Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.96 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PT
HN
Ngày 27/05/1957 Chi hàng kiến thiết Thành phố Hà Nội, tiền thân của
NHĐT&PT Hà Nội được ra đời chỉ sau một tháng Ngân hàng kiến thiết Việt
Nam được thành lập và đến ngày 27/05/2002,ngân hàng tròn 45 tuổi .
45 năm gần 1/2 thế kỷ ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển
theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử .
- Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội (1957-1981)
- Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Thành phố Hà Nội (1982-
1989)
- Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội (1990-nay)
Trải qua hơn 45 năm phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc xây
dựng nền kinh tế XHCN ngân hàng không ngừng phát triển và trưởng thành
.Tập thể cán bộ công nhân viên NHĐT&PT Hà Nội đã vững chí bền lòng kiên trì
thực hiện chức năng của ngân hàng đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với
những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế chính trị xã hội văn hoá qua các
thời kỳ lịch sử thủ đô góp phần tô thắm thêm nét đẹp Thăng Long ngàn năm
văn hiến .Đó là một quá trình liên tục phấn đấu giữ vững tôn chỉ mục đích bám
sát thực tiễn phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới những điển hình tiên tiến
thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được Đảng và Nhà nước giao.
2.2.Mô hình tổ chức của NHĐT&PT Hà Nội:
Để thực hiện chức năng mới của mình, chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội có bộ
máy tổ chức với 21 đầu mối gồm 14 Phòng Ban tại Sở số 4B Lê Thánh Tông và
3 chi nhánh trực thuộc tại các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Cầu Giấy. Các chi
nhánh có 2 phòng kinh doanh và kế toán ngân quỹ. Riêng tại chi nhánh Đông
Anh, Thanh Trì có thêm phòng giao dịch. Bộ máy tổ chức của chi nhánh được
tổ chức theo sơ đồ sau :


kjdfkljkldBan GD
Phòng tín dụng 1
Chi nhánh Thanh Trì
Phòng NVKD
Phòng thông tin điện toán
Phòng tín dụng 2
Chi nhánh Đông Anh
Chi nhánh Cầu Giấy
Phòng giao dịch số 1
Phòng KTTC
Phòng Ngân quỹ
Văn phòng
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng TĐKTKT&TVĐT
Phòng TC cán bộ
Phòng tín dụng 3
Phòng tín dụng 4
Quỹ 10
Phòng huy động vốn
Phòng giao dịch số 2
Phòng KTĐN- TTQT
Bộ máy tổ chức chi nhánh gồm các đơn vị làm nhiệm vụ chức năng, các đơn vị
làm nhiệm vụ trực tiếp . Các đơn vị làm nhiệm vụ chức năng gồm các phòng :
Nguồn vốn kinh doanh, Thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư, Tài chính
kế toán, kho quỹ, kiểm tra nội bộ, thông tin điện toán, tổ chức cán bộ, riêng
phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế làm cả nhiệm vụ chức năng và
trực tiếp. Các đơn vị trực tiếp gồm : các phòng tín dụng 1,2,3,4 ; phòng giao
dịch số 1 và 2 ; phòng huy động vốn dân cư và các chi nhánh huyện.
Để có bộ máy tổ chức phục vụ tất cả các quá trình kinh doanh, Giám đốc
NHĐT&PTVN đã ra quyết định và quy chế làm việc của NHĐT&PTHN, quy chế

phân công quyền công tác cán bộ và theo đề nghị của Trưởng phòng tổ chức
cán bộ của Chi nhánh. Trong quy chế này, đã phân công chức năng nhiệm vụ
của Trưởng phòng, ban rất rõ ràng như lề lối làm việc của giám đốc, các
trưởng phòng, các chi nhánh, các đơn vị tổ chức đoàn thể trong Chi nhánh.
2.3. Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Hà Nội .
Năm 1995 hoạt động của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam nói chung ,chi
nhánh NHĐT&PT Hà Nội nói riêng chuyển sang giai đoạn mới :Kinh doanh đa
năng tổng hợp ,thực sự đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh
phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo
định hướng XHCN .
Trong hoạt động kinh doanh chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội luôn bám sát 4
định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo NHĐT&PT
Việt Nam “phải tăng trưởng mạnh mẽ ;bảo đảm an toàn hệ thống ;Tuân thủ
pháp luật ,hạn chế rủi ro ;Xây dựng cơ cấu hợp lý .
Đặc biệt trong 3 năm 1999-2001 toàn thể CBCNV trong chi nhánh đã đạt
được nhiều thành tựu cơ bản .Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng
lưới ngân hàng bán lẻ có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ ,cơ động theo phương châm
“ở đâu có khách hàng ở đó có ngân hàng” các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức
tăng trưởng cao ,đồng đều và toàn diện ,làm tăng thị phần ,kinh doanh có lãi
,đúng pháp luật và an toàn .Từ đó chi nhánh đã thực hiện được vai trò “Cần
cẩu” đối với nền kinh tế thủ đô ,thể hiện trên những kết quả kinh doanh đạt
được ,Tính đến tháng 05/2002 doanh số bảo lãnh của ngân hàng đạt 2340 tỷ
đồng riêng năm 2001 đạt 300 tỷ ,gấp 9.5 lần so với năm 1990.Doanh số thanh
toán trong nước năm 2001 đạt 12000 tỷ đồng gấp 4.5 lần so với năm 1995 .
2.3 .1 Tình hình huy động vốn:
Nhận thức sâu sắc vai trò vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu
tư phát triển ,vốn là khâu mở đường ,quyết định quy mô ,tầm cỡ hoạt động tín
dụng của ngân hàng ,ban lãnh đạo chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội đã tập trung
chỉ đạo công tác huy động vốn .Các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu
quả như :Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý ,năm đến từng đơn vị

trực thuộc và đôn đốc thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư hoàn
thiện quy trình huy động vốn thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn đổi mới phong cách giao dịch :Lịch sự ,tận tình với khách hàng linh hoạt
trong điều kiện hành chính chính sách lãi suất ,phí dịch vụ ;chú trọng công tác
tiếp thị quảng cáo ;chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năng tiền
gửi lớn ;chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thức
như :Huy động kỳ phiếu dài hạn ,huy động trái phiếu NHĐT&PT Hà Nội tạo
nguồn vốn thông qua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án
đầu tư...
Bảng : Tình hình huy động vốn của NHĐT & PT Hà Nội
(Đơn vị: triệu đồng,ngoại tệ quy đổi ).
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
+ (%)
01/00 02/00
I.Huy động vốn
2587786 3611584 4817496 + 39,5 + 86
I.TG khách hàng 2503502 3526264 4730461 +40,8 +88
TG ngắn hạn 1531924 2198278 2790439 +43,4 + 82
1.TG tổ chức KT 1037024 1454000 1783340
2.TG tiết kiệm 259396 514729 373398
3.kỳ phiếu 235504 229549 633701
TG trung dài hạn 971578 1327986 1940022 +36,6 +99,6
1.TG tổ chức KT 63080 248025 476814
2.TG tiết kiệm 367503 650871 459235
3.Kỳ phiếu,trái phiếu 540995 429090 1003973
II.Tiền vay tổ chức
khác
84284 85320 87035 -1,23 +3,2
Nguồn : Phòng tổng hợp NHĐT & PT Hà Nội


Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy tình hình huy động vốn của NHĐT & PT
Hà Nội trong các năm có xu hướng tăng rất nhanh cụ thể là :
Trong năm 2000 số tiền huy động là 2587786 triệu đồng trong đó nguồn vốn
ngắn hạn là 153192 triệu đồng, nguồn vốn trung dài hạn là 971578 triệu đồng
và vay các tổ chức khác là 84284 triệu đồng .
Sang đến năm 2001 nguồn vốn huy động tăng lên 39,5 % so với năm 2000 đạt
3611584 triệu đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn tăng 43,4% đạt 2198278
triệu đồng ,nguồn vốn trung dài hạn tăng 36,6% đạt 1327986 triệu đồng
nhưng nguồn vốn vay tổ chức khác lại có sự giảm xuống ,giảm 1,23% đạt
87035 triệu đồng .Điều này có thể do nguồn vốn huy động trong năm của ngân
hàng tăng mạnh cả về nguồn vốn ngắn hạn lẫn nguồn vốn trung dài hạn đã
làm cho ngân hàng giảm tỷ lệ vay các tổ chức khác để giảm chi phí vốn do
nguồn vốn vay các tổ chức khác thường có lãi suất cao hơn các nguồn vốn huy
động .
Năm 2002 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 86% so với năm 2000,đây là
tốc độ tăng trưởng rất cao so với các ngân hàng khác .Nguồn vốn huy động
được năm 2002 là 4817496 triệu đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn tăng
82% so vơí năm 2000 đạt 2790439 triệu đồng và nguồn vốn trung dài hạn là
1940022 triệu đồng tăng 99,6 % so với năm 2000 .Trong năm 2002 chi nhánh
NHĐT & PT Hà Nội cũng vay các tổ chức khác và số vốn vay cũng tăng 3,2% so
với năm 2000 đạt 87035 triệu .
2 .3.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHĐT & PT Hà Nội :
Chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp ,ban lãnh đạo chi nhánh đã tập
trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng ;tổ chức nghiên cứu và ban hành
quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn ,cho vay đầu tư phát triển ,cho vay trung
dài hạn ;gắn liền với công tác huy động vốn với sử dụng vốn ,tăng cường mở
rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh ;mở rộng ,đa dạng hoá các
hình thức tín dụng ,tích cực đẩy mạnh :Cho vay khép kín đối với doanh nghiệp
lớn ;thực hiện nhanh chóng đổi mới nhận thức ,phong cách làm việc của cán bộ

công nhân viên :Chủ động tìm kiếm dự án ,khách hàng để cho vay : “thực hiện
chế độ giao dịch một cửa” thực hiện tốt chính sách khách hàng ,mở rộng cho
vay đối với nhiều đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế không
ngừng củng cố và giữ vững quan hệ tốt với khách hàng truyền thống ,đồng
thời thu hút thêm khách hàng mới . Chỉ tính riêng trong năm 2000 ,chi nhánh
đã tăng được 110 khách hàng tiền gửi mới và 199 khách hàng có quan hệ tín
dụng ,trong đó có 104 khách hàng ngắn hạn đặc biệt có 8 khách hàng mới là
Tổng công ty và có 25 khách hàng vay khép kín tại chi nhánh Trong những
năm gần đây số lượng khách hàng liên tục tăng
Do đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và thực hiện nghiệp vụ ,nên mặc dù
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa hơn 80 ngân hàng và các tổ chức tín
dụng trên địa bàn thủ đô chi nhánh vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định
và chất lượng công tác tín dụng .
Biểu : Tình hình sử dụng vốn của NHĐT&PT HN .
Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
+ (%)
01/00 02/00
I Tổng nguồn
VHĐ
2587786 3611584 4817496 +39,5 +86
Cho vay
1761821 2513104 3344632 +42,6 +89,8
+ Cho vay ngắn hạn 1191221 1763583 2256934 +48 +89,4
+ Cho vay trung dài hạn
570600 749521 1087698 +31,3 +90,6
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHĐT & PT
Hà Nội được thực hiện khá tốt ,tốc độ tăng trưởng cho vay luôn đạt tỷ lệ cao

đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh qua các năm của chi
nhánh cụ thể là:
Trong năm 2000 doanh số cho vay của chi nhánh đạt được 1761821 triệu
đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 1191221 triệu đồng và cho vay trung dài
hạn là 570600 triệu đồng .
Trong năm 2001 tốc độ tăng trưởng cho vay của chi nhánh đã tăng lên rất
nhanh và đạt 42,6% so với năm 2000 .Trong đó cho vay ngắn hạn tăng 48% so
với năm 2000 đạt 1763583 triệu đồng và cho vay dài hạn cũng tăng 31,3% đạt
749251 triệu đồng .
Sang năm 2002 doanh số cho vay của chi nhánh vẫn tăng rất mạnh đạt
89,8% đạt doanh số cho vay là 3344632 triệu đồng .Trong đó cho vay ngắn hạn
tăng 89,4 % đạt 2256934 triệu đồng và cho vay trung dài hạn là 1087698 triệu
đồng tăng 90,6% so với năm 2000 .Trong cơ cấu cho vay ,cho vay ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ,tuy nhiên qua 3 năm gần đây
tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh cũng đang tăng với tốc độ cao .
Riêng năm 2002 tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn tăng 90,6% so với
năm 2000 cao hơn mức tăng trưởng cho vay ngắn hạn .Đây là một xu hướng
tốt giúp ngân hàng đa dạng hoá được cơ cấu nguồn vốn cho vay nhằm thực
hiện được các mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra .
2.4 . Thẩm định DAĐT tại NHĐT&PT HN:
2.4.1. Sơ lược về phòng thẩm định dự án đầu tư của NHĐT&PT Hà
Nội
NHĐT&PT Hà Nội có thể tự hào là ngân hàng đầu tiên xây dựng được một
phòng thẩm định mang tính quy mô so với các ngân hàng quốc doanh :Ngân
hàng Công Thương ;Ngân hàng Ngoại Thương ;Ngân hàng Nông nghiệp.
Được thành lập từ khi NHĐT&PT Hà Nội ra đời , ngày nay sau một quá trình
phấn đấu và phát triển Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư
ngày càng trở nên hoàn thiện(cả về chức năng lẫn công tác tổ chức...) :Hiện
nay với các nhiệm vụ:
Phổ biến ,tập huấn hướng dẫn về chính sách ,chế độ thể lệ ,quy trình nghiệp

vụ và chỉ đạo của Tổng giám đốc ,của Giám đốc trong công tác tín dụng ,công
tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư .
Là đầu mối tập hợp những vướng mắc ,kiến nghị trong quá trình thực hiện
công tác tín dụng tại chi nhánh ,tổng hợp ,đề xuất các giải pháp trình Giám đốc
xử lý.
Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn ,thẩm tra các hồ sơ tín dụng
vay món ,bảo lãnh theo sự phân cấp Giám đốc giao ,tham mưu cho Giám đốc
quyết .
Theo chỉ đạo của Giám đốc để kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnh
đang phát tiền vay hoặc đã hoàn thành đi vào hoạt động tín dụng để đảm bảo
thực hiện tốt hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của dự án đầu
tư.
Thẩm tra dự toán ,quyết toán theo yêu cầu .
Thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Giám đốc ;Thẩm định đánh giá
để tham mưu cho Giám đốc quyết định việc liên doanh liên kết ,đầu tư chứng
khoán dài hạn của chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu ,trái phiếu cho
doanh nghiệp .
Thực hiện các dịch vụ ,tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của kinh
doanh và theo chỉ đạo của Giám đốc trong phạm vi chức năng của NHĐT&PT
Hà Nội
Nghiên cứu các chế độ quản lý XDCB ,quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh ,tham gia tổ tư vấn của các cấp
thẩm định các dự án đầu tư thuộc khối kinh tế Trung ương và kinh tế Địa
phương trên địa bàn .
Chủ động sưu tầm ,tích luỹ các thông tin ,các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để
phục vụ cho công tác tín dụng ,công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại chi
nhánh và toàn ngành .
Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do Phòng quản lý và sử dụng .
Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao.
Tất cả các dự án có vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng ,theo quy định của ngân hàng

đều phải thông qua phòng thẩm định.Với một đội ngũ nhân viên (8 nhân viên)
có trình độ kinh tế ,kỹ thuật và ý thức trách nhiệm cao trong công việc kết hợp
với kinh nghiệm trong nhiều năm công tác, phòng thẩm định đã trở thành một
“bức tường” vững chắc ngăn chặn mọi luồng rủi ro có thể xảy đến cho ngân
hàng , đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát
triển của ngân hàng ,đó cũng là niềm tự hào của NHĐT&PT Hà Nội trong quá
trình xây dựng và phát triển .
2.4.2. Qui trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại
NHĐT&PT
Để có thể hiểu cặn kẽ hơn về qui trình và nội dung công tác thẩm định dự án
đầu tư tại NHĐT&PT HN. Ta có sơ đồ sau:
Biểu đồ : Lưu đồ qui trình thẩm định dự án đầu tư
Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ,
t i lià ệu
Nhận lại hồ sơ v kà ết quả
thẩm định
Chưa đủ điều kiện để kiểm tra
Chưa rõ
Bổ sung,
giải trình
Thẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Kiểm tra,

kiểm soát

Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Nội được thực hiện theo trình tự và có
những nội dung sau:
1.Xem xét,đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án.
- Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Quy mô đầu tư :Công suất thiết kế,giải pháp công nghệ,cơ cấu sản phẩm và
dịch vụ đầu ra của dự án,phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn đầu tư :Tổng vốn đầu tư,cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí
khác nhau(xây lắp ,thiết bị ,chi phí khác,lãi vay trong thời gian thi công
và dự phòng phí ,vốn cố định và vốn lưu động).
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
2.Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra
của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò
rất quan trọng,quyết định việc thành bại của dự án.Vì vậy,cán bộ thẩm định
cần xem xét,đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án.Các nội dung
chính cần xem xét đánh giá gồm:
2.1.Đánh giá nhu cầu tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án.
- Định dạng sản phẩm của dự án
- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án.Tình hình
sản xuất tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự án ,đoán nhu cầu tương lai đối
với sản phẩm,và dịch vụ đầu ra của dự án,ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng
năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó
lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ,khả năng sản phẩm của dự án có
thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu,tín hiệu của thị trường đối với
sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối
với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý
của dự án đầu tư trên các phương diện như :
+Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay
+Sự hợp lý của cơ cấu đầu tư,quy mô sản phẩm
+Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư(phân kỳ đầu tư,mức huy
động công suất thiết kế).
2.2.Đánh giá về cung sản phẩm
-Xác định năng lực sản xuất,cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện
tại của sản phẩm dự án như thế nào,các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng
bao nhiêu phần trăm,phải nhập khẩu bao nhiêu.Việc nhập khẩu là do sản xuất
trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh
hơn.
-Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra
của dự án
-Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua,dự kiến nhập khẩu trong
thời gian tới.
-Dự toán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam
tham gia với các nước khu vực và quốc tế(AFTA,ƯTO,APEC,hiệp định thương
mại Việt -Mỹ...)đến thị trường sản phẩm của dự án.
-Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung,tốc độ tăng trưởng về tổng cung
sản phẩm dịch vụ.
2.3.Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự
án.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung,cầu sản phẩm của dự
án,xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm,dịch vụ đầu ra
của dự án là thay thế hàng nhập khẩu,xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội
địa của các nhà sản xuất khác.Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay

không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trừơng,cán bộ thẩm
định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+Thị trường nội địa:
-Hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường nào,có ưu điểm gì.
-Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ,xu hướng tiêu thụ
hay không ?
-Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có rẻ
hơn không,có phù hợp với xu hướng thu nhập,khả năng tiêu thụ hay không?
+Thị trường nước ngoài:
- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu hay
không(tiêu chuẩn chất lượng,vệ sinh...)?
- Quy cách chất lượng mẫu mã,giá cả có những ưu thế như thế nào so
với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.
- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường
xuất khẩu dự kiến chưa,kết quả như thế nào.
2.4.Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Xem xét đánh giá trên các mặt:
- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào,có
cần hệ thống phân phối không.
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay
chưa,mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm hay không.Cần lưu ý trong
trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng,mạng lưới phân phối đóng vai trò khá
quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét,đánh giá kỹ.Cán
bộ thẩm định cũng cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi
tính toán hiệu quả của dự án.
- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản
phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận
định xem xét có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.Nếu đã có đơn hàng cần
xem xét tính hợp lý,hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện
2.5.Đánh giá,khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ,công suất thiết kế và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm dự án.Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự
kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo
các chỉ tiêu chính sau:
- Sản lượng sản xuất,tiêu thụ hàng năm,sự thay đổi cơ cấu sản phẩm
nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
- Diễn biến giá sản phẩm,dịch vụ đầu ra hàng năm .
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán,đánh giá hiệu quả tài
chính ở các phần sau
3.Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng,trữ lượng tài
nguyên ,giấy phép khai thác tài nguyên ,nguồn thu mua bên ngoài,nhập
khẩu..)và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,đánh giá khả năng đáp
ứng,cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào:một hay nhiều nhà cung
cấp,đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập,khả năng cung ứng,mức độ tín
nhiệm
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào(nếu có)
- Biến động về giá mua,nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào,tỷ giá
trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề
chính sau:
+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
+ Những thuận lợi,khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được

nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
4.Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật
4.1.Địa điểm xây dựng
-Xem xét,đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không,có
gần các nguồn cung cấp,nguyên vật liệu,điện nước về thị trường tiêu thụ hay
không,có nằm trong quy hoạch hay không.
- Cơ sở vật chất,hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào,đánh
giá và so sánh chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như
ảnh hưởng đến giá thành,sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu
tiêu thụ.

×