Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.84 KB, 15 trang )

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
thị trường.
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp được hiểu là những đơn vị kinh tế được
thành lập bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hay bởi các tổ chức, được nhà nước cho phép
hoạt động nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định vì mục
đích công ích hay lợi nhuận.
Các loại hình doanh nghiệp tồn tại rất đa dạng và phong phú, DNV&N được phân
loại dựa vào tiêu chí quy mô kinh doanh. DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có
tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô trong những giới hạn nhất
định theo các tiêu thức vốn , lao động hay doanh thu, giá trị gia tăng trong từng thời kì theo
quy định của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại DNV&N đã được quy định tại công văn số 681/CP-
KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định của công văn này, tiêu chí
xác định DNV&N là vốn và số lao động. Cụ thể DNV&N là doanh nghiệp có vốn điều lệ
dưới 5 tỷ VND và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.
Vậy, khái niệm DNV&N ở nước ta có thể hiểu khái quát như sau: DNV&N là
những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh
tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của Chính phủ đối với từng
ngành nghề tương ứng với từng thời kì phát triển của nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
DNV&N tồn tại và phát triển với những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, DNV&N tồn tại và phát triển ở mọi nganh nghề, mọi thành phần kinh tế,
nó hoạt động tại mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê cho thấy,
DNV&N chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp. Các DNV&N chiếm khoảng
31% tổng giá trị sản lượng công nghiêp; chiếm 78% tổng mức bán lẻ; 64% tổng lượng vận
chuyển hàng hoá. Các loại hàng hoá được ưa chuộng hiện nay như chiếu cói, mây tre đan,
đồ gỗ mỹ nghệ... đều do các DNV&N sản xuất. Như vậy chúng ta có thể khẳng định loại
hình kinh doanh của DNV&N là rất đa dạng và phong phú.


Thứ hai, DNV&N có tính năng động và linh hoạt cao. Với quy mô khiêm tốn của
mình, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi loại hình kinh doanh trước những biến
động của thị trường. Việc phổ biến áp dụng các chính sách kinh tế vào DNV&N cũng dễ
thực hiện hơn, như đổi mới công nghệ sản xuất, thực hiện chính sách tiên lương mới...
Thứ ba, DNV&N có bộ máy sản xuất và quản lí gọn nhẹ, hiệu quả. Đây là một lợi
thế của DNV&N trong việc tiết kiệm chi phí hành chính, tăng doanh thu cho doanh
nghiệp.Với số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp không vượt quá 200 người thì việc
bố trí môt đội ngũ quản lí sản xuất và điều hành gọn nhẹ là hoàn toàn có thể làm được.
Thứ tư, DNV&N có vốn ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả
cao. Là loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên việc đầu tư vốn sản xuất không
yêu cầu quá lớn, hơn nữa chu kì sản xuất của các doanh nghiệp này thường ngắn nên
vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao.
Thứ năm, thị trường cạnh tranh của các DNV&N là thị trường cạnh tranh gần như
hoàn hảo. Trên thị trường này, số lượng các doanh nghiệp việc gia nhập hay rút lui của
hãng kinh doanh là dễ dàng. Hầu như không có một doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh thị
trường mà có thể làm biến động đến giá cả và sản lượng trên thị trường sản xuất của mình.
Như vậy, qua những đặc điểm trên ta thấy DNV&N có nhiều ưu điểm trên thị
trường. Đó là với quy mô vừa phải, doanh nghiệp có thể tổ chức được bộ máy sản xuất và
điều hành gọn nhẹ, hiệu quả. Hơn nữa, doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh cũng
như khả năng ứng biến nhanh nhạy trên thị trường, làm tăng cơ hội tồn tại và phát triển của
hãng kinh doanh.
Bên cạnh đó, DNV&N cũng có những bất lợi sau:
- Vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp.
- Ít có khả năng huy động vốn lớn để đổi mới công nghệ cao.
- Ít có điều kiện để đào tạo công nhân, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công
nghệ, đổi mới sản phẩm.
1.1.3. Vị trí và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường.
Thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, DNV&N vẫn giữ một vị trí và vai
trò hêt sức quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế,
phòng chống nguy cơ khủng hoảng. Thật vậy, khu vực DNV&N là xương sống trong nền

kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại và cả trong tương lai. Đặc biệt, khi cuộc Cách mạng
Khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho các DNV&N
nhiều cơ hội tập trung kĩ thuật, có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng không thua
kém các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay, tính chất cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về chất
lượng và công nghệ. Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác hoá, đã không cho phép
một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mà với mô hình
sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNV&N là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn tỏ ra thích
hợp hơn. DNV&N ngày càng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả
năng hợp tác mở rộng ngày càng tăng.
Đối với Việt Nam, DNV&N càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội.
Thứ nhất, DNV&N có vị trí rất quan trọng ở chỗ chúng chiếm đa số về mặt số
lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. ở hầu hết
các nước, số lượng các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng các doanh nghiệp . Tốc độ gia
tăng các DNV&N nhanh hơn tốc độ gia tăng của các doanh nghiệp lớn. Ở nước ta,
DNV&N chiếm khoảng 80% - 90% tổng số các doanh nghiệp.
Thứ hai, các DNV&N có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ở
các nước, bình quân các DNV&N chiếm trên dưới 50% GDP. Còn ở Việt Nam, theo đánh
giá của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương thì hiện nay khu vực DNV&N chiếm
khoảng 24% GDP.
Thứ ba, tác động kinh tế xã hội lớn nhất của các DNV&N là giải quyết một khối
lượng lớn việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói
giảm nghèo. Tại nước ta, số lao động của các DNV&N trong lĩnh vực phi nông nghiệp
hiện có khoảng 8 triệu người, chiếm khoảng 80% tổng số lao động phi nông nghiệp và
chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động cả nước.
Một vai trò nữa của DNV&N đó là nó góp phần làm năng động nền kinh tế. Do lợi
thế quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt và sáng tạo, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh
có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá, thích ứng nhanh với mọi sự biến động của
thị trường . Do đó nó có vai trò to lớn góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế

trong cơ chế thị trường.
Hơn nữa, các DNV&N còn đóng góp vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn và nông nghiệp. Với mạng lưới rộng khắp, lại
có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp, sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động
chuyên môn hoá nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về tiềm năng và lợi thế của DNV&N. Khi
chúng ta thấy rõ vị trí chiến lược của nó thì cần có những chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 1: Đánh giá vai trò các DNV&N ở Việt Nam
STT Vai trò Tỉ lệ(%)
1 Góp phần tăng trưởng kinh tế 51,7
2 Tạo việc làm - Tăng thu nhập 88,5
3 Tính năng động & Hiệu quả của nền kinh tế 8,9
4 Tham gia đào tạo đội ngũ nhà kinh doanh Việt Nam 63,2
1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNV&N trong nền kinh tế nước ta hiện
nay.
Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ tạo thành.
Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành từ các DNV&N thông qua liên kết các
DNV&N. Như đã nêu ở trên, theo công văn số 681/CP - KTN ngày 20/06/1998, Chính phủ
đã quy định thống nhất việc xác định DNV&N ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là
những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và có số lao động binh quân dưới 200
người.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 1999, tình hình
DNV&N theo tiêu chi trên là:
Bảng 2: Tình hình DNV&N Việt Nam
LOẠI TIÊU CHÍ
Doanh nghiệp (số lượng)
Tổng số Tỉ lệ
Nhà nước Ngoài quốc doanh

Vốn dưới 5 tỉ VND 3670 40100 43770 91%
Lao động dưới 200 người 5420 41590 46830 97%
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Như vậy, ta có thể điểm qua một vài nét về tình hình sản xuất kinh doanh của các
DNV&N hiện nay như sau:
- Về hình thức sở hữu: Với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của
Đảng và Nhà nước nên các DNV&N cũng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau
như: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân… nhưng tập trung chủ yếu là thành
phần ngoài quốc doanh. Xét về tiêu chí vốn thì DNNN chiếm hơn 64% và theo tiêu chí lao
động thì chiếm 91,7% tổng số doanh nghiệp hiện có. Tỷ lệ tương ứng với DNV&N ngoài
quốc doanh là 95,4% và 98% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có.
- Về lĩnh vực hoạt động: Hầu hết các DNV&N hoạt động trong ngành công
nghiệp(Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp chế biến thực phẩm), thương mại, dịch vụ. Đến
năm 1998, số lượng DNV&N trong công nghiệp đạt 5620 doanh nghiệp, chiếm 28% trong
tổng số các DNV&N ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường tập trung chủ yếu ở
các tỉnh phía Nam, chiếm đến 81%, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 12,6% tổng số các
DNV&N đang hoạt động tại các vùng ven đô thị và nông thôn.
- Tình hình tài chính: Tổng số vốn đăng kí sản xuất kinh doanh của các DNV&N
hiện nay khoảng hơn 50000 tỷ VND, bằng 30% tổng vốn kinh doanh của tổng số doanh
nghiệp cả nước. DNV&N chiếm tỷ trọng 26% tổng sản phẩm trong nước. Nếu cả khu vực
kinh tế cá thể thì chiếm tỷ trọng 34%- 40%, còn lại của GDP là kinh tế nhà nước(quy mô
lớn) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp.
-Về thiết bị công nghệ và thị trường: Nằm trong tình trạng công nghệ chung của
nền kinh tế, các DNV&N Việt Nam phần lớn sử dụng công nghệ máy móc trang thiết bị
lạc hậu. Điều này đã hạn chế rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNV&N. Do phần
lớn các DNV&N mới được thành lập đều thiếu vốn và khả năng kĩ thuật chưa cao nên hạn
chế việc đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng cường sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, các DNV&N có một thị trường rất rộng lớn và đầy sức hấp dẫn. Nhưng
do còn nhiều hạn chế, nên các doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được thị

trường, sản phẩm làm ra không đủ sức hấp dẫn người mua. Tuy vậy, có một số mặt hàng
như: may mặc, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ… các DNV&N Việt Nam đang có chỗ
đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
- Về lực lượng lao động: Khu vực DNV&N là khu vực thu hút nhiều lao động, nó
góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nhất là đối với nước đông dân như nước ta. Theo
thống kê thì DNV&N thu hút khoảng 90% lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, đội ngũ
lao động này hiện có trình độ tay nghề chưa cao. Phần đông có trình độ văn hoá cấp 2(40-

×