tóm lại, TTQT là mảng hoạt động rất quan trọng của ngân hàng, nó
không chỉ tạo ra thu nhập mà còn là nhân tố giúp ngân hàng nâng cao uy tín,
tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô nghiệp vụ hoạt động cũng như
tăng cường mối quan hệ của mình với các ngân hàng khác trên toàn thế giới.
1.1.3 Các phương tiện TTQT phổ biến.
1.1.3.1 Hối phiếu
a) Khái niệm :
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát
cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ
thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một
số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho
người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
b) Đặc điểm của hối phiếu :
 Tính trừu tượng của hối phiếu : Trên hối phiếu không cần ghi nội dung
quan hệ tín dụng, tức nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ
số tiền phải trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp
lí của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân sinh ra hối phiếu.
Một khi được tách ra khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì hối
phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không phải là một trái vụ sinh ra từ
hợp đồng. Hay nói một cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu
tượng.
 Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu : Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền
theo đúng nội dung ghi trên tờ hối phiếu. Người trả tiền không thể viện ra
những lí do riêng của mình đối với người phát phiếu, người kí hậu mà từ chối
trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó.
 Tính lưu thông của hối phiếu : Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một

hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này, bởi vì hối
phiếu là lệnh đòi tiền của một người này đối với người khác, hối phiếu có một
trị giá tiền nhất định, có một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là ngắn
hạn và được người trả tiền chấp nhận. Tóm lại, nhờ vào tính trừu tượng và
tính bắt buộc nghĩa vụ trả tiền mà có được tình lưu thông.
c) Nội dung của hối phiếu :
Hối phiếu vì cần phải được lưu hành, nên nó phải có một hình thức nhất
định để người ta có thể dễ dàng phân biệt hối phiếu với các phương tiện thanh
toán khác. Hối phiếu thương mại là một văn bản xác nhận một trái vụ trả tiền
có tính chất thương mại, cho nên hối phiếu phải có một nội dung nhất định phù
hợp với luật lệ chi phối nó.
 Về mặt hình thức :
− Hối phiếu làm thành văn bản. Hối phiếu nói, điện tín, điện thoại.. đều không
có giá trị pháp lí.
− Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu là ngôn ngữ viết hoặc in sẵn, đánh máy bằng
một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng của
ngôn ngữ tạo lập hối phiếu. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lí, nếu như
nó được tạo lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những hối phiếu viết bằng
bút chì, bằng thứ mực dễ phai như mực đỏ đều trở thành vô giá trị.
− Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự,
các bản đều có giá trị như nhau. Khi thanh toán, ngân hàng thường gửi hối
phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng sự thất lạc, bản nào
đến trước thì sẽ được thanh toán, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị. Hối
phiếu không có bản phụ.
 Về mặt nội dung : một hối phiếu phải bao gồm những nội dung bắt buộc
sau:
− Tiêu đề của hối phiếu : chữ “Hối phiếu” là tiêu đề của một hối phiếu, không
có tiêu đề này, hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị.
− Địa điểm kí phát hối phiếu : thông thường địa chỉ của người lập phiếu là
địa điểm kí phát phiếu. Khôngloại trừ, hối phiếu được kí phát ở đâu thì lấy địa

điểm kí phát ở đó. Một hối phiếu không ghi rõ địa điểm kí phát, người ta cho
phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của người kí phát làm địa điểm kí phát hối phiếu.
− Ngày tháng kí phát : Ngày tháng kí phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định kì hạn trả tiền của hối phiếu có kì hạn nếu hối phiếu ghi
rằng : “Sau x ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu này”. Ngày kí phát hối phiếu
cũng liên quan đến khả năng thanh toán của hối phiếu. Ví dụ, nếu ngày kí phát
hối phiếu xảy ra sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu mất khả năng
thanh toán như bị phá sản, bị đưa ra toà, bị chết... thì khả năng thanh toán hối
phiếu đó không còn nữa.
− Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định. Một số tiền nhất định là số
tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, người ta có thể nhìn qua để biết
được số tiền phải trả là bao nhiêu, không cần phải qua nghiệp vụ tính toán
nào, dù là đơn giản. Số tiền được ghi có thể là vừa bằng số, vừa bằng chữ hoặc
là hoàn toàn bằng số hay là hoàn toàn bằng chữ. Số tiền cuả hối phiếu phải
nhất trí với nhau trong cách ghi. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền
bằng chữ và số tiền bằng số thì thường căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
Trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền toàn ghi bằng số hay toàn ghi bằng
chữ thì căn cứ vào số tiền nhỏ hơn.
− Thời hạn trả tiền của hối phiếu có hai loại : thời hạn trả tiền ngay và thời
hạn trả tiền sau. Cách ghi thời hạn trả tiền ngay thường là như sau : “Ngay sau
khi nhìn thấy bản thứ... của hối phiếu này...” hoặc “Sau khi nhìn thấy bản thứ...
của hối phiếu này...” Cách ghi thời hạn trả tiền về sau thường có ba cách sau :
 Nêú mốc thời gian tính từ ngày chấp nhận hối phiếu, thì ghi : “X ngày sau
khi nhìn thấy bản thứ... của hối phiếu này..”
 Nếu mốc thời gian tính từ ngày kí phát hối phiếu, thì ghi : “X ngày kể từ
ngày kí bản thứ... của hối phiếu này...”
 Nếu thời hạn là một ngày cụ thể nhất định, thì ghi : “Đến ngày... của bản
thứ... của hối phiếu này...”. Trong ba cách ghi thời hạn trên, cách thứ nhất
thường được sử dụng phổ biến hơn cả.
− Địa điểm trả tiền của hối phiếu là địa điểm được ghi rõ trên hối phiếu. Nếu

hối phiếu không ghi rõ hoặc không ghi địa điểm trả tiền, người ta có thể lấy địa
chỉ ghi bên cạnh tên của người trả tiền là địa điểm trả tiền.
− Người hưởng lợi quy định ở mặt trước của tờ hối phiếu trước tiên là người
kí phát hối phiếu, hoặc có thể là người khác do người kí phát hối phiếu chỉ
định.
− Người trả tiền hối phiếu được ghi ở mặt trước, góc trái cuối cùng của tờ
hối phiếu, sau chữ “gửi”
− Người kí phát phiếu được ghi ở mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ hối
phiếu. Cần đặc biệt chú ý là, tất cả những người có liên quan được ghi trên tờ
hối phiếu phải ghi rõ đầy đủ tên, địa chỉ mà họ đã dùng để đăng kí hoạt động
kinh doanh.
Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu còn có thể có những nội
dung khác do hai bên thoả thuận, miễn là những nội dung này không làm sai
lạc tính chất của hối phiếu do luật “Luật điều chỉnh về hối phiếu “ quy định.
d) Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối phiếu
 Người kí phát hối phiếu : trong ngoại thương, người kí phát hối phiếu là
người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu
hàng hoá.
Người kí phát hối phiếu có trách nhiệm :
− Kí phát hối phiếu cho đúng luật.
− Kí tên vào góc bên phải, phía dưới ở mặt trước tờ hối phiếu.
− Khi hối phiếu đã được chuyển nhượng bị từ chối trả tiền, thì người kí phát
hối phiếu có trách nhiệm hoàn trả tiền lại cho những người hưởng lợi của tờ
hối phiếu đó.
Quyền lợi của người kí phát hối phiếu được thể hiện trên hai mặt chủ yếu :
− Quyền hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu.
− Quyền chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác.
 Người trả tiền hối phiếu ; Trong ngoại thương, người trả tiền hối phiếu
thường là người nhập khẩu, là người sử các dịch vụ có liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hoá. Khi dùng hối phiếu là phương tiện đòi tiền của phương

thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu lại là ngân hàng mở L/C hay
là ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm trả tiền của ngân hàng đối với hối phiếu
chỉ giới hạn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Trách nhiệm của người trả tiền hối phiếu :
− Trả tiền hối phiếu theo đúng những điều quy định trong hối phiếu
− Nếu là hối phiếu có kì hạn, người trả tiền phải kí chấp nhận trả tiền hối
phiếu khi nhìn thấy hối phiếu. Việc chấp nhận này là vô điều kiện, phù hợp với
luật “Luật điều chỉnh về hối phiếu “. Quyền lợi của người trả tiền là có quyền từ
chối trả tiền hối phiếu khi chưa kí chấp nhận. Việc từ chối trả tiền này phải phù
hợp với luật “Luật điều chỉnh về hối phiếu “ quy định về vấn đề này.
 Người hưởng lợi hối phiếu : Người hưởng lợi hối phiếu là người có quyền
nhận số tiền của hối phiếu. Người hưởng lợi hối phiếu có thể là bản thân
người kí phát hối phiếu hoặc cũng có thể là người khác do người kí phát hối
phiếu chỉ định hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối
phiếu của mình cho người đó bằng thủ tục kí hậu.
 Người chuyển nhượng hối phiếu : là người đem quyền hưởng lợi hối phiếu
của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục kí hậu. Như vậy, người chuyển
nhượng đầu tiên của hối phiếu là người kí phát hối phiếu.
 Người cầm phiếu : là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu
được trả tiền. Người cầm phiếu là người kí phát hối phiếu, nếu anh ta không
chuyển nhượng hối phiếu cho ai cả. Đối với hối phiếu được chuyển nhượng,
người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
Nếu hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước tờ hối phiếu
(tức là hối phiếu vô danh) thì bất cứ người nào cầm hối phiếu cũng trở thành
người hưởng lợi, nếu hối phiếu được chuyển nhượng ở mặt sau bằng cách kí
hậu để trống thì người nào cầm phiếu cũng trở thành người hưởng lợi.
e) Chấp nhận hối phiếu
Hối phiếu sau khi được kí phát phải được xuất trình cho người trả tiền để
người này kí chấp nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kì hạn. Rõ ràng là,
một hối phiếu đã được chấp nhận mới có sự tin cậy trong thanh toán.

Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này kí chấp
nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp
nhận có thể được hiểu như hai trường hợp sau : thứ nhất, nếu hai bên không
có sự thoả thuận nào khác thì ULB quy định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể
từ ngày kí phát hối phiếu ; thứ hai, nếu hai bên quy định rõ ràng với nhau
trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất
trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận
trong thời hạn đó. Ví dụ, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là
hết hạn 20 ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời chấp nhận hối phiếu chỉ
trong vòng 20 ngày đó, nếu quá 20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng
mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là trả tiền ngay) hoặc
từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền về sau).
Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của tờ hối phiếu
và được thực hiện bằng chữ chấp nhận (accept) viết kế bên chữ kí của người
trả tiền.Ngoài ra, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác
tương tự để thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận’, “đồng ý”, “đồng ý
trả tiền”.
Ngày tháng kí chấp nhận hối phiếu không phải là yêu cầu bắt buộc của
công thức kí chấp nhận. Song trong thực tiễn sử dụng hối phiếu, người ta thấy
có loại hối phiếu đòi hỏi kí chấp nhận có ghi ngày tháng, có loại không cần ghi
ngày tháng.
Đối với hối phiếu trả tiền ngay x ngày, người nhập khẩu muốn nhận bộ
chứng từ thanh toán thì phải kí chấp nhận vào loại hối phiếu trả tiền ngay này.
Trong trường hợp này việc ghi ngày tháng kí chấp nhận hối phiếu là không
thật cần thiết Đối với hối phiếu có kì hạn mà việc quy định kì hạn trả tiền hối
phiếu là rõ rệt, ví dụ hối phiếu ghi “X ngày kể từ ngày kí phát bản thứ... của hối
phiếu này” hoặc ghi “Đến ngày... trả cho bản thứ... của hối phiếu này ...” thì ghi
ngày tháng kí chấp nhận cũng không thật cần thiết.
Song đối với hối phiếu có kì hạn được xác định trong tương lai “X ngày kể
từ ngày nhìn thấy bản thứ... của hối phiếu này...” thì ngày tháng kí chấp nhận là

ngày nhìn thấy hối phiếu, là mốc thời gian tính ra kì hạn của hối phiếu.
f) Kí hậu hối phiếu
Kí hậu là hình thức dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi
muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải kí vào mặt sau của tờ
hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó.
Hành vi kí hậu có những ý nghĩa pháp lí sau :
− Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được quy định
trong mặt sau của tờ hối phiếu. Sự kí hậu này mang tính chất trừu tượng, có
nghĩa là người kí hậu không cần nêu lí do của sự chuyển nhượng và cũng
không cần phải thông baó cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó
(như cách chuyển nhượng theo dân luật thông thường) mà người được
chuyển nhượng nghiễm nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu đó.
− Xác định trách nhiệm của người kí hậu về việc trả tiền hối phiếu với những
người cầm hối phiếu sau đó. Cần chú ý là, trong sự chuyển nhượng trái quyền
trong dân luật, người chuyển nhượng chỉ đảm bảo sự tồn tại của trái quyền,
tức là đảm bảo rằng con nợ quả thật có thiếu số tiền được chuyển nhượng, chứ
không đảm bảo rằng con nợ sẽ thanh toán số nợ đó. Nhưng trong luật hối
phiếu thì trái lại, người kí hậu không những đảm bảo người trả tiền hối phiếu
có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối
phiếu đó cho những người chuyển nhượng, nếu người trả tiền từ chối thanh
toán hối phiếu đó. Sở dĩ như vậy là vì người kí hậu đóng vai trò chủ động trong
việc kí phát hối phiếu, kí tên vào hối phiếu, song hối phiếu có được người trả
tiền chấp nhận hay không lại là vấn đề khác.
Kí hậu thường được thực hiện theo 4 hình thức như sau :
− Kí hậu để trắng : là việc kí hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi
hối phiếu do thủ tục kí hậu mang lại. Người kí hậu chỉ kí tên ở mặt sau của hối
phiếu hoặc nếu có chi thì chỉ ghi chung chung như “trả cho...”.Với cách kí hậu
này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và
việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần kí hậu nữa chỉ
trao tay là đủ. Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức kí hậu để trắng sang

một hình thức khác.
− Kí hậu theo lệnh : là việc kí hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng
lợi hối phiếu do thủ tục kí hậu mang lại. Người kí hậu chỉ ghi câu “trả theo
lệnh ông X” và kí tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp
này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông X. Nếu ông X ra
lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng hối phiếu,
nếu ông X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu chính là ông X. Với cách kí hậu
này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng
lợi cuối cùng không kí hậu chuyển nhượng nữa nhưng phải trước khi hối phiếu
hết hạn trả tiền. Vì vậy, kí hậu theo kệnh là loại kí hậu rất thông dụng trong
thanh toán quốc tế.
− Kí hậu hạn chế : là việc kí hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối
phiếu và chỉ người đó mà thôi. Với cách kí hậu này hối phiếu sẽ không được
tiếp tục chuyển nhượng bằng thủ tục kí hậu được nữa.
− Kí hậu miễn truy đòi : là việc kí hậu mà người kí hậu ghi thêm câu “Miễn
truy đòi người kí hậu” cùng với một trong ba loại kí hậu nêu trên. Một khi hối
phiếu bị từ chối thanh toán thì người hưởng lợi hối phiếu không được truy đòi
lại tiền của người kí hậu trực tiếp của mình. Kí hậu miễn truy đòi cũng là loại
kí hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.
g) Bảo lãnh hối phiếu
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả tiền cho người
hưởng lợi khi hối phiếu đến kì trả tiền. Hình thức văn tự thông thường của sự
bảo lãnh được ghi bằng chữ “Bảo lãnh” và ngưòi bảo lãnh kí tên. Trong luật
ULB không qui định nơi kí bảo lãnh ở mặt trước hay ở mặt sau của tờ hối
phiếu, để tránh nhầm lẫn với chữ kí chấp nhận của người trả tiền, chữ kí hậu
của người chuyển nhượng, hình thức văn tự của bảo lãnh được ghi như nói ở
trên.
Ngoài hình thức bảo lãnh theo luật ULB qui định, một số nước dùng hình
thức bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt thường gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có
hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình

hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh được ghi
ngay trên hối phiếu. Chỉ một số người cần thiết có liên quan mới được thông
báo sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh này có lợi với họ. Cũng cần thấy rằng, thư
tín dụng là một hình thức bảo lãnh riêng biệt đối với hối phiếu nằm trong bộ
chứng từ thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ. Hình thức bảo lãnh
được ghi trên hối phiếu ở câu “Theo L/C số... mở ngày..” “Gửi ngân hàng mở
L/C...”. Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập một hối phiếu theo đúng yêu cầu
của L/C và lập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ và phù hợp với L/C xuất trình
trong thời hạn hiệu lực của L/C, thì chắc chắn rằng hối phiếu đó sẽ được ngân
hàng mở L/C trả tiền.
h) Từ chối trả tiền hối phiếu - kháng nghị (Protest)
Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người
hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản
kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc tiếp
sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập song bản kháng nghị, trong vòng 4
ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng
trực tiếp để đòi tiền hoặc có thể đòi tiền bất cứ người nào đã kí hậu chuyển
nhượng hối phiếu hoặc đòi người kí phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng
nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyền nhượng được
miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người kí phát và người chấp nhận
vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.
Trên thực tế, người ta thường làm như sau: ví dụ A là người kí phát hối
phiếu,B, C, D là người được chuyển nhượng tiếp theo. E là người được chuyển
nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D
kèm một bản tính tiền bao gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng
nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ
như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.
i) Các loại hối phiếu
 Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành ba
loại :

− Hối phiếu trả tiền ngay : người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do
người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
− Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định, thường là từ 5-7 ngày :
người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này thì kí chấp nhận hối phiếu, sau đó
thì từ 5-7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó.
− Hối phiếu có kì hạn: sau một thời giạn nhất định ghi trên hối phiếu, người
trả tiền phải trả hoặc tính từ ngày kí phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp
nhận hối phiếu hoặc từ ngày qui định cụ thể.
 Căn cứ vào hối phiếu có kèm chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu
thành 2 loại :
− Hối phiếu trơn : loại hối phiếu này được gửi tới đòi tiền người trả tiền
không kèm chứng từ thương mại. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này
dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hao hồng... hoặc dùng để đòi tiền
mua hàng của những thương nhân nhập khẩu tin cậy.
− Hối phiếu kèm chứng từ : loại hối phiếu này được gửi tới cho người nhập
khẩu có kèm theo chứng từ thương mại. Hối phiếu kèm chứng từ có 2 loại. Loại
hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay và loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp
nhận.
 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu có thể chia hối phiếu
thành 2 loại :
− Hối phiếu đích danh : là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu
không kèm theo điều khoản theo lệnh. Hối phiếu đích danh không chuyển
nhượng được bằng thủ tục kí hậu theo luật định.
− Hối phiếu theo lệnh : là loại hối phiếu ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi
hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức kí hậu theo luật
định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
 Căn cứ vào người kí phát hối phiếu, hối phiếu được chia thành 2 loại :
− Hối phiếu thương mại, là loại hối phiếu do người xuất khẩu kí phát đòi tiền
người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hoá xuất khẩu hoặc
cung ứng lao vụ lẫn cho nhau.

− Hối phiếu ngân hàng là loại hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho
ngân hàng đại lí của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng
lợi chỉ định trên hối phiếu.
1.1.3.2 Séc
a) Khái niệm chung
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho
ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,
hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất
định, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.
Nội dung của tờ séc, séc cần ghi đủ những điều sau đây:
− Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi
trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp
nhận lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có
tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lí.
− Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ
khớp đúng nhau, có kí hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi địa điểm và ngày tháng
lập séc, tên, địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả,
ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ kí của
người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ kí của chủ tài khoản, kế
toán trưởng và dấu của tổ chức.

×