Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Giáo trình Giới và phát triển TS. Thái Thị Ngọc Dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 214 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

TS THÁI THỊ NGỌC DƯ
Biên soạn 
 
 

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
Biên soạn: TS. THÁI THỊ NGỌC DƯ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................. 3
BÀI GIỚI THIỆU................................................................................ 16
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC ............................... 16
2.MỤC TIÊU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
XONG MÔN NÀY .......................................................................... 17
3.



BỐ CỤC CỦA TÀI LIỆU ..................................................... 18

3.1. Về các chương .............................................................................. 18
3.2 Các phần của một bài học (chương).............................................. 19
4.

HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC NÀY20

4.1 Số tiết theo chương trình ............................................................... 20
4.2 Môn học này có đặc điểm ............................................................ 20
4.3 Các hình thức học trong lớp và tự học sẽ đa dạng. ....................... 20
4.4 Sinh viên có thể tập phân tích. .................................................... 20
4.5 Phụ nữ học / khoa học về giới .................................................... 20
CHƯƠNG I ......................................................................................... 22
TỔNG QUAN VỀ PHỤ NỮ HỌC VÀ KHOA HỌC VỀ GIỚI: QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU ............................. 22
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG I ..................................... 22
3


II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 22
1.

PNH là một ngành học mới mẻ nhưng phát triển nhanh ....... 22

2.

PNH đã có điều kiện phát triển tại các đại học ở Việt Nam.. 22


3.

Mục tiêu của PNH và của khoa học về giới ......................... 22
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 22
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN................................................................ 23

1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển .............................................. 23
2. Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một khoa học .............. 24
3. Một số đặc điểm của phụ nữ học. ................................................... 27
4. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ học............................................. 28
5. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP.HCM ............. 30
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 37
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ....................... 37
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ............................................................................................. 37
CHƯƠNG II ........................................................................................ 38
GIỚI TÍNH VÀ GIỚI .......................................................................... 38
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG II ................................... 38
II.

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI

HỌC CHƯƠNG NÀY: .................................................................... 38

4


III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................ 38
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: .............................................................. 39

1. Giới tính .......................................................................................... 39
2. Giới 39
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 42
1. Phân biệt hai khái niệm cơ bản giới tính sinh học và giới. ............. 42
2. Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về
giới là có thể thay đổi được. ................................................................ 42
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ .................. 43
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ............................................................................................. 43
1. Thảo luận nhóm:.............................................................................. 43
2. Hoạt động chung cho cả lớp............................................................ 45
CHƯƠNG III....................................................................................... 47
SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI .................................... 47
I.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG III .......................... 47

II.

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI

HỌC CHƯƠNG NÀY: .................................................................... 47
1.

Hiểu được nội dung và tính chất của ba loại công việc sản xuất,

tái sản xuất và cộng đồng. ................................................................... 47
2.

Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo bối cảnh văn


hóa, xã hội, tùy theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình. 47

5


3.

Phân biệt được hai khái niệm điều kiện sống và địa vị của phụ

nữ; hiểu được các hoạt động tác động đến điều kiện sống hoặc đến địa
vị của phụ nữ. ...................................................................................... 47
4.

Hiểu và sử dụng được công cụ phân tích hoạt động của nam

giới và nữ giới. .................................................................................... 47
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................ 48
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: .............................................................. 48
1. Sự phân công lao động theo giới..................................................... 48
2. Phân loại công việc ......................................................................... 49
3. Vị trí và điều kiện sống của phụ nữ ................................................ 51
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 55
1.

Sinh viên cần nắm vững công cụ phân tích. .......................... 55

2.

Cần khách quan khi tìm hiểu các hoạt động của nam giới và nữ


giới. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo tầng lớp xã hội.55
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 55
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ............................................................................................. 55
BÀI ĐỌC THÊM ................................................................................ 58
BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI GIỮA CÁC NHÀ KHOA HỌC.......... 58
CHƯƠNG IV ...................................................................................... 60
NHU CẦU GIỚI ................................................................................. 60
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG IV ................................. 60

6


II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 60
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 60
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN............................................................... 60
1. Nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược ....................................... 61
2. Các phương thức đưa nhu cầu chiến lược vào các hoạt động hoặc dự
án

62

V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 65
1.

Sinh viên cần liên hệ với những kiến thức về phương pháp tiếp

cận theo nhu cầu, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. . 65

2.

Đối với một số nhu cầu, việc phân định nhu cầu thiết thực và nhu

cầu chiến lược chỉ có tính chất tương đối, ví dụ nhu cầu có việc làm vừa là
thiết thực, vừa là chiến lược.................................................................. 65
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 65
1.

Nhu cầu thiết thực thường. .................................................... 65

2.

Có thể ứng dụng cách tiếp cận nhu cầu vào các đề tài nghiên

cứu về giới và phát triển để xác định nhu cầu cần đáp ứng nhằm cải
thiện điều kiện sống và nâng cao địa vị của người phụ nữ. ................ 65
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ............................................................................................. 65
1. Bài tập nhóm. .................................................................................. 65

7


2. Sinh viên xếp loại các loại động theo bao loại: sản xuất (SX), tái sản
xuất (TSX), cộng đồng (CĐ), và các hoạt động ấy đáp ứng nhu cầu thiết
thực (NCTT)hay nhu cầu chiến lược (NCCL) đối với phụ nữ. .......... 65
CHƯƠNG V ........................................................................................ 68
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN, PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN, GIỚI
VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................................... 68

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG V .................................. 68
II.NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 68
1.

Hiểu được nội dung của quá trình “phụ nữ trong phát triển” và

“giới và phát triển” .............................................................................. 68
2.

Liên hệ hai khái niệm này với những quan điểm về phát triển

và về bình đẳng giới. ........................................................................... 68
3.

Sự phát triển của khái niệm “giới và phát triển” đã làm phong

phú thêm những hoạt động hướng đến bình đẳng giới. ...................... 68
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 68
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN................................................................ 68
1. Nguồn gốc của khái niệm phụ nữ trong phát triển.......................... 69
2. Phụ nữ và phát triển (Women and Development – WAD): ............. 73
3. Giới và phát triển (Gender and Development : GAD) .................... 74
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 78
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 78

8


VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN

NHÓM ............................................................................................. 79
CHƯƠNG VI ...................................................................................... 80
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ SỰ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN
BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ ..... 80
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VI ................................. 80
II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 80
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 81
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN................................................................ 81
1. Thời kỳ Hội Quốc Liên (HQL) : .................................................... 82
2. Phụ nữ trong chương trình nghị sự của LHQ................................. 82
3. Một số công ước liên quan đến địa vị phụ nữ : .............................. 84
4. Năm Quốc tế phụ nữ (International Women’s Year – IWY -) 1975 và
thập kỷ phụ nữ của LHQ : 1976-1985 ................................................ 85
5. Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ nhất và thập kỷ phụ nữ. .............. 86
6. Công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối
với phụ nữ – 1979 còn gọi là Công ước về phụ nữ (Women’s
Convention) ......................................................................................... 88
7. Bảo vệ quyền con người của phụ nữ : chống bạo lực đối với phụ nữ92
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 96

9


1.

Trọng tâm của chương là tìm hiểu nội dung của CEDAW và

đối chiếu những mục tiêu mà CEDAW đề ra với thực trạng của phụ nữ
tại các nước. sinh viên cần đọc văn kiện này ở phần phụ lục. ............ 96

2.

Thảo luận nhóm để phân tích các điều của CEDAW là phương

thức học chương này. .......................................................................... 96
3.

Sinh viên cần đọc kỹ phần “Lời giới thiệu” của CEDAW, phần

này giúp cho sinh viên hiểu rõ nội dung của CEDAW. ...................... 96
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ .................. 96
1.

Điều 1 của công ước CEDAW. ............................................. 96

2.

“Phân biệt đối xử với phụ nữ”... ............................................ 97

3.

Điều 2 đến điều 16................................................................. 97
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ............................................................................................. 97

CHƯƠNG VII ..................................................................................... 98
TĂNG QUYỀN LỰC CHO PHỤ NỮ ................................................ 98
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VII................................ 98
II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 98

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 98
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN................................................................ 99
1. Khái niệm tăng quyền lực ............................................................... 99
5 cấp độ tăng quyền lực cho phụ nữ: ................................................ 100

10


3.Tiếp cận, sử dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên và phúc lợi.102
4. Tham gia :...................................................................................... 103
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .... 109
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................. 110
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN
NHÓM ........................................................................................... 110
CHƯƠNG VIII .................................................................................. 113
PHÂN TÍCH GIỚI ............................................................................ 113
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VIII ............................ 113
II.

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI

HỌC CHƯƠNG NÀY ................................................................... 113
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 113
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN.............................................................. 113
1. Phân tích giới................................................................................. 113
2. Các khái niệm sử dụng trong phân tích giới : ............................... 115
3. Sơ đồ phân tích giới Havard.......................................................... 115
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .... 118
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................. 118
VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN

NHÓM ........................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 121

11


PHỤ LỤC 1 ....................................................................................... 123
CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
VỚI PHỤ NỮ .................................................................................... 123
CONVENTION ON THE ELIMINATION OF ALL FORMS OF
DISCRIMINATION AGAINST WOMEN ...................................... 123
LỜI GIỚI THIỆU *** ....................................................................... 124
CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
VỚI PHỤ NỮ ***** ......................................................................... 130
* NHỮNG QUỐC GIA THAM GIA CÔNG ƯỚC NÀY:............ 130
* NHẤT TRÍ NHƯ SAU .............................................................. 133
ĐIỀU 1: .......................................................................................... 133
ĐIỀU 2: .......................................................................................... 133
ĐIỀU 3: .......................................................................................... 134
ĐIỀU 4: .......................................................................................... 134
ĐIỀU 5: .......................................................................................... 135
ĐIỀU 6: .......................................................................................... 135
ĐIỀU 7: .......................................................................................... 136
ĐIỀU 8: .......................................................................................... 136
ĐIỀU 9: .......................................................................................... 136
ĐIỀU 10: ........................................................................................ 137
ĐIỀU 11: ........................................................................................ 138

12



ĐIỀU 12: ........................................................................................ 140
ĐIỀU 13: ........................................................................................ 141
ĐIỀU 14: ........................................................................................ 141
ĐIỀU 15: ........................................................................................ 142
ĐIỀU 16: ........................................................................................ 143
ĐIỀU 17: ........................................................................................ 144
ĐIỀU 18: ........................................................................................ 146
ĐIỀU 19: ........................................................................................ 147
ĐIỀU 20: ........................................................................................ 147
ĐIỀU 21: ........................................................................................ 147
ĐIỀU 22: ........................................................................................ 148
ĐIỀU 23: ........................................................................................ 148
ĐIỀU 24: ........................................................................................ 148
ĐIỀU 25: ........................................................................................ 148
ĐIỀU 26: ........................................................................................ 149
ĐIỀU 27: ........................................................................................ 149
ĐIỀU 28: ........................................................................................ 150
ĐIỀU 29: ........................................................................................ 150
ĐIỀU 30: ........................................................................................ 151
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................... 153

13


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT
NAM TỚI NĂM 2000....................................................................... 153
A. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT. ....................... 154
B. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2000155
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................... 167

PHỤ LỤC 3 ....................................................................................... 169
HỘI NGHỊ THẾ GIỚI LẦN THỨ IV VỀ PHỤ NỮ ........................ 169
4-15/09/1995 Bắc Kinh – Trung Quốc.............................................. 169
1. SỰ ĐÓI NGHÈO ....................................................................... 170
2. GIÁO DỤC ................................................................................ 172
3. SỨC KHỎE ............................................................................... 174
4. BẠO LỰC .................................................................................. 175
5. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT CHIẾN TRANH VÀ CÁC HÌNH
THỨC XUNG ĐỘT KHÁC .......................................................... 178
6. SỰ THAM GIA KINH TẾ ........................................................ 179
7. CHIA SẺ QUYỀN LỰC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH .................... 181
8. BỘ MÁY QUỐC GIA, QUỐC TẾ ............................................ 182
9. NHÂN QUYỀN ......................................................................... 184
10. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ............... 185
11. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 186
12. EM GÁI ................................................................................... 188

14


PHỤ LỤC 4 ....................................................................................... 191
ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
........................................................................................................... 191
BỘ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC TÁCH BIỆT THEO
GIỚI TÍNH ........................................................................................ 191
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................. 192
FOREWORD .................................................................................... 194
NHỮNG SỐ LIỆU / CHỈ SỐ CHUNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN .................................................................................... 195
NGUỒN SỬ DỤNG / REFERENCES ............................................. 206

PHỤ LỤC 5 ....................................................................................... 208
TÓM LƯỢC VĂN KIỆN HỘI NGHỊ BẮC KINH + 5 .................... 208

15


BÀI GIỚI THIỆU
Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo
từ xa của Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ
Chí Minh.

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC
Môn “Giới và phát triển” là một môn học nhập môn của
ngành phụ nữ học hay khoa học về giới, có mục đích giới thiệu
những khái niệm cơ bản về giới, làm nền tảng cho các môn học
chuyên ngành hay chuyên sâu hơn của ngành mà sinh viên có dịp
tiếp cận trong những năm học tiếp theo.
Môn học này có nội dung tương đương với môn “Xã hội học
về giới” trong chương trình khung của ngành Xã hội học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tên gọi “Giới và phát triển” muốn
nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các
chiến lược phát triển vốn là mối quan tâm của của ngành xã hội
học và các ngành khoa học xã hội khác. Thật vậy, các nhà khoa
học xã hội, dù làm công tác thực tế hay nghiên cứu lý thuyết, đều
thống nhất quan điểm cho rằng giới là một vấn đề của phát triển,
rằng không có chiến lược phát triển nào mà không đề cập đến vấn
đề giới và bình đẳng giới. Quan điểm này lại càng quan trọng trong
các chiến lược phát triển của các nước đang phát triển.

16



2. MỤC TIÊU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
XONG MÔN NÀY
Những mục tiêu cần đạt được sau khi học môn Giới và
phát triển:
• Thu thập được những kiến thức về tình trạng thiệt thòi, lệ
thuộc của giới nữ đã và đang tồn tại dai dẳng tại nhiều nước,
nhiều vùng trên thế giới, mà Việt Nam không là ngoại lệ. Có kiến
thức về những khái niệm cơ bản của khoa học về giới như sự khác
biệt giữa giới tính sinh học và giới xã hội, phân công lao động
theo giới và hai gánh nặng của nữ giới, nhu cầu giới, phụ nữ trong
phát triển, giới và phát triển, tăng quyền lực cho phụ nữ.
• Nhận thức được rằng những định kiến về vị trí, vai trò của
nữ giới và nam giới, những phân biệt đối xử đối với nữ giới gây
trở ngại cho sự phát triển một xã hội công bằng, hòa bình và phát
triển. Nhận thức rằng quyền của phụ nữ và của trẻ em gái là một
phần không thể tách rời của quyền con người, rằng bình đẳng giới
đem lại lợi ích không những cho nữ giới mà cho cả nam giới,
nghĩa là cho toàn xã hội.
• Bước đầu đạt được những kỹ năng phân tích và khảo sát về
giới.
• Có kiến thức về các cơ sở pháp lý và cơ sở xã hội cho việc
xây dựng các chiến lược tiến đến bình đẳng giới: tìm hiểu hai văn
kiện quan trọng là Công ước Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW), và 12 lãnh vực
quan tâm và chương trình hành động của hội nghị thế giới về phụ

17



nữ ở Bắc Kinh năm 1995.
3.

BỐ CỤC CỦA TÀI LIỆU
Tài liệu bao gồm 8 chương và 5 phụ lục.

3.1. Về các chương
Chương I trình bày quá trình phát triển của phụ nữ học và khoa
học về giới như một môn học rồi trở thành một ngành học ở bậc đại học
và trên đại học tại nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu, đặc điểm của
ngành học, sự phát triển của đào tạo và nghiên cứu về giới tại Việt Nam
được đề cập trong chương này.
Các chương II, III, IV trình bày những khái niệm căn bản của khoa
học về giới, đó là giới tính, giới, vai trò rập khuôn của nam giới và nữ
giới và ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của mô hình văn hóa của xã
hội, phân công lao động theo giới và gánh nặng công việc của phụ nữ,
các loại nhu cầu của nữ giới.
Chương V đề cập đến sự phát triển của hai khái niệm có tính chất
lý thuyết, nêu lên mối liên hệ giữa phụ nữ, giới và các mô hình phát
triển, đó là phụ nữ trong phát triển (WID) và giới và phát triển (GAD).
Các nghiên cứu và chương trình hành động đã chuyển từ trọng tâm chỉ
chú ý đến phụ nữ trong thập niên 60, 70 đến trọng tâm cải thiện mối
quan hệ giữa giới nam và giới nữ trong mối liên hệ với các chiến lược
phát triển toàn diện hơn kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20.
Công ước CEDAW, một văn kiện quốc tế quan trọng cho mọi
nghiên cứu và hành động hướng đến bình đẳng giới được trình bày và
phân tích trong chương VI.
Chương VII giới thiệu một khái niệm thường được sử dụng trong


18


nghiên cứu phát triển, đó là “tăng quyền lực cho phụ nữ”. Định nghĩa,
nội dung 5 cấp độ tăng quyền lực cũng như khái niệm tham gia, các hình
thức của tham gia được trình bày trong chương này.
Sơ đồ phân tích giới được trình bày khái quát trong chương 8, giúp
sinh viên bước đầu làm quen với một công cụ khảo sát giới có hiệu quả.
Tất nhiên, sinh viên còn cần bổ sung bằng những kỹ thuật phân tích và
khảo sát mà sinh viên sẽ được tiếp cận trong những môn học tiếp theo
trong lãnh vực giới và xã hội học.
3.2 Các phần của một bài học (chương).
Mỗi bài học được tổ chức theo một khung thống nhất, bao gồm các
phần sau:
I.

Giới thiệu khái quát chương

II.

Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học

chương này
III.

Tài liệu tham khảo

IV.

Nội dung cơ bản


V.

Một số điểm cần lưu ý khi học chương này

VI.

Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ

VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm

19


4.

HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC NÀY

4.1 Số tiết theo chương trình: 45 tiết (3 tín chỉ)
4.2 Môn học này có đặc điểm là chú trọng nhiều đến các yếu tố
nâng cao nhận thức của sinh viên. Điều quan trọng là sinh viên cần
căn cứ vào những tài liệu đọc được để lập luận, suy nghĩ để ngày
càng hiểu rõ và xác tín về hai luận điểm ban đầu:
Những mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới do các xã hội
tạo nên chứa đựng những định kiến và nữ giới thường bị rơi vào
tình trạng lệ thuộc, có địa vị thấp kém so với nam giới.
Bình đẳng giới là một bộ phận của lý tưởng công bằng xã
hội, không phân biệt đối xử nói chung. Cải thiện mối quan hệ nam
giới – nữ giới để tiến đến bình đẳng giới là một trong những điều
kiện cần thiết của phát triển.

Từ những nhận thức nêu trên, sinh viên sẽ tiếp nhận những nội
dung khác một cách thuận lợi.
4.3

Các hình thức học trong lớp và tự học sẽ đa dạng: nghe

giảng bài, đọc tài liệu theo sự hướng dẫn của giảng viên, thảo luận
nhóm, thuyết trình, làm bài tập ở nhà.
4.4 Sinh viên có thể tập phân tích các sự việc mà mình quan sát
được, đọc, nghe được qua báo chí và các kênh truyền thông khác
qua “lăng kính giới” và xét xem cách tiếp cận ấy có giúp cho sinh
viên nhìn nhận các sự việc một cách phong phú, đa dạng hơn
không.
4.5

Phụ nữ học / khoa học về giới là một khoa học còn mới, còn

trẻ, không phái tất cả các vấn đề đặt ra đều đã có lời giải về mặt lý

20


thuyết cũng như thực hành. Đó là một mảnh đất cần được tiếp tục
khai phá. Nếu sinh viên có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi, điều ấy ắt
cũng tất nhiên thôi. Dù sao, những phát hiện và những điều mà các
nhà khoa học đã khẳng định được cũng còn quá nhiều cho chúng ta
tìm hiểu, những mục tiêu tổng quát “bình đẳng giới, hòa bình, phát
triển” là lý do tồn tại, là lẽ sống của khoa học về giới hoàn toàn có
cơ sở để chúng ta chiêm nghiệm, học hỏi và nghiên cứu để góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ của văn hóa, học thuật.


21


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ PHỤ NỮ HỌC VÀ
KHOA HỌC VỀ GIỚI: QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG I
Chương I giới thiệu quá trình phát triển của ngành phụ nữ
học (PNH) và khoa học về giới ở các đại học và trung tâm nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam, sự thừa nhận tính chất khoa học
của ngành này, mục tiêu và đặc điểm của ngành học.
II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC
CHƯƠNG NÀY
1.

PNH là một ngành học mới mẻ nhưng phát triển nhanh

2.

PNH đã có điều kiện phát triển tại các đại học ở Việt Nam

3.

Mục tiêu của PNH và của khoa học về giới là tìm hiểu tình

trạng bất bình đẳng giới, những thiệt thòi của phụ nữ, những

phương hướng thực hiện bình đẳng giới tại các nước, các vùng
khác nhau trên thế giới.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới
và phát triển, NXB Phụ nữ, 1996, chương 1, tr. 15 – 64.

22


– Phụ lục 2: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam tới năm 2000. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hồ Chủ Tịch với
vấn đề giải phóng phụ nữ, 1976.
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển
Ngày nay, trong nghiên cứu và giảng dạy về các mối quan hệ xã
hội giữa nam giới và nữ giới, về các vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới
và nữ giới, thuật ngữ giới, bình đẳng giới, giới, giới và phát triển ngày
càng được dùng thay cho các thuật ngữ phụ nữ học, giải phóng phụ nữ,
bình đẳng nam -nữ. Có thể nói nghiên cứu về giới là một giai đoạn phát
triển mới của phụ nữ học, do đó giới không tách rời phụ nữ học. Nội
dung nghiên cứu vẫn chú trọng đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ và
các chiến lược tiến đến xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng
cách tiếp cận có thay đổi. Thay vì chỉ chú trọng đến phụ nữ, khoa học về
giới chú trọng đến phụ nữ trong mối quan hệ giữa nữ giới và nam giới.
Có nghĩa là các vấn đề bình đẳng nam-nữ, phát triển, xóa bỏ phân biệt
đối xử đối với phụ nữ liên quan đến cả nữ giới lẫn nam giới. Cải tiến
mối quan hệ nữ giới – nam giới là trọng tâm của khoa học về giới.
Như vậy, ngày nay, hai thuật ngữ phụ nữ học và giới đều đang
được giới nghiên cứu và giảng dạy sử dụng để nói về những nội dung
nghiên cứu tương tự liên quan đến tình trạng thiết thòi của phụ nữ và

các vấn đề bình đẳng giới. Một điều cần lưu ý là không nên xem các các
vấn đề giới là những vấn đề riêng của phụ nữ. Cách nhìn và cách hiểu
này vẫn còn tồn tại ở nhiều người. Theo nhãn quan của họ, phụ nữ hay
giới cũng đều là những vấn đề riêng của phụ nữ, không liên quan đến
nam giới. Cần nêu rõ đây là một cách nhìn không đúng với quan điểm
của khoa học về giới.
23


Lịch sử phát triển của khoa học về giới khởi đi từ phụ nữ học, do
đó, các phần tiếp theo sẽ trình bày về sự phát triển của phụ nữ học.
2.

Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một

khoa học
Từ nửa sau thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện những bài giảng về
nữ quyền ở các trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH)
được dùng lần đầu tiên cho những giáo trình để chỉ những giáo trình
này. Ở Mỹ, dù bị chống đối mạnh mẽ, phụ nữ học đã phát triển nhanh
chóng:
Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trình
đào tạo ở bậc cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu về
nữ quyền gia tăng mạnh mẽ.
Ở Pháp, trước thập niên 1990, các chương trình và các cấp bằng
về phụ nữ học thường không được đa số giảng viên/ giáo sư đại học
chấp nhận. Gần đây, người ta nhận thấy ngày càng có nhiều môn học
trong một số ngành có kết hợp/lồng ghép yếu tố giới
Trong lúc các trung tâm nghiên cứu phụ nữ hiện hữu ở các đại học
Lyon 11, Paris 7, Paris 8, Rennes, Toulouse 2 tiếp tục thu hút sinh viên

theo học các môn phụ nữ học, thì các nhóm/ trung tâm nghiên cứu mới
về PNH ở Nantes, Lille, đã trở nên rất tích cự trong giảng dạy và giảng
dạy về phụ nữ học. Các trung tâm này tổ chức thường xuyên các cuộc
hội thảo, phối hợp các chương trình đào tạo, hướng dẫn luận án tiến sĩ
và cao học, cung cấp tư liệu cho sinh viên. Các trung tâm PNH này mở
rộng phạm vi hoạt động, hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, tìm
nguồn kinh phí hỗ trợ ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các
chương trình cao học về PNH dần dần được thừa nhận ở các đại học

24


Pháp trong thập niên 1990.
Như vậy, phụ nữ học là một khoa học mới mẻ nhưng phát triển rất
nhanh chóng tại hầu hết các ác đại học trên thế giới.
Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống khác
là những nghiên cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong trào
chính trị, xã hội ở ngoài các trường đại học.
Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ với các
chuyên gia trong các khoa học truyền thống là họ hướng tới một phong
trào góp phần cải tiến xã hội.
Các hội nghị quốc tế về phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các
nghiên cứu về phụ nữ. Đã có các hội nghị quốc tế về phụ nữ vào các
năm:
– 1975: Mexico (Mexico)
– 1980: Copenhagen (Đan Mạch)
– 1985: Nairobi (Kenya)
– 1995: Bắc Kinh (Trung Quốc)
– 2000: Bắc Kinh +5 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc
biệt thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

– 2005:

Bắc Kinh + 10 tại New York (Mỹ) tại phiên họp

đặc biệt thứ 49 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Sau hội nghị Mexico, Liên Hiệp Quốc đã đề ra thập kỷ phụ nữ từ
1976 đến 1985.
Sau hội nghị ở Copenhagen, một mạng lưới các nhà nghiên cứu

25


×