Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NHNO và PTNT HUYỆN THƯỜNG TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.95 KB, 23 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NHNO và PTNT HUYỆN THƯỜNG TÍN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THƯỜNG TÍN
Ngày 6/5/1951 Chính phủ ra sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam. Đây là bước phát triển mới trong bối cảnh đất nước còn
gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới ngày
26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành nghị quyết số 53 quyết định thành lập các Ngân hàng chuyên doanh
trong đó có Ngân hàng phát triển nông nghiệp nay là NHNo&PTNT.
NHNo&PTNT Thường Tín được thành lập cùng với sự ra đời của
NHNo&PTNT Hà Tây. Với đặc điểm là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Hà
Tây, với 28 xã và 1 Thị trấn với nhiều làng nghề truyền thống. Đến năm 2005
đã có 28 làng nghề được công nhận, ngoài ra còn có các doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, các công ty liên doanh với nước ngoài đóng trên địa bàn.
Đứng trước tình hình đó NHNo&PTNT Thường Tín không ngừng phấn
đấu phục vụ cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ sản xuất vay vốn đầu tư
phát triển kinh tế.
Với đặc điểm là một Ngân hàng chuyên doanh NHNo&PTNT Thường Tín
có một bộ máy gọn nhẹ với Ban giám đốc, 3 phòng nghiệp vụ và 3 chi nhánh
Ngân hàng liên xã, với tổng số 63 cán bộ. Các chi nhánh Ngân hàng liên xã
được đặt ở các trung tâm, các cụm xã.
+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Tía (Thắng Lợi, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên,
Dũng Tiến, Văn Tự, Vạn Điểm, Minh Cường, Tô Hiệu)
+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Hồng Vân (Hồng Vân, Vân Tảo, Thư Phú,
Tự Nhiên, Chương Dương)
+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Quán Gánh (Nhị Khê, Duyên Thái, Khánh
Hà, Ninh Sở).
Nghiệp vụ của trung tâm huyện là quản lý điều hành mọi hoạt động Ngân
hàng, đồng thời cập nhật thông tin số liệu của các chi nhánh Ngân hàng liên
xã, tiến hành kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
II. MÔ HÌNH CỦA NHNO&PTNT THƯỜNG TÍN
ban giám đốc


phòng tín dụng
phòng kT-NQ
Phòng hành chính
Chi nhánh
liên xã
kế toán trưởng
kế toán viên
thủ quỹ
1. Phòng tín dụng
Nhiệm vụ của phòng là cho vay đối với mọi tổ chức kinh tế cá nhân, hộ
gia đình. Đây là phòng chủ lực của Ngân hàng, lợi nhuận của Ngân hàng thu
chủ yếu từ hoạt động này.
Phòng Tín dụng còn tập trung nghiên cứu chiến lược khách hàng, phân
loại khách hàng từ đó tham mưu cho Ban giám đốc về mục tiêu, chiến lược
kinh doanh nhằm mở rộng hoạt động đầu tư có hiệu quả.
2. Phòng kế toán ngân quỹ
Nhiệm vụ là huy động vốn, tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp, huy động ngoại tệ và dịch vụ chi trả kiều hối. Thực hiện nhiệm vụ
thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi... thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính,
cập nhật tích luỹ số liệu hạch toán các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi chính xác
kịp thời.
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ thu - chi kịp thời các khoản của các
khách hàng giao dịch khi kế toán chuyển chứng từ sang, cán bộ ngân quỹ tiến
hành kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành thu - chi cho
khách hàng. Cán bộ thủ quỹ có sổ quỹ để theo dõi thu - chi cân đối khớp đúng
số dư với bộ phận kế toán.
Phòng kế toán thanh toán - ngân quỹ thường xuyên phải giao dịch với số
lượng khách hàng lớn, khối lượng công việc đa dạng, phức tạp. Nên phòng kế
toán - thanh toán ngân quỹ là phòng có nhiệm vụ quan trọng là cơ sở để hạch
toán mọi hoạt động của Ngân hàng.

3. Phòng hành chính nhân sự
Phòng làm công tác hành chính như tiếp khách, văn thư, lễ tân, công tác
lưu trữ, tham mưu mở rộng mạng lưới kinh doanh, định mức lao động, trực
tiếp phục vụ quản lý hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trả
lời và giải thích thắc mắc những chủ trương, chính sách của ngành và của
Đảng.
4. Chi nhánh liên xã
Thường Tín là một huyện rộng và nhu cầu của khách hàng là rất lớn. Do
vậy NHNo&PTNT Thường Tín đã mở 3 chi nhánh Ngân hàng liên xã là: chi
nhánh Ngân hàng cấp 3 Tía, Hồng Vân, Quán Gánh. Với đội ngũ cán bộ của các
chi nhánh không quản ngại khó khăn, đã phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng,
tạo uy tín cho cơ quan.
PHẦN II
nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kế toán
______
A.nghiệp vụ tín dụng

Ngân hàng nào cũng phải cần đến vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay của
khách hàng. Nên vốn Tín dụng là hoạt động cơ bản, lâu dài, kịp thời của quá
trình CNH-HĐH . Để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân thì phải
có sự đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, áp dụng những KHKT tiến bộ để sản
xuất ra hàng hoá phục vụ bản thân mỗi người dân, nâng cao chất lượng cuộc
sống và ngoài ra còn xuất khẩu ra thị trường tiêu thụ. Để làm được như vậy thì
điều tất yếu và quan trọng là phải có vốn đầu tư, nhưng vốn đầu tư ở đâu?
Trước chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH ,
tiến lên CNH-HĐH. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng đầu tư về quy
mô, vốn, cơ sở vật chất, lực lượng... để đáp ứng nhu cầu của người dân trong
công cuộc xây dựng đất nước. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá nhanh trong những năm gần đây nên Ngân hàng nhà nước
kết hợp với chủ trương chính sách của Đảng có những chiến lược mới, để đẩy

mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế mạnh mẽ, bền chặt, lâu dài.
Trong đầu tư Tín dụng, hoạt động Tín dụng thường mang tính rủi ro.
Rủi ro Tín dụng là việc cấp Tín dụng cho một bên vay nợ không thực hiện được
nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. Có nghĩa là khách hàng vay vốn không trả được nợ
theo hợp đồng Tín dụng đã ký, hay nói cách khác là khoản thu nhập dự tính
sinh lời từ tài sản cho vay của Ngân hàng không được hoàn trả đầy đủ về số
lượng và thời hạn.
Vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng rủi ro khi đầu tư Tín dụng, hệ thống
Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Thường Tín nói riêng đã có
những biện pháp và quy định nghiêm, chặt chẽ và thủ tục cấp Tín dụng phải
đảm bảo tính thống nhất. Cán bộ Tín dụng và khách hàng phải tuân thủ và
chấp hành theo quy định sau:
I. QUY ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
1. Thực hiện theo các quyết định, nghị định
Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo điều kiện
để Ngân hàng cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho phát triển nông nghiệp nông
thôn và nhằm tránh rủi ro trong quy trình cấp Tín dụng mang tính quy định
thống nhất chung.
Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết
định 72/QĐ ngày 03/02/2002. Đây là quyết định mới nhất, quy định về thủ tục
pháp lý và quy định việc cấp Tín dụng một khoản vay cho khách hàng, quyết
định bao gồm 32 điều, mỗi điều là một quy định.
Với việc ban hành quyết định 72/QĐ ngày 03/02/2002 của Chủ tịch
HĐQT - NHNo&PTNT Việt Nam là hành lang pháp lý, nguyên tắc nhất định
chung cho toàn hệ thống. Từ khi có quyết định ban hành, cán bộ và khách hàng
NHNo&PTNT huyện Thường Tín đã thực hiện theo đúng quy trình cấpTín
dụng.
Ngoài ra còn có một số quyết định và một số Nghị định như quyết định
1627/2001/QĐ-NHNo ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNo và một số nghị
định như NĐ178/NĐ về đảm bảo tiền vay, nghị định 03, nghị quyết "về chủ

trương chính sách chuyển dịch cơ cấu, nghị quyết 11...) đây là cơ sở và căn cứ
cho quy trình cấp Tín dụng và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước.
2. Điều kiện và nguyên tắc vay vốn
2.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng
Ngân hàng cho vay phải xem và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
a. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
* Pháp nhân: Phải được công nhận là pháp nhân theo các điều của Bộ
luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: Phải có giấy uỷ
quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý.
* Doanh nghiệp tư nhân: Chủ tịch doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp.
* Hộ gia đình cá nhân:
+ Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố
(trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh Ngân hàng cho vay đóng trụ sở, đối với khách
hàng trong huyện Thường Tín đến Ngân hàng vay phải có giấy tạm trú tạm
vắng tại địa bàn huyện. Nếu khách hàng khác địa bàn đến vay phải được Ngân
hàng cấp trên đồng ý thì Ngân hàng mới quyết định cho vay, nhưng phải báo
cho Ngân hàng nơi khách hàng cư trú biết.
+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ gia
đình hoặc người đại diện chủ hộ: Chủ hộ hoặc người đại diện phải có đầy đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Không có nợ quá hạn, khó đòi trên 6 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam.
* Tổ hợp tác:
+ Hoạt động theo Bộ luật dân sự
+ Người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành

vi dân sự.
* Công ty hợp danh: Thành viên của Công ty hợp danh phải có năng lực
pháp luật dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
b. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
c. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
* Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
đời sống. Mức vốn tự có thực hiện theo điều luật quy định:
- Đối với ngắn hạn: Vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn
- Đối với trung hạn: Mức vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
* Khi kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương
án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
* Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống thì phải có
nguồn thu ổn định (như tiền lương, trợ cấp ...) để trả nợ Ngân hàng.
d. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
e. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, NHNo Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước&PTNT
Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo và thực hiện theo
nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng Tín dụng.
3. Những nhu cầu vốn không được vay và khách hàng không được vay
vốn
a. Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín không cho vay những
nhu cầu vốn sau đây:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cầm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
b. Những khách hàng mà không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và
theo quy định của Ngân hàng ban hành thì khách hàng sẽ không được
vay vốn.
Tuy nhiên có một điều kiện không thể viết thành văn bản, nó chỉ được
rút ra từ những bài học kinh nghiệm, từ con mắt nghề nghiệp mà CBTD có thể
biết được "phẩm chất, tư cách của người vay" để quyết định cho vay :
Nếu khách hàng là người:
+ Nát rượu và nghiện hút
+ Nợ nần chồng chất, triền miên
+ Xin vay với số tiền lớn vượt quá nhu cầu và chấp nhận vay với bất cứ
lãi suất nào.
+ Nói nhiều hơn làm, có tính lừa lọc...
Khi gặp những trường hợp đó thì CBTD phải hết sức thận trọng điều tra,
bằng mọi cách tiếp cận hoặc thu thập thông tin để quyết định cho vay hay
không cho vay. Nếu từ chối nên có biện pháp từ chối khéo và nhẹ nhàng.
4. Quy định về bộ hồ sơ cho vay
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín bộ hồ sơ cho vay là văn
bản pháp lý, là giấy tờ, hồ sơ để cán bộ thẩm định, đánh giá dự án, nội dung
vay vốn và là hồ sơ để CBTD thuận tiện trong việc theo dõi... nên bộ hồ sơ cho
vay cho từng loại khách hàng được quy định như sau:
4.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp
a. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
* Hồ sơ pháp lý:
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ Tín dụng lần đầu
phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp (trừ DNTN)

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng Giám đốc, Giám đốc,
kế toán trưởng, chủ nhiệm HTX ...
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với Công ty cổ
phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh)
- Các thủ tục về kế toán (báo cáo tài chính, dự án tài chính....)
* Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
- Các chứng từ liên quan (xuất trình khi vay vốn)
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
* Hồ sơ pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)
- Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có)
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
Ngoài các hồ sơ quy định như trên đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vốn phải có thêm:
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn
+ Hợp đồng làm dịch vụ (nếu có)

×