Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNOPTNT HUYỆN PHÙ CỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.82 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNOPTNT HUYỆN
PHÙ CỪ.
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
Từ năm 1959 đến tháng 7/1988: Đây là chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước
Huyện Phù Cừ
Tháng 7/1988: Chính Phủ quyết định thành lập hệ thống Ngân hàng
thương mại (Ngân hàng chuyên doanh) gồm Ngân hàng Công Thương, Ngân
hàng Ngoại Thương,Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển nhằm phục vụ nền kinh tế thị trường với nhu cầu
vốn và các dịch vụ thanh toán ngày càng lớn. Hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam bắt đầu hoạt đọng từ thời kỳ này.
Từ tháng 7/1988 đến năm 1997: Đây là phòng giao dịch của chi nhánh
NHNo&PTNT Huyện Phù Tiên.
Từ năm 1997 đến nay: Đây là chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.
NHNo &PTNT Phù Cừ (gọi tắt là NHNo Phù Cừ) là một Ngân hàng cấp III,
là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Hưng Yên.
NHNo Phù Cừ thực hiện hạch toán kinh tế theo cơ chế tài chính của NHNo
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Sau khi tái lập huyện,
NHNo Phù Cừ đã đi vào ổn định, đến nay tổng số cán bộ CNV trong toàn
chi nhánh là 30 người, trong đó Ban giám đốc có 3 người còn lại biên chế thành
2 phòng:
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
Ngoài trụ sở chính và các phòng ban trên, NHNo & PTNT Phù Cừ còn có
một chi nhánh Ngân hàng cấp IV đặt ở Tam Đa nhằm đáp ứng nhu cầu huy
động vốn của Ngân hàng cũng như của người dân được thuận lợi, tạo điều kiện
mở rộng tín dụng.
+ Cơ cấu mô hình hoạt động của NHNo & PTNT Phù Cừ có 2 điểm giao
dịch, đó là:
NHNo Phù Cừ (đặt tại trung tâm huyện) tại đây vừa là trung tâm điều


hành vừa quản lý 8 xã phía Bắc huyện và một thị trấn.
NH liên xã Tam Đa: Chịu trách nhiệm quản lý 6 xã phía Nam huyện.
+ Cơ cấu tổ chức của NHNo Phù Cừ.
Ban giám đốc gồm 3 người cụ thể là:
Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo NHNo Phù Cừ.
Một phó giám đốc: Phụ trách phần kinh doanh.
Một phó giám đốc: Phụ trách phòng kế toán và là Giám đốc Ngân hàng
người nghèo Phù Cừ.
Các phòng ban gồm 2 phòng sau đây:
Phòng kế toán: Gồm 8 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 kiểm soát,
2 thủ quỹ và 3 kế toán. Làm nhiệm vụ giải ngân các món tiền cho vay, thu tiền
mà khách hàng đem giả và đem gửi vào, kiểm soát các hoạt động, hạch toán vào
tài khoản kế toán và thực hiện các giao dịch khác.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: gồm 19 người: Gồm có 1 trưởng phòng
và 1 phó phòng và 17 cán bộ tín dụng. Làm nhiệm vụ cho vay, đôn đốc khách
hàng trả nợ đúng hạn, quảng bá các dịch vụ mới của Ngân hàng.
2.1.2. Hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ tỉnh hưng yên.
2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động
Ngân hàng.
Phù Cừ là một huyện đồng bằng nằm trong địa giới tỉnh Hưng Yên, cách
trung tâm tỉnh khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Đây là một huyện mới tái lập
sau khi tách Huyện Phù Tiên cũ thành hai huyện là Phù Cừ và Tiên Lữ vào năm
1997. Diện tích huyện khoảng 9.127,19 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
khoảng 6.155,78 ha chiếm 67,45% diện tích toàn huyện với gần ba vạn hộ dân
sinh sống. Đây là một huyện có mật độ dân số đông, lực lượng lao động dồi dào,
có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp với truyền thống thâm canh cây lúa
nước đạt năng suất cao và có nhiều ngành nghề khác như chăn nuôi trâu bò,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng nấm rơm, dâu tằm, dưa chuột xuất khẩu, đỗ tương,
đay đạt hiệu quả khá cùng những giống cây đặc sản như nhãn nồng, vải thiều,
cam ngọt.

Những năm gần đây tình hình nông thôn trên địa bàn cơ bản ổn định,
kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ 11,58%; một số lĩnh vực có mức tăng
trưởng khá như nông nghiệp 8,72%, công nghiệp xây dựng 19,98%; thương
nghiệp dịch vụ 14,49%. Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất
nông nghiệp với cơ cấu kinh tế nông nghiệp- công nghiệp xây dựng- thương mại
dịch vụ là 65-15-20. Trên 80% dân số trong huyện sống bằng nông nghiệp, điều
kiện canh tác còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên gặp rất nhiều khó
khăn. Trong khi giá cả hàng hoá nông sản liên tục ở mức thấp so với các hàng
hoá tiêu dùng khác làm cho thu nhập thực tế của người nông dân thấp, đời sống
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn cao, GDP bình quân đầu người trong
huyện còn thấp dưới mức bình quân chung của cả nước; năm 2003 thu nhập
bình quân đầu người là 3,7 triệu đồng, giá trị thu nhập trên một héc ta là 33,05
triệu đồng. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp số lượng ít, quy mô nhỏ, cơ cấu
đầu tư dàn trải, phân tán, chất lượng và hiệu quả đầu tư ở một số ngành chưa
cao, chưa có môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, hợp tác. Tỷ lệ lao động
thiếu việc làm trong huyện còn nhiều, nhất là lao động nông nhàn. Thu ngân
sách từ nội bộ nền kinh tế đạt thấp.
Trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của
huyện tuy có nhiều tiến bộ nhưng còn chậm, mô hình kinh tế hợp tác xã chưa
phát huy tác dụng, mô hình kinh tế trang trại chủ yếu là quy mô nhỏ, chưa có
nhiều điển hình có hiệu quả làm mẫu để nhân rộng nên chưa tạo được động lực
để khai thác tiềm năng lao động, đất đai vào phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn.
Dưới góc độ là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, vốn có vai trò rất lớn
đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng- nó là nguyên liệu đầu vào cần
thiết của một quá trình sản xuất. Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh. Khối lượng vốn, cơ cấu vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng, cơ
cấu hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn quyết định
năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.
Ý thức được tầm quan trọng đó của vốn, NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ thông

qua các nghiệp vụ chủ yếu như huy động tiền gửi tại địa phương, nghiệp vụ
ngoại bảng và các nghiệp vụ trung gian khác trong mấy năm gần đây đã huy
động được một lượng vốn đáng kể, với các hình thức phong phú, đa dạng như:
Huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và tiền vay Ngân hàng Nhà
nước, huy động tiền gửi và vay các tổ chức kinh tế.
Huy động tiền gửi của khách hàng bằng cả nội tệ và ngoại tệ dưới các
hình thức tiết kiệm không kỳ hạn; tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,
tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm trả lãi khi đến hạn.
Phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như kỳ phiếu, trái phiếu,
tín phiếu bằng nội tệ.
Ngân hàng No & PTNT Huyện Phù Cừ cũng nhận vốn uỷ thác đầu tư của
Chính phủ bằng các dự án 2561-VN, dự án 2855-VN, dự án CFD-TDNT, dự án
AFD. Và thực hiện tạo vốn qua các nghiệp vụ trung gian như nhận chuyển trả
tiền điện tử, thanh toán hộ khách hàng.
Những năm đầu khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN, các Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Huyện Phù
Cừ nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả kinh doanh còn nhiều mặt bị hạn chế, kể
cả mảng huy động vốn. Nhưng cùng với sự nỗ lực của bản thân chi nhánh, sự
ủng hộ từ nhiều phía đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Chi nhánh
đã quen dần với cơ chế mới, đã đạt được những thành quả nhất định trong kinh
doanh. Đến nay, chỉ xét riêng mảng huy động vốn của Chi nhánh, cả quy mô và
chất lượng đều được phát triển.
♦ Về quy mô nguồn vốn:
Năm 2001, tổng nguồn vốn là 49.018 triệu đồng; năm 2002 con số này là
67.030 triệu đồng tăng 18.012 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng là
36.75%. Đến năm 2003 tổng nguồn vốn đạt 81.032 triệu đồng tăng 14.002 triệu
đồng so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng là 20.89%.
Đạt được kết quả trên là do trong ba năm gần đây Chi nhánh NHNo
Huyện Phù Cừ đã thực hiện quán triệt nhiệm vụ ngay từ đầu các năm cho CBCNV
trong toàn cơ quan. Đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện cải thiện, đa dạng hoá

các hình thức huy động như tiết kiệm trả lãi trước, phát hành kỳ phiếu trả lãi
trước 13 tháng. Với mức lãi suất và thời gian huy động phù hợp được đông đảo
khách hàng ủng hộ đã góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung vốn nhàn rỗi
trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế địa
phương. Do vậy, các nguồn tiền huy động đều tăng nhưng với mức độ khác
nhau.
♦ Cơ cấu nguồn vốn những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực.
Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ lệ tăng dần trong tổng nguồn
vốn trong ba năm từ 2001-2003. Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động tại địa
phương là 35.567 triệu đồng chiếm 72.56% tổng nguồn vốn. Năm 2002, con số
này là 47.190 triệu đồng chiếm 89.64% trong tổng nguồn; so với năm 2001 tăng
11.623 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 32.68%. Đến năm 2003, nguồn
vốn huy động tại địa phương đã đạt 54.593 triệu đồng, chiếm 67.37% tổng
nguồn vốn, tăng so với năm 2002 là 7.403 triệu đồng, tốc độ tăng là 15.69%.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/
2001
31/12/ 2002 02/01 31/12/2003 03/02
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)

Tuyệt
đối
%
Số
tiền
Tỷ
trọg
(%)
Tuyệt
đối
%
1.Nguồn vốn huy
động tại địa phương
35.56
7
72,56 47.19
0
89,64 11.623
32,68
54.59
3
67.3
7
7.403
15.6
9
Tiền gửi của KBNN
15.08
2
30,77 16.67

4
24,88 1.592 10,56 17.84
8
22.03 1.174 7.04
Tiền gủi các TCKT
1.480 3,02 2.000 2,98 520 35,14 2.683 3.31 0.683 34.15
Tiền gửi của khách
hàng
15.40
3
31,42 24.57
5
36,66 9.172 59,55 34.06
2
42.04 9.487 38.60
+ Bằng VNĐ
15.40
3
31,42 20.83
2
31.08 5.429 35.25 29.81
5
36.79 8.983 43.12
+ Bằng ngoại tệ
0 0 3.743 5.58 3.743 100 4.247 5.24 0.504 13.47
Phát hành giấy tờ có
giá
3.602 7,35 3.941 5,88 339 9,41 4.321 5.33 0.38 9.64
2. Vốn nhận dịch vụ
uỷ thác

9.720 19,83 10.13
0
15,11 410 4,22 10.63
5
13.1
2
505 4.99
3. Tiền vay NHNN
100 0,2 510 0,76 410 410 720 0.89 210 41.18
4. Vốn huy động khác
2.258 4,61 7.680 11,46 5.422 240 8.931 11.02 1.251 16.29
5. Vốn và quỹ của
NHNo
1.373 2,8 1.520 2,27 147 10,7 1.832 2.26 0.312 20.53
TỔNG CỘNG
49.01
8
100 67.03
0
100 18.012 36,75 81.03
2
100 14.002 20.8
9
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương,
nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tăng trưởng đều đặn qua các năm và
thường chiếm tỷ trọng từ 10%-30% trong tổng nguồn: năm 2001 là 15.082 triệu
đồng (chiếm 30.77%); năm 2002 là 16.674 triệu đồng (chiếm 24.88%) đến năm
2003 là 17.848 triệu đồng (chiếm 22.03%). Nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh
tế vẫn rất thất thường, tăng giảm không theo chiều hướng tích cực. Ngân hàng

cần củng cố và phát triển tốt mối quan hệ với các tổ chức này trong thời gian
tới.
Thông thường, nguồn tiền gửi của KBNN và các tổ chức kinh tế là nguồn
tiền gửi không kỳ hạn, chịu lãi suất thấp. Huy động nguồn vốn này một mặt giúp
Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi và tăng thu nhập cho Ngân hàng trong
việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng trên như thanh toán hộ bằng uỷ
nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển khoản và các dịch vụ khác. Nhưng nguồn vốn
này đa phần là tiền gửi không kỳ hạn nên tính ổn định không cao. Các tổ chức
kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích thanh toán hoặc chỉ là
những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến chứ không mang tính tiết
kiệm như tiền gửi dân cư. Ngân hàng phải luôn trong tư thế sẵn sàng chi trả nên
Ngân hàng không thể sử dụng nguồn này để cho vay trung và dài hạn. Do đó,
vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải xác định được một tỷ lệ hợp lý giữa hai nguồn:
tiền gửi của tổ chức kinh tế, KBNN và tiền gửi dân cư để vừa đảm bảo thu được
lợi nhuận vừa tránh rủi ro về kỳ hạn.
Đáng chú ý trong nguồn vốn huy động tại địa phương là khoản mục tiền
gửi dân cư. Vốn từ dân cư gửi vào Ngân hàng phần lớn dưới dạng tiết kiệm hoặc
mua kỳ phiếu, trái phiếu. Người dân gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích thu
lãi suất. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao, thường là dài hạn. Năm 2001,
tiền gửi dân cư đạt 15.403 triệu đồng chiếm 31.42% tổng nguồn. Năm 2002
khoản mục này đạt 24.575 triệu đồng tăng 9.172 triệu đồng so với năm 2001,
chiếm tỷ trọng 36.66% trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương với tốc độ
tăng trưởng là 59.55%. Năm 2003, tiền gửi dân cư đã là 34.062 triệu đồng
chiếm 42.04% tổng nguồn, so với năm 2002 tăng 9.487 triệu đồng tương ứng
với tốc độ tăng 38.6%. Tiền gửi dân cư tăng trưởng đều đặn và ổn định qua các
năm - đây là dấu hiệu đáng mừng do khoản mục tiền gửi này rất ít biến động,
tiền gửi dưới 12 tháng chỉ chiếm 20%-25% trong tổng tiền gửi dân cư. Điều này
cho phép Ngân hàng lập kế hoạch sử dụng lâu dài đồng thời theo đuổi các dự án
trung và dài hạn.
Tuy nhiên, tiền gửi dân cư tăng nhanh một mặt phản ánh đời sống nhân

dân ngày càng khấm khá hơn, mặt khác nó cũng phản ánh tâm lý tiết kiệm để
dành của người dân vẫn còn lớn và cơ cấu kinh tế địa phương chưa chuyển đổi
mạnh, thị trường nông thôn chưa phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,
còn nhiều rủi ro nên người có vốn chưa dám mạnh dạn đầu tư.
Hàng năm, NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ nhận một lượng vốn lớn do Chính
phủ uỷ thác đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đã làm tăng đáng kể nguồn
vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn này năm 2001 là 9.720 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 19.83% tổng nguồn vốn và năm 2002 là 10.130 triệu đồng chiếm tỷ trọng
15.11% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. So với năm 2001 thì năm 2002 nguồn
vốn nhận uỷ thác tăng về tỷ lệ tuyệt đối là 410 triệu và tăng về tỷ lệ tươg đối là
4.22%. Đến năm 2003 nguồn uỷ thác đầu tư tuy có tăng, đạt 10.635 triệu đồng
nhưng chỉ chiếm 13.12% tổng nguồn vốn và tăng so với năm 2002 là 4.99%
tương ứng với 505 triệu đồng. Phần lớn vốn của các dự án là nguồn vốn trung,
dài hạn có thời hạn trên dưới 20 năm, do vậy đây là nguồn vốn ổn định góp phần
tích cực đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ở nông thôn. Đáng chú ý là dự án
tài chính nông thôn ADB hay dự án TCNT II-WB. để trực tiếp cho vay trong hoạt
động kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói
giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
Ngoài ra, trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh còn có thêm các khoản
mục như: tiền vay NHNN, vốn và quỹ của NHNo hay vốn huy động khác. Những
khoản này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và thường không
biến động mạnh qua các năm.
Tóm lại, quy mô nguồn vốn đã có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm và cơ
cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển biến tích cực. Chi nhánh bằng nhiều biện pháp,
phương thức linh hoạt, sáng tạo đã tích cực khai thác nguồn vốn rẻ để hạ lãi
suất đầu vào, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ tạo tính ổn định, bền vững.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là khối lượng vốn vẫn còn hạn hẹp và hình thức
huy động vốn vẫn còn đơn điệu. Ngân hàng nên khuyến khích việc huy động vốn
thêm bằng các hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ;
tiết kiệm quay số trúng thưởng, tiết kiệm trả góp.

2.1.2.3. Hoạt động cho vay.
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Vì là
một Ngân hàng hoạt động tại địa bàn nông thôn, thị trường tài chính chưa phát
triển nên ngoài phần đầu tư vào bất động sản, thiết bị và một số tài sản khác thì
cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Hoạt động cho vay thường chiếm
80%-90% tổng tài sản của Ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng đóng một vai
trò quan trọng, nó không chỉ phản ánh sự phát triển của một Ngân hàng, uy tín
của một Ngân hàng mà lợi nhuận thu được từ hoạt động này bao giờ cũng là
nguồn thu chủ yếu và là cách để duy trì mọi hoạt động khác của Ngân hàng.
Nhận thức sâu sắc điều này, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ luôn
chủ trương mở rộng hoạt động cho vay với mọi đối tượng khách hàng thuộc tất
cả các thành phần kinh tế, không có sự phân biệt. Mọi đối tượng khách hàng đến
với Ngân hàng đều được thận trọng xem xét và được cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy, dư nợ đối với nền kinh tế của Chi nhánh không
ngừng tăng trưởng trong những năm vừa qua.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ phân theo nguồn. Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/
2001
31/12/ 2002 02/01 31/12/
2003
03/02
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
(%)
Số
tiền

Tỷ
trọn
g
(%)
Tuyệt
đối
% Số
tiền
Tỷ
trọn
g(%
)
Tuyệt
đối
%
1. Dư nợ bằng
nguồn nội địa
23.71
3
60.19 35.962 64.63 12.249 51.66 45.24
6
65.6
5
9.284 25.8
2
- Dư nợ ngắn hạn
10.92
2
27.72 13.462 24.19 2.540 23.26 16.49
6

23.93 3.034 22.54
- Dư nợ trung hạn
12.79
1
32.47 22.500 40.44 9.709 75.90 28.75 41.71 6.250 27.78
2. Dư nợ bằng
nguồn uỷ thác đầu

15.68
2
39.81 19.680 35.37 3.998 25.49 23.67
8
34.3
5
3.998 20.3
2
- Dư nợ ngắn hạn
7.004 17.78 8.413 15.12 1.409 20.12 10.25
8
14.88 1.845 21.93
- Dư nợ trung dài
hạn
8.678 22.03 11.267 20.25 2.589 29.83 13.42 19.47 2.153 19.11
Tổng dư nợ
39.39
5
100 55.642 100 16.247 41.24 68.92
4
100 13.28
2

23.8
7
Tổng tài sản
49.01
8
67.030 81.03
2
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Nếu năm 2001, tổng dư nợ của Ngân hàng là 39.395 triệu đồng, năm
2002 đã là 55.642 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 41.24% (tương ứng với
16.247triệu đồng) thì đến 31/12/2003 dư nợ đối với nền kinh tế đã tăng lên đến
52.642 triệu đồng, so với năm 2002 tăng 23.87% (tương ứng với 13.282 triệu
đồng). Đối chiếu với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ta thấy chúng rất cân đối với
nhau.
Biểu đồ 1: So sánh giữa dư nợ và nguồn vốn
(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ- NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ).
Từ người nông dân, cán bộ hưu trí, CBCNVC hiện đang làm việc tại các cơ
quan đóng trên địa bàn huyện đến các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tư nhân có
nhu cầu vay vốn đều được Chi nhánh đáp ứng đầy đủ, kịp thời với các hình thức
tín dụng ngắn - trung và dài hạn như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay
tiêu dùng, cho vay theo các dự án đầu tư phát triển. Hiện nay, Chi nhánh đang
áp dụng hai phương thức cho vay chủ yếu là cho vay theo món và cho vay theo
hạn mức tín dụng. Cho vay theo món là phương thức cung ứng tiền thích hợp
đối với những khách hàng có vốn tự có dồi dào, nhu cầu vốn vay chỉ có tính chất
tạm thời và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức luân chuyển vốn của người vay.
Trong nền kinh tế thị trường thì tính chất thời vụ không phải là tiêu chí quyết
định việc áp dụng cho vay từng lần mà khả năng tài chính và ý muốn của khách
hàng mới là yếu tố quyết định. Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức ưu
đãi về vốn và về thủ tục vay vốn đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh
ổn định, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn luân chuyển thấp nên họ có nhu cầu

vay Ngân hàng thường xuyên liên tục. Tuy vậy phương thức này chi nhánh chỉ
áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng nên còn rất hạn
chế.
2.1.2.4. Các hoạt động khác.
Ngoài các hoạt động chính của một Ngân hàng là huy động vồn và sử
dụng nguồn vốn đã huy động được một cách có hiệu quả nhất, thì song song với
các hoạt động đó Ngân hàng No&PTNT Huyện Phù Cừ còn thực hiện các hoạt
động khác như: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, hoạt động chuyển
tiền điện tử. Một mặt các hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu của người
dân mặt khác các hoạt động này cũng tạo ra một phần lợi nhuận đáng kể cho
Ngân hàng và đa dạng hoá hơn các loại dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH
NHNO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ.
2.2.1. Thể lệ tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ .
Từ năm 1993 đến năm 1998 NHNo Huyện Phù Cừ đã đầu tư cho HSX vay
vốn theo Quy định 499 A của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN .Sau khi 2 luật
NHNN và luật các TCTD ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/98. Hiện nay
NHNo&PTNT đang thực hiện theo quyêt định số 284/2001/QĐ- NHNN và cụ thể
là quyết định số 06/QĐ-HĐQT về quy chế cho vay đối với khách hàng, quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày 3/2/2002 và từ đó tới nay toàn hệ thống
NHNo&PTNTVN thực hiện cho vay theo quyết định này. Mặc dù ngày
31/12/2002 NHNN vừa ban hành QĐ 1627/2002/NHNN1 để thay thế cho QĐ
284/1998/QĐ-NHNN. QĐ này có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 1/2/2003. Đặc biệt
là ngày 31/3/2002 chủ tich hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành
QĐ 72/QĐ - HĐQT - TD và ngày 24/9/2003 ban hành QĐ số 300/QĐ - HĐQT.
Qua thực tế cho vay các thành phần kinh tế tại NHNo Huyện Phù Cừ cho
thấy phần lớn khách hàng vay vốn đều đã có ý thức chấp hành những quy định
về thể lệ tín dụng của Ngân hàng, hầu hết các khách hàng đều SXKD có hiệu quả,
sử dụng vốn vay đúng mục đích, có khả năng thanh toán cho Ngân hàng đầy đủ,
đúng hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó cũng còn một số khách hàng do năng lực

SXKD yếu, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không có hiệu quả cố tình
chây ỳ không trả nợ, lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính sách lừa đảo NH, hoặc bị
rủi ro, ro thiên tại, dịch bệnh, mất mùa ... nên không có khả năng thanh toán và
dẫn đến làm giảm chất lượng TD của NHNo Huyện Phù Cừ .
Mặt khác, hệ thống cơ chế chính sách của ngành ban hành nhiều, song
cũng còn có những nội dung còn chưa phù hợp với thực tế, nhiều khi lại chồng
chéo không thể áp dụng được, cộng thêm với năng lực phẩm chất đạo đức ngày
càng xa sút của một số cán bộ, lợi dụng việc công để làm việc tư, thiếu trách
nhiệm với công việc được giao, tư duy về TD còn hạn hẹp, cá biệt còn một số cán
bộ thông đồng vơí khách hàng để làm lợi cho mình, biểu hiện tính tuỳ tiện,
không chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến uy
tín chất lượng tín dụng của NHNo Huyện Phù Cừ.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
2.2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất.
♦ Công tác cho vay.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh lấy nông thôn là địa bàn hoạt
động chính, lấy nông dân là đối tượng khách hàng chủ yếu, trước những chính
sách mới của Đảng và Nhà nước, hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh
NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ đã có những bước chuyển đổi phù hợp với thực tiễn
đổi mới của cả nền kinh tế nhất là nền kinh tế nông nghiệp.
Từ chỗ Chi nhánh cho vay qua các hợp tác xã nông nghiệp là chủ yếu,
chiếm tỷ trọng trên 90% cả về doanh số và số dư. Phương thức đầu tư mang
nặng tính bao cấp, cần gì cho nấy, ít quan tâm đến việc khai thác vốn tự có cũng
như hiệu quả kinh tế; việc đầu tư qua một đầu mối là Ban Quản trị Hợp tác xã
nông nghiệp nên mất ít công sức. Một CBTD có thể dễ dàng phụ trách 2- 3 xã mà
vẫn có khả năng thực hiện các quy trình từ khâu điều tra, thẩm định, tính toán
mức vốn cần thiết cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu hồi nợ. Khi chuyển
sang cho vay trực tiếp đến từng HSX, chi nhánh đã phải tiếp cận với gần ba vạn
hộ nông dân có trong huyện.
Hiện nay, hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh đã cơ bản phủ kín

các xã trong huyện, doanh số cho vay hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm.
Năm 2001, doanh số cho vay hộ sản xuất là 27.668 triệu đồng với 6.049 lượt hộ
vay; năm 2002 là 37.545 triệu đồng với 7.162 lượt hộ vay tăng 9.877 triệu đồng
so với năm 2001 (tốc độ tăng là 35,7%). Sang năm 2002, Chi nhánh đã thành lập
được 95 tổ vay vốn tại 14 xã trong huyện với trên tám nghìn thành viên nên đã
thực hiện giải ngân được cho 7.162 hộ vay với số tiền là 37.545 triệu đồng, tăng
so với năm 2001 là 9.877 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 35.7%).
Kết quả đó đạt được là do những năm qua Chi nhánh đã tích cực tuyên
truyền quảng bá về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất, giúp họ hiểu và tiếp
cận được với vốn vay Ngân hàng. Đồng thời Chi nhánh cũng bám sát chỉ tiêu kế
hoạch được giao, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, công tác chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện để mở rộng cho vay phục vụ sản xuất
cho phù hợp.
Bên cạnh đầu tư trên diện rộng để đông đảo mọi hộ nông dân, nhất là hộ
nông dân đặc biệt khó khăn có nhiều cơ hội nâng cao đời sống, thoát khỏi đói
nghèo, Chi nhánh còn tập trung cho những thế mạnh của huyện như chú trọng
đầu tư vào diện tích cây ăn quả đặc sản như nhãn nồng, vải thiều; khuyến khích

×