Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA QUẢNG NINH chốt Nghị Định 40/2019 Luật bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.83 KB, 34 trang )

Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

1


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước là
sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và đời sống
nhân ngày càng được nâng cao. Hệ quả của quá trình này là nhu cầu xây dựng công
trình hạ tầng giao thông, kiến trúc, văn hóa, khách sạn, các trụ sở văn phòng, khu biệt
thự và nhà ở gia tăng. Theo số liệu thống kê của Vụ kiến trúc – quy hoạch xây dựng
(bộ xây dựng), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, tỷ lệ đô thị hóa năm 1999 là
23,6%, năm 2004 là 25,8%, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽ
đạt 45%. Do vậy nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung và bê tông nhựa nói riêng cho
các công trình là rất lớn.
Chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của mặt đường. Để đảm bảo chất lượng, phải sản xuất được hỗn
hợp BTN đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án ĐTXD tuyến đường từ cảng hàng không
Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Việc đầu tư Trạm trộn bê tông nhựa sẽ cung cấp nguyên liệu


phục vụ cho quá trình thi công dự án và giúp dự án thực hiện được đúng tiến độ.
Để dự án được thực hiện đúng tiến độ Công ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)
quyết định lắp đặt một trạm trộn bê tông nhựa với công suất 100 tấn bê tông/giờ.

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

2


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH, DỊCH VỤ
1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1.1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa thuộc gói thầu ĐTXD tuyến đường từ cảng
hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu
kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là dự án trọng điểm của UBND tỉnh giao Ban
QLDA Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục.
1.1.2. Chủ dự án
Tên chủ dự án
Địa chỉ

:
:

Công ty Xây dựng Việt Đức (TNHH)
Số 286 Minh Khai, Phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn,

Điện thoại

Người đại diện
Chức vụ
Nơi đăng ký hộ

:
:
:
:

Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
012228380
Ông Nguyễn Đình Vụ
Giám đốc
Số 65 Hàng Giấy, phường Đồng Xuân Quận Hoàn Kiếm

khẩu thường trú
Chỗ ở hiện tại

:

Thành phố Hà Nội
Số 65 Hàng Giấy, phường Đồng Xuân Quận Hoàn Kiếm

Thành phố Hà Nội
- Nguồn vốn: Khoảng 10.000.000.000 (mười tỷ đồng chẵn)
- Tiến độ thực hiện dự án :
+ Xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị

:


Tháng 9- tháng 10/2019

+ Hoạt động chính thức

:

Tháng 11 năm 2019

1.1.3. Quy mô, công suất; công nghệ và loại hình dự án
a. Quy mô, công suất:
* Quy mô diện tích:
Trạm trộn bê tông nhựa nóng được xây dựng để phục vụ dự án ĐTXD tuyến
đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp
Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là dự án trọng điểm của UBND tỉnh
giao Ban QLDA Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục.
* Quy mô công suất:
Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa với tổng
diện tích đất sử dụng khoảng 3000 m2 và công suất khoảng 100 tấn/giờ và trong 1
ngày sản phẩm khoảng 800 tấn/ngày nhằm cung cấp bê tông làm vật liệu xây dựng để
phục vụ dự án ĐTXD tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến Khu phức

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

3


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra còn được đầu tư thêm các máy móc phục vụ cho công tác vận chuyển

nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án.
Bảng 1. Các thiết bị, máy móc phục vụ dự án

1

Máy rải

máy

Số
lượng
1

2

Máy lu bánh thép (6-8 tấn)

máy

1

Việt Nam

100%

3

máy

1


Việt Nam

100%

máy

2

Việt Nam

100%

máy

1

Việt Nam

100%

máy

2

Việt Nam

100%

7


Máy lu rung bánh thép
Máy lu bánh thép (3 bánh thép
10-12 tấn)
Máy lu bánh lốp (9 bánh lốp
loại 26 tấn)
Máy lu bánh lốp (7 bánh lốp
loại 16 tấn)
Máy chà bụi, máy nén khí

máy

2

Việt Nam

100%

8

Xe bồn tưới nhựa

máy

1

Việt Nam

100%


9
10

Ô tô tự đổ
Trạm trộn BTN nóng

máy
trạm

10
1

Việt Nam
Việt Nam

100%
100%

11

Máy và các thiết bị phụ trợ

TT

4
5
6

Thiết bị phục vụ sản xuất


Đơn vị

Việt Nam

Tình
trạng
100%

Xuất xứ

b. Công nghệ và loại hình dự án:
* Loại hình dự án: Dự án xây dựng trạm trộn bê tông nhựa
* Công nghệ sản xuất:

-

-

Công ty lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa tổng công suất 100 tấn/giờ và trong 1
ngày sản phẩm khoảng 800 tấn/ngày.
Công nghệ máy móc sử dụng được nhập khẩu đồng bộ còn nguyên vật liệu sử
dụng phần lớn được nhập từ các đơn vị trong nước.
Cấu tạo Trạm trộn BTN -1600:
Hệ phễu cấp liệu nguội: 04 phễu chứa, dưới có cửa cấp cốt liệubằng băng tải cao su.
Có động cơ liền giảm tốc 1.3 KW và 04 động cơ rung thành phễu chóng tạo vòm 1.1.
KW x 2.840 v/f. Tác dụng của băng tải cao su này ngoài việc cấp liệu từng thành phần
cho băng tải ngang còn đảm đương định lượng bước 1. Độ chính xác của định lượng
bước 1 phải đạt mức 95 – 97 %. Có hệ thống điều khiển từ cabin có thể thay đổi tốc
độ băng dảm bảo thay đổi lượng vật liệu tương ứng với các thành phần mác thảm theo
yêu cầu.

Băng tải ngang: Băng tải cao su B = 600; động cơ liền giảm tốc 5,5 Kw
(SUMITOMO); năng suất 100 T/h. Được lắp ráp phải song phẳng, đảm bảo băng cao

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

4


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

-

-

-

-

-

-

su không chạy lệch khi có tải và khi không có tải. Cấp liệu vào băng tải cao su
nghiêng.
Băng Tải cao su nghiêng: Băng tải cao su B = 600; động cơ liền giảm tốc 5,5 Kw
(SUMITOMO); năng suất 100 T/h. Được lắp ráp phải song phẳng, đảm bảo băng cao
su không chạy lệch khi có tải và khi không có tải. Vật liệu từ băng được cấp vào tang
sấy gọn gàng. Có sàng chắn đá to cuối băng tỉa nghiêng.
Tang sấy: Tang sấy nằm trên 4 con lăn, chuyển động quay bằng động cơ liền giảm tốc
vành răng và bánh răng, trong đó các cánh nâng vật liệu độ dốc 4 o; động cơ liền giảm

tốc 30 KW (2x 15kw – SUMITOMO); năng suất 100 T/h. Đầu đốt chuyên dùng cho
dung tích 0,3 m3 treo trực tiếp đầu cân điện tử của Mỹ. hệ thống treo đảm bảo cân
bằng , nhạy, chính xác. Đáy thùng có xi lanh mở cửa thùng cân
Hệ thống nồi nấu nhựa gián tiếp:
Gồm các thiết bị chính; Nồi gia nhiệt dầu HOH – 860 có nhiệm vụ cấp dầu
nóng vào hệ ống, 02 nồi nấu nhựa tinh 30.000 lít. Nồi gia nhiệt dầu còn đảm bảo nung
nóng nhựa tinh đến nhiệt đọ sử dụng với yêu cầu gia nhiệt nhựa và luôn đảm bảo nhiệt
dộ nhựa được điều khiển tự động đảm bảo nhiệt độ nhựa sử dụng 140 – 180 oC
Hệ thống bơm cấp nhựa và đường ống (02 lớp)
Gồm bơm cấp nhựa và bơm phun nhựa, đều là các bơm chuyên dùng 02 lớp vỏ
để sông dầu sấy. Toàn bộ hệ thống ống có 2 lớp để xông dầu sấy.
Bơm cấp nhựa: 500 lít/f; công suất động cơ 7,5 KW (VIHEM)
Bơm phun nhựa: 500 lít/f; công suất động cơ 7,5 KW (VIHEM)
Hệ thống cân nhựa: Thùng cân dung tích 350 lít được treo trực tiếp trên đầu cân điện
tử của Mỹ. Hệ thống treo đảm bảo cân bằng, nhạy, chính xác. Đáy thùng có xi lanh
đóng mở cửa và các van xả nhựa đã cân xuống thùng chứa nhựa tiếp thục được bơm
phun sang sào phun nhựa của thùng trộn.
Hút bụi và xử lý bụi chống ô nhiễm môi trường: Năng suất quạt hút 680 m3/h; công
suất dộng cơ 55 kW. Hệ thống hút bụi có lọc khô kiểu ly tâm hạt lớn hơn 0.005 mm
rơi xuống, hạt nhỏ hơn hút qua lọc ướt còn lại hơi nước sẽ qua ống khói ra ngoài. Hệ
thống lọc khô + ướt liên hoàn đảm bảo hút hơi nước và bụi bẩn tách khỏi đá đã sấy.
Bụi + hơi nước qua lọc khô lắng hạt lớn được dẫn về băng gầu nóng. Hạt mịn hơn tiếp
tục qua lọc ướt gặp hai màn nước và theo máng dẫn ra bể lọc
Hệ thống khí nén
Máy nén khí công suất động cơ 7,5 kw năng suất 1500 lít/ phút
Các van diện khí cuộn hút 220 V – xi lanh khí phù hợp với chức năng điều
khiển từng bộ phận
Cụm tác nước, dầu bôi trơn (Hàn Quốc)
Toàn bộ hệ thống đảm bảo đóng mở các cửa cân thành phần và của xả thảm


Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

5


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”
-

xuống xe ô tô
Hệ điện cabin: 01 bộ
Quy trình sản xuất:
Bước 1: Cấp liệu đầu vào bằng máy xúc lật qua các phễu với thành phần phối
liệu phù hợp của cấp cốt liệu được định lượng bước 1 sẽ rải đều đặn phối liệu xuống
băng tải ngang và chạy vào băng gầu nguội để cấp tiếp vào tang sấy. Việc cấp liệu
nguội qua các băng tải ngắn dưới đáy phễu được điều khiển thay đổi từ cabin đảm bảo
đủ cốt liệu ở phễu đá nóng.
Bước 2: Tang sấy có các cánh nâng, đổ cốt liệu chảy đều theo độ dốc 4 o. Được
hệ thống gia nhiệt bằng đầu đốt bằng dầu FO, hiệu suất hóa nhiệt cao. Cốt liệu có độ
ẩm tối đa (để đảm bảo năng suất trạm) khi qua tang sấy sẽ hoàn toàn khô và được
nâng lên nhiệt độ 170o - 220oC. Từ tang sấy cốt liệu chảy vào băng gầu nóng để đưa
lên máy sàng tuyển kích thước theo thành phần lọt mắt sàng 4.75; 12.7; 18; 24.5 mm.
Kích thước lớn hơn bị loại và thải ra ngoài. Bụi sẽ được giữ lại qua bộ lọc khô và ẩm
nhiều cấp và ống khói cao 18m.
Bước 3: Phụ gia bao giờ cũng được cấp nguội, từ kho bảo quản, đảm bảo khô,
không bị lẫn tạp chất, theo băng gầu phụ gia chảy vào phễu chứa, vít tải cần khi trạm
hoạt động
Bước 4: Cốt liệu nóng phân loại qua sàng xuống phễu chứa dưới sàng, qua hệ
thống cân điện tử hiện số, tự động điều chỉnh theo phương pháp cân cộng dồn.
Trên phễu nóng có thiết bị giám sát mức vật liệu giúp cho cabin điều khiển cấp
đủ vật liệu nguội tương ứng .

Nhựa nóng có thiết bị giám sát mức vật liệu giúp cho cabin điều khiển cấp đủ
vật liệu nguội tương ứng.
Nhựa nóng, phụ gia và cốt liệu nóng sau khi cân chính xác các thành phần sẽ tự
động xả xuống thùng trộn (có thể điều chỉnh được từ 2- 5` tiếp theo xả nhựa nóng )
Bước 5: Sau thời gian trộn có thể điều chỉnh được từ 35 giây – 60 giây) thảm
bê tông nhựa nóng được xả xuống xe ôtô bằng xi lanh khí mở đáy thùng trộn.
Chu kỳ trộn lặp lại, liên tục, tự động thông qua hệ thống điều khiển trung tâm
từ cabin.
Trạm trang bị hệ thống nấu nhựa gián tiếp được áp dụng theo phương pháp nấu
gián tiếp, đảm bảo cung cấp đủ nhựa nóng (từ 140 o – 160o ). Đường ống và bơm nhựa
được sấy nóng tích cực bằng đầu truyền nhiệt đảm bảo hệ thống làm việc liên tục.
Trung tâm điều khiển (cabin) quá trình công nghệ sản xuất thảm thông qua các
khí cụ điện, bằng hệ thống điều khiển tự động PLC + NT11s + PC. Nhiệt độ cốt liệu
(sau tang sấy), nhiệt độ nhựa, nhiệt độ thảm và tất cả các quá trình hoạt động đều được
mô phỏng sinh động trên màn hình. Trường hợp PC có sự cố thì hệ thống tự động đảm

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

6


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

bảo chất lượng thảm. Nhờ vậy bảo đảm chất lượng thảm. Nhờ vậy bảo đảm quá trình
công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng luôn đạt yêu cầu chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao. 13 thông số liên quan sẽ được giám sát tức thời trên màn hình và ghi lại trên giấy
qua máy in.
Quản lý tình trạng hoạt động các động cơ điện của toàn trạm thông qua các
đồng hồ ampe kế, các đèn sáng, các aptomat, công tắc trong tủ điện động lực và sơ đồ
hoạt động của trạm trên mặt bàn điều khiển. tất cả mọi hoạt động của thiết bị điện,

điện tử tự động được đặt trong cabin rộng rãi, cách nhiệt, chống bụi, chống rung, điều
hòa nhiệt độ và tiện nghi.
Nhân lực: điều khiển cabin trung tâm và hoạt động chung của trạm
01 Trưởng trạm: Điều khiển cabin trung tâm và hoạt động chung của trạm;
02 Thợ lái máy xúc, kèm sử dụng dầu đốt tang sấy và đầu đốt nồi gia nhiệt dầu;
02 Thợ cũng cấp nhiên liệu phụ gia kèm bảo dưỡng cơ khí, điện;
Tiến độ dự án: Thời gian lắp đặt trạm trong tháng 10 năm 2019, thời gian
hoàn thành đến tháng 11 năm 2019
Tổng vốn đầu tư: 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng).
1.1.4. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Vị trí địa lý của trạm trộn bê tông: Km 16 + 800 tại xã Đài xuyên, huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh (bên trái tuyến), nằm trong ranh giới dự án tuyến đường.
Vị trí xây dựng như sau:
Trạm trộn nằm gần mặt đường giao thông để thuận tiện trong quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Ngoài ra xung quanh còn là rừng và đồi núi
không có hộ dân sinh sống để tránh ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn trong quá trình
hoạt động.
Toạ độ điểm ranh giới của trạm trộn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2. Tọa độ khép góc của dự án
Điểm
1
2
3
4

Hệ toạ độ VN 2000
N
21°10'44.1"
21°10'42.1
21°10'40.1

21°10'45.1

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

E
107°29'01.1"
107°29'06.1"
107°29'03.1"
107°29'02.1"

7


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Hình 1. Vị trí của trạm trộn bê tông Vân Đồn
1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và sản phẩm của dự án
1.2.1. Nguyên vật liệu sử dụng
a) Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng dự án
Bảng 3. Nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình xây dựng dự án
TT

Loại vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Xuất xứ


1

Cát

Tấn

8

Việt Nam

2

Đá

Tấn

5

Việt Nam

3

Xi măng

Tấn

4

Việt Nam


4

Gạch bê tông

Tấn

7

Việt Nam

5

Thép xây dựng

Tấn

6

Việt Nam

6

Các vật tư khác

Tấn

11

Việt Nam


Tấn

41

Tổng

b) Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động Dự án
* Nhu cầu nguyên vật liệu:
Bảng 4. Nhu cầu nguyên vật liệu trong sản xuất của dự án
STT

Tên nguyên vật liệu

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

Số lượng

Đơn vị

8


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

1

Cát

5752


Tấn/tháng

2

Đá mạt

4618

Tấn/tháng

3

Đá 1

3625

Tấn/tháng

4

Đá 2

2821

Tấn/tháng

5

Nhựa


878

Tấn/tháng

17.688

Tấn/tháng

Tổng
* Nhu cầu nhiên liệu :

Nhiên liệu sử dụng cho trạm trộn trong quá tình vận hành
Mức tiêu hao FO trung bình: 840 kg/h
Nhiệt độ sấy nhiên liệu: Sơ bộ 50 o C - Phun đốt: 100 oC - 150 oC

FO*

Độ nhớt
yêu cầu
CCT

C%

H%

3-8

0.89

0.102


O%

Nhiệt trị
nhiên liệu
Kcal/kg

Nhiệt trị hỗn hợp
cháy = 1 Kcal/kg

0.006

11.025

1016

Bảng 5. Bảng thông số dầu FO
TT

Tên chỉ tiêu

FO No1

Mức
FO No2A
(2,0 S)

FO No2B
(3,0 S) (3,5 S)
0,970 0,991


1 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/L, max

0,965

0,991

2 Độ nhớt động học ở 50oC, cSt1), max

87

180

180

180

3 Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng, max

2,0

2,0

3,0

3,5

4 Điểm chớp cháy cốc kín, oC, min

66


5 Hàm lượng nước, % thể tích, max

1,0

6 Nhiệt trị, cal/g2), min
7 Nhiệt độ tự bốc cháy oC
8

Giới hạn nồng độ cháy tối đa (% hỗn hợp
với không khí)

9800

9800

10150 9800

407,2
5%

* Nhu cầu sử dụng nước:

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: Nguồn nước sử dụng chủ yếu phục vụ hoạt động
vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân viên tại trạm trộn. Theo tiêu chuẩn xây

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

9



Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

dựng TCXD 33:2006, lượng nước cấp sinh hoạt cho một người là 100 lít/ngày
đêm. Tổng lượng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1
người trong 1 ca sử dụng (Theo bảng 3.4 của TCXDVN 33-2006 của Bộ xây
dựng chọn tiêu chuẩn cấp nước là 25 lít/người/ngày. Tại trạm trộn có 5 người
làm việc, vậy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt được tính bằng: 25
lít/người/ngày x 5 người = 125 lít/ngày = 0.125 m3/ngày.

- Nhu cầu cấp nước khác: Ngoài ra dự án còn cần một lượng nước sử dụng cho
các hoạt động tưới cây, phun sân đường, dập bụi, lượng nước này ước tính
khoảng 0.2 m3 – 0.3 m3/ngày đêm.
* Nhu cầu sử dụng điện:
Hiện tại khu vực dự án đã có đường điện 35KV đi qua, chủ đầu tư xây dựng
trạm biến áp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện, dự án sẽ tiến hành ký hợp đồng với
công ty điện lực Quảng Ninh để tiến hành đấu nối điện.
Ước tính lượng điện năng tiêu thụ tại trạm trộn trong giai đoạn vận hành
khoảng: 315 kwh/tháng.
Hệ thống cung cấp điện: Theo hợp đồng số 19/000005 ký ngày 20 tháng 11
năm 2019 giữa Công Ty Xây Dựng Việt Đức và Công Ty Điện Lực Quảng Ninh về
việc mục đích cấp điện xây dựng.
1.2.2. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án trạm trộn bê tông là bê tông nhựa với công suất 800 tấn/
ngày đêm phục vụ cho dự án ĐTXD tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh
đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
1.3. Các hạng mục công trình của dự án
1.3.1. Các hạng mục công trình chính
Bảng 6. Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất của Trạm

TT

Tên hạng mục xây dựng

Số lượng

Đơn vị

Các hạng mục công trình chính
1

Trạm trộn bê tông nhựa

500

m2

2

Bãi tập kết cát đá phục vụ sản xuất

2000

m2

50

m2

Các hạng mục công trình phụ trợ

3

Khu lán trại công nhân

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

10


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

4

Trạm biến áp

10

m2

5

Bồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất

2

m2

6

Khu vực sân, đường giao thông nội bộ


280

m2

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
7 Các khu vực khác
1.3.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

142

m2

a. Hệ thống cấp nước

- Nguồn cấp nước sinh hoạt: Nguồn cấp nước cho ăn uống, vệ sinh của công nhận: mua
nước của công ty cỏ phần nước sạch Quảng Ninh về chứa trong các téc nước chứa
nước đặt tại khu vực công trường.

- Hệ thống cấp nước thi công: nước dùng cho sản xuất bê tông là nước ngọt được lấy từ
các ao hồ, suối chảy qua khu vực dư án.
b. Hệ thống chiếu sáng và cấp điện
Nguồn điện sử dụng được cung cấp, theo hợp đồng số 19/000005 ký ngày 20
tháng 11 năm 2019 giữa Công Ty Xây Dựng Việt Đức và Công Ty Điện Lực Quảng
Ninh về việc mục đích cấp điện xây dựng.
1.3.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
a. Hệ thống thoát nước mặt
Thoát nước mặt sử dụng hệ thống đường ống thoát nước D90 độ dốc thoát
nước i=4%. Hố ga thu nước xây bằng gạch, nắp bằng tấm đan bê tông cốt thép đá 1x2
mác 200.

b. Hệ thống thoát nước thải
Có bồn nước để thu gom nước thải sinh hoạt phía sau nhà vệ sinh với thể tích 2
3

m.
1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
1.4.1. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn nước thải sẽ phát sinh từ 02 nguồn chính:
Nước thải trạm trộn và nước thải sinh hoạt. Nước thải trạm trộn phát sinh từ công
đoạn dập bụi, ... Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom triệt để qua hệ thống xử
lý nước thải và được tuần hoàn lại sử dụng không thải ra bên ngoài môi trường. Lượng
nước hao hụt sẽ định kỳ được bổ sung nên không phát sinh ra môi trường bên ngoài.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân trong trạm.

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

11


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Nguồn nước thải này không đáng kể và lưu lượng ổn định đạt ngưỡng tiêu chuẩn
QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và thu
gom lại tại bồn chứa.
Hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án: Hiện nay khu vực xung quanh
trạm trộn là đồi núi đá vôi và khu vực rừng nên môi trường không khí vẫn rất trong
lành và không có dấu hiệu bị ô nhiễm có thể đủ yêu cầu để tiếp nhận của khí thải trạm
trộn khi đã qua hệ thống lọc.
1.4.2. Sự phù hợp địa điểm thực hiện dự án với quy hoạch, kế hoạch của cấp có
thẩm quyền

-

Căn cứ theo văn bản số 206/BCL- KHTH kí ngày 03 tháng 10 năm 2019 về

việc lắp đặt trạm trộn BTN tạm thời gói thầu: Thi công xây dựng công trình thuộc dự
án ĐTXD tuyến đường từ hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng
giải trí cao cấp Vân Đồn, Khu kinh tế Vân Đồn , tỉnh Quảng Ninh .
-

Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số: 89/2019/HĐKT kí ngày 05 tháng 09 năm

2019 gói thầu thi công xây dựng công trình dự án ĐTXD tuyến đường từ Cảng hàng
không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp vân Đồn, KKT Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-

Căn cứ vào quyết định 2626/QĐ – UBND ngày 06 tháng 07 năm 2017 của Ủy

Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường trục chính từ Cảng hàng không Quảng
Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp vân Đồn, KKT Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.

- Căn cứ công văn số 270/BCL-KHTH ngày 31 tháng 12 năm 2019 về việc điều chỉnh
quy mô xây dựng trạm trộn bê tông nhựa phục vụ thi công dự án dự ĐTXD tuyến
đường Cảng hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp
Vân Đồn, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-

Công văn số 1061/UBND-KTHT ngày 11 tháng 05 năm 2020 về việc điều


chỉnh quy mô xây dựng trạm trộn bệ tông nhựa nóng phục vụ thi công dự án ĐTXD
tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí
cao cấp vân Đồn, khu kinh tế Quảng Ninh.
Vị trí thực hiện xây dựng trạm trộn nằm trong tuyến đường thuộc dự án ĐTXD
tuyến đường từ hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao
cấp Vân Đồn, Khu kinh tế Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh.

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

12


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ
BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn
triển khai xây dựng dự án
2.1.1. Dự báo các tác động
a. Môi trường không khí
Giai đoạn xây dựng dự án nguồn ô nhiễm phát sinh chủ yếu là: Bụi, khí thải
phát sinh do quá trình vận chuyển, đào đắp và quá trình bốc xúc nguyên vật liệu.
Ước tính để vận chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng và máy móc của dự án có
khoảng 3 xe/1 ngày (Dự báo là loại xe tải trọng 3,5 tấn, sử dụng nguyên liệu diesel).
Xe được đỗ trước mặt đường của dự án sau đó được bốc dỡ, vận chuyển vào dự án.
Thời gian vận chuyển dự kiến hoàn thành lắp đặt là 6 ngày. Một ngày làm việc 7h nên
số lượng xe 1h là 0,2 xe/h. Lượng bụi và khí thải phát sinh trong thời gian này ước
tính như sau:

Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện, dự báo
tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông phát thải ra môi trường:
Bảng 7. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải
Loại xe

Đơn vị
(U)

SO2
(kg/U)

NOx
(kg/U)

CO
(kg/U)

TSP
(kg/U)

VOC
(kg/U)

Xe tải 3,5 – 16 tấn

1000 km

4,15S

14,4


2,9

0,9

0,8

Xe tải >16 tấn

1000 km

7,26S

18,2
7,3
1,6
3
(Theo nguồn đánh giá nhanh của WHO, 1993)

Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện phát thải
trên tuyến đường vận chuyển vào khu vực dự án được xác định như sau:
Tải lượng Bụi: Eb = 0,2 x 1,6 = 0,32 g/km/ngày.
Tải lượng CO: ECO = 0,2 x 7,3 = 1,46 g/km/ngày
Tải lượng SO2: ESO2 = 0,2 x 7,26 x 0,05% = 0,00011 g/km/ngày.
Tải lượng VOC: EVOC = 0,2 x 3 = 0,06g/km/ngày.
Tải lượng NOx: ENOx = 0,2 x 18,2 = 3,64 g/km/ngày.
Bụi phát sinh do hoạt động bốc xúc nguyên vật liệu để sản xuất bê tông. Lượng
bụi phát sinh trong quá trình bốc xúc và đổ nguyên liệu chiếm khoảng 0,1% nguyên
liệu đầu vào.
Như vậy, với khối lượng nguyên vật liệu đầu vào là cát, xi măng, đá được trình

bày phần trên, thì tải lượng bụi phát sinh trong một ngày là:

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

13


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Qbụi đá = 0,1% x 32 tấn/ngày = 0,03 tấn/ngày;
Qbụi cát = 0,1% x 20,6 tấn/ngày = 0,021 tấn/ngày;
Qbụi xi măng = 0,1% x 10 tấn/ngày= 0,01 tấn/ngày;
∑Bụi = Qbụi đá + Qbụi cát+ Qbụi xi măng = 0,06 tấn/ngày.
b. Môi trường nước
* Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu trong quá trình sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên đơn vị thi công. Giai đoạn này diễn ra trong 1 tháng với khoảng 5
công nhân.
Tổng lượng nước sử dụng ( Theo TCXDVN 33-2006 của Bộ xây dựng chọn
tiêu chuẩn cấp nước là 100 lít/người/ngày. Trong quá trình thi công không tổ chức nấu
ăn đây là nhân công tại địa phương vào buổi tối không sử dụng nước nên ước tính
lượng nước sử dụng là 25 lít/người/ngày ( Theo bảng 3.4 TCVN 33-2006). Lượng
nước sử dụng cho cán bộ công nhân viên đơn vị thi công là: 5 người x 25
lít/người/ngày = 125 (lít/ngày) = 0,125 m3/ngày.
Theo mục a, khoản 1, điều 39 của Nghị định 80/2014/NĐ-CP, lượng nước thải
sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp. Do vậy lượng nước thải phát sinh trong quá
trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên đơn vị thi công là: 0,125 m3/ngày.
Nước thải của công nhân thi công chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (TSS), các
hợp chất hữu cơ (BOD và COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây
bệnh.
Tải lượng các chất ô nhiễm (g/ngày) = khối lượng (g/người/ngày)*5 (người).

Nồng độ (mg/l) = tải lượng (g/ngày)/lưu lượng (m3/ngày)
Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng, các
chất hữu cơ dễ phân hủy, vi khuẩn
Tuy nhiên tổng lượng nước thải sinh hoạt không ổn định theo từng ngày. Hơn
nữa, thực tế khi thi công xây dựng, lượng nước thải cần phải xử lý của Dự án sẽ giảm
xuống do nhà thầu sử dụng công nhân địa phương dẫn đến khối lượng nước thải cần
xử lý của Dự án sẽ không đáng kể.
Bên cạnh đó, công nhân xây dựng ở tại công trường được bố trí sinh hoạt tại
các khu lán trại. Khu vực lán trại sẽ được bố trí nhà vệ sinh lưu động để xử lý nước
thải sinh hoạt. Do đó, tác động của nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên
công trường đến môi trường sẽ được giảm thiểu đáng kể.
* Nước thải xây dựng: Nước thải trạm trộn không phát sinh trong quá trình sản
xuất. Một lượng nước rất nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng nước để dập bụi công
trường và đã được tuần hoàn.

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

14


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

* Nước mưa chảy tràn: Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng và dầu mỡ, tạo
thành dòng nước ô nhiễm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt như làm tăng độ
đục, độ kiềm, độ khoáng hóa của nước, bồi lắng các dòng chảy, hỏng hóc các công
trình đang thi công...
- Theo Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản – Nhà xuất bản
xây dựng năm 2010 – PGS-TS Trần Đức Hạ thì lưu lượng nước mưa chảy tràn cực đại
được tính theo công thức sau: Q = 0,278 × K × I × A
Trong đó:

+ Q: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/giờ).
+ K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất
+ I: Cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa cao nhất:
I = 1200 mm/năm = 0,137 mm/giờ (Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
tỉnh Quảng Ninh, cường độ mưa trung bình năm từ 2015 đến 2018)
+ A: Diện tích lưu vực (m2): A = 313(m2)
Thay các giá trị vào công thức trên, lưu lượng nước mưa chảy tràn cực đại là:
Q = 0,278 × 0,8 × 0,137 × 313 = 9.53(m3/giờ)
Theo WHO, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa rất thấp, ước tính nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
- Tổng photpho

: 0,004 - 0,03 mg/l.

- Tổng Nito

: 0, 5 – 1,5 mg/L

- Nhu cầu oxy hoá học COD

: 10 - 20 mg/l.

- Tổng chất rắn lơ lửng TSS

: 10 - 20 mg/l.

(Nguồn: Kỹ thuật kiểm kê nhanh trong kiểm soát môi trường của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO))
Nước mưa có thể kéo theo đất cát, rác thải trên bề mặt xuống hệ thống cống
thoát nước mưa, loại nước này có chứa nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm

các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng những tác động này gây ảnh
hưởng đáng kể đến việc bồi lắng các mương tiếp nhận, làm đục và cản trở dòng chảy.
Do vậy cần có biện pháp khống chế nhằm loại bỏ và giảm thiểu tạp chất bị cuốn theo
nước mưa chảy tràn đến nguồn tiếp nhận.
c. Chất thải rắn và chất thải nguy hại


Chất thải rắn:

- Trong giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc, thiết bị phát sinh các loại chất thải rắn
gồm:

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

15


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”
+

Chất thải rắn xây dựng: Do dự án đã có nền san lấp sẵn bằng phẳng nên không phát
sinh khối lượng đất đào đắp, san nền.

+

Chất thải rắn sinh hoạt: Trong giai đoạn thi công có khoảng 5 cán bộ công nhân tham
gia làm việc. Như vậy, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh: Q = 0,4kg/người/ngày x 5
người = 2 kg/ngày.

- Các tác động chính của chất thải rắn trong giai đoạn thi công xây dựng là:

+

Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, xử lý triệt để khi phân hủy sẽ là nguyên
nhân phát sinh mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường nước, đất, làm mất mỹ quan, cảnh
quan môi trường khu vực.

+

Làm tăng độ đục nước khi có mưa lớn, nước mưa kéo theo bùn cát từ bề mặt có thể
gây ra hiện tượng tắc đường ống dẫn nước khu vực dự án.

+

Đất, cát và các vật liệu thải khác sẽ là nguyên nhân phát sinh bụi trong không khí, đặc
biệt là khi có gió lớn.
Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình này chủ yếu là
bao bì bọc máy móc, đầu mẩu dây điện tử từ quá trình đấu nối thiết bị....Tuy nhiên,
lượng chất thải rắn này không nhiều. Chất thải này sẽ được phân loại thành 02 loại.
Loại 1 là có khả năng tái chế: bìa caston, nhựa, sắt vụn....sẽ được thu gom bán lại cho
các đơn vị thu gom tái chế và loại 2 là không có khả năng tái chế: dây buộc, nilong....



Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị chủ yếu là
dầu mỡ bôi trơn máy móc, thiết bị, các loại can, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau dính
dầu,…
Lượng dầu thải, chất thải nhiễm dầu này, nếu không có các biện pháp thu gom,
bảo quản, xử lý đúng theo các quy định thì dầu thải, chất thải nhiễm dầu dính nước
mưa sẽ gây ra các tác động không nhỏ tới môi trường:


-

Ô nhiễm môi trường đất: Do dầu thải tràn ra, chất thải nhiễm dầu vương vãi ra bề mặt

-

đất gây ô nhiễm, làm giảm giá trị sử dụng.
Ô nhiễm môi trường nước: Dầu thải, chất thải nhiễm dầu vương vãi hoặc do nước
mưa chảy tràn cuốn theo vào nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm trực tiếp nước mặt

-

nguồn tiếp nhận và gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm khu vực.
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái: Dầu thải, chất thải nhiễm dầu tràn ra bề mặt đất sẽ làm
chết hoặc làm giảm khả năng sinh trưởng của thực vật trên phần đất đó. Ngoài ra nước
mặt bị ô nhiễm dầu thải sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống hoặc làm chết hàng loạt hệ
thủy sinh, sinh sống trong nước mặt bị ô nhiễm,…

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

16


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Công ty sẽ tuân thủ đúng các biện pháp quản lý, xử lý chất thải nguy hại theo
đúng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và thông tư số 36/2015/TT –
BTNMT, các biện pháp quản lý, xử lý chất thải nguy hại được trình bày trong phần
sau.

2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
a) Các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải

- Tạo hàng rào che chắn bụi tại công trường. Hạn chế tích trữ nguyên vật liệu xây dựng
trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án để giảm quãng
đường vận chuyển, giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất
thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố.

- Sử dụng các phương tiện đã đăng kiểm đạt tiêu chuẩn, định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng
các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị phục vụ dự án.

- Hạn chế tốc độ (trong khu vực thi công) nhằm hạn chế cuốn bụi và đảm bảo an toàn
giao thông. Duy trì phun nước thường xuyên vào các vị trí xây dựng, đường giao
thông: tần suất tưới nước trung bình 2 lần/ngày.

- Sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho các động cơ của các phương
tiện, thiết bị vận chuyển, lắp đặt.

- Sử dụng bạt che phủ phía trên cho các xe vận chuyển vật liệu xây dựng để hạn chế
nguyên vật liệu rơi vãi.
b) Các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
* Nước thải sinh hoạt:
Để hạn chế những tác động của lượng nước thải sinh hoạt đến môi trường, tại
khu lán trại của công nhân, chủ dự án sẽ lặp đặt 01 nhà vệ sinh di động với thông số
kỹ thuật kích thước: (dài x rộng x cao) = 1350 x 900 x 2600 (mm).
Công ty xây dựng Việt Đức(TNHH) sẽ thuê đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh môi
trường có đầy đủ tư cách, năng lực thu gom và xử lý theo định kỳ.
* Nước thải xây dựng:

Để hạn chế tác động của nước thải trong quá trình thi công xây dựng, Chủ đầu
tư sẽ thực hiện các biện pháp sau: Nước thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ
yếu là nước dập bụi. Nước thải này sẽ được thu gom theo hệ thống mương dẫn và

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

17


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

đường ống riêng và tuần hoàn lại trong quá trình hoạt động. Nếu thiếu hụt sẽ được bổ
sung sau.
* Nước mưa chảy tràn:

- Để hạn chế sự ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộ tại khu vực, giảm thiểu khả
năng nước mưa mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất gây tác động tiêu cực cho
nguồn tiếp nhận, dự án đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như sau:
+

Hạn chế tối đa nước chảy tràn qua khu vực bằng hệ thống mương rãnh. Đào các rãnh
thoát nước tạm thời xung quanh khu vực xây dựng thoát nước ra ngoài trạm trộn.

+

Thường xuyên nạo vét mương rãnh xung quanh khu vực dự án.
c) Các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
* Đối với chất thải trong quá trình thi công:

- Các loại rác như bao ximăng, gỗ, đầu mẩu sắt thép dư thừa… được thu gom vào các

thùng nhựa được đặt tại vị trí quy định trên công trường để thuận tiện cho công nhân
trong quá trình thu gom.

- Phân loại thành các chất thải có thể tái sử dụng và ác chất thải không thể tái sử dụng.
Đối với các chất thải rắn không tận dụng được sau khi tập trung vào các thùng nhựa
100 lít tại công trường sẽ được xe của trạm trộn đưa ra ngoài công trường chở đến nơi
tập kết sau đó sẽ có đơn vị được thuê xử lý theo hợp đồng của đánh giá tác động môi
trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ
dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
* Đối với rác thải sinh hoạt của công nhân:

- Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom tập trung trong các thùng chứa. Các thùng chứa
rác được bố trí tại các vị trí thuận tiện cho công nhân bỏ rác.

- Rác thải sinh hoạt được đưa đi xử lý trong ngày để tránh chiếm chỗ trên công trường,
tránh hiện tượng ùn tắc và gây mất vệ sinh môi trường. Đơn vị sẽ tiến hành thu gom
vào các thùng nhựa 100 lít được bố trí tại công trường sau đó sẽ được xe của trạm trộn
đưa ra ngoài công trường chở đến nơi tập kết và sẽ có đơn vị được thuê xử lý theo hợp
đồng của đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng
Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh.
* Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải nguy hại

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

18


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”


- Đối với chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án như
giẻ lau dính dầu từ việc sửa chữa máy móc, cấp phát nhiên liệu sẽ được thu gom,
quản lý xử lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy
hại và Nghị định 38/2015/NĐ – CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải
và phế liệu. Các giẻ dính dầu mỡ sẽ được thu vào thùng phuy đựng chất thải nguy hại
dung tích 100 lít được tuân thủ theo các yêu cầu sau:

- Dụng cụ chứa phải được làm bằng các chất không tạo phản ứng cháy nổ với các chất
được chứa (đựng) phải có nắp đậy kín và được dán nhãn có in mã chất thải nguy hại

- Khu vực chứa phải có mãi che và tường bao tránh các tác động bên ngoài đến chát
thải bảo quản như mưa, gió và ánh sáng trực tiếp..., phía bên ngoài phải trang bị biển
cảnh báo theo quy định, mặt bằng thoáng được sắp xếp khoa học phân rõ các khu
vực đảm bảo nguyên tắc an toàn tại khu lưu giữu chất thải nguy hại tránh khả năng
gây cháy nổ và tính tương thích giữa các chất. Ngoài ra còn cần trang bị đầy đủ các
dụng phụ thiết bị ứng phó khi sự cố xảy ra như bình chữa cháy, lối thoát hiểm ....

- Sau đó sẽ thuê đơn vị có đầy đủ năng lực để vận chuyển và xử lý theo hợp đồng của
đánh giá tác động môi trường dự án tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến
khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh.
Chủ dự án đảm bảo các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh trong
giai đoạn thi công xây dựng Dự án được thu gom, phân loại và quản lý theo đúng quy
định và được xử lý triệt để.
2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.2.1. Dự báo các tác động
a) Nguồn gây tác động đến môi trường nước
* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu trong quá trình sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên trong dự án. Tổng lượng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công
nghiệp tính cho 1 người trong 1 ca sử dụng (Theo bảng 3.4 của TCXDVN 33-2006
của Bộ xây dựng chọn tiêu chuẩn cấp nước là 25 lít/người/ngày. Lượng nước sử dụng

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

19


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

cho cán bộ công nhân viên là: 5 người x 25 lít/người/ngày = 125 (lít/ngày) = 0,125
m3/ngày.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% nhu cầu cấp nước cho sinh
hoạt khoảng 0,125 m3/ngày đêm.
Theo định mức tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải sinh hoạt
do WHO xây dựng có thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt của trạm trộn (cho 5 cán bộ, công nhân viên tại trạm) như sau
Bảng 8. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính cho 5 người
Chất
ô nhiễm

Hệ số ô
nhiễm
(g/người/ngày
)

Nồng độ
(mg/l)


QCVN 14 :
2008/BTNM
T
(mg/l)

BOD5

45 - 54

49,5

103.1

34.4

50

TSS

70 – 145

107,5

223.9

74.7

100


NO3-

6 – 12

9

18.8

6.3

50

PO43-

0,6 – 4,5

2,55

5.3

1.8

10

Amoni

3,6 – 7,2

5,4


11.3

3.8

10

3600
MPN/100m
l

5000

Colifor
m

6

Hệ số ô nhiễm
Tải
trung bình
lượng
(g/người/ngày) (g/ngày)

9

10 - 10 MPN/100ml

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993;
Hệ số ô nhiễm trung bình =(hệ số ô nhiễm nhỏ nhất + hệ số ô nhiễm lớn nhất)/2

Tải lượng (g/ngày) = Hệ số ô nhiễm TB * số người trong ngày;
Nồng độ (mg/l) = Tải lượng (g/ngày) / lưu lượng nước thải (m3/ngày).
Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng BOD5, TSS và các thông số khác đều
không vượt quá nhiều so với QCVN 14:2008/BTNMT. Do số lượng trong công
trường ít và lượng nhân công thuê tại địa phương nên lượng phát sinh không cố định.
Vì vậy cần xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường. Công Ty Xây
Dựng Việt Đức thuê đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường có đầy đủ tư cách thu
gom và xử lý theo định kỳ.
* Nước thải sản xuất: Nước thải phát sinh tại trạm trộn chủ yếu từ:

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

20


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Quá trình phun, tưới dập bụi của trạm trộn bê tông hàng ngày. Do đây là trạm
trộn bê tông nhựa nên không phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất, nước thải
trên công trường chủ yếu phát sinh từ quá trình phun, tưới dập bụi hàng ngày. Lượng
nước này đã được thu hồi xử lý và tuần hoàn tái sử dụng.
* Nước mưa chảy tràn:
Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tràn được xác định theo phương pháp
cường độ giới hạn và tính theo công thức sau: Q = ψ x F x h (m3/s)
Trong đó: F: Diện tích thu nước tính toán. F = 1.480 m2.
h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán (h = 150 mm/h).
ψ: Hệ số dòng chảy (đối với đường bê tông, mái nhà lấy ψ = 0,9).
Thay số được: Q = 0,55 m3/s
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận
mưa và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào

đầu trận mưa. Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính
như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) khoảng 1.500 đến
1.800 mg/l. Do vậy, cần có biện pháp quản lý vệ sinh và thu gom nước mưa hợp lý,
tránh gây ô nhiễm. Nước mưa của trạm trộn sẽ cuốn theo cát sỏi chất bẩn trên bề mặt
trạm trộn vì vậy cần có hệ thống thu gom và xử lý tách biệt. Ngoài ra lượng nước mưa
không ổn định theo quy luật từng ngày.
b) Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
* Bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của trạm:
Do dự án sử dụng vật liệu cát và đất đá rất ít chủ yếu nguyên liệu nhựa nên
lượng bụi khí thải phát sinh là rất ít.
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra - vào trạm sẽ phát thải các
khí độc như: SO2, NOx, CO, CO2... do sử dụng dầu làm nhiên liệu cho động cơ đốt
trong. Những chất này gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
ở nồng độ cao. Hàng ngày lượng xe ra vào trạm là 8 chuyến/ngày đêm (xe bồn và xe
bơm bê tông, chưa kể xe giao dịch của khách hàng). Do việc vận chuyển nguyên vật
liệu và sản phẩm của dự án tại các địa điểm không cố định nên việc tính toán chỉ giới
hạn trong bán kính khoảng 20 km, tổng quãng đường thiết bị vận chuyển ra vào trong
1 ngày khoảng 40 km. Vậy tổng quãng đường các xe vận tải di chuyển trong 1 ngày là

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

21


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

320 km. Dựa vào bảng 9, tải lượng bụi và khí phát sinh trong một ngày được tính toán
trong bảng sau:
Bảng 9. Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải
(động cơ > 2000 cc)

Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)

1

Các chất ô
nhiễm
Bụi

2

SO2

1.8648 S

3

NO2

1.5708

4

CO

38.304

STT

0.0588


5
VOC
3.2424
Ghi chú : - S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%)
Kết quả tính toán cho thấy tải lượng bụi và các chất khí độc do hoạt động của
các phương tiện giao thông vận tải ra-vào trạm ở mức không cao.
Với không gian thoáng, diện tích rộng và các phương tiện giao thông vận tải
không hoạt động đồng thời thì các chất khí độc này sẽ được nhanh chóng hoà loãng
vào môi trường không khí. Tuy nhiên, cơ sở cũng cần có những biện pháp hạn chế
lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông.
* Bụi từ quá trình hoạt động của trạm trộn
Không khí cấp: Q = 46.800 m3/h
Thành phần không khí 23/77 = O/N
Tỷ khối không khí: 1,293 kg/m3
Nhiệt hóa hơi H2O:

C = 500Kcal/kg

Hệ số truyền nhiệt khi xả nước: K = 70kcal/m3.giờ. oC
Phản ứng cháy Cacbon C + O 2 + CO 2
Nếu α < 1 hoặc kỹ thuật đốt không hoàn toàn có thể có xác xuất 1.5 – 2% là
C + O 2 = CO 2
2C + O = 2 CO
Đây là nguy cơ tạo ra oxitcacbon rất độc hại. Tuy nhiên ở trạm trộn bê tông
nhựa α luôn có trị số α >1, vì vậy không thể xảy ra điều kiện tạo CO được trong
bất kỳ thời điểm nào.
Phản ứng cháy H như sau: 2H 2 + O 2 = 2H 2O phản ứng này luôn vô hại
Xác định phản ứng cháy theo trọng lượng
- Cháy C: 12 kg C + 32 kg O 2 = 44 kg CO


Vậy 1 kg C + 8/3 kgO 2 = 11/3 CO 2
Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

22


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”
- Cháy H

Tương tự như trên ta có: 4 kgH 2 + 32 kg O 2 = 36 kg H 2 O
Vậy 1kg H 2 + 8kg O 2 = 9kg H 2O
Dẫn đến h kg H 2 + 8Hkg O 2 = 9 H kg H 2O
Lượng oxy cần để đốt cháy 1 kg nhiên liệu là:
Vo = 8/3 C + 8H – Om ( đơn vị : kg O kg nhiên liệu)
Trong đó Om – lượng oxy có sẵn trong nhiên liệu
Lượng không khí lý thuyết cần là :

Sản phẩm cháy thoát ra trong ống khói trong 1 giờ
Khí trơ N2 0.77 x 46.46.800 m3 = 36036 m3
Hơi nước H2O từ phản ứng đốt H: 9 x 0.102 x 840 = 771.12 kg
Hơi nước H2O từ ẩm ω = 4% của phối liệu: 0.04 x120.000 kg = 4800 kg
Hơi nước bốc hơi qua bộ lọc ướt với:
Nhiệt độ trung bình khí xả T1= 150oC
Tiết diện bốc hơi (mặt cắt) F=2.268 m2
Nhiệt độ nước cấp

T2=20oC

Nhiệt lượng hóa hơi của nước:


Q1 =C.G Kcal

Nhiệt lượng truyền tải: Q 2 = K x F x (t 1 -t 2 ) Kcal
Lượng hơi nước có xác xuất cấu thành:

Tổng lượng hơi nước thoát ra qua ống khói trong 1 giờ:
Σ H2O = 771.12 + 4800 + 41.277 = 5612.397 kg
Khí CO2 từ ohanr ứng đốt cháy C
Tổng hợp khí thải quá trình cháy nấu nhựa và cháy phối liệu thoát r a ống
khói trong 1 giờ.
TT

Loại khí

Đơn vị đo

Số lượng

1

N2

m 3 /h

36036

2

H2O


kg/h

5612,397

3

CO 2

kg/h

2741,2

4

Một số vi lượng Oxit lưu huỳnh, các bon không cháy hết (muội) và
một lượng bụi xác định theo B

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

23


Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

Lượng bụi bị kìm giữ và thoát ra trong không gian của bộ lọc khô cho 1m 3
(150oC) khí bụi.
5 micr

10 micr


20 micr

Tổng

Tỷ lệ lọc sạch (%)

30

70

95

Tỷ lệ trọng lượng
(%)

10

20

70

100%

Đầu vào mgr

150

300


1050

1500 mgr

Đầu ra mgr

105

52.5

52.5

247.5 mgr

Lượng bụi bị kìm giữ và thoát ra trong không gian của bộ lọc ướt cho 1m 3
(150oC) khí bụi
5 micr

10 micr

20 micr

Tổng

Đầu vào mgr

105

90


52.5

249.5 mgr

Tỷ lệ lọc sạch (%)

80

90

100

Đầu ra mgr

21

9

0

30 mgr

Lượng bụi lơ lửng trong không gian khi trời lặng gió ở các phạm vi nới rộng
V (m3)

Lượng bụi
(mgr/m3)

Tiêu chuẩn


Kết luận

R = 2H1

24.416

0.0653

4 mgr/m3

Bảo đảm

R = 3H1

54.937

0.0290

4 mgr/m3

Bảo đảm

R = 4H1

97.666

0.0163

4 mgr/m3


Bảo đảm

R = 5H1

152.604

0.0104

4 mgr/m3

Bảo đảm

R

Lượng bụi thoát ra qua ống khói là 30 mgr/m3
Lượng bụi trong không gian lớn nhất khi trời lặng gió dưới chân ống khói (R =
H1) là 0,351 mgr/m3, giá trị này cũng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều do đã uq
hệ thống lọc bụi
Lượng bụi trong không gian thuộc phạm vi bán kính cơ bản theo quy ước (R =
20 H1) là 0.084 mgr/m3, giá trị này nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều
Nước thải từ bộ lọc ướt cũng phải được xử lý trước khi dẫn ra môi trường.
c) Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm
việc trong trạm trộn bê tông. Với định mức là 0.4 kg/người/ngày đêm thì tổng lượng

Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

24



Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường: “ Trạm Trộn Bê Tông Nhựa”

rác thải sinh hoạt phát sinh từ trạm trộn bê tông là: 5 người x 0.4 kg/người/ngày = 2
kg/ngày.
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt thông thường là chất hữu cơ, thông
thường từ 55% - 70% tổng lượng phát sinh. Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được
xử lý hợp vệ sinh sẽ làm ô nhiễm môi trường, thu hút các loại côn trùng gây bệnh.
* Chất thải rắn thi công:
Đây là chất thải có thể thu gom tái chế nên sẽ được thu gom và bán cho các đơn
vị có nhu cầu tái chế.
* Chất thải nguy hại:
Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ làm phát sinh một số loại chất thải nguy hại từ
quá trình vận hành, lau chùi bảo dưỡng xe đổ bê tông tại trạm trộn bê tông như: găng
tay giẻ lau dính dầu thải, dầu thải, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ,.. khối lượng chất
thải phát sinh này được công ty thuê đơn vị có đủ năng lực chức năng xử lý.
2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
a. Các biện pháp xử lý, giảm thiểu bụi, khí thải
 Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông: Các phương tiện ra

vào dự án, máy móc thiết bị. Để giảm thiểu tối đa các tác động này, chủ dự án thực
hiện các biện pháp như:
+

Thường xuyên phun nước dập bụi 2 lần/ngày đối với khu vực xe vận chuyển thường
xuyên ra vào và tập trung.

+

Xe chở đúng trọng tải hàng quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động

cơ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lưu thông.

+

Sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, dầu diezen có hàm lượng lưu huỳnh
thấp.

+

Các phương tiện phải đảm bảo đủ các điều kiện lưu hành, trong thời hạn cho phép
theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.

+

Không sử dụng các loại phương tiện, thiết bị quá cũ.

+

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị và các phương tiện vận
chuyển đi lại.

+

Đối với phương tiện đi lại của công nhân, đến cổng phải xuống xe, tắt máy, không nổ
máy trong khu vực công ty.

 Biện pháp giảm thiểu bụi từ quá trình vận hành trạm
+

Không bố trí ống khói ở các vị trí bất lợi như ở phía vị trí đón gió


Công Ty Xây Dựng Việt Đức (TNHH)

25


×