Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.92 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I-Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường.
1.1- Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Trong x· héi có nhiều hình thức quan hệ tín dụng, như: Tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng,
tín dụng quốc tế.Trong đó, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng phổ
biến và có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng
giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động của mỗi ngân hàng.
Chúng ta có thể nói: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng
bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng - một tổ chức chuyên kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ- với một bên là các tổ chức, cá nhân trong
xã hội, trong đó ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”
Nói đến tín dụng ngân hàng ta vẫn cho rằng nó bao gồm cả hoạt
động “đi vay” và hoạt động “cho vay” của ngân hàng .Tuy nhiên, trên
thực tế, do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng mà các nhà quản
lý đã tách riêng hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, do hai bộ
phận chuyên môn độc lập nhau đảm nhận: bộ phận Nguồn vốn và bộ
phận Tín dụng. Hoạt động nhận tiền gửi không được gọi là hoạt động tín
dụng mà là hoạt động “huy động vốn” do bộ phận Nguồn vốn thực hiện.
Bộ phận tín dụng chuyên làm nhiệm vụ cho vay. Như vậy định nghĩa:
"Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngân
hàng là người cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá nhân trong
xã hội, trên nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi vào một
thời điểm xác định trong tương lai như hai bên đã thoả thuận" sẽ phù
hợp với hoạt động thực tế của các ngân hàng .
1.2-Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nền kinh tế ngày càng phát
triển thì khối lượng tín dụng được thực hiện càng lớn. Tín dụng ngân


hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng tín dụng được thực
hiện trong nền kinh tế. Do vậy tín dụng ng©n hàng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường đối với lĩnh vực sản xuất và lưu thông
hàng hóa cũng như lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
1.2.1- Tín dụng ngân hàng góp phần làm giảm tỷ trọng tiền nhàn rỗi
trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân
hàng thương mại. Để thực hiện quá trình kinh doanh ngân hàng ngoài
vốn tự có, còn thường xuyên phải tạo vốn bằng cách đi vay để cho vay.
Gắn với nền kinh tế thị trường là kinh doanh có hiệu quả, phải có lợi
nhuận để tồn tại và phát triển. Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
của mình phải có lợi nhuận. Nếu đầu tư tín dụng mà không tốt, không có
hiệu quả, không thu hồi được vèn thì hoạt động kinh doanh sẽ bị thua lỗ
và có thể dẫn đến phá sản cho nên trong môi trường cạnh tranh kh¾c
nghiÖt, mỗi ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh riêng của mình,
phải tìm mọi biện pháp ®Ó nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiềm tàng với
chi phí thấp để kinh doanh có hiệu quả.
1.2.2- Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển
sôi động, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường góp phần
tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Trong môi trường cạnh tranh, các chủ doanh nghiệp luôn luôn chủ
động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả quản trị kinh
doanh…Để làm được những điều này đòi hỏi phải có một khối lượng
vốn lớn. Chính tín dụng ngân hàng sẽ là người tài trợ cho nhu cầu này,
đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, để tránh được sự trừng phạt kinh tế
do không trả được nợ vay ngân hàng, đồng thời để tạo khả năng nắm
phần thắng trong cạnh tranh gay gắt thậm chí là khốc liệt. Trong bối
cảnh đó hoạt động kinh tế đương nhiên là rất nhộn nhịp, sôi động.
1.2.3- Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá

trình mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế.
Để hoạt động đòi hỏi phải có một khối lượng về vốn, chính tín
dụng ngân hàng sẽ là nguồn tài trợ cho nhu cầu đó. Ngân hàng với tư
cách là một tổ chức kinh tế đặc thù trong kinh doanh tiền tệ, qua hoạt
động tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực cung ứng vốn cho các nhà đầu tư và
kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.Cho nên tín dụng ngân hàng đã trở
thành một trong những phương tiện để nối liền các nền kinh tế trªn toµn
cÇu. Đặc biệt các nước đang phát triển thì tín dụng ngân hàng đóng vai
trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cũng
nhờ có nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
1.2.4- Tín dụng ngân hàng điều tiết và ổn định lưu thông tiền tệ.
Trước hết tín dụng ngân hàng là kênh duy nhất để đưa tiền tệ vào
lưu thông, không chỉ có đủ tiền mà nó còn có khả năng kiểm sóat được
lượng tiền trong lưu thông nhằm làm cho phù hợp với nhu cầu tiền tệ lưu
thông hàng hóa. Nếu tín dụng ngân hàng được thực hiện một cách có
hiệu quả thì nó sẽ đảm bảo cho khối lượng tiền cung ứng phù hợp vì khi
cho vay tức là khi đưa tiền vào lưu thông. Mặt khác với chức năng tạo
tiền các ngân hàng thương mại có khả năng mở rộng tiền gửi làm tăng
khối lượng tiền trong lưu thông. Vì vậy ngân hàng trung ương phải sử
dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện việc điều tiết hoạt động
tín dụng của các ngân hàng thương mại như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất
chiết khấu, hạn mức tín dụng.
1.2.5- Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế
kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh việc sử dụng lãi suất ưu đãi đối với những ngành kinh tế
mũi nhọn cũng như những ngành kinh tế kém phát triển thì tín dụng
ngân hàng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, bởi các ngành
này đòi hỏi phải có nhiều vốn và kịp thời. Tín dụng ngân hàng là nguồn
cung ứng vốn cho các ngành kinh tế này phát triển.

1.2.6- Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế.
Với chức năng phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng có thể
kiểm soát được các hoạt động kinh tế trong quá trình huy động vốn tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi và sử dụng để cho vay. Thông qua việc huy động
vốn tiền tệ nhàn rỗi của các doanh nghiệp , các tầng lớp dân cư trong xã
hội và việc tổ chức thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng có thể đánh
giá được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất cũng như khả
năng thanh toán, chi trả của khách hàng thông qua sự biến động về số dư
trên tài khoản.
1.3- Các hình thức tín dụng ngân hàng.
Có nhiều tiêu thức để có thể phân loại các hình thức tín dụng ngân
hàng, tuy nhiên dưới đây chúng ta chỉ đề cập đến mấy tiêu thức chính
như sau:
1.3.1- Phân loại theo mục đích vay vốn.
Dựa vào căn cứ này cho vay thường được chia ra làm các loại:
- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua
sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để
bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản
xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc.
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các
ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo
hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng như mua sắm các vât dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang
trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín
dụng.

1.3.2- Phân loại theo thời hạn cho vay.
Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và
được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp
và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5
năm.Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài
sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất
kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi
vốn nhanh. Ngoài ra nguồn vốn trung hạn này còn được các doanh
nghiệp dùng để đổi mới sản phẩm.
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời
gian tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể
lên tới 40 năm. Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu
về xây dựng cơ bản.
1.3.3- Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại chính, đó là:
- Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ
dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
- Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
1.3.4- Phân loại theo phương pháp hoàn trả.
Cho vay của ngân hàng được chia làm hai loại:
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ
thể theo hợp đồng.
- Cho vay không có thời hạn: Đối với loại cho vay không có thời
hạn thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất
kỳ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có

thể được thoả thuận trong hợp đồng.
1.3.5- Phân loại theo xuất xứ tín dụng.
Dựa vào căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu
cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua
việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong
thời hạn thanh toán.
II- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
Hoạt động tín dụng ngân hàng rất đa dạng, bao gồm các hoạt động
cho vay, chiết khấu, bảo lãnh… Vì vậy nếu ngân hàng không thường
xuyên quan tâm chú ý đến việc nâng cao chất lượng tín dụng thì nguy cơ
đổ bể phá sản của ngân hàng là rất cao. Hoạt động ngân hàng là hoạt
động rất nhạy cảm của thị trường, khi chỉ lo đến việc mở rộng mà không
suy tính đến chất lượng tín dụng thì đây là việc làm phiêu lưu. Kinh
doanh tín dụng ngân hàng là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều
yếu tố rủi ro. Vì vậy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng là
điều không thể thiếu được đối với các ngân hàng thương mại.
1- Chất lượng tín dụng ngân hàng.
1.1- Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng.
Tín dụng là hoạt động truyền thống và là tiền thân của hoạt động
ngân hàng. Đó là hoạt động mang lại những nguồn thu chính cho các
NHTM, tuy nhiên theo những số liệu thống kê đây là lĩnh vực ẩn chứa
nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của các NHTM. Vậy để đánh giá được
hoạt động tín dụng của một ngân hàng có hiệu quả hay không chúng ta
phải tìm hiểu thế nào là chất lượng của hoạt động tín dụng đó. Chất
lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa: Đồng vốn của ngân hàng cho
các doanh nghiệp vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, phù hợp với
chính sách phát triển kinh tế của địa phương, và quan trọng là với đồng

vốn đó các DN sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được
lợi nhuận và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn
đã ký trong hợp đồng.
Như vậy, "Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng yêu cầu
của khách hàng về vốn vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
của địa phương cũng như của nhà nước, đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng, và thoả mãn được nhu cầu về vốn của DN ".
Theo khái niệm nói trên, chúng ta có thể thấy một khoản vay được
coi là có chất lượng cao khi thoả mãn cả ba đối tượng: ngân hàng, khách
hàng và nền kinh tế.
* Chất lượng tín dụng xét trên giác độ NHTM.

×