Sử dụng phần mềm NAV
Máy in
1-Tổng quan về máy in
1.1. Trao đổi thông tin trong máy in
Máy in là một thiết bị ngoại vi của máy tính, dùng để in các văn bản, hình ảnh,vv… từ máy
tính.
Để hoạt động được máy in phải có khả năng thu nhận thông tin từ máy tính, cũng như gửi tới máy tính
thông tin về trạng thái làm việc của nó. Thông tin đó được truyền qua lại thông qua một đường dây trao
đổi thông tin (hay còn được gọi là giao diện). Một giao diện được thiết lập bằng việc nối hai thiết bị
một cách vật lý với nhau. Phần mềm trong máy tính và máy in phối hợp về thời gian, trình tự và hình
thức trao đổi thông tin. Phần dưới đây sẽ giới thiệu về cơ sở trao đổi thông tin của máy in.
a- Cơ sở về trao đổi thông tin:
Máy tính có thể gửi đi ba loại thông tin đến máy in: Các ký tự văn bản, các mã điều khiển và
dữ liệu đồ hoạ. Tuy nhiên không phải mọi máy in đều nhận dữ liệu, ký tự hoặc đồ hoạ, hay giải đoán
chúng theo cùng một cách như nhau. Dữ liệu biểu diễn văn bản, chữ cái (thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào),
chữ số, dấu chấm câu và các ký hiệu khác của văn bản. Mã điều khiển được dùng để gửi đi các lệnh
cho máy in và chế độ làm việc thông thường của tập mã đó, ví dụ như dạng phông chữ, hoa văn, độ
đậm nhạt v.v, ngoài ra chúng cũng có thể là các thao tác như định dạng hoặc tạo dòng văn bản. Việc sử
dụng các mã điều khiển loại bỏ được sự bắt buộc phải thao tác bằng tay trên bảng điều khiển của máy
in trong lúc đang in một tài liệu. Các mã điều khiển nạp vào hoặc ngắt máy in khỏi các chế độ đồ hoạ
khác nhau. Khi máy in được đặt vào một chế độ đồ hoạ, thông tin ký tự đến kế tiếp nhau được xử lý
một cách khác nhau trước khi được gửi đến đầu in hoặc cơ chế ghi (đối với máy in laser). Một mã điều
khiển ngược hay là điều khiển thiết lập lại làm cho máy in quay trở về chế độ in ký tự (hoặc đồ hoạ).
b- Mã điều khiển:
Mã điều khiển là đoạn chương trình được viết ra nhằm điều khiển mọi hoạt động của máy in,
chương trình này được nạp vào trong máy tính thông qua quá trình cài đặt chương trình điều khiển máy
in, thường được gọi là Driver. Mã điều khiển không chỉ qui định cho máy in phải in cái gì mà nó còn
quy định in như thế nào. Ví dụ: trên máy in kim sự quay về của con trượt, lệnh xuống dòng, phông chữ
và các hoa văn chỉ là một trong các chức năng điều khiển của máy, ngoài ra nó còn được dùng để điều
chỉnh độ đậm nhạt của bản in, tốc độ máy in, v.v. nhằm mục đích tự động hoá quá trình in. Các mã điều
khiển trước đây sử dụng bảng mã ASCII chuẩn.Tuy nhiên, khi lần đầu tiên mã ASCII được nghiên cứu
phát triển thì các máy in còn rất đơn giản so với các tiêu chuẩn hiện nay. Do nhu cầu in ấn phông chữ,
kích cỡ phông, đồ hoạ và việc in chữ chất lượng cao chưa được đặt ra, chỉ cần một vài chức năng điều
khiển là đủ để điều khiển các máy in kiểu cổ. Nhưng so với yêu cầu hiện nay các mã ASCII chuẩn với
các mã chưa dùng đến của nó không đủ để sử dụng cho số lượng lớn các lệnh cần thiết của máy in.
Chính vì thế các hãng sản xuất máy in phải lựa chọn giữa việc thay thế mã ASCII hay là nghiên cứu
phát triển một bộ mã điều khiển mới với các chức năng điều khiển tiên tiến. Để giải quyết bài toán này,
các hãng sản xuất đã đưa ra giải pháp phân chia bảng mã ASCII thành một chuỗi các mã chồng điều
khiển. Các trình tự này được gọi là chuỗi mã thoát. Vì rằng mã ASCII “27” (mã ESC) được sử dụng
như là một tiếp đầu ngữ.
Khả năng in của máy in khác nhau rất nhiều giữa các mẫu mã (dòng sản phẩm) và của các
hãng sản xuất. Kết quả là các mã thoát không còn được chuẩn hoá nữa. Nếu phần mềm điều khiển máy
in của máy tính không được viết riêng hoặc định hình riêng cho máy in cụ thể, thì các mã điều khiển
gửi đi từ máy tính có thể gây ra các thao tác sai hoặc không điều khiển được máy in. Chính vì lý do này
mã mỗi máy in đều cần phải có một chương trình điều khiển riêng kèm theo để cài đặt vào máy tính.
c- Các đường trao đổi thông tin:
Thông tin, dưới dạng nhị phân cần phải truyền qua khoảng cách vật lý giữa máy tính và máy
in bằng một đường dây trao đổi thông tin (thông qua một sợi dây cáp bằng kim loại dẫn điện). Cấu trúc
và đặc tính của sợi dây cáp đó phụ thuộc vào phương pháp trao đổi thông tin được sử dụng. Hiện nay
có hai phương pháp chủ yếu để gửi thông tin đến máy in là thông qua cổng song song hoặc cổng USB
(phương pháp sử dụng cổng nối tiếp hiện nay không còn sử dụng nữa).
Một đường trao đổi thông tin song song dưới đây nhằm minh hoạ hoạt động của nó. Hình sau
minh hoạ sơ đồ đơn giản hoá của một giao diện song song
Sử dụng phần mềm NAV
Máy tính
Máy in
Dữ liệu (8 bít)
Busy (báo bận)
Ready (báo sẵn sàng)
Select (báo lựa chọn)
Error (báo lỗi)
Auto Feed (tự động kéo giấy)
Reset (khởi động lại)
Đất
Hình vẽ. Minh hoạ sơ đồ đơn giản hoá của một giao diện song song
Chú ý: 8 bit của một mã ASCII được truyền đồng thời cùng một lúc từ địa chỉ D0 đến D7. Tuy
nhiên chỉ một đường dữ liệu thì không đủ để truyền thông tin thành công. Cả máy tính và máy in đều
phải được đồng bộ với nhau, do đó máy in sẽ nhận dữ liệu khi nó đã sẵn sàng hoặc đề nghị máy tính
chờ đợi tới lúc máy in đã sẵn sàng. Sự đồng bộ của đường dây song song được thực hiện bằng cách sử
dụng một vài đường dây điều khiển thêm vào các đường dây dữ liệu như minh hoạ ở hình 1.1. Một số
đường dây dùng để điều khiển thông tin cho máy in còn lại dùng cho máy tính. Sự phối hợp lẫn nhau
đó còn được gọi là sự thoả thuận (hand shaking).
Trao đổi thông tin song song tương đối nhanh. Máy in sẽ nhận thông tin với tốc độ mà máy
tính có thể gửi thông tin ra ngoài, thông thường nó có thể làm việc với tốc độ vượt quá 1000 cps
(characters per second - ký tự trên giây). Với mỗi ký tự 8 bit thì số lượng trên tương ứng hơn 8000 bit
trong một giây. Nhược điểm chính của đường dây song song là chiều dài cáp nối bị hạn chế. Với các tín
hiệu dữ liệu nhanh cùng truyền trong một sợi dây cáp thì chiều dài hiệu dụng chỉ khoảng vài mét. Nếu
chiều dài đường dây lớn hơn khoảng cách đó thì do nhiễu điện và các tổn hao có thể gây ra méo dạng
tín hiệu.
1.2. Các khối chức năng cơ bản của máy in
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại máy in được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng
trên thế giới như HP, Epson, Lemax… Chúng có những tính năng và tham số kỹ thuật khác nhau, tuy
nhiên tất cả các chủng loại máy in đó đều dựa trên một nền tảng về cấu trúc và được chia thành năm
khối chức năng cơ bản sau:
Khối cung cấp giấy.
Khối đầu in (in kim, in phun), đối với máy in laser là bộ phận quang học (Laser/scanner).
Khối chuyển động của đầu in (chỉ áp dụng với máy in kim và in phun).
Khối nguồn.
Khối điều khiển điện tử.
Sử dụng phần mềm NAV
2-Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy in Laser
2.1. Sơ đồ khối máy in Laser
Hình 2.1. Sơ đồ khối máy in laser
2.2. Chức năng của các khối
2.2.1. Nguồn cung cấp và hệ thống điều khiển cơ cấu in
Nguồn cung cấp và hệ thống điều khiển cơ cấu in được bố trí trên cùng một bảng mạch của
máy in, đặc biệt là máy in của hãng HP. Một vài hãng chế tạo máy in khác thiết kế nguồn cung cấp và
hệ thống điều khiển cơ cấu in riêng biệt với nhau.
- Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện lưới thành các điện áp một chiều cần thiết để cung
cấp cho máy in.
Nguồn cung cấp bao gồm: mạch cung cấp nguồn xoay chiều, mạch nguồn một chiều và mạch phân
phối các nguồn một chiều ổn định.
+ Mạch cung cấp nguồn xoay chiều: cung cấp điện áp xoay chiều từ giắc cắm nguồn điện lưới của máy
in. Điện áp này dùng để cấp cho điện trở nhiệt mắc trong bộ phận nung nhiệt và nó được điều khiển bởi
mạch điều khiển điện áp xoay chiều.
+ Mạch nguồn một chiều: cung cấp các điện áp một chiều ổn định như:
+ 3,3 V; + 5 V; + 12 V; + 24 V;… để cấp cho các mạch logic và mạch điều khiển trong máy in.
+ Mạch bảo vệ quá dòng, quá áp: có nhiệm vụ bảo vệ máy in khi có sự cố về nguồn. Nó sẽ tự
động tắt điện áp ở đầu ra khi có sự cố chập mạch, quá tải hoặc điện áp lưới chập chờn không ổn định.
+ Chế độ tắt chờ: Thay vì phải ấn công tắc nguồn, máy in có một chức năng gọi là tắt chờ.
Thông thường sau khi không sử dụng máy in trong một khoảng một thời gian nào đó, do nhà sản xuất
qui định, máy in sẽ tự động tắt và chuyển sang chế độ tắt chờ (Sleep Mode). Đèn thông báo trên bảng
điều khiển sẽ tắt. Máy in sẽ giữ lại tất cả những thông tin đã được thiết lập, ví dụ như các phông chữ đã
được nạp trong khi đang ở chế độ tắt chờ.
Sử dụng phần mềm NAV
+ Mạch tạo nguồn cao áp: cung cấp các nguồn điện áp âm một chiều và điện áp xoay chiều để
nạp cho ru lô cấp phát mực và ru lô nạp sơ cấp. Mạch này cũng cung cấp điện áp dương và âm một
chiều cho ru lô truyền tĩnh điện hoạt động và được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm trên hệ thống
mạch điều khiển Formatter. Nó cũng điều khiển mật độ hình ảnh của bản in bằng cách thay đổi điện áp
xoay chiều sơ cấp và cung cấp một hiệu điện thế xoay chiều để thiết lập mật độ in của máy in. Nguồn
cao áp sẽ ngắt khi cửa máy in mở. Hình 2.2 minh hoạ sơ đồ khối mạch tạo cao áp của máy in HP
LaserJet 1200.
Hình 2.2. Sơ đồ khối mạch tạo cao áp máy in HP LaserJet 1200
- Hệ thống điều khiển cơ cấu in:
Hệ thống điều khiển dùng để điều khiển tất cả các hoạt động của cơ cấu in, điều khiển laser và điều
khiển dữ liệu in dưới dạng thông tin hình ảnh đã được xử lý từ mạch Formatter đưa sang.
Hệ thống điều khiển cơ cấu in thực hiện những chức năng sau:
+ Điều khiển mạch laser và mạch scanner: Căn cứ trên thông tin đã nhận được từ mạch
Formatter, hệ thống điều khiển sẽ gửi các tín hiệu tới bộ phận Laser/scanner (hộp quang) để điều chế đi
ốt laser bật hoặc tắt và điều khiển mô tơ quét.
+ Điều khiển và quan sát chuyển động của giấy: Hệ thống điều khiển sự chuyển động của giấy
bằng cách theo dõi liên tục các cảm biến báo giấy khác nhau (như cảm biến báo hết giấy, báo giấy vào,
báo giấy ra) và thời gian hoạt động của quá trình in khác. Nó cho biết chi tiết chuyển động của giấy, sự
tương tác của các cảm biến báo giấy và cuộn hút trong quá trình kéo giấy.
+ Điều khiển mô tơ: Hệ thống điều khiển hoạt động của mô tơ. Mô tơ tạo ra tất cả sự chuyển
động của giấy trong máy in.
Hình 2.3 minh hoạ một sơ đồ khối hệ thống điều khiển cơ cấu in điển hình
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển cơ cấu in
2.2.2. Mạch định dạng
Mạch định dạng (Formatter) nhận dữ liệu từ giao diện song song hoặc USB và chuyển đổi nó
thành các điểm ảnh. Mạch Formatter gửi dữ liệu ảnh in (là các điểm ảnh) dưới dạng tín hiệu video để
bắt đầu thực hiện quá trình in. Mạch Formatter cũng cung cấp khe cắm bộ nhớ mở rộng để nâng cấp
thêm bộ nhớ cho máy in.
Mạch định dạng Formatter có chức năng sau:
- Nhận và xử lý dữ liệu in từ giao diện máy in (cổng song song hoặc cổng USB).
- Theo dõi nút nhấn trên bảng điều khiển và hiển thị thông tin tình trạng máy in.
- Phát triển, sắp xếp dữ liệu và đồng bộ thời gian với máy in.
- Lưu trữ thông tin về phông chữ.
- Kết nối với máy tính thông qua giao diện trực tiếp.
2.2.3. Hệ thống tạo ảnh
Kết quả của quá trình in laser là sự kết hợp những công nghệ khác nhau như điện tử, quang
học và ảnh điện để tạo ra một bản in. Mỗi chức năng được thực hiện độc lập và phải đồng bộ với quá
trình khác của máy in. Hệ thống tạo ảnh được thực hiện chính bởi hộp mực của máy in (Toner
cartridge). Nó được ví như trái tim của hệ thống tạo ảnh, hộp mực sẽ thực hiện các bước của quá trình
tạo ảnh. Hộp mực gồm có trống nhạy quang, ru lô nạp sơ cấp, ru lô cấp phát mực, khoang chứa mực,
gạt mực. Nó được chứa trong một vỏ có thể thay thế được. Hệ thống tạo ảnh bao gồm sáu bước sau
(xem hình 2.4):
Bước 1: Làm sạch bề mặt trống
Một gạt mực thường xuyên tiếp xúc với bề mặt trống trong suốt quá trình quay của trống khi in. Nó gạt
hết những mực thừa bám trên bề mặt trống vào trong khoang chứa mực thừa nằm trong hộp mực.
Bước 2: Tích điện
Sau khi trống đã được làm sạch về mặt vật lý, nó phải được tích điện. Quá trình này bao gồm việc nạp
một điện tích âm lên bề mặt của trống thông qua ru lô nạp sơ cấp nằm trong hộp mực. Ru lô nạp sơ cấp
được bao phủ bên ngoài bằng cao su dẫn điện. Một hiệu điện thế xoay chiều được đưa tới ru lô để xoá
bất kỳ điện tích dư thừa nào còn lại của bản in trước. Thêm vào đó, một điện áp âm một chiều được
Sử dụng phần mềm NAV
cung cấp cho ru lô nạp để tạo ra một điện tích âm trên bề mặt trống. Mức điện áp một chiều sẽ thay đổi
việc thiết lập mật độ in.
Bước 3: Ghi ảnh
Trong suốt quá trình ghi ảnh, đi ốt laser đã được điều chế phóng tia sáng lên một gương quét đang
quay. Khi gương quay, tia sáng được phản xạ lại gương, đầu tiên nó đi qua một bộ thấu kính hội tụ và
cuối cùng nó đi qua một khe nằm phía trên đỉnh của hộp mực sau đó chiếu lên bề mặt trống nhạy
quang. Tia sáng được quét từ trái sang phải, làm thay đổi điện tích âm ở bất cứ nơi nào mà tia sáng
chiếu vào bề mặt trống. Việc này tạo ra một ảnh điện vô hình trên bề mặt trống (tại bước tạo ảnh, nó sẽ
được chuyển đổi để tạo ra một hình ảnh có thể nhìn thấy được). Tia sáng có thể quét lên toàn bộ chiều
dài của trống khi trống đang quay. Tại điểm cuối của mỗi lần quét, tia sáng sẽ được chiếu vào một thấu
kính (thấu kính nhận diện) và tạo ra một tín hiệu nhận diện tia sáng (BD - Beam Detect Signal). Tín
hiệu BD sẽ được gửi tới mạch điều khiển cơ cấu in và nó sẽ được chuyển đổi thành một tín hiệu điện để
đồng bộ với đầu ra của mỗi dòng quét dữ liệu tiếp theo.
Bước 4: Tạo ảnh
Tại giai đoạn này, ảnh điện vô hình đã có trên bề mặt trống. Các hạt mực mang điện tích âm sẽ được
thay đổi lại bởi trục cấp phát mực được nối với một nguồn điện áp âm một chiều (lúc này hạt mực sẽ bị
âm hơn so với trống). Mực mang điện tích âm đã được nạp sẽ bị hút vào các vùng đã được ghi của
trống và tạo ra một “ảnh mực” trên bề mặt trống (hình ảnh có thể nhìn thấy được).
Bước 5: Truyền ảnh
Trong suốt quá trình truyền ảnh, “ảnh mực” trên bề mặt trống sẽ được truyền tới giấy. Một điện tích
dương được cung cấp tới giấy bởi một ru lô tích điện và nó giúp cho mực trên bề mặt trống có thể hút
vào giấy. Sau đó trống lại được làm sạch và tích điện cho hình ảnh tiếp theo.
Bước 6: Nung nhiệt
Trong suốt quá trình nung nhiệt, mực sẽ được nung chảy bởi nhiệt độ và sức ép để tạo ra một hình ảnh
vĩnh cửu. Giấy được đưa qua giữa bộ phận nung nhiệt và ru lô ép. Mực được làm chảy ra và bám dính
lên trên tờ giấy.
Hình 2.4. Sơ đồ khối hệ thống tạo ảnh
2.2.4. Hệ thống kéo giấy
Khi cấp giấy cho máy in, giấy sẽ được cảm biến báo giấy nhận diện và thông báo cho hệ thống
điều khiển cơ cấu in biết máy in đã ở trạng thái sẵn sàng. Khi máy in nhận được lệnh in và sẵn sàng để
in, hệ thống điều khiển cơ cấu in sẽ điều khiển bộ phận laser/scanner và mô tơ chính hoạt động, giấy
bắt đầu chuyển động khi mạch điều khiển kích hoạt cuộn hút. Điều này khiến cho ru lô cuốn giấy quay
một vòng. Cả hai việc này xẩy ra cùng một lúc. Đầu tiên giấy được nâng lên và đặt trở lại ru lô cuốn
giấy. Tiếp theo ru lô cuốn giấy kéo điểm đầu của tờ giấy và đưa nó vào trong bộ phận lái hướng giấy.
Để chắc chắn rằng chỉ có một tờ giấy được kéo vào trong máy in, một đệm tách giấy được bố trí ngay
Sử dụng phần mềm NAV
dưới ru lô cuốn giấy sẽ chỉ cho một tờ giấy đi vào và giữ các tờ giấy còn lại ở trong khay đựng giấy. Bộ
phận kéo giấy điều khiển ru lô phát triển giấy đưa giấy tới cảm biến nhận giấy vào. Cảm biến này báo
cho hệ thống điều khiển cơ cấu in biết chính xác vị trí điểm đầu của tờ giấy. Điều đó giúp cho hình ảnh
được ghi trên trống nhạy quang có thể được định vị chính xác trên tờ giấy. Bộ phận kéo giấy điều khiển
các ru lô di chuyển tờ giấy tới vùng truyền ảnh nơi mà mực ở dạng ảnh trên trống nhạy quang sẽ được
truyền lên tờ giấy. Sau khi hình ảnh đã được truyền lên giấy, giấy được đưa qua bộ phận nung nhiệt và
hình thành một bản in vĩnh cửu trên giấy. Một cảm biến báo giấy ra được bố trí trong bộ phận nung
nhiệt sẽ nhận diện xem giấy đã di chuyển thành công qua bộ phận nung nhiệt hay chưa. Ru lô thoát
giấy sẽ đưa giấy ra khay đựng giấy bên ngoài máy in lên trên hoặc xuống dưới tuỳ theo sự lựa chọn của
người sử dụng. Hình 2.5 minh hoạ hệ thống kéo giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống kéo giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6L
2.2.5. Bộ phận laser/scanner
Dựa vào những thông tin đã nhận được từ mạch Formatter, mạch điều khiển cơ cấu in sẽ gửi
những tín hiệu tới bộ phận laser/scanner để điều chế đi ốt laser bật, tắt đồng thời điều khiển mô tơ quét
trong bộ phận laser/scanner và thực hiện như bước 3 trong hệ thống tạo ảnh.
2.3. Nguyên lí hoạt động của máy in Laser:
2.3.1. Làm sạch mực bám trên bề mặt trống nhạy quang
Trước khi một chu trình in mới có thể bắt đầu, trống nhạy quang phải được lau chùi về
phương diện vật lý và được xoá sạch điện tích tĩnh trước đó. Việc làm này rất quan trọng vì nếu không
thực hiện bước này trống không thể tạo ra được một bản in rõ nét. Một gạt mực được bố trí dọc theo
chiều dài của trống sẽ gạt hết mực (toner) thừa còn lại từ bản in trước và thu vào một bộ phận chứa
mực thải nằm trong hộp mực (Toner cartrige) như minh hoạ ở hình 2.10. Nếu mực dư thừa không được
làm sạch, nó có thể bám chặt vào các trang giấy in sau và xuất hiện như các vết đen ngẫu nhiên. Một
vài thiết kế hộp mực kiểu cũ cho phép thu được những hạt mực thừa và đưa vào bộ phận chứa mực để
dùng lại. Kỹ thuật này cho phép hộp mực có thể sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên ngày nay kỹ thuật này
không còn được áp dụng đối với những máy in thế hệ mới nữa bởi vì giá thành của hộp mực đã rẻ đi rất
nhiều so với trước đây và chất lượng của mực sử dụng lại không được tốt như mực mới.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.10. Hệ thống làm sạch bề mặt trống trong hộp mực của máy in
HP LaserJet 5000
Các ảnh được ghi lên trống như là các dòng nằm ngang của các điện tích tương hợp với hình
ảnh cần in. Một chấm của tia sáng tạo ra một điện tích dương tương đối tại điểm nó chiếu vào, nếu
chấm của tia sáng không có thì tại điểm đó điện tích âm vẫn được giữ nguyên không thay đổi và không
có chấm nào được tạo ra. Các điện tích do tia sáng tạo ra phải được xoá sạch trước khi các ảnh mới có
thể được ghi vào, nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng ảnh nọ chồng lên ảnh kia.
Sau khi trống đã được làm sạch, nó phải được xoá sạch các điện tích tĩnh còn lại (chính là
những hình ảnh vô hình của lần in trước). Để xoá sạch các hình ảnh dạng âm bản đã được nạp trên bề
mặt của trống, nó được thực hiện bởi ru lô nạp sơ cấp. Ru lô nạp sơ cấp được cấu tạo bởi cao su có khả
năng dẫn điện, một hiệu điện thế xoay chiều được cung cấp tới ru lô nạp sơ cấp để xoá bất kỳ điện tích
tĩnh nào còn sót lại và duy trì cho bề mặt của trống luôn luôn ổn định để tạo ra một hình ảnh âm bản
tiếp theo trên bề mặt của trống. Việc thiết lập mật độ in được thay đổi nhờ điểm tiếp xúc với điện áp
một chiều (tiếp điểm tiếp xúc cao áp). Sau khi được xoá tích điện bề mặt, trống trở nên trung hoà, nó
không còn chứa một điện tích nào cả. Hình 2.11 minh hoạ sơ đồ của một bộ xoá tích điện.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.11. Sơ đồ của bộ xoá điện tích tĩnh trên máy in HP LaserJet 5000
2.3.2. Tích điện
Một bề mặt trống đã được trung hoà sẽ không nhận được tia sáng từ cơ chế ghi. Các ảnh mới
sẽ không được ghi chừng nào trống chưa được tích điện trở lại. Nhằm mục đích chuẩn bị cho quá trình
làm việc tiếp theo của trống, một điện tích đồng đều phải được tạo ra trên khắp bề mặt của nó. Sự nạp
điện cho bề mặt trống được thực hiện bằng cách tác dụng một điện áp âm cực lớn (thường khoảng âm
600 V) thông qua một dây dẫn từ mạch tạo cao áp đưa tới tiếp điểm tiếp xúc cao áp của hộp mực. Giữa
trống và mạch tạo cao áp đều có chung điểm đất, nên một điện trường được tạo ra giữa điểm tiếp xúc
cao áp và trống. Với điện áp thấp, lớp không khí giữa sợi dây tiếp xúc cao áp và trống nhạy quang có
tác dụng như một vật cách điện. Tuy nhiên khi có nguồn điện áp cao lên tới hàng trăm vôn thì sự cách
điện của không khí bị đánh thủng và một lưới điện được tạo thành. Lưới điện sẽ ion hoá mọi phân tử
khí ở xung quanh sợi dây, do vậy các điện tích âm sẽ chạy đến bề mặt trống.
Điều không có lợi của khí ion hoá là nó có điện trở rất nhỏ, một khi lưới điện được tạo thành, thì sẽ sẩy
ra hiện tượng đoản mạch giữa sợi dây và trống. Điều này là không có lợi đối với mạch tạo cao áp. Vì
vậy nhà thiết kế đã chế tạo thêm một lưới sơ cấp được mắc vào giữa sợi dây và trống. Điện áp cấp cho
lưới sơ cấp thấp hơn một chút khoảng âm 500 V và nó tạo ra một mức tích điện thực sự lên bề mặt của
trống. Lúc này trống đã sẵn sàng để nghi nhận một hình ảnh mới. Trong thực tế điện áp cao áp có thể
thay đổi tuỳ thuộc vào từng kiểu máy in.
2.3.3. Ghi ảnh
Để tạo ra một âm bản (hình ảnh ẩn) trên bề mặt của trống, trong suốt quá trình ghi ảnh, một đi
ốt laser sẽ phóng tia sáng lên trên bề mặt của gương quét đang quay. Khi gương quét quay nó sẽ phản
chiếu lại tia sáng mà nó nhận được thông qua những thấu kính hội tụ, đi qua một khe hở trên hộp mực
và chiếu xuống bề mặt của trống nhạy quang. Tia sáng sẽ quét lên trống từ trái sang phải, phóng điện
thế âm lên những nơi mà tia sáng đập vào bề mặt Việc làm này tạo nên một ảnh âm bản tĩnh điện. Và
sau đó nó sẽ được phát triển để trở thành một hình ảnh hữu hình. Bởi vì tia sáng sẽ chiếu qua toàn bộ
chiều dài của trống và trống lúc này đang quay, toàn bộ bề mặt của trống đã được bảo vệ. Tốc độ của
mô tơ quét làm chuyển động gương quét và tốc độ của mô tơ chính làm chuyển động trống, cả hai đều
được đồng bộ với nhau, trống được quay tới theo từng nấc và mỗi lần quay kế tiếp tia sáng sẽ in được
1/1200 lần của một inch (đối với máy in HP LaserJet 5000). Đối với các máy in thế hệ cũ thường là
1/300 của một inch. Tia sáng có thể được bật hoặc tắt để thay đổi điểm sáng với 1/1200 lần của một
inch. Điều này cho biết làm thế nào mà máy in có thể tạo ra được độ phân giải là 1200 x 1200 dpi. Sau
khi đã thực hiện việc ghi, bề mặt của trống có một hình ảnh âm bản tĩnh điện vô hình. Cuối mỗi một
vòng quay, tia sáng chiếu vào thấu kính nhận diện tia sáng, tạo ra tín hiệu nhận diện tia sáng (Beam
detect signal - BD). Tín hiệu nhận diện tia sáng này sẽ được gửi tới bảng mạch điều khiển, nó sẽ được
chuyển đổi thành tín hiệu điện và được sử dụng để đồng bộ với dữ liệu của đầu ra cho một dòng quét
và cũng chẩn đoán những hư hỏng của đi ốt laser hoặc mô tơ quét.
Hình 2.12 minh hoạ cho toàn bộ quá trình ghi hình.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.12. Sơ đồ quá trình ghi hình của máy in HP LaserJet 5000
2.3.4. Phát triển hình ảnh (tạo ảnh)
Quá trình phát triển tạo cho hình ảnh âm bản tĩnh điện vô hình trở thành hình ảnh hữu hình
trên trống. Khối phát triển (hay còn gọi là ru lô cấp phát mực) được làm bởi một trụ bằng kim loại có từ
tính giống như một nam châm vĩnh cửu và được bố trí bên trong khoang chứa mực. Mực là một loại vật
chất ở dạng bột được tạo bởi chất dẻo tổng hợp mầu đen trộn lẫn với mạt sắt. Khối phát triển sẽ hút
mực bám lên bề mặt của nó, một gạt mực được thiết kế để gạt đều mực bám trên bề mặt khối phát triển.
Các hạt mực mang điện tích trái dấu sẽ bị thay đổi điện tích khi nó tiếp xúc với khối phát triển. Khối
phát triển được nối với một nguồn cung cấp điện áp âm một chiều (đây chính là nguồn cao áp khoảng
âm 500 V). Lúc này các điểm nào của trống không được chiếu sáng sẽ có điện áp âm rất mạnh, điện
tích âm này đẩy mực nằm yên trên khối phát triển và mực theo đà quay của khối phát triển trở về
khoang chứa mực. Các điểm nào của trống mà bị chiếu sáng sẽ có điện tích thấp hơn các hạt mực, sự
khác biệt về mức độ tích điện đó sẽ hút mực từ khối phát triển lên các điểm được chiếu sáng tương ứng
trên trống. Mực lúc này sẽ điền vào đúng hình ảnh tĩnh điện âm bản và sẽ tạo ra một hình ảnh có thể
nhìn thấy được trên bề mặt của trống (gọi là ảnh mực). Hình 2.13 miêu tả quá trình phát triển hình ảnh
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.13. Quá trình phát triển hình ảnh
Chú ý: Có một điện áp xoay chiều phù hợp được mắc nối tiếp với mực điện áp định thiên một
chiều. Điện áp xoay chiều này có tác dụng tạo ra sự thăng giáng mức tĩnh điện của mực. Khi tín hiệu
xoay chiều dương lên thì cường độ dòng điện cũng tăng lên để giúp cho các hạt mực thắng được sức
hút của nam châm vĩnh cửu của khối phát triển. Khi tín hiệu xoay chiều âm xuống thì cường độ dòng
điện cũng giảm xuống, sẽ đẩy lùi các hạt mực nào bay sai sang các vị trí không được chiếu sáng trên bề
mặt trống. Kỹ thuật này giúp làm tăng thêm mật độ in và độ tương phản của hình ảnh.
Việc điều khiển mật độ in (tăng hoặc giảm độ đậm nhạt của bản in) có thể được điều chỉnh
thông qua bảng điều khiển trên mặt máy hoặc trình điều khiển hay chương trình tiện ích kèm theo của
máy in. Nó sẽ điều chỉnh hiệu điện thế một chiều của khối phát triển bằng cách thay đổi sức hút giữa
mực và trống. Mỗi khi thực hiện chức năng này nó sẽ làm tăng hoặc giảm mật độ in.
2.3.5. Truyền in ảnh
Cho đến thời điểm này, ảnh “mực” đã được hiện hình trên trống cần phải được in lên giấy. Vì
rằng lúc này mực đã được hút lên trống, nó phải được chuyển sang giấy bằng cách sử dụng một điện
tích hút lớn hơn ở trên tờ giấy giống như hình 2.14.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.14 Quá trình truyền mực lên giấy
Một lưới thép nằm ngang qua đường đi của giấy sẽ tạo ra một điện tích dương mạnh trên tờ
giấy và điện tích này hút các hạt mực tích điện âm trên bề mặt trống nhạy quang. Lưu ý rằng quá trình
này không phải là hoàn hảo, không phải mọi hạt mực đều được truyền quá giấy; chính vì vậy cần phải
có sự lau chùi bề mặt của trống. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý, vì trống mang điện tích âm và giấy
mang điện tích dương nên chúng có xu hướng hút vào nhau và giấy có khả năng bị quấn vào trống.
Mặc dù đường kính của trống là nhỏ và độ cứng tự nhiên của giấy có xu hướng chống lại sự cuốn đó
nhưng vẫn cần phải thêm vào một bộ khử tĩnh điện, nó cho phép khử bỏ lực hút giữa giấy và trống.
Giấy sau khi được khử tích điện sẽ không còn điện tích thực nào nữa. Trống bây giờ đã có thể được lau
chùi và chuẩn bị để in một bản in tiếp theo.
2.3.6. Nung chảy mực
Một khi hình ảnh được truyền qua mặt giấy, lúc này chúng mới chỉ bám vào tờ giấy bởi lực
hấp dẫn và lực hút tĩnh điện yếu. Mực phải được cố đĩnh vĩnh viễn lên trang giấy (bằng cách nung chảy
hạt mực bám dính lên trên tờ giấy) trước khi đưa giấy ra khỏi máy in. Sự nung chảy được thực hiện nhờ
hệ thống nhiệt và áp suất tương tự như hệ thống vẽ ở hình 2.15. Một thanh nhiệt (điện trở nhiệt) hoặc
đèn sấy, tuỳ thuộc vào kết cấu của từng loại máy in sẽ tạo ra một nhiệt độ khoảng 180
o
C. Sức ép được
tạo ra nhờ một trục quay bằng cao su mềm. Khi tờ giấy đã hiện hình đi qua giữa hai trục quay đó, thì
nhiệt từ trục quay trên sẽ làm nung chảy mực và sức ép từ trục quay dưới sẽ ép chặt mực nóng chảy lên
thớ giấy, ở đó nó nguội đi và bám vĩnh viễn vào bề mặt giấy. Bản in đã hoàn thành, sau đó nó được đưa
đến khay đựng giấy ra. Lưu ý, trong bộ phận nung nhiệt chỉ có trục quay phía trên mới làm nung chảy
mực thực sự mà thôi. Để chống lại việc các hạt mực bám dính vào trục quay nung chảy, trục quay được
bao phủ bên ngoài bằng một lớp vỏ không dính mực như teflon (hay còn được gọi là lụa sấy). Lớp vỏ
này có tác dụng trải đều nhiệt độ lên bề mặt của giấy, nó quay bằng tốc độ của trục ép. Nhiệt độ nung
chảy phải được khống chế cẩn thận, do đó trong máy in nhiệt độ nung chảy sẽ được giám sát bởi mạch
điều khiển, thông qua cảm biến nhiệt gắn trong bộ phận nung nhiệt. Nếu hệ thống nung bị quá nhiệt
(vào khoảng 446
o
F/ 230
o
C), một rơ le sẽ mở và ngắt nguồn cung cấp tới thanh nhiệt. Nếu hệ thống
nung nhiệt vượt quá 464
o
F (240
o
C), cầu chì nhiệt gắn trong bô phận nung nhiệt sẽ mở ngắt nguồn tới
bộ phận nung nhiệt. Bảng mạch điều khiển duy trì nhiệt độ thay đổi theo kiểu giấy được thiết lập khi
cài đặt máy in.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 2.15. Quá trình nung chảy mực
3-Những hư hỏng thường gặp của máy in Laser
3.1. Các thông báo lỗi của máy in Laser:
Những thông tin về tình trạng của máy in sẽ được chuyển đổi thông qua hai phương pháp:
1. Bằng đèn LED hoặc bằng các dòng thông báo trên bảng điều khiển của máy in
2. Bằng thông tin phản hồi thông qua mạch vào ra nối giữ máy in với máy tính và hiển thị
thông báo lỗi trên màn hình của máy tính bằng phần mềm kèm theo máy in.
Thông qua các thông báo lỗi này sẽ giúp cho người sử dụng cũng như thợ sửa chữa máy in có thể chẩn
đoán một cách nhanh chóng và chính xác về tình trạng của máy in. Các thông báo lỗi của máy in chia
ra thành hai kiểu cơ bản như sau:
- Thông báo về tình trang của máy in.
- Thông báo lỗi hư hỏng của máy in.
Ngoài việc phân chia như trên, các thông báo lỗi của máy in còn đưa ra thứ tự ưu tiên. Nếu
máy in có nhiều hơn một lỗi thì lỗi ưu tiên cao nhất sẽ được hiển thị trước và được miêu tả như sau:
- Các thông báo lỗi dịch vụ (là các thông báo lỗi về tình trạng hư hỏng của máy in, để thông
qua đó người thợ có thể phán đoán được hư hỏng của máy in)
- Cửa máy in đang mở hoặc máy in không có hộp mực
- Máy in bị kẹt giấy
- Máy in hết giấy
- Lỗi bộ nhớ máy in
- Điều khiển
3.2. Những hư hỏng thường gặp của một số máy in Laser thông dụng:
3.2.1. Hư hỏng của hệ thống vận chuyển giấy
Hệ thống vận chuyển giấy trong máy in laser thực sự là sự gạn lọc những nét tinh tuý của cơ
chế vận chuyển bằng ma sát. Hệ thống tạo hình của máy in laser là khá phức tạp nếu so sánh với các
kiểu in thông thường như in đập hoặc in phun. Cần phải có một chuỗi các trục quay riêng biệt cần thiết
để vận hành giấy. tuy nhiên các hệ thống trục quay tương đối giống nhau mặc dù đường đi (hành trình)
giấy trong từng máy in của các hãng sản xuất máy in có thể khác nhau.
Từng tờ giấy được chứa chung vào trong một khay đựng giấy gọi là (Page Tray). Một lò xo
nhỏ tạo ra một sức ép nhẹ và đều để giữ cho đầu mỗi tờ giấy nằm sát đầu của khay đựng giấy. Khi một
chu trình in bắt đầu, hệ thống điều khiển cơ cấu in, điều khiển cuộn hút làm chuyển động ru lô cuốn
giấy (được phủ một lớp cao su ở bên ngoài) để cuốn giấy. Lớp cao su tạo ra ma sát giúp cho nó bắt giữ
tờ giấy từ khay đựng giấy và kéo tờ giấy đi vào trong máy in khoảng một vài inch. Một miếng đệm
bằng cao su nằm ngay dưới ru lô cuốn giấy (gọi là đệm tách giấy) cọ sát vào phần đầu của tờ giấy một
cách nhẹ nhàng để ngăn không cho nhiều hơn một tờ giấy đi vào trong máy in mỗi lần.
Sử dụng phần mềm NAV
Giấy dừng lại trước một tập hợp các trục quay in hình giữ cho mỗi tờ giấy nằm đúng vị trí cho
đến khi trống nhạy quang chứa ảnh mực đã hiện hình đến được một vị trí thích hợp. Hệ thống điều
khiển cơ cấu in, sẽ điều khiển các trục quay in hình giữ hướng giấy đi đến trục quay in ảnh. Tại đó giấy
nhận được ảnh mực. Trang giấy đã in ảnh mực được đưa đến bộ phận nung nhiệt. Tại đó một trục quay
sẽ truyền sức ép còn một trục quay sẽ truyền nhiệt. Cả hai trục quay sau đó sẽ đẩy tờ giấy vào một khay
đựng giấy ra.
Mỗi hệ thống trục quay bao gồm cả trống nhạy quang được kéo bởi mô tơ chính. Kết quả là,
các trục quay sẽ tiến hành đồng thời trong chu trình in.Mặc dù hệ thống vận chuyển giấy trong máy in
laser rất tinh vi và phức tạp để có thể mô tả một cách rõ ràng, nhưng nó vẫn phải tuân theo mọi nguyên
lý cơ bản của các bánh răng, pu li như trong các hệ thống kiểu ma sát và máy kéo. Để hiểu rõ hư hỏng
của hệ thống vận chuyển giấy, ta sẽ tìm hiểu lần lượt các hư hỏng đặc trưng trong hệ thống vận chuyển
giấy của máy in laser.
3.2.1.1. Hư hỏng của hệ thống kéo giấy vào
a. Máy in không kéo được giấy vào hoặc chỉ làm việc một cách chập trờn
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in không kéo được giấy vào trong máy in
hoặc chỉ làm việc một cách chập trờn (phải dùng tay đẩy giấy vào trong máy in), xuất hiện thông báo
lỗi giấy trên bảng điều khiển (Page Error). Mọi chức năng khác của máy in đều tốt.
Nguyên nhân: Lớp cao su phủ bên ngoài ru lô cuốn giấy bị mài mòn nhiều quá hoặc bị lão hoá.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra. Kiểm tra bề mặt cao su của
ru lô cuốn giấy xem có bị mài mòn nhiều quá không, nếu cao su bị mài mòn nhiều quá (khi nhìn vào
thấy bề mặt cao su láng bóng, không có độ sần); Dùng tay sờ vào bề mặt cao su xem có còn đàn hồi tốt
không (cao su bị lão hoá sẽ chai cứng không có độ đàn hồi) hoặccó lớp bụi bẩn bám trên bề mặt cao su
không, nếu có chuyển sang bước 2.
Bước 2: Tháo ru lô cuốn giấy ra khỏi bộ phận cuốn giấy. Nếu lớp cao su phủ bên ngoài ru lô cuốn giấy
còn tận dụng được, sử dụng bàn chải kết hợp với xà phòng và nước làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt
cao su, sau đó lắp ru lô cuốn giấy lại bộ phận cuốn giấy, in thử một vài bản in để chắc chắn ru lô cuốn
giấy đã hoạt động tốt. Nếu trường hợp ru lô cuốn giấy không tận dụng được (bị mài mòn nhiều quá
hoặc bị lão hoá) thì thay thế bằng ru lô cuốn giấy mới.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình thay thế ru lô cuốn giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6L. Đối
với các máy in khác cách thức tiến hành tuy có khác nhau nhưng trình tự cơ bản là như nhau.
Bước 1: Tháo nắp chắn phía sau vỏ máy
Rút cáp nguồn và tháo cáp song song nối máy tính với máy in ra
Tháo hộp mực ra khỏi máy in
Nhấc bộ phận đỡ giấy lên
Chú ý: Phải nhấc bộ phận đỡ giấy trước khi tháo nắp chắn phía sau vỏ máy, nếu không nó có thể bị vỡ
hoặc gẫy lấy cài khi tháo nó ra.
Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh, tháo 3 ốc vít vị trí như ở hình 3.1 ra.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 3.1 Vị trí ốc vít nắp chắn phía sau vỏ máy
Bộ phận này tách rời với vỏ máy chính, sử dụng tuốc nô vít nhỏ loại 2 cạnh, đẩy tách 2 lẫy giữ nắp
chắn phía sau vỏ máy ra như ở vị trí 1 hình 3.2. Sau đó kéo nắp chắn vỏ máy về phía sau như vị trí 2.
Hình 3.2. Vị trí lẫy giữ nắp chắn phía sau vỏ máy.
Bước 2: Tháo cửa máy in
Mở cửa máy in ra.
Có một chốt giữ cửa máy in ở phía dưới, dùng tay ấn giữ vào chốt này theo chiều mũi tên ở hình 3.3.
Sau đó tháo cửa máy in ra.
Hình 3.3. Chốt giữ cửa máy in
Bước 3: Tháo nắp chắn nâng cấp bộ nhớ mở rộng
Dùng tay ấn giữ chốt cài ở phía dưới và tháo nắp chắn nâng cấp bộ nhớ mở rộng ra như ở hình 3.4 theo
chiều mũi tên từ 1 sang 2.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 3.4. Vị trí nắp chắn bộ nhớ mở rộng
Bước 4: Tháo vỏ máy chính và khay đựng giấy
Dùng tuốc nô vít bốn cạnh tháo 2 ốc vít bắt giữ trên đỉnh của vỏ máy ra vị trí 1 như hình 3.5.
Dùng tay cậy hai lẫy cài ở mặt trước phía dưới của vỏ máy và nhấc thẳng vỏ máy lên đặt ra ngoài.
Sau khi nhấc vỏ máy ra, tiếp tục nhấc khay đựng giấy ra như ở vị trí 2 hình 3.5.
Hình 3.5. Vị trí vỏ máy chính và khay đựng giấy
Bước 5: Tháo ru lô cuốn giấy
Sau khi tháo vỏ máy chính ra, quay chiều máy (nơi có các bánh răng chuyển động về phía người).
Dùng tay kéo 2 lẫy cài của bánh răng nối với trục truyền động của ru lô cuốn giấy ra hai phía như chiều
mũi tên, rồi kéo bánh răng ra. Xem vị trí 1 hình 3.6.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 3.6. Bánh răng kéo giấy nối với trục ru lô cuốn giấy
Tháo chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy bên phải của máy in. Dùng panh kẹp hoặc kìm nhấc hai đầu
của chốt giữ ra và tháo nó ra khỏi máy in. Hình 3.7 vị trí chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy.
Hình 3.7. Vị trí chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy
Sử dụng kìm nhọn kéo bạc đỡ trục quay ru lô cuốn giấy ra theo chiều mũi tên từ 1 sang 2 như hình 3.8.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 3.8. Chiều tháo của bạc đỡ trục quay ru lô cuốn giấy
Xoay cửa máy in về phía người, tháo ru lô cuốn giấy ra. Vị trí ru lô cuốn giấy như hình 3.9.
Hình 3.9. Vị trí ru lô cuốn giấy
Tháo ru lô cuốn giấy ra, kiểm tra vệ sinh lại ru lô cuốn giấy hoặc thay thế bằng ru lô cuốn giấy mới.
Hình 3.10 miêu tả hình dạng ru lô cuốn giấy. Khi tháo ru lô cuốn giấy ra cần phải chú ý đến hai lẫy cài
của bộ phận kéo giấy như ở hình 2.10.
Sử dụng phần mềm NAV
Hình 3.10. Hình dạng ru lô cuốn giấy
Hình 3.10. Vị trí lẫy giữ bộ phận kéo giấy
Sau khi thay thế ru lô cuốn giấy, cần lắp ráp lại các bộ phận của máy in lại như ban đầu theo quy tắc
“tháo ra trước lắp vào sau, tháo ra sau lắp vào trước”. Bật máy in, in thử một vài bản in để chắc chắn
bộ phận cuốn giấy đã hoạt động tốt.
b. Máy in kéo một lần nhiều tờ giấy
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in kéo một lần nhiều tờ giấy. Mọi chức
năng khác của máy in đều tốt.
Nguyên nhân: Đệm tách giấy và ru lô cuốn giấy bị mài mòn nhiều quá. Thông thường hiện
tượng này là do đệm tách giấy bị mài mòn quá nhiều gây nên, tuy nhiên cũng không hiếm gặp trường
hợp cả đệm tách giấy và ru lô cuốn giấy đều bị hỏng.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra. Kiểm tra bề mặt cao su của
ru lô cuốn giấy và đệm tách giấy xem có bị mài mòn không (nếu cao su của đệm tách giấy bị mài mòn
nhiều quá, khi nhìn vào thấy có các vệt lõm). Đối với ru lô cuốn giấy cách phát hiện như ở mục a của
3.2.1.1. Nếu có, tiến hành theo bước 2.