Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Danh gia gio day cua giao vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.98 KB, 11 trang )

Bài kiểm tra giữa kì QL hoạt động dạy học
Học môn này sẽ có người đóng vai làm giáo viên dạy ở trên lớp, cả lớp sẽ là học sinh
của tiết học đó. Sau đó chính những người học sinh đó cũng sẽ là những người quản
lý đưa ra nhận xét về tiết dạy đó. Đề bài chỉ là đánh giá tiết dạy đó thui. Đây là ví dụ
bài làm về đánh giá giờ dạy của Chip, mọi người tham khảo nhé!
ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
Bộ môn: Địa lý - Lớp 8
Bài dạy: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Giáo viên: Võ Thị Thu Hải
Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được thực hiện trong khuôn
khổ thời gian nhất định theo quy định của kế hoạch dạy học. Trong mỗi tiết
dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được
tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
Chất lượng mỗi tiết dạy phản ánh chất lượng dạy học của giáo viên. Tổng
hợp chất lượng các tiết dạy sẽ phản ánh năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Vì thế việc đánh giá giờ dạy của giáo viên rất quan trọng, và được đánh giá
ở nhiều mặt.
1.Mục tiêu bài dạy
- Giáo viên đã xác định được mục tiêu của bài dạy:
*Về kiến thức:
+ Đã giúp cho học sinh biết được sinh vật Việt Nam có giá trị rất lớn về các
mặt kinh tế, du lịch, sinh thái…
+ Sau khi học xong, học sinh đánh giá được hiện trạng khái thác tài nguyên
rừng, tài nguyên động vật ở nước ta hiện nay.
+ Giúp học sinh chỉ ra được các nguyên nhân và biện pháp để bảo vệ tài
nguyên rừng, tài nguyên động vật thoát khỏi sự phá hoại của con người.
*Về kĩ năng:
+ Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp dựa trên các số
liệu, hình ảnh.
+ Chưa làm cho học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức được trang
bị vào bảo vệ tài nguyên sinh vật trong thực tiễn cuộc sống.


*Về thái độ:
+ Giáo viên chưa hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi học
sinh vào việc bảo vệ tài nguyên sinh vật.
+ Giáo viên đã bước đầu giúp các em nhận diện được những hành vi phá
hoại tài nguyên sinh vật. Từ đó có thái độ phê phán, lên án những hành vi
trái phép.Tuy nhiên giáo viên chưa giúp cho học sinh có thái độ ủng hộ,
tham gia vào những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên
sinh vật.
- Kiến thức giáo viên dạy trên lớp về cơ bản đầy đủ, đạt được yêu cầu tối
thiểu của bài dạy. Tuy nhiên vẫn chỉ dựa vào sách giáo khoa là chủ yếu,
không có những vấn đề mở rộng liên hệ thực tế và các câu hỏi nâng cao cho
những học sinh khá giỏi.
- Bài giảng hợp logic, đảm bảo tính hệ thống, xác định được nội dung chính,
cấu trúc của bài hợp lý vì được dạy sau khi học sinh đã học bài tìm hiểu về
tài nguyên sinh vật Việt Nam. Tuy vậy, bài giảng còn thiếu sót về mặt số
liệu do chưa được chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp. Ngoài ra trong quá trình
giảng, giáo viên giảng quá nhanh nên chưa làm nổi bật trọng tâm của bài.
- Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện vì bài học đề cập đến những
vấn đề xã hội, nhân văn, gắn với thực tế đời sống xung quanh học sinh.
2.Phương pháp dạy học
-Giáo viên dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, đưa một số hình
ảnh thực tế vào bài giảng. Phương pháp giáo viên sử dụng chủ yếu là
phương pháp vấn đáp, có kết hợp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
-Giáo viên đã cố gắng vận dụng phương pháp dạy học để phù hợp với các
đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tuy
nhiên, trong quá trình dạy giáo viên đặt ra quá nhiều các câu hỏi mà không
đi đúng trọng tâm của bài, phân chia nhóm thảo luận không hợp lý.
oKhi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chỉ chia ra 3 nhóm thảo luận,
còn lại những học sinh khác ngồi tự nghiên cứu. Sau đó cũng chỉ có 3 nhóm
trả lời câu hỏi của giáo viên, những học sinh còn lại nhận xét. Như vậy, mô

hình chung trong lớp có những học sinh phải tích cực làm việc, còn những
học sinh khác thì không phải làm gì.
oTất cả các nội dung trong bài giảng, giáo viên đều sử dụng phương pháp
vấn đáp, làm cho học sinh trở nên nhàm chán với các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh cũng khó có khả năng tổng hợp kiến thức để ghi bài đầy đủ khi
giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này.
-Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, đảm
bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới. Khi kiểm tra
bài cũ, giáo viên lấy tinh thần xung phong và cho điểm luôn, làm phát huy
tính tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy bài mới, giáo viên cũng có
kiểm tra học sinh kiến thức của bài cũ khi có nội dung liên quan tới bài mới;
ngoài ra giáo viên còn kiểm tra học sinh nội dung bài vừa giảng dạy sau khi
học xong để đánh giá học sinh nắm kiến thức tới đâu. Từ đó, giáo viên có
thể điều chỉnh kịp thời.
-Giáo viên làm chủ được khi xử lý các tình huống sư phạm và xử lý phù hợp
đối tượng và có tác dụng giáo dục: gọi học sinh nói chuyện, không chú ý bài
phát biểu...
-Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy cá thể hóa, quan tâm đến đặc thù
các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy giáo viên chỉ tập
trung vào một số khu vực học sinh nhất định, tính bao quát lớp kém.
-Giáo viên đã cố gắng phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy đạt mục
tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học. Tuy nhiên bài dạy ngắn
nhưng mất thời gian vì giáo viên hỏi quá nhiều nên không còn thời gian để
giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức bên ngoài sách giáo
khoa.
-Lời giảng mạch lạc, ngôn từ giáo viên sử dụng trong sáng, dễ hiểu. Tuy
nhiên đôi lúc xưng hô chưa chuẩn, giọng điệu giảng của giáo viên đều đều,
việc thu hút sự chú ý của học sinh giảm dần từ giữa về cuối giờ dạy.
-Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi học sinh, không tạo áp lực cho học
sinh khi giảng bài.

-Giáo viên tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, tạo không khí tin
cậy, biết lắng nghe, giữ vai trò chủ đạo trong giảng dạy làm cho học sinh
tích cực chiếm lĩnh tri thức.
-Tiến trình tiết dạy hợp lý, nhẹ nhàng: các hoạt động diễn ra tự nhiên, hiệu
quả và phù hợp với đặc điểm của học sinh.
-Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng. Tuy
nhiên, học sinh chưa nhiệt tình tham gia phát biểu xây dựng bài.
-Không khí hoạt động của nhóm còn chưa sôi động, kiến thức học sinh thảo
luận còn bám sát sách giáo khoa, chưa có liên hệ thực tế. Nhịp độ học của
lớp còn chậm.
-Nền nếp học tập của học sinh khá tốt, tuy nhiên từ giữa đến cuối giờ còn
mất trật tự. Quan hệ giữa các học sinh vui vẻ, hòa đồng.
-Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học, tuy nhiên, về kĩ năng và
thái độ thì giáo viên chưa kích thích được tính tự giác của học sinh và chưa
hướng dẫn chu đáo cho học sinh về cách đối xử để bảo vệ môi trường xung
quanh.
3.Phương tiện, hình thức dạy học
-Giáo viên chưa phát huy được tối đa công dụng và ưu điểm của các thiết bị
dạy học. Giáo viên thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, tuy có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, nhưng
không sử dụng bảng. Đây là một thiếu sót rất lớn. Nếu như giáo viên sử
dụng bảng, học sinh sẽ nắm được những nội dung chính của bài tốt hơn.
Việc chỉ sử dụng slide trình chiếu gây nên tình trạng học lướt, kiến thức
đọng lại trong học sinh không nhiều. Học sinh không hình thành được logic
bài học và không nắm bắt được trọng tâm kiến thức của bài.
-Trong bài giảng bằng powerpoint, giáo viên đưa ra cho học sinh những hình
ảnh thực tế, từ đó giúp học sinh có những hiểu biết cụ thể về thực tế hiện
trạng tài nguyên sinh vật ở nước ta. Tuy nhiên bài giảng chuẩn bị còn chưa
chuẩn, thiếu sót về mặt số liệu: hiện trạng rừng ở nước ta, số liệu phải là
triệu ha, nhưng giáo viên thiếu đi hàng triệu nên số liệu rừng còn lại là quá

nhỏ, khác quá xa so với thực tế. Trong quá trình giảng giáo viên sử dụng còn
chưa linh hoạt, có slide đã chuẩn bị mà chưa được trình chiếu: trong bài
giảng powerpoint, có một bảng số liệu về tài nguyên sinh vật của nước ta,
đây là những số liệu đáng quý cần cung cấp cho học sinh để học sinh có
thêm kiến thức thực tế, nhưng giáo viên đã bỏ qua.
-Giáo viên dạy chỉ bám sát vào sách giáo khoa, không sử dụng giáo án, vì
thế bài giảng chỉ đạt yêu cầu ở mức tối thiểu, chưa cung cấp được cho học
sinh những kiến thức thực tế, chưa tạo hứng thú cho học sinh.
-Giáo viên dạy học theo hình thức dạy học toàn lớp có kết hợp với phương
pháp vấn đáp và thảo luận nhóm. Tuy vậy nhưng bài dạy chưa đạt được kết
quả cao do giáo viên đặt quá nhiều câu hỏi cho học sinh và có sự phân nhóm
chưa hợp lý.
4.Đánh giá giờ dạy
Giáo viên tuy đã để ý đến 5 bước trong quá trình dạy học và cố gắng thực
hiện theo nhưng trong quá trình dạy, bài giảng của giáo viên chưa thể hiện
được toàn bộ 5 bước đó:
- Bước 1 : Tổ chức lớp: là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào
tiết học. Tuy nhiên, giáo viên đã thực hiện bước này một cách qua loa, chưa
đi vào đúng các nội dung của bước này. Mở đầu tiết học, giáo viên chỉ chào
lớp và kiểm tra bài cũ luôn. Bước này bị thể hiện mờ nhạt.
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học
sinh làm bài, học bài nghiêm túc. Giáo viên đã thực hiện bước này khá tốt:
+ Giáo viên xem xét việc chuẩn bị bài của học sinh, trong tiết học trước
giáo viên có yêu cầu học sinh học bài nên tiết này kiểm tra xem tình hình
nắm kiến thức của học sinh thế nào.
+ Giáo viên gọi học sinh kiểm tra bài cũ theo việc dặn dò của mình từ tiết
học trước. Câu hỏi giáo viên đưa ra khái quát được toàn bộ kiến thức của bài
học trước: “Em hãy trình bày những đặc điểm nổi bật của tài nguyên sinh vật
Việt Nam?”.
+ Giáo viên lấy tinh thần xung phong phát biếu và cho điểm luôn làm phát

huy tính tích cực của học sinh.
- Bước 3: Dạy bài mới: Đây là bước trọng tâm khi giảng dạy.
+ Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên dẫn luôn vào bài mới. Đây là cách làm
sáng tạo, thu hút được sự chú ý của học sinh.
+ Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ đạt yêu cầu ở mức tối thiểu. Chưa cho
học sinh thấy rõ đâu là trọng tâm của bài, giọng giảng đều đều. Tuy lúc đầu
có thu hút được sự chú ý của học sinh nhưng càng đến giữa và cuối giờ thì
sự chú ý của học sinh giảm, nhiều học sinh gây mất trật tự trong lớp.
+ Bài giảng: “Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam” chủ yếu cần đạt được
mục tiêu về kĩ năng và thái độ để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung
quanh, nhưng giáo viên chưa làm được điều này. Kiến thức đọng lại trong
học sinh không nhiều, chủ yếu giáo viên tập trung vào vẫn là mục tiêu về
kiến thức, học sinh tiết sau sẽ được kiểm tra bài cũ bằng việc học thuộc lòng.
-Bước 4: Củng cố: Đây là bước để giáo viên tổng hợp lại kiến thức toàn bài
để học sinh kịp thời bổ sung thiếu sót.
Vừa giảng bài xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng thì sẽ
thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò. Giáo viên thực hiện tốt công việc này khi tự
mình tổng hợp qua một lượt để học sinh hiểu rõ vấn đề. Sau đó để thời gian
giải đáp các câu hỏi của học sinh với phần nào học sinh còn lơ mơ chưa
hiểu. Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức của bài.
-Bước 5: Dặn dò:
Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau.
Đây là một bước vô cùng quan trọng vì nó góp phần quyết định bài học có
kết quả hay không. Cũng giống như bước đầu tiên, bước này chưa được giáo
viên chú ý. Không chỉ dừng lại ở việc dặn học sinh học thuộc bài mới và
chuẩn bị cho bài sau. Đây là bài cần có thực tế chứng minh, giáo viên nên
giao cho học sinh bài tập nào đó liên quan đến bảo vệ môi trường xung
quanh, việc này ý nghĩa hơn nhiều việc học thuộc lòng.
Giáo viên đã bước đầu cho học sinh nhận ra tầm quan trọng của bảo vệ sinh
vật, bảo vệ môi trường nhưng rõ ràng là bài tập giao về nhà: “Nước ta có bao

nhiêu vườn quốc gia, khu bảo tồn? nêu VD” là chưa thật hoàn thiện. Học
sinh chỉ cần lấy số liệu mà không cần biết thêm về ý nghĩa cần có vườn quốc
gia, khu bảo tồn.
Việc kiểm tra - đánh giá một giờ dạy là nội dung của kiểm tra nội bộ
trường học, nó giúp cho việc đánh giá năng lực của giáo viên một cách
khách quan. Cũng từ đó, người quản lý thấy được những hạn chế còn tồn
tại trong nhà trường và tìm ra hướng khắc phục.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2010
Người dự giờ đánh giá

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×