Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.7 KB, 23 trang )

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1.1.1. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ chủ yếu của nó.
1.1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, theo luật Ngân hàng của Pháp
năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ sở
hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay
hình thức khác những khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp
vụ chiết khấu, tín dụng hoặc nghiệp vụ tài chính”. Theo luật Ngân hàng của
Ấn Độ: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài
trợ đầu tư”. Ở Việt Nam, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của
các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh
tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Điều 20, Luật các Tổ
chức tín dụng Việt Nam có nêu: “Tổ chức tín dụng là donh nghiệp được
thành lập theo quyết định của luật này và các quy định khác của pháp luật
để hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung
nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh toán”.
Mặc dù, có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng khai thác nội dung các
định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các Ngân hàng đều có chung một tính
chất, đó là việc nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử
dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh
khác của Ngân hàng.
1.1.1.2 Đặc trưng hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Khác với các doanh nghiệp, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và
lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông
qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung
gian thanh toán và dịch vụ Ngân hàng. Đặc trưng hoạt động của NHTM bao
gồm:
- Là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi.


- Hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ và
hoạt động thanh toán của mối quốc gia.
- Hoạt động của NHTM đa dạng phong phú và có phạm vi rộng lớn.
1.1.1.3 Các nghiệp vụ đối ngoại của NHTM.
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống của một Ngân hàng, NHTM còn
có những nghiệp vụ đối ngoại của một Ngân hàng hiện đại:
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc chi trả tiền hàng hoá, dịch
vụ đối với nước ngoài phát sinh từ các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ
theo hệ thống giá cả quốc tế, được thực hiện theo những quy tắc nhất định
hoặc theo tập quán thương mại quốc tế. Các hoạt động thanh toán thương mại
quốc tế đều được thực hiện qua các hình thức thanh toán quốc tế cụ thể do các
chủ thể thanh toán đã lựa chọn và có sự tham gia thanh toán của các Ngân
hàng ở các nước.
- Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế của NHTM.
Trong nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan trọng
của mỗi quốc gia. Sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về thị trường tiêu
thụ hàng hoá và thị trường đầu tư ngày càng mở rộng. Do khả năng tài chính
có hạn, vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ
tiền để thanh toán hàng nhập hoặc có đủ vốn để thu mua chế biến hàng xuất
khẩu. Từ đó nảy sinh hình thức tài trợ của Ngân hàng đối với hoạt động XNK.
- Các nghiệp vụ đối ngoại khác.
Ngoài hai nghiệp vụ đối ngoại chủ yếu trên các Ngân hàng còn thực hiện
các nghiệp vụ khác nhằm: đa dạng hoá các hoạt động, phân tán rủi ro; Tăng
lãi; Tận dụng lợi thế là một trung gian tài chính. Các hoạt động này được thực
hiện trên thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán và lĩnh vực khác.
Trong các nghiệp vụ đó hoạt động thanh toán quốc tế là trọng tâm trong
mục tiêu hoạt động đối ngoại của Ngân hàng để phục vụ cho quá trình hội
nhập của Đất nước.
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.

1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế.
Trong điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt tới vị trí
thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế.
Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế
đối ngoại, bao gồm ngoại thương, hợp tác về kinh tế, khoa học - công nghệ,
đầu tư quốc tế, du lịch quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế và xuất nhập khẩu
hàng hoá...
Qúa trình tiến hành các hoạt động kinh tế nêu trên, tất yếu nảy sinh những
nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.
Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế .
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh
trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá
nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng có liên hệ.
Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối
quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động thanh toán
quốc tế cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt
hơn.
1.1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế.
Các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ không bao giờ tách
rời nhau mà chúng thường có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Việc mua hàng
xuất bán hàng nhập bằng nội tệ trên thị trường trong nước là khâu mở đầu và
kết thúc cho việc bán hàng xuất và mua hàng nhập bằng ngoại tệ trên thị
trường thế giới. Xuất khẩu là hành vi nội tệ biến thành hàng nhập khẩu để lấy
ngoại tệ và nhập khẩu lại hành vi ngoại tệ chuyển hoá thành hàng nhập khẩu.
Toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của một nước tạo thành một chu kỳ khép
kín, chu kỳ có dạng: “Nội tệ - Ngoại tệ - Hàng nhập khẩu”. Đó là mối quan hệ
giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu, giữa giá nội tệ và giá ngoại
tệ. Các quan hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên chỉ có thể thực hiên được thông

qua trao đổi quốc tế.
Để đảm bảo việc thu chi ngoại tệ có kết quả tốt, các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu đều phải thành thạo công tác thanh toán quốc tế vì thanh toán quốc
tế là việc chi trả tiền tệ giữa các đối tác thuộc các nước khác nhau trong quan
hệ kinh tế quốc tế.
Trong buôn bán, dù ở hình thức nào, luôn tồn tại một mâu thuẫn: người
nhập khẩu muốn nhận được hàng hoá trước khi trả tiền, còn người xuất khẩu
lại muốn có tiền rồi mới giao hàng. Mở rộng sang buôn bán quốc tế, việc giải
quyết mâu thuẫn này càng cần thiết hơn vì khoảng cách về thông tin, không
gian giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Để giải quyết, người ta
thường dùng một biện pháp thoả hiệp: trả tiền đồng nghĩa với việc giao chứng
từ chứng nhận quyền sở hữu hàng hoá hay quyền kiểm soát hàng hoá thông
qua bên thứ ba độc lập - được cả hai bên là người nhập khẩu và nguời xuất
khẩu tin tuởng làm trung gian thực hiện việc trả tiền và giao chứng từ. Ở đây
sự tin tưởng đóng vai trò quan trọng. Các Ngân hàng với khả năng tài chính
dồi dào, uy tín cao được yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba nói trên.
Ngân hàng sẽ cam kết có điều kiện với người nhập khẩu là sẽ trả tiền khi họ
xuất trình bộ chứng từ phù hợp và đưa ra những quy định yêu cầu người nhập
khẩu tuân thủ. Cách thức này bảo đảm một cách hợp lý quyền lợi chính đáng
của hai bên - bên mua và bên bán.
Thanh toán bằng tín dụng chứng từ còn có một ưu điểm là cả các doanh
nghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp đã có
kinh nghiệm trong lĩnh vực này đều có thể sử dụng một cách hiệu quả.
1.1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
Trên thực tế có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau. Dưới đây
là các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các NHTM Việt Nam đang
áp dụng:
- Phương thức chuyển tiền - Remittance :
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền

nhất định cho người khác (người huởng lợi) ở một địa điểm và thời gian nhất
định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Đây là một trong những hình thức đơn giản nhất, việc thanh toán ở đây là
trực tiếp giữa các bên, các Ngân hàng chỉ là trung gian.
Các bên tham gia trong hình thức chuyển tiền:
Người chuyển tiền là người yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền ra
nước ngoài.
Người thụ hưởng là người nhận tiền do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng thực hiện yêu cầu chuyển tiền, thường
là Ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
Ngân hàng trung gian (nếu có) là Ngân hàng chỉ định giữa Ngân hàng
chuyển tiền và Ngân hàng nhận tiền.
Ngân hàng nhận tiền là Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Nhược điểm của phương thức chuyển tiền là việc chi trả tiền cho người
bán phụ thuộc hoàn toàn vào người mua. Bởi vậy, quyền lợi của bên bán không
được bảo đảm. Ngược lại, bên bán nhận được tiền trước thì bên mua lại phải
chịu rủi ro không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng hợp
đồng. Trong phương thức này, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc
thanh toán theo uỷ quyền uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không
bị ràng buộc gì cả. Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh
toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất
nhập khẩu: chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc trong
thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước...
Phương thức nhờ thu - Collection.
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ký
phát hối phiếu uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu đã lập
ra. Có hai loại nhờ thu: nhờ thu trơn (Clean collection) và nhờ thu kèm chứng
từ (Documentary collection).
Trong phương thức nhờ thu trơn, người xuất khẩu sau khi hoàn thành

nghĩa vụ giao hàng sẽ lập chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp chứng từ cho người
nhập khẩu để họ nhận hàng, sau đó gửi hối phiếu đến Ngân hàng nhờ thu tiền.
Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán bởi vì giữa việc nhận
hàng và thanh toán của người mua không có một sự ràng buộc nào. Người
mua có thể nhận hàng rồi không chịu thanh toán hoặc kéo dài thời gian thanh
toán.
Khác nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán
trong đó, bên bán uỷ nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người
mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá
gửi kèm theo, với yêu cầu là Ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho
người mua sau khi họ đã thanh toán tiền (nếu là phương thức D/P -
Documentary against Payment - Trả tiền trao chứng từ) hoặc ký chấp nhận trả
tiền (nếu là phương thức D/A - Documentary against Acceptance - Chấp nhận
trả tiền trao chứng từ). Như vậy, so với nhờ thu trơn, phương thức này đảm
bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh
toán tiền và việc nhận hàng của người mua.
Nhược điểm của phương thức nhờ thu là người bán thông qua Ngân hàng
mới chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua chứ chưa
khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời
gian thanh toán bằng việc dây dưa chưa nhận chứng từ sớm hoặc có thể
không trả tiền nếu tình hình thị trường bất lợi cho họ, hoặc người mua gặp
khó khăn về tài chính, chưa thể thanh toán ngay. Ngoài ra, việc trả tiền còn quá
chậm, từ khi giao hàng đến khi được thanh toán có khi kéo dài hàng tháng,
thậm chí hàng năm. Trong phương thức này, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là
người trung gian thu tiền hộ mà không có trách nhiệm gì khác.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Documentary credit.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó
một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do

người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho Ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán, phù hợp với những quy định đề ra trong
thư tín dụng.
Như đã phân tích ở trên, phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ
thu có một số những nhược điểm như vậy. Chính vì thế mà trong số những
phương thức thanh toán trên thì Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
là phương thức phổ biến nhất được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương
ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi cho cả người bán và người mua. Hiện nay ở
Việt Nam và các nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán bằng L/C chiếm
khoảng 80% trong tổng kim ngạch hàng hoá XNK.
1.2. NỘI DUNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ CỦA NHTM.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ.
1.2.1.1. Khái niệm.
Tín dụng chứng từ là bất kỳ một thoả thuận nào mà theo đó một Ngân
hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một
khách hàng (người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình.
i. Phải tiến hành việc chi trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người
thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và phải trả tiền các hối phiếu
do người hưởng lợi ký phát,
hoặc
ii. Uỷ quyền cho một Ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc
chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế,
hoặc
iii. Uỷ quyền cho một Ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy
định được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của tín dụng chứng từ được
thực hiện đúng.
Để thực hiện các mục đích của các điều kiện này, các chi nhánh của một
Ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là Ngân hàng khác.

1.2.1.2. Đặc điểm.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit - D/C)
được thực hiện thông qua một công cụ hết sức quan trọng đó là thư tín dụng
(Letter of Credit - L/C) nó quyết định đến sự ra đời tồn tại và phát triển của
phương thức thanh toán này. Điều 3 trong “Quy tắc và thống nhất về tín dụng
chứng từ” bản sửa đổi năm 1993 số 500 của Phòng thương mại quốc tế (UCP
500), qui định:
“Các thư tín dụng về bản chất là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng
này có thể làm cơ sở cho L/C, nhưng các Ngân hàng không hề có liên quan gì
hoặc không hề bị ràng buộc bởi những hợp đồng đó, thậm chí ngay cả khi có
bất kỳ một điều dẫn chiếu nào đến hợp đồng đó được ghi vào L/C”
Như vậy một L/C có những đặc điểm sau:
- Hợp đồng mua bán là cơ sở để thiết lập thư tín dụng.
Đây là một đặc trưng rất cơ bản đối với một thư tín dụng vì:
+ Việc áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C phải được hai bên mua
và bán thống nhất, và được quy định trong hợp đồng mua bán. Khi hợp đồng
quy định áp dụng L/C thì người mua mới có trách nhiệm yêu cầu Ngân hàng
mở L/C cho người bán hưởng. Sau khi L/C đã được mở và được người bán
chấp nhận, nghĩa vụ giao hàng mới được người bán thực hiện.
+ Về bản chất L/C là một chứng thư thể hiện cam kết của Ngân hàng phục
vụ người mua đối với người bán về nghĩa vụ trả tiền theo quy định trong điều
khoản thanh toán của hợp đồng mua bán. Vì vậy L/C phải được mở trên cơ sở
nội dung của hợp đồng. Căn cứ vào nội dung hợp đồng mua bán, người mua
gửi yêu cầu mở L/C cho Ngân hàng đã được hai bên chỉ định trong hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng không quy định, người mua có quyền lựa chọn
một Ngân hàng thích hợp.
+ Người bán có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được L/C căn cứ vào nội
dung của hợp đồng mua bán mà hai bên đã thống nhất. Khi nội dung của L/C
phù hợp với nội dung của hợp đồng mua bán thì người bán sẽ thực hiện nghĩa
vụ giao hàng của mình. Trong trường hợp có những điều kiện và điều khoản

chưa phù hợp thì người bán có quyền yêu cầu người mua sửa đổi L/C cho phù
hợp với hợp đồng trước khi giao hàng.
+ Trong quá trình thực hiện, nếu hợp đồng mua bán được hai bên thống
nhất điều chỉnh thì việc sửa đổi L/C cũng phải được tiến hành cho phù hợp với
những điều chỉnh của hợp đồng chính đã điều chỉnh.
- Sau khi ra đời, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
Đặc trưng này có thể giải thích như sau:
+ Khi người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C sẽ được Ngân
hàng phát hành trả tiền, còn bộ chứng từ ấy có phù hợp với hợp đồng hay
không Ngân hàng không chịu trách nhiệm.
+ Một số hợp đồng mà nội dung của nó không thể phản ánh đầy đủ vào
L/C, ví dụ điều khoản về quy cách phẩm chất thì được bản quy tắc dẫn chiếu
trong hợp đồng. Trong trường hợp này Ngân hàng cũng chỉ căn cứ vào nội
dung của L/C mà không căn cứ vào nội dung của hợp đồng.
+ Người mua và Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền cho người bán chỉ
căn cứ vào chứng từ có phù hợp với L/C hay không chứ không căn cứ vào
chứng từ có phù hợp với hợp đồng hay không.
+ Nếu sửa đổi hợp đồng mà không sửa đổi L/C thì Ngân hàng vẫn chỉ căn
cứ vào L/C để thực hiện nghĩa vụ của mình, không quan tâm đến hợp đồng nói
trên. Ngược lại thông qua Ngân hàng để sửa đổi L/C nhưng không quan tâm
sửa đổi hợp đồng, đến khi xuất trình bộ chứng từ tuy phù hợp với hợp đồng
nhưng trái với L/C thì Ngân hàng phát hành vẫn có quyền từ chối trả tiền bộ
chứng từ đó.
+ Trường hợp hợp đồng đã bị huỷ bỏ nhưng L/C vẫn còn hiệu lực thì Ngân
hàng vẫn còn trách nhiệm đối với L/C đó, trách nhiệm này chỉ được huỷ bỏ khi
người được hưởng là người đề nghị huỷ bỏ và phải có sự đồng ý của người yêu
cầu mở L/C.
Những đặc điểm trên đây của L/C đã tạo cho L/C có những đặc thù riêng
có và tạo ra lợi thế mà các phương thức thanh toán khác không có được.
 Các bên tham gia trong Phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ.
- Người xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu, người mua trong thư tín
dụng gọi chung là “The appicant for the credit”.
- Người hưởng lợi thư tín dụng, người xuất khẩu, người bán hay bất cứ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định trong thư tín dụng gọi chung là
“Beneficiary”.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (The Issuring Bank, The Opening Bank)
là Ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập
khẩu.
Ngân hàng phát hành thường có địa điểm tại nước người nhập khẩu. Nó
chịu trách nhiệm phát hành L/C và chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ
hưởng; có thể uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền thay, chấp nhận trả hộ
hoặc chiết khấu hộ hối phiếu, và có trách nhiệm hoàn trả cuối cùng cho các
Ngân hàng mà nó uỷ quyền.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The Advising Bank) là Ngân hàng ở
nước người thụ hưởng. Nó đảm bảo quyền lợi và đại diện quyền lợi cho người
bán.
Ngoài ra trong qúa trình thương lượng, phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ còn xuất hiện các bên:

×