Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo dục nước sạch và vệ sinh môi trường trong học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.35 KB, 11 trang )

GIÁO DỤC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC
ĐƯỜNG
(Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 7/2004, tr. 994)
Sức khoẻ con người gắn liền với mọi biến động lớn, nhỏ của môi trường và
những biến động đó có thể trở thành mối đe doạ cho sức khoẻ, đặc biệt là khi con
người sống trong hoàn cảnh thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém.
Có đến 80% trường học bị tiêu chảy là do thiếu nước sạch và điều kiện vệ
sinh môi trường không đảm bảo. Mỗi năm, trên thế giới có 3 triệu trẻ em chết do
liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Năm 2000, trên thế giới vẫn còn
1,1 tỷ người thiếu nước sạch cho sinh hoạt và 2,4 tỷ người không được sử dụng các
công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, đến hết năm 2003, cả nước vẫn
còn 46% dân cư nông thôn phải sử dụng nước không an toàn và gần 60% hộ gia
đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong học đường, cho đến nay tuy đã có hơn
10.000 trường học các cấp có các công trình cấp nước sạch và công trình nhà tiêu,
hố tiểu đạt vệ sinh được xây dựng là cơ sở để học sinh thực hành các thao tác vệ
sinh được học tại học đường, vừa bảo đảm nhu cầu sinh hoạt của thầy và trò, vừa
tạo môi trường vệ sinh cho trường học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều
trường học chưa có nguồn nước sạch, chưa có nhà tiêu, hố xí hợp vệ sinh. Nhiều
trường học, từ trường mầm non, tiểu học đến đại học, cao đẳng chưa thực sự quan
tâm xây dựng hệ thống cấp nước sạch và các công trình nhà tiêu, hố tiểu bảo đảm
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày khi các em đến trường.
Trong điều kiện môi trường như vậy, nhiều loại bệnh tật rất dễ phát sinh,
nhiều khi trở thành các nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Bộ
Y tế, nước ta từ năm 1996 - 2000, mỗi năm trung bình có 1 triệu trường hợp bị kiết
lỵ, 19.000 trường hợp bị thương hàn, 37.000 trường hợp bị lỵ amip. Tình trạng
giun ở trẻ em khu vực nông thôn rất cao, nhiều nơi ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc
Ninh có tới 80% học sinh tiểu học bị nhiễm các loại giun đũa, giun móc, giun kim,
giun tóc. Một cuộc điều tra về dịch tễ học bệnh mắt hột do Bộ Y tế tiến hành tại 12
huyện của 8 tỉnh miền Bắc từ tháng 7 - 9/2001 cho thấy, tỷ lệ mắt hột hoạt tính
trong cộng đồng là 13,4%, trong đó trẻ em dưới 19 tuổi chiếm 39%, tỷ lệ quặm do
mắt hột từ 1,2 tới 4,1% trong nhóm đối tượng trên 35 tuổi. Bệnh ngoài da như ghẻ,


lở, hắc lào cũng như những bệnh phổ biến ở những vùng thiếu nước sạch và công
trình vệ sinh.
Chính vì vậy, việc xây dựng và cải thiện điều kiện vệ sinh là vô cùng quan
trọng để giảm tỷ lệ mắc bệnh của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trong các trường
học cần lưu ý kiểm tra vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp hàng ngày. Giảng dạy
cho học sinh kiến thức và kỹ năng thực hành về các vấn đề sức khoẻ như vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trường sở, vệ sinh môi trường và nước sạch, vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm nâng cao dần những hiểu biết của học sinh về tầm quan trọng của nước
sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ của cá nhân cũng như của cộng đồng,
từ đó góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống của
gia đình, làng xóm, thôn bản… bằng cách khắc phục các tập quán, thói quen lạc
hậu, phản vệ sinh, xây dựng các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khoẻ. Bảo đảm đủ
nước uống và nước rửa sạch cho học sinh và phục vụ vệ sinh trường sở. Có nhà vệ
sinh sạch sẽ phục vụ đủ cho học sinh và giáo viên. Có hệ thống thoát nước đảm
bảo vệ sinh, có biện pháp thu gom và xử lý rác hàng ngày, không gây ô nhiễm môi
trường. vệ sinh cơ sở vật chất và môi trường học đường hết sức quan trọng vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và kết quả học tập của mỗi
học sinh.
Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 23 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn
35.000 trường học, từ mầm non đến tiểu học, trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Đây là một đội ngũ rất đông đảo.
Nếu 23 triệu người này được nâng cao nhận thức, có kiến thức và thái độ đúng về
bảo vệ môi trường thì đây là nhân tố rất quan trọng và to lớn để thực hiện công
cuộc bảo vệ môi trường của đất nước Việt Nam, bởi học sinh, sinh viên hôm nay là
người chủ tương lai của đất nước.
Lê Kim Dung
Vui và Học trong Ngày hội Vệ sinh Trường học
Giáo dục thực hành tốt Vệ Sinh Cá Nhân (VSCN) và Vệ Sinh Môi Trường
(VSMT) trong trường học là một phương pháp truyền thông hiệu quả để thay đổi
hành vi VSCN và VSMT cho trẻ em. Đây cũng là một chiến lược lâu dài nhằm cải

thiện hành vi vệ sinh cho cộng đồng vì các em sẽ như là những “tác nhân thay
đổi” để truyền đạt lại các kiến thức được học cho các thành viên trong gia đình
của mình. Cùng với các ban ngành chính phủ và các tổ chức quốc tế khác,
UNICEF trong những năm gần đây đã chú trọng tới việc hỗ trợ xây dựng các mô
hình nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ em và công tác truyền thông giáo dục trong nhà
trường tại một số địa phương. Thực tế và các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là
tuyên truyền giáo dục cho trẻ em thông qua các hình thức giải trí vui chơi kết hợp
với học tập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với khi các em phải tiếp thu kiến
thức một cách thụ động.
Tổ chức ngày hội “Vệ Sinh trong Trường học” là một ý tưởng mới do
UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục Đao tạo tiến hành thí điểm lần đầu tiên tại hai
trường ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế: trường Trung học cơ sở Lâm Mộng
Quang ở xã Vinh Mỹ và trường Tiểu học Sư Lỗ Đông ở xã Lộc Điền. Hai trường
này cũng đã được UNICEF hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ em và
hoạt động tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong năm 2006. Để chuẩn bị cho ngày
hội, UNICEF và Vụ Công Tác Học sinh Sinh viên của Bộ Giáo Dục Đào tạo
(GDĐT) đã xây dựng một hướng dẫn chi tiết từng bước cho công tác tổ chức ngày
hội. Công tác chuẩn bị cũng đã được phối hợp chặt chẽ với Sở giáo dục Thừa
Thiên Huế và thầy cô giáo của hai trường. Vào ngày 21 và 22 tháng 9 ngày hội đã
được diễn ra tại hai trường với sự tham gia của giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà
trường cùng đông đảo các lãnh đạo đại diện cho các ban ngành đoàn thể của tỉnh,
huyện và xã. Ngày hội vệ sinh đã tạo ra không khí tưng bừng phấn khởi cho các
thầy cô giáo và các em học sinh của hai trường.
Ngày hội vệ sinh môi trường trong trường học
ND - Trung tâm Y tế dự phòng huyện phối hợp với Trường tiểu học xã Bản Phố huyện Bắc Hà
(Lào Cai) vừa tổ chức ngày hội vệ sinh môi trường trong trường học.
Tại ngày hội, bốn đội tham gia gồm hàng trăm học sinh đại diện cho hơn 400 học sinh dân tộc
Mông của các phân hiệu và trường chính đã thể hiện phần năng khiếu hát múa, giới thiệu về
trường mình đang học tập, thể hiện các tiểu phẩm về vệ sinh cá nhân như thao tác rửa tay, vệ sinh
cá nhân, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn...

Ðây được coi là một phương pháp truyền thông hiệu quả để thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình ngày hội có 8 nội dung chính bao gồm: Lễ mít tinh; Biểu diễn
văn nghệ; Thi đố vui kiến thức; Thi thực hành bằng rửa tay xà phòng; Thi dọn dẹp
và cọ rửa nhà vệ sinh; Thi vẽ tranh, cắt xé dán tranh; Diễn đàn vệ sinh môi trường
và xây dựng thông điệp; Và tọa đàm giữa học sinh và các lãnh đạo địa phương.
Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí và làm việc theo nhóm này, các thông
điệp và kiến thức cơ vản về VSCN và VSMT đã được các em diễn đạt hết sức
phong phú qua các bức tranh sinh động, các câu vè dí dỏm và các tiết mục văn
nghệ “cây nhà lá vườn” rất ngộ nghĩnh. Đặc biệt, ở trường THCS Lâm Mộng
Quang, các em học sinh lứa tuổi “teen” cùng các thầy cô đã nghiên cứu tự chế ra
hệ thống chuông báo hiệu bằng các thiết bị cơ điện đơn giản và trình bày phần hỏi
đáp kiến thức qua máy vi tính. Nhờ đó, cuộc thi hỏi đáp kiến thức đã diễn ra rất sôi
động như là một cuộc thi được tổ chức chuyên nghiệp. Ở phần tọa đàm với các
lãnh đạo địa phương, các em cũng đã có dịp thể hiện như những công dân tương lai
qua các câu hỏi có phần hóc búa, chất vấn lãnh đạo địa phương về các vấn đề vệ
sinh môi trường còn gây nhiều bức xúc tại địa phương. Khác với các anh chị lớn,
các em nhỏ ở trường Tiểu học Sư Lỗ Đông thể hiện sự hồn nhiên qua các tiết mục
ca múa hát, diễn kịch và hái hoa dân chủ. Cuộc thi rửa tay bằng xà phòng và cọ rửa
nhà vệ sinh cũng được các em hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ bàn tay của các em, nhà
vệ sinh trở nên sáng bóng, thơm tho và thân thiện với các em chứ không phải là
một nơi mà các em thấy e ngại mỗi khi phải bước vào giải quyết nhu cầu. Hình ảnh
các em xúng xính trong các bộ trang phục tự tạo đợi đến lượt biểu diễn và các thầy
cô tất tả ngược xuôi, tạo ra một không khí lễ hội thật sự ở trường. Phát biểu cảm
tưởng sau ngày lễ hội, các thầy cô giáo được phỏng vấn đều trả lời một cách phấn
khởi: “…tuy lo lắng và mệt vì công tác chuẩn bị nhưng mà rất vui và tự hào…
chúng tôi mong có nhiều dịp như thế này cho các em học sinh được vui chơi thoải
mái và học tập tốt hơn đồng thời có được thói quen vệ sinh tốt”.
Xây dựng hướng dẫn và tổ chức thí điểm thành công ngày hội vệ sinh trong
trường học chỉ là bước đầu cho việc thay đổi hành vi VSCN và VSMT co các em

học sinh. Trong thời gian tới, Bộ GD ĐT sẽ cùng phối hợp với UNICEF tiếp tục hỗ
trợ cho một số trường học tổ chức những ngày hội tương tự tại các địa phương
khác. Nội dung ngày hội đã được các thành viên của “Câu lạc bộ phóng viên nhỏ”
tại Huế ghi lại theo hình thức phim phóng sự. Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút
ra từ lần thực hiện thí điểm, các tài liệu hướng dẫn được sửa đổi cho phù hợp kèm
các đĩa ghi hình phim phóng sự sẽ được gửi rộng rãi cho các trường học để làm tư
liệu học tập. Cũng hy vọng rằng để đảm bảo cho tính bền vững của hoạt động,
ngoài việc Bộ GDĐTsẽ ban hành hướng dẫn thực hiện ngày hội vệ sinh trong
trường học, các trường cũng sẽ chủ động vận động ngân sách địa phương để tổ
chức các ngày hội này mà không cần phải đợi hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Đây là
một sân chơi hết sức bổ ích cho các em học sinh không những nâng cao kiến thức
và cải tiến thực hành VSCN và VSMT mà còn giúp các em nâng cao tinh thần làm
việc theo nhóm và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Thay mặt cho lãnh đạo của
Sở GDĐT Thừa Thiên Huế, bà Lê Thị Anh Đào cũng cho biết là trong thời gian
tới, Sở GDĐT sẽ phối hợp với các trường trên địa bàn tỉnh tổ chức những ngày hội
tương tự trong tất cả các trường tại Thừa Thiên Huế. Bà Lê Thị Sơn, chuyên viên
cao cấp của Vụ Công tác Học sinh sinh viên thuộc Bộ GD ĐT cũng bày tỏ một
cách lạc quan là mô hình “Ngày hội vệ sinh trong trường học” sẽ được nhân rộng
cho nhiều địa phương khác trong tương lai.
Thực trạng:
Qua một nghiên cứu điều tra trong năm 2006 do Bộ Y Tế và UNICEF Việt
Nam tiến hành, chỉ có khoảng 15.6% người được phỏng vấn thực hành rửa tay
bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đáng lo ngại hơn nữa là thực trạng vệ sinh môi
trường, chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nông thôn Việt Nam
có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành.
Trong khi đó, Chương Trình Mục Tiêu Quốc gia về Cấp Nước và Vệ Sinh Môi
trường Nông Thôn lần II cho giai đoạn 2006-2010 đề ra mục tiêu là đến năm 2010,
100% trường học và 70% các gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ
sinh. Để đạt được những mục tiêu tham vọng này, cần có sự đầu tư rất lớn và toàn
diện về xây dựng cũng như nâng cao chất lượng công tác truyền thông và vận động

giáo dục VSCN và VSMT cho cộng đồng
Hoạt động của UNICEF:
Trong năm 2006 và 2007, thông qua chương trình Nước và Vệ sinh môi
trường của, UNICEF hỗ trợ khoảng US$650,000 để xây dựng các công trình cấp
nước và vệ sinh trong trường học kèm theo hoạt động truyền thông giáo dục vệ
sinh. Những trường được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh được chọn thường là các
trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn của miền núi hoặc nông thôn.
Nhà vệ sinh trong trường học do UNICEF hỗ trợ được thiết kế theo tiêu
chuẩn “nhà vệ sinh thân thiện” với trẻ em. Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn của
một nhà tiêu hợp vệ sinh do Bộ Y Tế ban hành, “nhà vệ sinh thân thiện” còn phải
được thiết kế đẹp, bắt mắt, với đầy đủ ánh sáng, có khu rửa tay bằng xà phòng, và
thuận lợi cho các lứa tuổi khác nhau có thể sử dụng. Hơn nữa cần phải có khu vệ
sinh nam, nữ riêng biệt.
Hiện tại, UNICEF đang phối hợp với Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường
Học thuộc Bộ GDĐT để xây dựng tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh thân thiện với trẻ
em trong trường học. Tiêu chuẩn dự thảo đã được gửi đi rộng rãi cho các bộ ngành
liên quan để lấy ý kiến. Theo như dự kiến, tiêu chuẩn nhà vệ sinh thân thiện sẽ
được Bộ GD ĐT ban hành vào cuối năm 2007.

×