Nhóm 5:
Nguyễn Cao Minh Đức
Trần Nguyễn Yến Linh
Trịnh Kim Long
Nguyễn Lê Yến Nhi
Trần Anh Thư
Đề tài thuyết trình
Môn học : Quản trị Kinh doanh quốc tế
GV: Đinh Thị Thu Oanh
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
VIỆT NAM XUẤT KHẨU XI MĂNG SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR.
I. Lý do chọn đề tài :
- Tất cả mọi sản phẩm ở đây đều thiếu, từ điện và điện tử, nguyên phụ liệu may mặc, vật
liệu xây dựng, hóa chất đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón . Trong khi đó,
các sản phẩm sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, đã vậy chất lượng lại
kém và mẫu mã nghèo nàn. Đó là những nhận định về thị trường Myanmar hiện nay của
Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng.
- Myanmar vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh tế chưa phát triển và đang đi vào giai
đoạn mở cửa với nhiều chính sách ưu đãi dành cho đầu tư và xuất nhập khẩu. Thêm vào
đó, sắp tới, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ dần xóa bỏ cấm vận, giúp nước này hòa
nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
- Nắm bắt cơ hội, Thái Lan và Trung Quốc đã sớm đầu tư phát triển mạnh sang đây. Thế
nhưng, theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
TP.HCM, trong khi hàng Trung Quốc bị người Myanmar chê là chất lượng kém thì một
số mặt hàng của Thái Lan lại có giá cao hơn hàng Việt Nam dù chất lượng tương đương.
Chẳng hạn, trong một lần khảo sát thị trường tại siêu thị ở Myanmar, đại diện Công ty
Nhôm Nhựa Kim Hằng nhận thấy, nhiều sản phẩm Thái Lan cùng loại được bày bán có
chất lượng kém hơn nhưng giá lại cao hơn đến 50%.
- Bên cạnh đó, với những chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu của Myanmar, cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại đây là khá lớn. Hơn nữa, chính sách hàng
đổi hàng sẽ tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu trao đổi trực tiếp mặt hàng nhập
- Một điểm đáng lưu ý nữa là nhu cầu dùng hàng Việt Nam của người Myanmar rất cao.
Trong hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar cuối năm 2009 và tháng 4.2010, các sản
phẩm của Việt Nam đều được bán hết trong ngày đầu tiên dù giá cao gấp đôi so với giá
tại Việt Nam.
-Việt Nam đã và đang đầu tư vào Myanmar khoảng 1,5 tỷ đô và trở thành 1 trong 5 quốc
gia đầu tư mạnh nhất vào Myanmar.
- Myanmar đang lập kế hoạch chi 10,9 tỉ đô la vào 24 dự án cầu, đường…
II. Phân tích môi trường kinh doanh ở Myanmar:
1. Khái quát chung :
-: Liên bang Mi-an-ma
- !"#$%: Thuộc Đông Nam Á, Giáp với biển Adaman, giữa Băng La Đét và Thái
Lan
- &'"(:Nay Pyi Taw
- )*!&: 676.500 km2, gấp đôi Việt Nam, lớn thứ hai ở ĐNÁ, tiềm năng to lớn để phát
triển nông lâm nghiệp phục vụ xuất khẩu.
- +),)) : 6.115 km, giáp Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, và Bangladesh,
điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại tiểu ngạch.
- +/-)0: dài 2.965 km, giáp Biển Andaman và Vịnh Bengal, cửa ngõ phía Tây để vươn
ra Ấn Độ Dương, nguồn thủy sản phong phú, điểm đến du lịch hấp dẫn.
- &'"(: Nay Pyi Taw (kể từ 2005, rộng 7.055 km2, cách Yangon khoảng 400 km về
phía Bắc, dân số gần 1 triệu người). Yangon là TP thương mại lớn nhất với khoảng 6
triệu dân.
- ,(,1: Tiếng Miến Điện
- 234: 51,4 triệu người ( theo điều tra chính thức, 60 triệu là con số ảo do chính phủ
Myanmar thông báo)
- Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 70% Công nghiệp: 7%
Dịch vụ: 23%
- (,,&)*5: Chế biến nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồng, thiếc, vonfram, sắt,
vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí tự nhiên, hàng may mặc, ngọc bích, đá quí
- Theo số liệu của WB, 6 năm 2013 của Myanmar ước tính ở mức 51,8 tỷ USD
- 6&78"9:,/): 1100 USD
- &:&;5-<&=:2"9:,/)'#>#?# : 900 USD
- @A?5&B : 5,92% (2013)
- *&4,$:;5&B5 :Dựa trên thông luật của Anh
&78CD!&'#,2&E,6&B )0&2:FG+HIJ, K,6'#L
M)&N>#?# 8,J?OPQRSOPQT"AUIVWXYZ[,3\J,$?]UI^W 8,
J?E)&!&OPQTSOPQVX&,&78+.6&B )0M)&NZEN&8A&=:4,)#
>#?# IE)M&_#OPQTSOPQVI6_&0J, K,^WX
- `:aM&b:: 6.6 tỉ (USD)
+ Mặt hàng xuất khẩu: Khí, sản phẩm từ gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo, ngọc và đá quí
+ Đối tác xuất khẩu: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
- &;5M&b:: 2.642 tỉ (USD)
+ Mặt hàng nhập khẩu: Sợi, sản phẩm từ dầu lửa, phân bón, nhựa, máy móc, thiết bị
vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn
+ Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam
>#?# CD"&;5 :,&:&c"9:,8E)I5&B )0(,,&*ZE
,:d&2$D 8,U$e&ZD [,")0?I,d?(,,&)*5I(,,&)*5If3K&A
9,IJ,$g,IM&#)?hIC:$&IE)&!&ZE :>L&(,X
2. Chính trị - thuế:
OXQ<&&<&&!&
- Từ khi giành được độc lập (1948) đến năm 1962, Mi-an-ma là nhà nước Liên bang
theo chế độ dân chủ đại nghị.
- Từ năm 1962 đến năm 2009 tình hình chính trị bất ổn do sự cạnh tranh của các
Đảng phái chính trị (điển hình là giữa Đảng phái của Bà Ong San Su Chi và chính
quyền quân đội)
- Sự độc tài của chính quyền đã buộc Mỹ và EU cấm vận đất nước này từ năm 1988 ,
khiến đất nước bị cô lập và tụt hậu so với các nước trong khu vực
- Mãi đến cuối năm 2009 dưới sức ép bị cấm vận và sự bất bình của các tổ chức, các
nước về cách quản lí nhà nước của chính quyền quân đội mà tình hình căng thẳng của
các đảng phái trở nên tốt hơn cùng bắt tay nhau mở cửa thị trường để phát triển kinh
tế quốc gia vốn đã bị cô lập hơn 46 năm nay.
- Ngày 7/11/2010 sẽ tiến hành bầu cử tự do, công bằng giữa các Đảng phái với sự
giám sát của bạn bè khu vực và thế giới. Chấm dứt sự bất ổn về chính trị.Hướng hẹn
về một nền kinh tế phát triển và một môi trường đầu tư tiềm năng.
OXO<&&<&M)&N
- Từ năm 1988, Mi-an-ma tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại các
doanh nghiệp tư nhân
- Trong cải cách kinh tế, Mi-an-ma đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng
trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện. Trong kế hoạch 5 năm (1996-
2001), GDP của Mi-an-ma phát triển trung bình 6%/năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch
phát triển kinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình là
7,2%/năm.
- Mi-an-ma là một nước giầu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt
khoảng 23 triệu héc ta. Nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu.Hiện chỉ xuất
khẩu những sản phẩm thô với giá tương đối thấp.
- Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc
và Thái Lan…
- Nền công nghiệp còn yếu kém (9%), hiện chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong
nước nên Myanmar đang thiếu trầm trọng sản phẩm hàng hóa các loại, nhất là hàng
tiêu dùng.
- Có đến 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhập khẩu từ hơn
115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỷ USD, nhiều lĩnh vực như công
nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế . còn bỏ ngỏ. Trong bối cảnh thị trường đang chuyển
đổi mô hình kinh tế, Myanmar thực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp
với các nhà đầu tư.
OXR&!&3B&"4),8A)
- Chính sách đối ngoại của Mi-an-ma là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế
giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
- Mi-an-ma là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào Không Liên kết và Liên
Hợp quốc.
- Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Mi-an-ma theo hướng mềm mỏng
hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục
tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Mi-an-ma đáp ứng yêu
cầu của Mỹ, có những tiến bộ thực chất, nhất là trong lần bầu cử vào tháng 11 tới.
- Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ
của Mi-an-ma với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước
phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các NGO vẫn tiếp tục giúp đỡ Mi-an-
ma các dự án xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh .
OXT&!&3B&i:a&;5M&b:
OXTXQ&N".&f,?A)
Chính phủ Myanmar đã đề ra các giải pháp phát triển thương mại như sau:
- Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - thương mại, khu vực tư nhân và các doanh
nghiệp tư nhân được tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu - là lĩnh vực mà trước đây
Nhà nước độc quyền.
- Phát triển thương mại biên giới theo đúng luật pháp để phát triển và tăng cường
quan hệ thương mại song phương với các nước láng giềng (Trung Quốc, Ấn
Độ,Bangladesh, Thái Lan, Lào,Việt Nam).
- Tổ chức lại các thủ tục xuất - nhập khẩu.
- Giảm bớt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đơn giản hóa các thủ tục nhằm
mục tiêu thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại
thương.
- Khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng cách cho phép các nhà xuất khẩu được phép
nhập khẩu hàng hóa toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng
hóa.
- Khai báo thương mại theo các luật lệ cần thiết đã ban hành phù hợp với môi trường
kinh doanh trong nước và quốc tế.
- Miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhập khẩu như:
phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và
nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất.
- Tổ chức lại và nâng cao vai trò hoạt động của Liên đoàn Phòng Thương mại và
Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) để xúc tiến thương mại và công nghiệp của khu
vực tư nhân.
OXTXO&!&3B&i:aM&b:
- Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế và đa
dạng hóa thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và nguồn nhân lực trong nước.
- Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tục hành chính
như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp, giấy phép xuất - nhập khẩu
từng chuyến hàng.
- Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa.
-Trong số hơn 2.000 công ty tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp thì chủ
yếu là doanh nghiệp có vốn trong nước, một số ít là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI).
- Doanh nghiệp FDI chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa, không được phép nhập khẩu
hàng hóa (ngoài việc nhập khẩu nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu
OXTXR&!&3B&&;5M&b:
- Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuất khẩu hàng hóa
mà là phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiện cân bằng thương mại, không
được nhập siêu hàng hóa, với phương châm:”có xuất thì mới có nhập”
- Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóa thiết yếu; công
nghệ, máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và một số hàng hóa tiêu
dùng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm.
- Giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thương mại, Bộ
Thương mại Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp phép.
- Giấy phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bất cứ loại hàng
hóa xuất khẩu nào, kể cả nông sản.
- Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến
hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu.
OXV&!&3B&"9:,8E)
(Là một thành phần trong chính sách tái cơ cấu và phát triển kinh một cách toàn diện
của chính phủ Myanmar. Luật đầu tư nước ngoài của Myanmar ra đời nhằm thực hiện
chính sách này với mục tiêu tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư khai thác tài nguyên
thiên nhiên, thu hút được công nghệ tiên tiến, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển
kinh tế vùng và phát triển các lĩnh vực kinh doanh tiết kiệm năng lượng. Ủy ban Đầu
tư Myanmar ( Myanmar Investment Commision - MIC ) được thành lập nhằm giám
sát quá trình thực thi Luật và là cơ quan phê duyệt đầu tiên đối với các dự án đầu tư)
S<&&]"9:: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh, trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm tối
thiểu 35% vốn.
- 45&B5"&: Vốn tối thiểu đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệp là
500.000 USD trong khi đối với doanh nghiệp dịch vụ là 300.000 USD
SfZa55&j5 Ủy Ban Đầu Tư sẽ cấp phép, gia hạn, ân hạn hoặc sửa đổi kỳ hạn
của giấy phép cho nhà đầu tư trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được Ủy ban xem xét
chấp thuận
- @e&ZD&[#".,: Luật doanh nghiệp nhà nước quy định 12 hoạt động kinh tế chỉ
dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên, Chính phủ có thể cấp phép để các
doanh nghiệp khác thực hiện các họat động này.
- k:"l)&:N: Myanmar dành nhiều ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư nước ngoài
- B#?MN: Quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập ra nước ngoài sau khi đã nộp thuế
đầy đủ; Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được chính Phủ đảm
bảo không bị quốc hữu hóa
- Một tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ ký kết bảo hiểm với công
ty bảo hiểm Myanmar
- Việc bổ nhiệm nhân sự cần ưu tiên trước hết cho công dân sở tại. Ủy ban đầu tư có
thể, nếu thấy cần thiết, cho phép bổ nhiệm các chuyên gia, kỹ thuật viên từ nước
ngoàiTìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội
thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM 4
- Các tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ được mở một tài khoản
ngoại tệ hoặc tài khoản Kyat tại Ngân hàng Ngoại Thương Myanmar để giao dịch
tài chính như gửi, rút và chuyển ngoại tệ và đồng kyat liên quan đến kinh doanh
- Đồng ngoại tệ trong Luật đầu tư sẽ được phép chuyển ra nước ngoài qua Ngân
hàng Ngoại Thương Myanmar.
3. Tình hình cung - cầu xi măng nội địa của Myanmar :
3.1. Cung
Tổng cung – sản xuất trên thị trường Myanmar dao động từ 2,8 triệu tấn một năm (2013)
3.2 Cầu
Nhu cầu xây dựng đặc biệt như: Xi măng mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng
giếng khoan dầu khí và các loại xi măng khác.Khả năng sản xuất chỉ khai thác được
40%-50% công suất của nhà máy.
Cầu từ thị trường khoảng 8-9 triệu tấn trong một năm. (2013)
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu xi măng nội địa của Myanmar:
TXQB>N:4m&&K,"N:,i)?J,.)"#
TXQXQ,:>&)$)*:
- Myanmar cho biết nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất XM khá phong phú, có trữ
lượng lớn tập trung phần lớn ở Madalay Division, Hpaan Mawlamyine, Ayeyarwady
Division, Kayah State.
- Có nguồn khoáng sản dồi giàu bao gồm cả các nguyên liệu chính và nguyên liệu điều
chỉnh cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng như đá vôi, đất sét, quặng sát và bô xít.
- Bên cạnh đó, Myanmar còn được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nhiên liệu dồi dào phục
vụ quá trình sản xuất xi măng như than đá, khí tự nhiên và có mạng lưới đường thủy dài
và dày đặt.
- Myanmar là một quốc gia có trữ lượng than lớn, những mỏ than nằm rải rác ở
Ayeyarwada và hạ lưu sông Chidwin cũng như khu vực phía Bắc của Myanmar.
Myanmar có tổng số 16 mỏ than chính trải dọc trên đất nước. Việc sản xuất và buôn bán
than trước đây chưa được chú ý vì sự khác biệt quá xa trong việc dự trữ than, thiếu cả
những đầu tư thiết yếu vào khai thác than vì quan niệm cho rằng than là “ nhiên liệu
bẩn”. Trong số 16 vỉa than chính, mỏ than Kalewa và Namma đang chủ yếu sản xuất
phục vụ thương mại. Ước tính trữ lượng quặng và đánh giá kỹ thuật của hai mỏ này như
sau :
+ Than Kalewa 7,78 triệu tấn ( than đen mềm có chứa nhựa đường)
+ Than Namma ,8 triệu tấn ( than non )
TXQXO@#8".,
- Một trong những hạn chế của Myanmar trong quá trình hội nhập đó chính là thiếu lực
lượng lao động lành nghề và đó cũng chính là vấn đề về lao động trong ngành sản xuất xi
măng tại Myanmar. Dù có hơn 31 triệu lao động nhưng thực tế Myanmar rất thiếu lao
động có tay nghề . Thông tin từ VIGLACERA và các DN Việt Nam tại Myanmar thì lao
động Myanmar rất chậm, trình độ hạn chế, hầu như phải đào tạo lại mới sử dụng được
- Năng suất lao động của Myanmar thấp hơn so với các nước khác trong khu vực 70% và
trung bình mỗi người dân chỉ có bốn năm tới trường, và cũng chỉ 4% trong tổng dân số
Myamar khoảng 60 triệu người hiện nay có đủ thu nhập để chi tiêu tùy ý, so với mức
tương ứng 35% của dân số thế giới.
TXQXR(,,&*Sf3K&A9,
- Mặc dù có nguyên nguyên nhiên liệu phong phú nhưng ngành công nghiệp xi măng nội
địa tại Myanmar vẫn không đáp ứng được nhu cầu nội địa do sự hạn chế và kém phát
triển của mạng lưới công nghệ thông tin, internet và viễn thông. Bên cạnh đó, trình độ
công nghệ kỹ thuật của Myanmar vẫn chưa được đầu tư phát triễn.
- Mạng lưới giao thông không thuận tiện như nơi thì không gần hệ thống đường thủy, nơi
có sông gần biển lại xảy ra ngập lụt, địa chất địa tầng một số nơi không ổn định, nơi lại
xa nguồn nguyên liệu than Giao thông gần như chỉ thừa hưởng lại cơ sở hạ tầng khi là
thuộc địa của Anh. Điều này được giải thích là do thu nhập bình quân đầu người còn thấp
(khoảng 470 USD/người/năm) và do cấm vận kinh tế nên hệ thống giao thông kém phát
triển. Thêm vào đó nguồn cung cấp than lại khá xa so với nguồn đá vôi, nguồn cung cấp
điện rất hạn chế. Nguồn điện chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, vùng
nông thôn còn thiếu điện trầm trọng, các ngành công nghiệp đều không đủ điều kiện để
sản xất.
TXQXT&!&3B&'#&!&5&'
- Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng nên c hính phủ Myanmar có
chính sách hỗ trợ cho quá trình sản xuất Nguyên vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho
ngành sản xuất xi măng tại Myanmar phát triển trong những năm sắp đến.
TXOB>N:4m&&K,"N9:.)"#
TXOXQc# <&(,,&*&_#n&)*"A)&_#
- Cùng với việc Hiến pháp mới được thông qua vào tháng 8/2008, Myanmar bước vào hệ
thống chính trị mới. Sau tổng tuyển cử năm 2010, chính phủ nghị viện ra đời và phát
triển. Chính phủ mới cam kết vạch ra hướng đi mới thông qua một loạt các cải cách tham
vọng nhằm hiện đại hóa kinh tế Myanmar toàn diện và tái hội nhập toàn cầu.
- Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống U Thein Sein, ngay từ khi cầm quyền vào tháng 3
năm 2011, Myanmar đã tiến hành nhiều cải cách cần thiết và khác biệt. Giai đoạn đầu của
cải cách bao gồm: thứ nhất là cải cách chính trị, bảo đảm công bằng và hòa giải dân tộc;
qua đó lập lại hòa bình và tăng cường hiểu biết giữa các nhóm sắc tộc. Thứ hai là cải
cách kinh tế và xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thứ ba là cải
cách hành chính công với mục tiêu hướng tới chính phủ trong sạch và nền quản trị tốt
đẹp. Gần đây, chính phủ Myanmar đang xem xét coi phát triển kinh tế tư nhân là động
lực cải cách thứ tư do khu vực tư nhân chiếm hơn 80% thành phần kinh tế Myanmar. Giai
đoạn này sẽ tập trung xây dựng các khuôn khổ luật lệ và cấu trúc thể chế vững mạnh liên
quan tới vấn đề kinh doanh, thương mại, đầu tư và logistic.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư nước ngoài và trong nước ngày một gia tăng , Nghị viện
đã thông qua luật đầu tư nước ngoài (FDI) nhằm bảo đảm môi trường đầu tư ổn dịnh và
có thể dự báo trước. Dự thảo cải tổ luật về các khu kinh tế đặc biệt (SEZs) đang được xây
dựng. Để hiện thực hóa SEZs, chính phủ thành lập Ủy ban công tác về quản lý SEZs.
Khu kinh tế đặc biệt Dawei triển khai các hoạt động kinh tế đa lĩnh vực như hợp tác cảng
biển nước sâu, các khu công nghiệp, v.v. Cảng biển nước sâu Dawei nằm trên Hành lang
Kinh tế Mêkông-Ấn Độ (MIEC) và Hành lang kinh tế phía nam của Hợp tác tiểu vùng
Mêkông mở rộng. Đây là cửa ngõ của các nước Đông Nam Á tới Nam Á, Châu Phi, các
nước vùng Vịnh và châu Âu.
- Khuôn khổ cải cách kinh tế và xã hội (FESR) xác định các trọng tâm như phát triển
công nghiệp dựa trên nền tảng nông nghiệp, phân phối nguồn lực đồng đều giữa các bang
và khu vực, tăng cường đầu tư nước ngoài và trong nước, triển khai hiệu quả phát triển
lấy con người làm trung tâm và xóa đói giảm nghèo. Trong ngắn hạn, tập trung vào 10
lĩnh vực sau: tài chính và thu nhập, dỡ bỏ các hạn chế về đầu tư nước ngoài và thương
mại, phát triển khu vực tư nhân, giáo dục và y tế, an ninh lương thực và phát triển nông
nghiệp, minh bạch hóa chính phủ, hệ thống internet, điện thoại di động và phát triển cơ
sở hạ tầng cơ bản. Về dài hạn, tập trung vào các lĩnh vực: cải cách đất đai, cải thiện tiếp
cận tín dụng và cơ hội việc làm.
- Để có được các kết quả khả quan trong ngắn hạn, cùng với các chính quyền vùng và cơ
quan chính phủ, Bộ Phát triển Kinh tế và Kế hoạch Quốc gia đang hoàn tất Kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (2011-12 đến 2015-16). Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sống của
toàn dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, hoàn thành các mục tiêu thiên niên
kỳ (MDG), các mục phát triển con người khác và triển khai toàn diện các hoạt động trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
- Khuôn khổ FESR cũng đề ra các chiến lược xác định lại vị trí của Myanmar trong cộng
đồng quốc tế thông qua các cam kết chiến lược với các nền kinh tế láng giềng; Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), hợp tác
ACMECS, các đối tác thương mại tự do (FTA) như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Úc và Niu Dilân. Đàm phán hiệp định về Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) giữa
ASEAN và các đối tác FTA là bước đi hướng tới hội nhập toàn cầu. Mục tiêu của RCEP
là đạt được thỏa thuận đối tác kinh tế chất lượng, toàn diện, hiện đại và cùng có lợi giữa
các nước thành viên của ASEAN và các nước đối tác FTA.
- Dựa trên 3 trụ cột Kết nối ASEAN, Myanmar đang tích cực tham gia các hợp tác về
truyền thông, giao thông, hàng không, năng lượng, giáo dục, văn hóa…Trong tiến trình
xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các cơ quan liên quan của Myanmar đang phối
hợp triển khai các biện pháp như giảm thuế hải quan xuống còn 0% vào các năm tương
ứng, xây dựng cơ sở hạ tầng như vận tải đường sắt, vận tải đường bộ nhằm bảo đảm hàng
hóa thông suốt, phúc lợi xã hội và lao động, bảo hiểm và trợ giúp xã hội…
- Là thành viên của ASEAN, GMS, CLMV và ACMECS, Myanmar có nhiều cơ hội tăng
cường thương mại song phương với các quốc thành viên. Các nước thành viên ACMECS
đề ra 8 lĩnh vực ưu tiên hợp tác, bao gồm xúc tiến đầu tư và thương mại, hợp tác nông
nghiệp, hợp tác năng lượng và công nghiệp, kết nối thông suốt, hợp tác du lịch, phát triển
nhân lực, y tế công cộng và môi trường. Từ tháng 4/2012 đến tháng 1/2013, các nước
ACMECS đầu tư vào 66 lĩnh vực công nghiệp với 257 công ty đăng ký theo Luật Công
ty của Myanmar.
- Đã 9 năm trôi qua kể từ khi Tuyên bố Viêng Chăn được thông qua, đánh dấu sự ra đời
của cơ chế hợp tác CLMV nhằm tăng cường hợp tác tiểu vùng. Là một thành viên của
CLMV, Myanmar đang tích cực hợp tác trên các lĩnh vực như điều phối chính sách, xúc
tiến đầu tư và thương mại, vận tải, nông nghiệp, hợp tác năng lượng và công nghiệp, du
lịch và phát triển nguồn nhân lực.
- Trước nỗ lực cải cách của Myanmar, WB, ADB và một số thành viên CLB Paris, Ngân
hàng Hợp tác quốc tế của Nhật Bản đã xóa nợ cho Myanmar vào tháng 1/2013
- Myanmar đang chứng kiến những thay dân chủ chưa từng có tiền lệ. Chính phủ mới tiến
hành các cải cách kinh tế và chính trị vì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Vì
vậy, với giai đoạn quá độ thành công, Myanmar sẽ tái hội nhập toàn diện vào nền kinh tế
toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế của khu vực và xa hơn
nữa trong tương lai gần.
TXOXO9:,8E)
SSau khi thực hiện mở cửa và được dỡ bỏ các lệnh cấm vận từ Mỹ, Canada, Úc và EU,
nền kinh tế Myanmar đang có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các mục đầu
tư từnước ngoài với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, công trình xây
dựng như cơ quan đã ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu thụ xi măng tại Myanmar những
năm vừa qua.
- Ngân hàng thế giới cam kết hỗ trợ Myanmar 2 tỷ USD để cải thiện hạ tầng tại
Myanmar. Chương trình phát triển này của Ngân hàng thế giới bao gồm các dự án phát
triển năng lượng và cải thiện đời sống sức khỏe cho người dân tại Myanmar.
- Đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI) vào Myanmar tăng lên 176.34 triệu USD vào tháng
6.2014 từ 56.69 triệu USD vào tháng 5.2014.
- Mức đầu tư trực tiếp nưới ngoài (FDI) tại Myanmar ước tính trung bình đạt 277.69 triệu
USD từ 2012 đến 2014, cao nhất là 1053.54 triệu USD vào tháng 1.2014 và kỹ lục thấp
nhất là 21.82 triệu USD vào tháng 7.2013.
- Đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư FDI vào các lĩnh vực sản
xuất, năng lượng, dầu khí, khai thác khoáng sản, khách sạn và du lịch, bất động sản, gia
súc, nông nghiệp và thủy sản tại Myanmar.
- Châu Á đứng đầu danh sách các nhà đầu tư vào Myanmar trong giai đoạn 4-12/2013.
Dẫn đầu danh sách này là Hàn Quốc, chiếm 29% tổng vốn FDI, tiếp sau là Singapore
(27,6%), Thái Lan (19,2%), Việt Nam (6,6%) và Nhật Bản (1,7%). Đáng chú ý là kim
ngạch đầu tư của Hàn Quốc tăng 17 lần so với năm 2012 và của Singapore tăng khoảng 3
lần.
5. Các giải pháp Myamar đã thực hiện để bù đấp khoảng chênh lệch của cung – cầu
xi măng nội địa
VXQ&;5M&b:oBM&:ZD$2;_&N?A&ZL3mi:ai)?J,
- Myanmar nhập khẩu hơn 2 triệu tấn xi măng từ các quốc gia lận cận như: Thái Lan,
Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Mà trong đó Thái Lan vẫn là quốc gia đóng vai trò chủ
chốt là nhà xuất khẩu lớn nhất đối với Myanmar
- Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có sản lượng xi măng sản xuất hằng năm đứng
nhất, nhì Thế giới, cùng với việc nằm tiếp giáp với Myanmar nên việc nhập khẩu xi măng
từ 2 quốc gia trên là không có gì đáng nói
- Thái Lan có thế mạnh về giá thành thấp và chất lượng đá vôi sản xuất xi măng mà chỉ
có Thái Lan có
VXO`2>CD,&?B&E?B>3mi:ai)?J,A)>#?#
- Rõ ràng, đây là giải pháp tốt nhất để giải quyết bài toán dư cầu tại đất nước chậm bước
này. Nhưng do là mới chính thức mở cửa giao thương gần đây nên các chính sách, luật
pháp đầu tư vẫn chưa hoàn thiện và ban hành. Vì thế các công cuộc đầu tư, xây dựng các
liên doanh vẫn nằm trong kế hoạch
- Chính phủ Myanmar vẫn đang trong quá trình đánh giá và phê duyệt cho phép khoảng
10 nhà máy đưa vào xây dựng trong 2 năm tới
- Trong khi đó, đã có khoảng 4 nhà máy xi măng tư nhân đã được phê chuẩn với tổng
công suất là 5250 tấn/ngày, tương đương 1,9 triệu tấn/năm
III. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu xi măng của Việt Nam
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
SL 7,6 9,53 11,1 12,7 14,64 16,8 18,4 20 21,7 23,6 26,9
TT 9,3 10,1 11,1 13,62 16,48 20,5 24,38 26,5 28,2 32,1 35,8
NK 1,46 0,5 0,3 0,2 1,33 3,75 5,98 6,0 6,5 8,5 8,9
Giai đoạn từ 1999 đến 2008, Sản lượng sản xuất xi măng trong nước không đủ phục vụ
cho mục đích tiêu dùng trong nước, do đó không có dư thừa cho xuất khẩu.
Đến cuối năm 2009 năng lực sản xuất xi măng trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ
trong nước và các doanh nghiệp đã bắt đầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Năm 2012, lượng xuất khẩu đạt 8 Mt.
1.
Cung, cầu sản xuất xi măng ở VN trong 8 tháng đầu năm 2014:
- Tháng 8 là tháng thứ 5 liên tiếp sản lượng tiêu thụ đạt từ 5 - 6 triệu tấn
- 8 tháng đầu năm 2014, lượng xi măng tiêu thụ là 42,53 triệu tấn, cụ thể tiêu thụ xi
măng nội địa ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2013.
2.
-pm$g,:Trong 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu xi măng vẫn giữ được mức tăng
trưởng ổn định 9,68 triệu tấn, bằng 109% so cùng kỳ.
-)B: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xi măng lớn như Tổng Công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nạm (Vicem) hay The Vissai cho biết, vẫn đàm phán với giá xuất khẩu không
thấp hơn bán nội địa, 55 - 60 USD/tấn xi măng. Số liệu về tình hình hoạt động ngành
công nghiệp 8 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương cũng cho thấy, giá xuất khẩu xi
măng đã tăng 3-4% so với cùng kỳ.
-& /,):&q :
+ Trong nước:
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa trong những
tháng gần đây hồi phục mạnh. Tháng 8 cũng là tháng thứ 5 liên tiếp sản lượng tiêu thụ
đạt từ 5 - 6 triệu tấn và lượng xi măng tiêu thụ 8 tháng đầu năm 2014 là 42,53 triệu tấn,
tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp đang gặp những tín hiệu thuận lợi trong
tiêu thụ cả về sản lượng lẫn về giá.
Từ đầu năm đến nay, tình hình tiêu thụ xi măng trong cả nước đã ổn định trở lại sau thòi
gian dài trầm lắng.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, 8 tháng năm 2014, mức tiêu thụ xi măng nội địa
đã tương đương với hồi năm 2010, trở lại mức tiêu thụ ổn định. Đó là tín hiệu mừng cho
các doanh nghiệp xi măng, bởi tiêu thụ nội địa tăng trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp chạy
hết công suất, không lo hàng tồn kho.
+ Nước ngoài:
- Inđônêxia là thì trường nhập khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam đạt gần 1.42 triệu
Tấn ( US $69m). Lương xi măng xuất khẩu sang Hồng Kông xếp thứ 2 0.86 triệu tấn (US
$37.6m). Tiếp theo là Malaysia và Cam-pu-chia.
IV. Đề xuất phương án
1. 6&2!&pr
1.1 &:;$g)M&))*#?i:aM&b:i)?J,=:#& /,>#?#
QXQXQL&!&&ZE&!&3B&>#?#
- Myanmar hiện đã trở thành một quốc gia dân chủ đa đảng (khoảng gần 40 đảng phái
chính trị), hệ thống chính trị tam quyền phân lập theo chế độ tổng thống, lưỡng viện.
Theo ông Soe Thein, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban đầu tư
Myanmar, Myanmar hoan nghênh đầu tư của tất cả các nước vào Myanmar trên cơ sở hai
bên cùng có lợi, tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Như vậy, nhìn về tổng thể,
Myanmar đón chào đầu tư nước ngoài mang tính chất bình đẳng, không thiên vị.
- Myanmar trước đây là thuộc địa của Anh, đất nước bước đầu xây dựng được những cơ
sở hạ tầng nhất định. Chính quyền và người dân sử dụng tiếng Anh phổ biến, nền tảng về
pháp luật được xây dựng theo tinh thần của luật Anh nên các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
- Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar đã đề ra nhiều chủ trương nhằm khuyến khích
thương mại và hỗ trợ đầu tư. Một số luật như Luật Đầu tư nước ngoài với các sửa đổi liên
quan đến vấn đề thuê đất và sử dụng ngoại tệ, Luật Đặc khu kinh tế, v.v đã mở ra những
cánh cổng đối với đầu tư nước ngoài tại Myanmar.
1.1.2 L"4),8A)n&!&
- Riêng với Việt Nam, do hai nước có những bước thắt chặt quan hệ trong thời gian
trước thời gian Myanmar tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao chính phủ dân sự, nên hai
nước cũng có những ưu đãi riêng nhất định cho nhau. Chính phủ hai nước đã ký tuyên bố
chung về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực (tham khảo tại các
trang web với keyword “Vietnam Myanmar Joint Statement”). Với những lĩnh vực nêu
trong tuyên bố chung này, hoặc những thỏa thuận riêng biệt trong các cuộc gặp của lãnh
đạo các cấp hai nước, Myanmar xem xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư
Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số
lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đẳng.
- Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Myanmar đã được các thế hệ lãnh đạo hai nước
xây dựng, có tính truyền thống, tin cậy. Myanmar đã ký với Việt Nam nhiều thỏa thuận
và bản ghi nhớ (MOU) quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp, đầu
tư, thương mại, ngân hàng-tài chính, v.v, là căn cứ pháp lý để hai nước xác lập và xúc
tiến các hoạt động hợp tác kinh tế. Chúng ta đã có đường bay thẳng Hà Nội – Yangon và
TPHCM – Yangon. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã mở văn phòng đại
diện tại Yangon, xây dựng các kênh hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước.
1.1.3 LM)&N
- Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú, có thể coi là mảnh đất vàng cuối cùng
chưa bị khai thác của châu Á. Sau khi chuyển thành công sang chính quyền dân sự, đầu
tư trực tiếp nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh, tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, như
đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 90.
- Thị trường Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam. Thị trường Myanmar không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm
tương đương với hàng từ Nhật, Mỹ, nên hàng hoá của Việt Nam có khả năng sẽ thâm
nhập tốt và mở rộng được tại Myanmar. Qua các đợt triển lãm và hội chợ hàng Việt Nam
tại Myanmar năm 2009, 2010 và 2011, hàng của Việt Nam đưa sang đều được người tiêu
dùng Myanmar đón nhận rất tích cực.
- Và về mặt cung tại thị trường Việt Nam, việc xuất khẩu xi măng qua Myanmar như một
cơ hội tốt cho Việt Nam phát huy tối đa công suát của các doanh nghiệp sản xuất xi măng
trong cả nước với hơn 100 dây truyền sản xuất xi măng hiện đại đã được đầu tư trong
thời gian qua.
1.2 &_M&JM&))*#?i:aM&b:i)?J,=:#& /,>#?#
- Việt Nam sẽ khó khăn hơn so với Thái Lan và Trung Quốc (có đường biên giới tiếp
giáp) trong quá trình vận chuyển hàng. Chẳng hạn, hiện Myanmar thiếu 6 triệu tấn xi-
măng mà trong nước chỉ sản xuất được 1,5 triệu tấn. Họ rất muốn nhập khẩu xi măng Hà
Tiên nhưng chi phí vận chuyển bằng đường bộ quá tốn kém, trong khi chi phí vận chuyển
từ Thái Lan qua đường sông nhanh và rẻ hơn. Điều này dẫn đến mức giá một số mặt hàng
Việt Nam cao hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.
- Sự khác biệt về văn hóa làm việc có thể xảy ra. Thực tế, thương nhân Myanmar làm
việc bài bản, có kế hoạch, chắc nhưng rất chậm. Trong giới thương nhân có cả những
người được đào tạo tại các nước phát triển, cách làm việc rất hiện đại, song lại có những
người chỉ quen theo cách làm cũ, không chấp nhận cái mới. Về phía doanh nhân Việt
Nam, đa phần rất năng động, linh hoạt, nhưng lại rất kém trong việc lập và tuân thủ kế
hoạch đã đặt ra, bám sát mục tiêu thống nhất, thường làm việc kiểu ngẫu hứng. Vì sự
khác biệt văn hóa kinh doanh này, đôi khi hai bên còn chưa tìm được tiếng nói chung,
thiếu thông cảm cho nhau, dẫn đến những đổ vỡ chủ yếu do không thực sự hiểu được
nhau.
- Tại Myanmar, do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế định hướng thị trường diễn ra quá lâu, bị trói buộc bởi cơ chế quản lý hành chính
tập trung, quan liêu, hành chính, v.v., nên tính minh bạch chưa cao, thủ tục hành chính
nhiều và mất thời gian do quản lý chồng chéo. Chính phủ Myanmar vẫn còn bao cấp giá
đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nhà ở cho công chức, điện, nước sinh
hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu, cước phí vận tải công cộng, v.v. Tồn tại cơ chế
hai giá đối với một số mặt hàng (điện, điện thoại, nước sinh hoạt, khách sạn, giá thuê nhà,
vận tải…) phân biệt đối xử giữa người cư trú và người không cư trú với sự chênh lệch
cao.
- Các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp của
các nước khác và đang tham gia thị trường Myanmar, nhất là Trung Quốc, trong khi khả
năng về vốn, công nghệ của một số doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
1.3 &/)f M&)i:aM&b:=:#& /,>#?#
- Năm 2009, Đất nước Myanmar chính thức thực hiện chính sách mở cửa tạo cơ hội cho
các nước đầu tư vào thị trường Myanmar và trong đó bao gồm cả Việt Nam.
- Năm 2011, Myanmar được Mỹ, Úc, Canada và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận tạo điều kiện
thuận lợi cho các nước thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Myanmar. Bên cạnh
đó chính phủ Myanmar còn đang thực hiện quá trình đơn giản hóa và cải cách các thủ tục
hành chính và thực hiện các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
- Do đất nước Myanmar đang trong quá trình công nghiệp hóa và cải thiện đời sống nên
hàng loạt các hạng mục đầu tư vào Myanmar và do đó cầu về nguyên vật liệu xây dựng là
không thể thiếu trong tình trạng phát triển kinh tế như Myanmar hiện nay.
- Giá bán XM tại Myanmar tương đối hấp dẫn là một điều không thể phủ nhận. Bộ Công
nghiệp cho biết giá bán XM nhập khẩu là 90 ngàn Kyat (khoảng 112,5 USD/tấn) và giá
bán XM của nhà nước là 60 ngàn Kyat (khoảng 75 USD/tấn). Bộ Xây dựng cho biết giá
XM nhập khẩu CIF tại cảng Yagoon khoảng 85 - 89 USD/tấn, giá bán thực tế khoảng 100
- 110 USD/tấn, còn Báo Thương mại Myanmar ra ngày 13/6/2011 cho biết XM bán lẻ tại
Yagoon là 5.200 Kyat/bao; 130 USD/tấn, XM bán buôn 100 - 110 USD/tấn.
- Giá lao động tại Myanmar khá thấp 60-80 USD/ lao động phổ thông, 200-400USD/ lao
động cấp trung
- Một thời cơ nữa là do tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra căng thẳng tại Thái Lan
nên việc xuất khẩu xi măng qua Myanmar của THái Lan cũng bị ảnh hưởng từ đó tạo cơ
hội lớn cho Việt Nam. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Myanmar cũng đã “ngán” hàng
Trung Quốc kém chất lượng và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các mặt hàng có chất lượng.
Đây chính là thời cơ tốt để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Myanmar bằng
chất lượng và uy tín cuả mình.
1.4 &B&&]M&)i:aM&b:=:#& /,>#?#
- Do Myanmar là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư khi thực hiện chính sách mở
cửa và được tháo bỏ lệnh cấm vận nên không ít các nhà đầu tư đã có kế hoạch thâm nhập
thị trường Myanmar từ trước như Thái Lan và Trung Quốc. Bên cạnh đó Thái Lan và
Trung Quốc là một trong những nước có sản lượng sản xuất xi măng dẫn đầu thế giới,
hơn thế nữa Thái Lan và Trung Quốc lại có vị trí địa lý thuận lọi cho việc vận chuyển
hàng hóa sang Myanmar. Vì thế việc thâm nhập vào thị trường Myanmar là cả một thách
thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải chú ý đến hệ thống thanh toán vì hiện tại hệ thống
thanh toán tại Myanmar chưa hoàn thiện do đa số các giao dịch sử dụng tiền mặt, cơ sở
hạ tầng thô sơ (điện thoại, internet và đường sá chưa phát triển), thiếu nguồn nhân lực có
kỹ năng cao, nền kinh tế vừa mới chuyển đổi sang nền kinh tế thịt rường nên tang dư cơ
chế cũ vẫn còn, … Với nền kinh tế khá lạc hậu chỉ với 5% dân số tiếp cận được với
Internet, chi phí lắp đặt cao, điện thoại di động là khá phổ biến với chi phí cao, phí thuê
nhà, văn phòng thường phải trả trước 12 tháng. Ở Yangon, xe máy bị cấm sử dụng nên đi
lại chủ yếu bằng xe bus và taxi.
- Thủ tục hành chính ở Myanmar có phần khó khăn bởi từ lâu chính phủ Myanmar đã
nhìn ra được nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự phát triển không đồng bộ do thiếu
quy hoạch, thiếu tầm nhìn. Vì vậy, khi chọn các nhà đầu tư, Myanmar có những xét duyệt
và thẩm định rất kỹ và các Doanh nghiệp muốn đầu tư vào Myanmar phải nghiên cứu,
chuẩn bị một cách nghiêm túc. Một số chính sách về đầu tư nước ngoài của Myanmar
chưa ổn định, minh bạch, dẫn đến thủ tục rườm rà, không thông thoáng và có thể tiềm ẩn
nhiều tiêu cực, các doanh nghiệp Chính phủ vẫn giữ độc quyền trên nhiều lĩnh vực. Sự
tham gia của khu vực tư nhân vào kinh tế còn thấp. Hiện các điều luật liên quan đến phát
triển kinh tế vẫn chưa được kiện toàn, thậm chí vẫn áp dụng các luật đã được ban hành từ
rất lâu, trở nên lạc hậu. Những quy định còn thiếu rõ ràng, thiếu tính hệ thống và chồng
chéo dẫn tới những phức tạp trong thủ tục, gây phiền nhiễu cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Các rào cản thương mại khác của Myanmar cũng là một trong những thách thức lớn
trong việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam vào thị trường Myanmar. Theo quy định của
Myanmar, mỗi lần nhập hàng các doanhnghiejep Myanmar phải xin phép kinh doanh
xuất-nhập khẩu và giấy phép xuất-nhập khẩu cho từng chuyến hàng. Vì vậy, sau khi ký
kết hợp đồng, doanh nghiệp bên bán và mua phải chờ từ 2-3 tháng để có được các thủ tục
hành chính của cơ quan chức năng Myanmar.
2. &)N$g
OXQ6 8C:
- Do thị trường xi măng hiện có rất nhiều loại khác nhau, ví dụ như: Gray Ordinary
Portland, White Portland, Masonry hoặc Mortar, Oil-Well và xi măng xây tô…
!"#$%&'" &()"*
+ ,-*&*-*&*&).-/ 0*"1
2*34#+3&)&, 0*"$ 56
/78595,8.4.:;: !7<=#
+" &(76+7>? @ +1
- Xi măng Gray Ordinary Portland và White Portland là 2 loại xi măng phổ biến nhất trên
Thế Giới, thường dùng được cho các công trình khác nhau như: công trình dân sự,
thương mại, công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông… Hiện tại ở Myanmar đang phát
triển tất cả các công trình này.
;/4 !*&-&>)7& &(76+7
>? .*A *-*&*4,=)B7>)"C" &(D*-
E5 *-F"*5>)G %F"*51
2.2 6$#7
- &[& /,&'>N:Ks#,8Z<
• &:9:i2>CD,A)s#,8 a$
&B&3A
Năm 2015, 3442 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ được xây dựng thêm ở Yangon đáp ứng
nhu cầu du lịch tăng nhanh một cách đột biến.
&EK
Ở Yangon, nhu cầu khoảng hơn 20000 căn hộ sẽ được xây dựng vào những năm tới.
t#&E&f,?A)
Yangon mình đang chuẩn bị cho một chiến lược phát triển đô thị lớn được gọi là
"Yangon 2040 - Một thành phố xanh và vàng" nhằm mục đích đưa thành phố trở lại như
là một thủ đô trong khu vực, với đầy đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Một dự án “High-Rise
Buildings “ đang được thông qua, và các tòa nhà di sản sẽ được phục hồi và chuyển đổi
thành không gian thương mại. Hiện nay, ước tính số không gian văn phòng hạng nhất ở
Yangon còn ít hơn số văn phòng hạng nhất trong một tòa tháp tại Bangkok. Một số dự án
cao ốc văn phòng đang được tiến hành, cho thấy tiềm năng xây dựng to lớn ở yangon.
&:(,,&)*5I&*&4,"/,#84u
SThêm vào đó, chọn thị trường tiêu thụ xi măng ở Yangon cũng thuận thiện cho việc vận
chuyển khi xi măng xuất khẩu sang Myanmar theo đường thủy và chủ yếu cập cảng
Yangon.
S)N5"N$E&'"(#5)#v
Năm 2011, Napitaw là một trong mười thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy
nhiên, thành phố vẫn còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng của một thủ đô. Tiềm năng trong việc
phát triển xây dựng dự tính sẽ cần một nhu cầu tiêu thụ xi măng lớn trong những năm tới.
OXR6 8?8)8
Sw5&t,"A)C)*Ip&8v 88?
Phòng trưng bày phải được bố trí sao cho làm bật lên được sự đa dạng của sản phẩm,
đồng thời cũng nên cung cấp Catologue sản phẩm cho khách hàng. Catalogue đòi hỏi
phải cung cấp đầy đủ giá cũng như thành phần chi tiết của xi măng.
S)#&;5&:x)M)MNi)?J,8E9:
Để tiếp cận các nhà phân phối lớn và uy tín, ngoài chính sách quảng bá thương hiệu, các
Doanh nghiệp Xi măng Việt Nam còn phải kết nối với mạng lưới này. Ví dụ như Hiệp
Hội Xi Măng châu Á sẽ là một cầu nối gần và thuận tiện cho các Doanh nghiệp Việt Nam
đến với các đối tác Myanmar.
S&#?,)#&.)&gA)>#?#
Tham gia hội chợ hàng Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức tại thành
phố Yangon, Myanmar.
S<?&E5&25&4)K>#?#
Danh sách một số công ty Myanmar chuyên nhập khẩu và phân phối xi măng:
- HNIN HNIN KHING CO., LTD.
- BEN HUR TRADING CO., LTD.
- MYAWADDY TRADING COMPANY
- MAX MYANMAR GROUP OF COMPANIES
- UNION OF MYANMAR ECONOMIC HOLDING CO., LTD.
- DANATHIHA CO., LTD.
- YADANAR THEINGI CO., LTD
….
OXT6 )7
-Xuất khẩu xi măng không chỉ là cuộc cạnh tranh giữa các thị trường mà còn là cạnh
tranh về giá.
-Hiện giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh khoảng 50-55 USD/tấn, mức
này có thấp hơn một số nước trong khu vực nhưng không nhiều lắm, chưa tới 10%.
-Cạnh tranh không lành mạnh cũng là một “yếu điểm” trong hoạt động xuất khẩu nói
chung. Để có thể nâng được giá bán xi măng, ngoài việc doanh nghiệp phải cố gắng tối
đa nâng cao chất lượng thì cần có sự vào cuộc của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Hiệp
hội vật liệu xây dựng…
-Mục tiêu đặt ra là tạo được sự đồng thuận của các nhà sản xuất, đơn vị xuất khẩu dưới
sự “điều tiết” của cơ quan quản lý để thống nhất một đầu mối liên hệ nhập khẩu ximăng.
Như vậy sẽ tránh được hiện tượng dìm giá, chia rẽ nội bộ giữa các doanh nghiệp trong
nước.
&)N$gZL,)B
- Khi tiến hành đầu tư vào Myanmar, doanh nghiệp xuất khẩu xi măng nên chú trọng đi
theo con đường phát triển chất lượng xi măng. Xem Myanmar như một thị trường đầu tư
dài hạn và ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam . Tránh việc xem Myanmar như một
thị trường tiêu thụ xi măng thừa tại Việt Nam với giá thấp trong thời gian vừa qua. Việc
đầu tư theo chiến lược giá thấp sẽ không giúp Việt Nam giữ vững thị phần trong thời gian
dài bởi lẽ, bên cạnh Việt Nam, Myanmar cũng là miếng mồi hấp dẫn cho các nhà sản
xuất xi măng hàng đầu thế giới như Thái Lan, Trung Quốc với các nhãn hiệu cụ thể như
Elephant, Dianmond…. Trong đó sản lượng nhập khẩu xi măng từ Thái Lan chiếm gần
75% trong tổng sản lượng nhập khẩu xi măng của Myanmar.
- Nói chung, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thương hiệu Việt Nam tại thị trường
Myanmar chúng ta cần một chính sách giá phù hợp để vẫn đảm bảo sự phát triển về các
yếu tố chất lượng của Xi măng Việt NamX
Xuất khẩu v]i giá 50-55 USD/tấn.