SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN XÂY
DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP TRONG TRƯỜNG
MẦM NON A VẠN PHÚC”
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội
vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng tới đời sống
và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện thành một thói quen, đặc
biệt là lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản
thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực
với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hóa
các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian (đất đai vị trí địa lý, hệ sinh tự nhiên) môi
trường kiến tạo như: các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân chơi khu vệ sinh
vườn hoa cây cảnh.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt,
sự tăng trưởng văn hóa qua giao lưu chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của
môi trường xung quanh, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và thông minh nhanh nhẹn hình
thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này, chúng ta
cần phải xây dựng và bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ
môi trường xanh – sạch – đẹp.
Sau gia đình môi trường thứ hai chịu trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và giáo dục trẻ
đó là trường mầm non. Đây là khoảng thời gian hoạt động, sinh hoạt ăn ngủ của trẻ hai
bữa trong ngày diễn gia nhiều hơn ở nhà, vì vậy giáo viên cần phải rèn cho trẻ thói quen
kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, nề nếp, vệ sinh sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, giúp trẻ có hệ
thống kiến thức tốt trong cuộc sống.
Tóm lại gia đình và nhà trường là hai môi trường đầu tiên của trẻ được giáo dục đó
là vai trò hết sức quan trọng, giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm của gia đình, và giáo
viên mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội sách hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường
mầm non.
Năm 2008 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ra chỉ thị số 40/2008/ QĐ- BGD&ĐT ngày
22/7/2008 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về nhiệm vụ “ Xây dựng môi trường thân thiện,
học sinh tích cực” để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường học cần phải
xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo đúng nghĩa và phù hợp với tinh thần địa
phương, song song với phong trào thi đua này căn cứ công văn 751/ SGD&ĐT-
GDTHMN ngày 17/08/2009 về việc thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non
2009 – 2010 trong văn bản chỉ đạo nội dung thực hiện vệ sinh môi trường và nước sạch
cho trẻ mầm non.
Từ những nội dung và nhiệm vụ lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên, nhân viên xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường Mầm Non A
Vạn Phúc.
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
*Mục đích của đề tài :
– Đánh giá thực trạng của công tác bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp ở trường mầm non
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
–Các biện pháp chỉ đạo cán bộ – giáo viên – nhân viên xây dựng và bảo vệ môi trường ở
trường mầm non A Vạn Phúc.
* Phạm vi áp dụng :
Tại trường mầm non A Vạn Phúc năm 2012-2013
1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất những con sóng
thần ở nước Nhật Bản làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người. Ảnh hưởng đến
kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn, do đó để bảo vệ môi
trường chung của toàn cầu chúng ta phải thực hiện nhiều những biện pháp khác nhau,
trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là quan trọng có hiệu
quả nhất ở lứa tuổi mầm non, giáo dục trẻ có ý thức từ nhỏ bảo vệ môi trường tạo thói
quen cơ sở cho việc hình thành nhân cách của con người.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ cần
thiết được tiến hành có kế hoạch chiến lược cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều
kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
Đồng hành những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này để
mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm.
Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu được sự kết hợp chặt chẽ từ
ba lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2. Đặc điểm chung:
biện pháp bảo vệ môi trường Trường mầm non toàn trường có 3 khu với 13 lớp học
đảm bảo thoáng mát.sạch sẽ,có đầy đủ đồ dùng dạy học,đủ đồ chơi mầm non đáp ứng cho
trẻ,có công trình vệ sinh sạch sẽ,đúng quy định,có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng
ngày cho trẻ. Toàn trường có 52 đồng chí cán bộ, giáo viên,nhân viên trong đó: Ban giám
hiệu 3 đồng chí,giáo viên có 32 đồng chí, 9 nhân viên cô nuôi, 1 nhân viên y tế,1 nhân
viên kế toán,1 nhân viên văn thư,5 nhân viên bảo vệ. Số trẻ toàn trường là 440 trẻ/13 lớp
trong đó nhà trẻ
2.Thuận lợi: hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND huyện,phòng giáo dục đào tạo huyện
thanh trì,UBND xã Vạn Phúc,xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đầu tư kinh phí 10 tỉ
đồng xây dựng trường mầm non thôn 1 với 6 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng,
các trang thiết bị hiện đại. Có phòng y tế riêng,trang thiết bị y tế đầy đủ,đã có nhân viên y
tế trình độ chuyên môn trung cấp y phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc,97% cán bộ giáo viên,nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở
lên.Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng với nhà trường trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ.
3.Khó khăn:
Trường có 3 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc quản lý của cán bộ và chăm sóc
sức khỏe trẻ với nhân viên y tế.
Khu 2 phòng học xuống cấp còn phải học nhờ nhà văn hóa thôn,diện tích còn chật hẹp
nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của trẻ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
1. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong công tác trọng tâm của năm học, trong
kế hoạch tôi xây dựng hàng tháng biện pháp cụ thể để thực hiện các biện pháp, các chỉ
tiêu đó nhằm hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao.
Không thể thiếu công tác tuyên truyền trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà
trường, tôi đã nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường xanh – sạch – đẹp. Do vậy, ngay đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo
viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác bảo vệ môi trường với mục tiêu như sau.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh
học sinh từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, văn minh.