Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.7 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI
NGÂN HÀNG NNPTNT HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ
NỘI
3.1.1. Định hướng phát triển chung năm 2007
Năm 2007, NHNo Hà Nội đã phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản theo
thông báo KHKD năm 2007, đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006 -
2010 của NHNo Việt Nam phê duyệt và định hướng phát triển kinh doanh của
NHNo Hà Nội đề ra đó là:
Một là: Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động
từ dân cư, các TCKT và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn
chung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.
Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế
làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy
đủ quy định về vay vốn chú trọng khai thác đầu tư đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các hộ sản xuất. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ. Tập
trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Ba là: Tập trung triển khai nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình
dịch vụ sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị
trường.
Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả chất lượng cao công
tác quảng cáo, quảng bá tòan diện các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng,
các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả, thị hiếu trong
cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín NHNo Hà Nội nói riêng
và NHNo VN nói chung.
1
1
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Năm là: Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại
tòan diện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế….. Đặc biệt
là nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khai thác chương trình công nghệ hiện
đại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đáp ứng tốt quy chuẩn cán
bộ ngân hàng chuẩn bị hội nhập trong khu vực và quốc tế.
Mục tiêu:
- Tổng nguồn vốn tăng 10% - 15% so năm 2006
- Tổng dư nợ đạt tăng 10% - 15% so năm 2006
- Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5: Từ 1,5 % đến 2,5% tổng dư nợ.
- Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo thông báo và
quy định của NHNo Việt Nam.
- Triển khai nghiêm túc có hiệu quả các loại hình dịch vụ, thu dịch vụ
tăng từ 12 đến 15% so năm 2006.
- Trích và sử lý rủi ro số nợ còn tồn đọng đúng quy định của TW, hạn
chế tới mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh mới. Kiên quyết thu hồi các khoản
nợ đến hạn cả gốc và lãi, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tập trung thu hồi nợ đã
xử lý rủi ro của các thành phần kinh tế, đặc biệt là nợ của các đối tượng vay
tiêu dùng.
- Tiếp tục thực hiện đai hóa Ngân hàng để có đủ điều kiện phát triển và
cạnh tranh và chuyển bị cho hội nhập.
- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại tòan diện các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là
ngoại ngữ và tin học.
3.1.2. Đinh hướng của ngân hàng trong vấn đề mở rộng tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, số lượng DNVVN rất lớn trong đó có số
doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay Ngân hàng là còn rất hạn chế. Nhu
cầu vay vốn rất lứon trong các lĩnh vực như kinh doanh dịch vụ, xây dựng văn
2
2
2

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phòng cho thuê, đổi mới máy móc thiêt bị...Xuất phát từ nhu cầu của khách
hàng như trên và các điều kiện sẵn có của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội,
Ngân hàng đặt mục tiêu lấy DNVVN làm trọng điểm để đầu tư trong những
năm tới nhằm đưa dư nợ của DNVVN lên 60-70% tổng dư nợ. Chú trọng đầu
tư vào các dự án như văn phòng cho thuê, khu đô thị, dịch vụ tổng hợp...
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
3.2.1. Giải pháp về mặt nghiệp vụ
3.2.1.1. Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp, nhất quán và linh hoạt
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ trọng cho vay đối với các
DNVVN còn chưa cao là do Ngân hàng No&PTNT Hà Nội còn chưa xây
dựng chính sách nhất quán hướng tới các DNVVN. Mục tiêu nắm lấy cơ hội
kinh doanh nhằm vào khách hàng DNVVN, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội
phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp, liên tục từ phía các NHTM khác.
Yêu cầu đặt ra đối với cơ chế cho vay là phải gọn nhẹ, linh hoạt phù
hợp với từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp, đảm bảo khả
năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp
luật, đường lối chính sách của Nhà nước :
a) Thủ tục cho vay
Bất kỳ một khách hàng nào cũng luôn mong muốn được vay một cách
nhanh chóng. Vì vậy, ngân hàng cần thiết lập một thủ tục cho vay đơn giản,
gọn nhẹ, sử dụng các tiện ích của công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ
khách hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Điều này đòi hỏi các
cán bộ tín dụng cần hoàn tất hồ sơ cho vay trong một thời gian ngắn nhưng
vẫn phải đảm bảo đúng nguyên tắc và quy trình cho vay. Đồng thời, các cán
bộ tín dụng cũng nên hướng dẫn khách hàng về các giấy tờ cần thiết, giúp rút
ngắn thời gian. Tuy nhiên, cũng không thể đơn giản hóa mà bỏ qua các thủ
3
3

3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tục cần thiết.
b) Kỳ hạn cho vay:
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội chỉ tập trung vào cho vay
ngắn hạn, mặc dù tỷ trọng đã giảm dần nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài
hạn vẫn chưa cao. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của
doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN sản xuất kinh doanh đơn lẻ, chỉ trả nợ
Ngân hàng khi thu được tiền hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần điều chỉnh kỳ
hạn cho vay phù hợp, linh hoạt :
+ Đối với vay ngắn hạn : Việc xác định kỳ hạn nợ không chỉ căn cứ
đơn thuần vào bảng tổng kết tài sản, kế hoạch sản xuất mà còn dựa trên kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm, hợp đòng mua bán tiêu thụ sản phẩm.
+ Đối với vay trung và dài hạn: Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhằm
đổi mới thiết bị công nghệ… nên chi nhánh cần lưu ý tới tuổi thọ và khả năng
sinh lời của máy móc để xác định kỳ hạn cho vay cho phù hợp.
c) Lãi suất cho vay :
Do các DNVVN thướng vay các món vay nhỏ, nhiều rủi ro vì vậy
không thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với các Tổng công ty lớn có mối
quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể áp dụng
các mức lãi suất khác nhau đối với các ngành nghề kinh doanh có triển vọng
phát triển, hay đối với các doanh nghiệp đang ngày càng gây được sự tín
nhiêm với ngân hàng mà đưa ra các mức lãi suất khác nhau để khuyến khích
Thêm vào đó, chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo lượng
vốn vay của khách hàng. Để tiến tới giảm lãi suất cho các DNVVN, chi nhánh
cần có chi phí đầu vào thấp. Tăng cường nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh
tế cũng là một giải pháp hạn chế chi phí đầu vào. Ngoài ra, chi nhánh nên hạn
chế tối đa các chi phí không cần thiết khác để hạ lãi suất đầu ra nhằm tăng
cường tín dụng cho DNVVN, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.
4

4
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
d) Đảm bảo tiền vay
Hiện nay, theo điều 52 Luật các Tổ chức tín dụng thì có các hình thức
đảm bảo tiền vay sau đây:
+ Không phải cầm cố, thế chấp: Áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà
nước hay còn được gọi là tín chấp. Hình thức cho vay này đang dần thu hẹp
tại chi nhánh.
+ Cầm cố: Động sản, chứng từ có giá, hiện kim, ký quỹ…
+ Thế chấp: Bằng tài sản bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay
+ Bảo lãnh: Bằng tài sản (cầm cố, thế chấp) của bên thứ ba hay tín chấp
của bên thứ ba mà Nhà nước cho phép như các tổ chức công đoàn, các tổ
chức chính trị…
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá khó khăn đối với ngân hnàg khi thực
hiện cho vay. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng chỉ quan tâm tới tài sản thế
chấp, cầm cố cùng các giấy tờ liên quan tới các tài sản đó có đầy đủ hợp pháp
hay không. Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay, tài sản thế chấp chưa
chắc đã là một giải pháp hữu hiệu cho các khoản vay bởi lẽ vấn đè xử lý tài
sản còn nhiều khúc mắc, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi
vốn.
Vì vậy, ngân hàng cần nới lỏng điều kiện cho vay, quan tâm sâu sắc tới
tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên thực tế cho thấy, đảm bảo
an toàn vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương
án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thực hiện được điều này thì sẽ
khắc phục tình trạng thiếu tái sản thế chấp của DNVVN. Ngân hàng nên
mạnh dạn các DNVVN đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ nguồn
vốn vay.
Việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ
chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành

5
5
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghề để quyết định cho vay. Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp
các dịch vụ tài chính tốt hơn, tín dụng ngân hàng mới mở rộng cửa để phục vụ
các DNVVN. Đây cũng là cơ hội tốt để các DN Việt Nam thâm nhập vào thị
trường quốc tế.
3.2.1.2. Xây dựng gói sản phẩm đa dạng, phù hợp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh
doanh vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả
vốn và lãi... là không giống nhau. Chính vì vậy,bên cạnh các chính sách nhằm
mục tiêu mở rộng tín dụng thì ngân hàng cũng phải thực hiện theo phương
châm “ mở rộng tín dụng trên cơ sở lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng
làm mục tiêu phục vụ”, phải đưa ra được loại hình tín dụng phù hợp với từng
yêu cầu của khách hàng.
Để các DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, Ngân hàng
No Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ đối tượng
này. Đặc thù hoạt động của DNVVNN là tính đa dạng về ngành nghề kinh
doanh và sự chên lệch lớn về trình độ qủan lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp
cận và phục vụ ngày càng nhiều, tốt hơn đối với nhóm khách hàng này phải
xây dựng được một gói sản phẩm đa dạng, phù hợp : cho vay, thấu chi, bao
thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh ; các sản phẩm dịch
vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những
chính sách phí dịch vụ phù hợp
- Mặc dù nhu cầu vay vốn của các DNVVN là rất cao tuy nhiên điều
kiện nguồn vốn bị hạn chế, thiếu tiền để đặt cọc, ký quỹ nên trong những năm
gần đây nhu cầu được bảo lãnh của các DNVVN đang gia tăng. Do vậy ngân
hàng cần quan tâm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, để vừa có thể thu được lợi
nhuận từ các khoản phí vừa tạo được quan hệ tốt với khách hàng. Tuy đây chỉ

là một nghiệp vụ ngoại bảng, nhưng khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng phải trả
6
6
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thay doanh nghiệp thì sẽ chuyển thành một khoản tổn thất nội bảng. Do đó
việc thẩm định khách hàng cũng cần được lưu ý như khi cho vay bằng tiền.
- Hoạt động tín dụng thuê mua tài chính là một hình thức mới xuất hiện
nhưng nó đã nhanh chóng chứng minh được tác dụng bằng các ưu điểm vượt
trội Cho thuê tài chính còn được sử dụng linh hoạt như là một hình thức
chuyển kỳ hạn vay và cơ cấu lại nợ thông qua phương thức tái cho thuê. Đây
là một loại cho thuê tài chính đặc biệt, áp dụng khi doanh nghiệp thiếu vốn
lưu động nhưng lại không đủ uy tín để vay ngân hàng, trong trường hợp đó họ
có thể bán lại một phần tài sản cố định cho ngân hàng và thực hiện thuê lại và
dùng nguồn tài chính đó để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Trong một số
trường hợp hình thức này có thể được coi như một biện pháp giải quyết nợ
quá hạn mà không cần dùng đến biện pháp thanh lý, ngân hàng sẽ coi như
mua lại tài sản thế chấp và cho doanh nghiệp thuê lại, giúp doanh nghiệp tiếp
tục hoạt động để có nguồn trả nợ, bởi trong trường hợp này nếu doanh nghiệp
bị phá sản ngân hàng có thể bị thiệt hại lớn hơn.
- Trong điều kiện chưa cho phép thực hiện cho thuê tài chính bằng cách
đặt mua tài sản về để cho thuê như hiện nay, ngân hàng hoàn toàn có thể áp
dụng phương thức tái cho thuê như là cách làm phong phú thêm loại hình tín
dụng của mình. Khi mà các ngân hàng khác vẫn còn chưa triển khai, thì hoạt
động này sẽ mang lại lợi thế không nhỏ trong cạnh tranh cho Ngân hàng, nó
sẽ giúp chi nhánh có sự vượt trội hơn hẳn, uy tín nhờ thế cũng được nâng cao.
Đa dạng hoá các loại hình tài trợ phải đi cùng với sự linh hoạt trong
vận dụng, làm sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong từng
trường hợp vay cụ thể. Có như vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có
thể đem lại hiệu quả cao nhất.

7
7
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2.1.3. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với
từng phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, bảo đảm tính công
khai minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Phân chia hệ thống chấm điểm : khách hàng là các donah nghiệp lớn,
khách hàng DNVVN, cá nhân. Trong đó, khác với tính chuẩn hóa đối với các
doanh nghiệp lớn, hệ thống chấm điểm khách hàng là DNVVN cần linh hoạt,
đơn giản, chú trọng tới các yếu tố về bản thân chủ doanh nghiệp hơn là các
chỉ số tài chính.
Trong lĩnh vực cho vay đối với DNVVN, ưu thế của hệ thống tính điểm
tín dụng so với sổ tay tín dụng là:
8
8
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 3.1: Minh hoạ về tính điểm tín dụng áp dụng cho các DNVVN
Tuổi của chủ DN. 18-<21
6
21-<25
10
25-<30
18
30-<40
26
40-<50
35
- high

42
No info
10
Tình trạng hôn nhân Độc thân
14
Có g.đình
30
Ly dị
5
Khác
14
No info
14
Số người phụ thuộc 0
14
1
14
2
25
3-4
10
4
5
no info
14
Tình trạng cư trú Nhà riêng
40
Đi thuê
15
Sốngcùng cha mẹ

20
Công ty
18
No info
20
Số năm ở địa chỉ hiện tại <1
18
1-<3
20
3-<6
25
6-<10
30
10-<15
33
>15
40
No info
25
Ngành kinh doanh Dịch vụ chuyên
môn
38
IT
35
Dịch vụ khác
30
Bán lẻ
27
Nhà cung
cấp

20
Nhà cung
cấp
10
Công nghiệp nặng
8
Ngành tiếp tục kinh doanh Khác Không có thông tin 27 27
Số năm kinh doanh <0.5
16
5-<2.5
20
2.5-<5
27
5-<8
34
8-<15
38
No info
Tổng tài sản >$100,000
27
<$100,000
18
No info
10
Thông tin bất lợi Có
-30
Không
15
K điều tra
0

No info
0
Nguồn: Jenníng A, 2001, " TheImportance of Credit Information and Credit Scoring for Small Business Lending
Decisions"
9
9
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- - Bằng việc chuẩn hóa quy trình đánh giá tín dụng tại các ngân hàng, tính
điểm tín dụng cho phép giảm bớt chi phí và thời gian cho vay (hay cho thuê)
đối với các DNVVN, do đó cho phép ngân hàng mở rộng khách hàng.
- Nó cho phép các ngân hnàg xây dựng được quy trình thẩm định tín dụng
chặt chẽ hơn, qua đó, kiểm soát tín dụng được chính xác hơn.
- Tính điểm tín dụng sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề của ngân hàng
vào ký quỹ, bằng đánh giá chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Điều này đặc biệt
có lợi cho các doanh nghiệp trẻ trong tình trạng thiếu báo cáo thống kê về kinh
doanh và các yêu cầu đảm bảo tín dụng khác.
- Nó cho phép dỡ bỏ các thiên vị cá nhân (đặc biệt trở ngại đối với các
DNVVN) đang tồn tại trong quá trình thẩm định tín dụng tại các ngân hàng.
- Bằng việc giảm bớt các công việc liên quan đến thẩm định, nó cho phép
giảm bớt nhân sự trong ngân hàng để tập trung nhiều hơn vào quản lý các khoản
vay khó và kết quả là tính điểm tín dụng sẽ giúp cho việc cho vay của ngân
hàng hướng vào các DNVVN hiệu quả và có lãi.
- 3.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm dịnh trước khi cho vay, tăng
cường kiểm tra trong và sau khi cho vay, áp dụng hợp lý các biện pháp hạn
chế tín dụng
- * Sàng lọc, điều tra và giám sát thông qua việc lựa chọn các hệ
thông thông tin đáng tin cậy:
- Sàng lọc là việc Ngân hàng lựa chọn ra các khách hàng để cấp tín
dụng có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao nhờ đó đảm

bảo thu hồi được khoản vay, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Muốn vậy, ngân
hàng cần thu thập thông tin đáng tin cậy về khách hàng làm cơ sở để ra quyết
định cho vay. Ngân hàng cần khai thác triệt để các nguồn thông tin từ các cá
nhân, tổ chức hoặc từ phía các tổ chức tín dụng khác hoặc từ các cơ quan lãnh
đạo chính quyền địa phương hay từ các tổ chức phòng ngừa về rủi ro tín dụng.
Từ các nguồn thông tin trên, kết hợp với hố sơ tín dụng của khách hàng mà
ngân hàng đưa ra quyết định về cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không.
10
10
10

×