Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.06 KB, 49 trang )

Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................................2
Phần I : Cơ sở lập phương án.................................................................................4
Chương 1: Cơ sở pháp lý...........................................................................................4
1.1. Căn cứ pháp lý để lập phương án xuất khẩu.....................................................4
1.2. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011................5
Chương 2 : Cơ sở thực tế...........................................................................................7
2.1. Các order của khách hàng..................................................................................7
2.2. Nghiên cứu thị trường........................................................................................11
2.2.1. Thị trường nội địa.........................................................................................11
2.2.2. Thị trường nước ngoài..................................................................................15
2.3. Xây dựng giá hàng và nguồn hàng xuất khẩu...................................................26
2.3.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu........................................................................26
2.3.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu........................................28
2.3.3. Phân tích tài chính..........................................................................................32
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án...............................................................36
Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường............................................................36
3.1.Chọn bạn hàng....................................................................................................36
3.2.Gửi thư chấp nhận giao dịch..............................................................................36
3.3. Nhận được xác nhận của đối tác.......................................................................37
Chương 4 : Tổ chức giao dịch ký hợp đồng..............................................................38
4.1. Lựa chọn hình thức giao dịch............................................................................38
4.2. Lập hợp đồng......................................................................................................39
4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế..................................................45
4.3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện................................................................................45
4.3.2. Các quy trình thực hiện hợp đồng................................................................46
Kết luận......................................................................................................................49
1
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
LỜI MỞ ĐẦU


Thế kỷ XXI, thế kỷ cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ mới, thế kỷ của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều đó đã làm cho nền
kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ
phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn
đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động
tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế
của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Hoà cùng với quá trình hội nhập đó, Việt Nam đã và đang không ngừng
tạo cho mình những thế mạnh mới, những bạn hàng mới và ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trên trường quốc tế. Năm 2007 là một năm đánh dấu một mốc
son quan trọng với nước ta, đặc biệt khi Vệt Nam đã gia nhập WTO, đó vừa là cơ
hội tốt nhưng cũng vừa tiềm ẩn những thách thức mới với nền kinh tế đang phát
triển như nước ta.
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách
để phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó
ngoại thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó.
Ngoại thương có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống như
cá thể không thể tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ. Ngoại thương
phát triển mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khích
mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương là
một trong những ngành được Nhà nước ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinh
tế. Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế
tạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo điều kiện cho quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đó
không thể không kể đến hoạt động của ngành Thuỷ Sản nước ta. Thuỷ Sản là một
ngành ngày càng phát triển với tốc độ cao, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn

có, mà trước hết là nguồn nhân lực nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và ổn định xã hội, góp
phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với
nhiều quốc gia trên thế giới và đã tạo được những bước ngoặt đáng kể trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình
hợp tác vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức
không nhỏ đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức
không nhỏ đối với ngành Thuỷ Sản của ta là lập chiến lược xuất khẩu hàng Thuỷ
Sản sang thị trường nước ngoài, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của
ta hiện nay là thị trường Mỹ. Muốn hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần
tìm hiểu rõ thị trường và cơ chế quản lý XNK hàng Thuỷ Sản ở cả hai thị trường.
Sau đó là công tác lập phương án xuất khẩu, là việc hết sức cần thiết đối với một
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó là một bước khởi đầu trong một dự
án kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án kinh doanh của doanh nghiêp thành công
hay thất bại là do doanh nghiệp có tính toán một cách chính xác các nguồn lực và
dự kiến phương thức thực hiện đúng hay sai. Do đó lập phương án xuất khẩu là một
công việc không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu nào.
Phần I : CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN
Chương I: Cơ sở pháp lý
3
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu tôm đông lạnh của doanh nghiệp, căn cứ
vào các điều kiện sau :
1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XK TÔM SÚ ĐÔNG LẠNH
-Căn cứ Luật Thương mại nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó
quy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mại quốc tế được
thông qua cuộc họp thứ 7 Quốc hội khoá XI ngày 14/06/2005.
- Căn cứ vào luật hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 ,quy định quản lý
nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
-Căn cứ nghị định 12/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 23/1/2006 quy định
mặt hàng được phép hay hạn chế hoặc cấm XNK. Đây là một cơ sở quan trọng
trong việc xác định mặt hàng để XNK cũng như các ưu đãi của Chính phủ về thuế
đối với từng mặt hàng. Cụ thể là căn cứ vào các điều tại chương I, chương II của
nghị định này.
- Căc cứ vào các văn bản pháp quy khác của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt
động XNK.
- Căn cứ vào các quy định khác của Chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động XNK hàng hoá nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng.
1.2. CĂN CỨ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP NĂM 2011
4
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Kế hoạch kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp đã được thông qua với những
mục tiêu chính là:
- Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị trường xuất
khẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh Thuận thành thương hiệu mạnh.
- Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lương
và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ
tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.
-Ngoài việc tập trung vào ngành nghề chính của mình là xuất khẩu tôm đông lạnh,
công ty bước đầu triển khai xây dựng diện tích nuôi tôm công nghiệp sạch bệnh và
liên kết với các lâm ngư trường ở Cà Mau nuôi tôm quảng canh cải tiến phấn đấu
sẽ cung cấp phần lớn tôm nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến của Minh
Thuận.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾ HOẠCH
1 Sản lượng xuất khẩu kg 1.000.000
2 Kim ngạch xuất khẩu USD 10.000.000
3 Doanh thu thuần Đồng 209.000.000.000
4 Lợi nhuận trước thuế Đồng 19.598.250.000
5 Lợi nhuận sau thuế Đồng 14.698.687.500
Hai tháng đầu năm 2011, công ty đã xuất khẩu với tổng khối lượng đạt 283,89 tấn,
trị giá 3.326 triệu USD, tăng 67,97% về khối lượng và 83% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2010. Trong hai tháng đầu năm, tốc độ tăng về giá trị XK cao hơn rất nhiều
5
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
so với tốc độ tăng của khối lượng, điều này cho thấy giá sản phẩm XK của công ty
đã tăng lên rất nhiều.
Chương II: Cơ sở thực tế
2.1. CÁC ORDER CỦA KHÁCH HÀNG
6
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Với mục đích thực hiện việc xuất khẩu 100 tấn tôm sú loại 1 đông lạnh nhằm
thu về lợi nhuận cao nhất sau khi dự trù và tính toán công ty quyết định gửi đi 3
OFFER tới 3 đối tác bạn ở các thị trường Pháp, Nhật Bản và Mỹ với nội dung như
sau:
From : Minh Thuan Co.,Ltd
No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,
HCM City
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
To : …………….Co.,Ltd
No : …………………….
Tel : ……………………
Fax : ……………………

OFFER
Dear Sirs,
Thank you for your enquiry of April 12
nd
, 2011, in which you ask us to send
you the detail of commodity and condition sales
We are pleasure to send you an offer on the price and condition of sales
following:
1.Commodity: Frozen Black Tiger Prawn grade 1
2.Quantity: 100 MT (more or less 5%)
3.Quality: as per sample sent to you and certificate of quality by Vinacontrol
4.Unit price: USD 16.000/MT FOB Sai Gon port, Viet Nam
(Incoterm 2000)
5.Time of shipment: In July ,2011
7
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
6.Payment : By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in US
Dollar.
We are looking forward to your first order.
Yours faithfully,
Phía đối tác bạn sau khi xem xét OFFER của công ty đã quyết định gửi ORDER
tới công ty để đặt hàng,các ORDER này có nội dung như sau:
a. Đơn đặt hàng của thị trường Pháp
Kings Mac Co.,Ltd
No:12Fenchurch Street
Paris, French.
Tel : 0035.32.7687456
Fax : 0035.32.7687456
To : Minh Thuan Co.,Ltd
No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,

HCM City ,Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
ORDER
Dear Sir,
Thank you for your offer. in reply to it,we would like to telll you that your
price is much higher than those of other firms who have made us similar offers
8
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
We could make use of your Offer and place our order with you if you can
accept our price at 14.500 USD per MT
As to other terms and condition,they are quite acceptable to us.
We are looking forward to your favorable reply.
Yours faithfully,
b. Đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ
King food co.,Ltd
No : 110 William street,
New York, USA
Tel : (420212) 5136300
Fax : (420212) 6188989
To : Minh Thuan Co.,Ltd
No : No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,
HCM City ,Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
ORDER
Dear sir,
Thank you very much for your offer. We are pleased to establish business
relation and are placing an order for 100 MT of Frozen Black Tiger Prawn .We
9

Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
could accept all of your terms and conditions but your price is a bit too high.Could
you grant us a discount at 5%
We are looking to your prompt confirmation of the Order
Yours faithfully,
c, Đơn đặt hàng từ thị trường Nhật
Geremi Co.,Ltd
No : 256 YJ Tower, Tokyo, Japan
Tel : (81) 03.678-590-3191
Fax : (81) 03.678-588-3191
To : Minh Thuan Co.,Ltd
No : No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,
HCM City ,Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
ORDER
Dear sir,
Thank you for your offer for Frozen Black Tiger Prawn .
10
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
We have read all of your terms and conditions.They are quite acceptable to
us.However,we find that your price is much higher than those of other firms who
have made us similar offers.
We could make use of your Offer and place our order with you if you
reconsider your price and reduce them at least by 10%
We are looking forward to your favorable reply
Yours faithfully,
2.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
2.2.1. Thị trường nội địa
a. Nguồn cung trong nước

Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản là ngành đang phát triển nhanh chóng.
Ngành thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá
trị hàng hoá xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước.

Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ
3.456.900 lên 4.574.900 tấn (xem Bảng 1 ở dưới). Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng đã đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản. Năm 2007, lần đầu tiên
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.085.200 tấn, vượt lên sản lượng khai thác thác
thủy sản đang ở mức 2.063.800 tấn. Ngành thủy sản cũng là ngành đứng thứ 4 về
xuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc và giầy da. Trong suốt thập kỷ qua,
xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008, chúng ta đã xuất
khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này
tăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ
sản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ USD.

11
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tổng diện tích đất được sử dụng cho nuôi
trồng thuỷ sản đã tăng 5,8%, từ 952.600 lên 1.008.000 ha. Bảng 2 ở dưới cho thấy
năm 2008, nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ chiếm diện tích 702.500 ha (70%)
còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 305.500 ha (30%). Trong tổng số 702.500 ha
nuôi mặn lợ, có 625.600 (89%) ha dành cho nuôi tôm. Trong khi đó,trong tổng số
305.500 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích danh cho nuôi tôm (nước
ngọt) chỉ là 4.700 ha, tương đương với 1,5%.
Từ năm 2004 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 102%, từ
1.202.500 lên 2.430.944 tấn, trong đó 381.728 tấn (15,7%) là tôm nuôi (xem Bảng
3). Hiện nay, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổng
sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam.
BẢNG 1. TỔNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, TÍNH THEO NĂM Đơn vị: hec-ta.
Năm Tổng số Chia ra

Khai thác Nuôi trồng
2005 3.465.900 1.987.900 1.478.000
2006 3.720.500 2.026.600 1.693.900
2007 4.149.000 2.063.800 2.085.200
2008 4.574.900 2.143.900 2.430.944
12
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Nguồn: FiCEN/CIS.
BẢNG 2. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .
Đơn vị: hec-ta.
Năm 2005 2006 2007
Tổng số 952.600 976.500 1.008.000
Diện tích nước mặn, lợ 661.000 683.000 702.500
Nuôi cá 10.100 17.200 26.400
Nuôi tôm 528.300 612.100 625.600
Nuôi kết hợp và các sản
phẩm thủy sản khác
1.22.200 53.400 50.200
Nuôi sinh sản 400 300 300
Diện tích nước ngọt 291.600 293.500 305.500
Nuôi cá 281.700 283.800 295.700
Nuôi tôm 4.900 4.600 4.700
Nuôi kết hợp và các sản
phẩm thủy sản khác
1.600 1.700 1.600
Nuôi sinh sản 3.500 3.400 3.500
Nguồn: FiCEN/CIS.
BẢNG 3. SẢN LƯỢNG CÁ VÀ TÔM NUÔI Đơn vị: tấn
Năm Tổng số Cá Tôm Loài khác
2004 1.202.500 761.600 281.800

2005 1.478.000 971.200 327.200
2006 1.693.900 1.157.100 354.500
2007 2.085.200 1.494.800 386.600
2008 2.430.944 1.828.068 381.728 221.148
Nguồn: FiCEN/CIS.
Đối tượng chủ lực quyết định thành công của ngành tôm vẫn là tôm sú. Năm
2010, giá trị xuất khẩu tôm sú đạt xấp xỉ 1,45 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi tôm sú cả nước đạt hơn 613.000 ha với sản lượng gần 333.000 tấn
(tập trung vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), trong đó diện tích nuôi công
13
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% số còn lại là các hộ nuôi gia đình và doanh nghiệp.
Diện tích nuôi trồng tôm ngày 1 tăng, nghề nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát
triển, là cơ sở vững chắc tạo nguồn nguyên liệu cho mặt hàng tôm xuất khẩu của
Việt Nam. Kết quả, trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam
liên tục tăng. Cụ thể, năm 2010 là năm xuất khẩu tôm Việt Nam đạt nhiều thắng lợi
với sản lượng 240.000 tấn và thu về hơn 2 tỷ USD cho ngành thủy sản. Bước qua
năm 2011, ngành hàng này vẫn được dự báo sẽ đạt con số xấp xỉ như năm trước,
thậm chí còn vượt xa hơn.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao song năm 2011 được dự báo vẫn tiếp tục diễn ra
tình trạng thiếu tôm nguyên liệu dẫn tới giá tôm nguyên nguyên liệu tăng mạnh, đạt
mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tình trạng này cũng khiến cho một số
nhà máy chế biến thủy sản nói chung và doanh nghiệp Minh Thuận nói riêng gặp
nhiều khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, với kế hoạch về
sản lượng xuất khẩu đã đề ra, cùng việc ký hợp đồng chặt chẽ, kịp thời và cũng là
bạn hàng lâu năm với công ty THHH Anh Dương – công ty chuyên thu mua tôm
nguyên liệu các loại nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào mà
không phải chịu chi phí nguyên liệu quá cao.
b. Cầu nội địa
Thị trường thuỷ sản nội địa nói chung và thị trường tôm trong nước nói riêng tuy

tiềm năng, nhưng tổ chức còn nhỏ lẻ, lượng tiêu thụ những loại tôm cỡ lớn còn khá
ít. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng thị trường nội địa còn tồn tại
nhiều khó khăn. Doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, tiền của để điều tra thị
trường, thiết lập hệ thống phân phối, doanh nghiệp cũng phải thay đổi đổi kiểu
dáng, kích cỡ bao bì, cũng như quy trình chế biến để giảm giá sản phẩm nhằm phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và điều kiện lưu
14
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
thông phân phối hàng thủy sản trong nước còn yếu kém cũng là yếu tố cản trở
doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước … Để thay đổi những điều này cần
một quá trình thực hiện lâu dài chứ không chỉ trong một sớm một chiều. Chính vì
vậy chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới vẫn là tập trung xuất khẩu
ra nước ngoài.
2.2.2.Thị trường nước ngoài
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ trước đến nay, tôm nhất là
tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990, kim ngạch xuất
khẩu tôm luôn chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hằng năm. Cùng với thời
gian, hoạt động xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng mạnh, đồng thời tỷ trọng của
các mặt hàng khác tôm như cá, nhuyễn thể, cũng dần tăng lên. Từ những năm 2000
trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu tôm
vẫn liên tục tăng trưởng và đến năm 2003 đã lần đầu tiên vượt qua mức 1 tỷ USD,
bằng khoảng 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước và chiếm gần 10%
giá trị xuất khẩu tôm trên toàn cầu (Bao gồm cả tôm nước ấm và tôm nước lạnh).
Với giá trị đó, Việt Nam đã nằm trong số 5 nước xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới.
Ðây là một niềm tự hào của chúng ta, là yếu tố xác định vị thế của một nhà xuất
khẩu tôm lớn với tiếng nói có trọng lượng cao trên thị trường.
15
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2010

Nguồn: VASEP Đơn vị tính: triệu USD
a. THỊ TRƯỜNG MỸ
Mặc dù phải đối mặt với rào cản thuế chống bán phá giá, XK tôm sang Mỹ 9 tháng
đầu năm 2010 vẫn tăng trưởng rất “ấn tượng” với khối lượng 36.258 tấn, giá trị thu
về trên 376 triệu USD, tăng 13,9% về khối lượng và gần 30% so với cùng kỳ năm
ngoái. Góp phần tạo nên sức tăng trưởng này chính là sự nỗ lực vượt bậc của cộng
đồng DN chế biến ngay trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu trong nước và sự
nhạy bén, biết tận dụng thời cơ thuận lợi do chính các thị trường NK tạo ra.
Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8%
trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng. Đến hết tháng 11/2010, Việt
16
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Nam xuất sang Mỹ gần 48.000 tấn tôm trị giá 511,7 triệu USD, tăng 20,3% về khối
lượng và 40,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Theo Hiệp hội Chế biến và
xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), giá tôm của VN xuất khẩu vào Mỹ được giá cao
nhất trong các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bình
vào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg các tháng cuối năm 2010, cao hơn
20-30% so với cùng kỳ năm 2009.
Giá tôm xuất vào Mỹ tăng một phần do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico hồi giữa năm
2010, cùng với đó là giá các loại tôm sú tăng mạnh do các nước xuất khẩu giảm sản
lượng. . Nhiều năm qua, Inđônêxia luôn là đối thủ “đáng gờm” nhất của ngành XK
tôm Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ sau quý I năm 2010, XK tôm của nước này sang
Mỹ liên tục sụt giảm do khối lượng XK của Công ty CP Prima - công ty sản xuất
và xuất khẩu tôm lớn nhất Inđônêxia - giảm sút bởi lây nhiễm dịch bệnh. Thêm
vào đó, sản lượng khai thác tôm nội địa của Mỹ năm nay giảm mạnh so với năm
ngoái do vụ tràn dầu trên vịnh Mêhicô - khu vực khai thác tôm chính của Mỹ - làm
cho nguồn cung tôm nội địa vốn đã ít càng ít hơn, thậm chí còn tạo ra sự thiếu hụt.
Tiêu thụ tôm trên mỗi người dân Mỹ tăng nhanh và ngành sản xuất tôm trong nước
chỉ cung cấp khoảng 10% tổng tiêu thụ nội địa đã dẫn đến khối lượng tôm nhập
khẩu vào thị trường này tăng đều trong 20 năm qua. Mỹ nhập khẩu hải sản đứng

thứ hai trên thế giới, sau Nhật, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế
giới, Mỹ sẽ qua mặt Nhật trong vài năm tới. Các loại hải sản được nhập nhiều nhất
vào Mỹ hiện nay là tôm, tôm hùm, sò và cua. Trong đó, tôm các loại là mặt hàng
được nhập nhiều nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hải sản vào thị trường này, trước tiên phải
tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan
quản lý thực phẩm và thuốc FDA thuộc Bộ Y tế Mỹ. Trước mắt là các cơ sở chế
biến mặt hàng hải sản muốn xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ phải quan tâm
17
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình, sau đó phải đăng ký kiểm tra để
được cấp chứng nhận của Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và An toàn vệ sinh
thuộc Bộ Thuỷ sản (NAFIQACEM), là cơ quan nhà nước của ta được FDA uỷ
quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.Từ cuối năm 1997 đến nay,
FDA đã thiết lập một hệ thống giám sát chế biến và xuất khẩu hải sản theo tiêu
chuẩn HACCAP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế
biến thực phẩm).
b. THỊ TRƯỜNG NHẬT
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch
nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP
đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ
40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của
Việt Nam.
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị
trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản
phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm
và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói,
mực, bạch tuộc, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng
năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự
báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm

2015.
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao
gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm
đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt
18
Đồ án môn học : Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật
Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.
Tôm đông lạnh là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng
năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật
Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc
biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm.
Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm
từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.
Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9
tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất
mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất
lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu
đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing,
quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn
yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng
tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày
1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào
Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng
nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng
tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu

19

×