Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Vĩnh Phúc​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HÀ VĂN TRỌNG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HÀ VĂN TRỌNG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG THẢN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Việc sử dụng kết quả, trích
dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định, liệt kê theo danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Hà Văn Trọng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản, giảng viên
Học viện Tài chính đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giảng viên trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi
học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Đại học Kinh tế và Viện Quản trị
kinh doanh – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tập thể cán bộ, nhân
viên Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thiện
về mặt thủ tục và quy trình, thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... I
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... II
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ III
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺCỦA CÁCNGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân
hàng thương mại .................................................................................................4
1.1.2. Những hạn chế c n tồn tại và khoảng trống nghiên cứu .........................7
1.2. Cơ sở lý luận vềhoạt động tín dụng bán lẻ của cácngân hàng thƣơng mại
.................................................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm, bản chất của tín dụng.............................................................8
1.2.2. Khái niệm tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại .....................10
1.2.3. Đặc điểm hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại .....11
1.2.4. Vai tr hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại .........14
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thƣơng mại. ......15
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ ......................................15
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ ....................17
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ ............21
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ ..........24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ....................................................................29
2.2. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin .....................29
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ...........................................................29

2.2.2. Phương pháp so sánh .............................................................................31


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠINGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
VĨNH PHÚC ............................................................................................................33
3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................33
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc .....................................................................38
3.2.1. Giới thiệu chung .....................................................................................38
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ .................................................................................40
3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...........................................................................40
3.2.4. Tóm tắt kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2018 .................................42
3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc..........................50
3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc .............................................56
3.3.1. Chất lượng dư nợ khách hàng bán lẻ .....................................................56
3.3.2. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ ..................................................57
3.4. Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc .............................................58
3.4.1. Những thành tựu đạt được......................................................................58
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................60
3.5. Các hoạt động nhằm hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH VĨNH PHÚC ............................................................................................66
4.1.Các căn cứ xây dựng giải pháp ....................................................................66

4.1.1. Đánh giá và dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 20192024. .................................................................................................................66
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 20192024. .................................................................................................................67
4.1.3. Phương hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 -2024. .......................................70
4.2.Giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ................................72


4.2.1. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ................................72
4.2.2. Điều chỉnh chính sách định giá tài sản bảo đảm ...................................74
4.2.3. Tái cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo sản phẩm, kỳ hạn .....................75
4.2.4. Đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu ...............................................76
4.2.5. Nâng cao hiệu quả thu lãi từ hoạt động cho vay ...................................77
4.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các ph ng ban trụ sở chính trong việc hoàn thiện
quy trình cho vay ..............................................................................................78
4.3. Kiến nghị với các cơ quan ...........................................................................79
4.3.1. Đối với chính phủ ...................................................................................79
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................................80
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ..............................81
4.3.4. Đối với bản thân khách hàng .................................................................82
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

CB HTTD

Cán bộ Hỗ trợ tín dụng

2

CB QHKH

Cán bộ Quan hệ khách hàng

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

KHBL

Khách hàng bán lẻ

5

KTXH


Kinh tế xã hội

6

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

TDBL

Tín dụng bán lẻ

9

TMCP

Thương mại cổ phần

10

UBND


Ủy ban nhân dân

11

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4


Bảng 3.3

Nội dung
Quy trình nghiên cứu
Nguồn vốn huy động tại VietinBank Vĩnh Phúc giai
đoạn 2016-2018
Dư nợ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn
2015-2018
Các hoạt động dịch vụ khác tại VietinBank Vĩnh
Phúc giai đoạn 2016-2018

Trang
29
42

44

44

Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh
5

Bảng 3.4

doanh ngoại tệ của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn

45

2015-2018

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VietinBank
Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018
Dư nợ cho vay KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúc
giai đoạn 2015-2018
Thị phần TDBL của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018
Nợ xấu –Tỷ lệ nợ xấu TDBL tại Vietinbank Vĩnh
Phúc giai đoạn 2015-2018
NII cho vay KHBL VietinBank Vĩnh Phúc giai
đoạn 2015-2018


ii

46

46

47

56

58


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3


Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

Nội dung
Sơ đồ tổ chức VietinBank Vĩnh Phúc
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại
Vieitinbank Vĩnh Phúc năm 2018
Cơ cấu cho vay KHBL theo sản phẩm tại
VietinBank Vĩnh Phúc năm 2018
Cơ cấu cho vay KHBL theo thời hạn vay tại
Vieitinbank Vĩnh Phúc năm 2018
NIM cho vay KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúc năm
2018

iii

Trang
41
54

55

55


57


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động của các NHTM đóng góp vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các tổ chức này thực hiện chức năng trung
gian, là cầu nối giữa khách hàng thừa vốn và khách hàng có nhu cầu sử dụng
vốn. Thực hiện chức năng này, các NHTM không chỉ đóng vai trò là người đi
vay, mà còn đóng vai trò là người cho vay, hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch
giữa lãi suất nhận tiền gửi và lãi suất cho vay ra nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong nước, các
NHTM cũng đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày một đa dạng và
phong phú hơn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng một cách thuận tiện
nhất. Hệ khách hàng cũng được mở rộng hơn, từ các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp có quy mô lớn, nhỏ đến các khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ
lẻ. Cập nhật với xu hướng của các NHTM trên thế giới, các NHTM tại Việt Nam
trong những năm gần đây dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc khai thác và phục
vụ nhu cầu của các khách hàng cá nhân, hay còn được gọi là KHBL, tập trung
nguồn lực khai thác thị trường và coi đây là một chiến lược kinh doanh cốt lõi của
các ngân hàng. Hầu hết các NHTM hàng đầu tại Việt Nam như Vietcombank,
Agribank, BIDV đều phát triển mảng dịch vụ KHBL một cách mạnh mẽ. Và
VietinBank cũng không phải là một ngoại lệ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (VietinBank Vĩnh Phúc) cũng đã và đang coi việc khai
thác và phục vụ KHBL là một nhiệm vụ kinh doanh trọng tâm tại đơn vị.
Tiềm năng phát triển TDBL tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, bởi đây là
một địa phương có quy mô dân số lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp (Khu công
nghiệp Bình Xuyên, Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bá Thiện I và
II...), nhiều làng nghề và các khu chợ đầu mối… Năm 2018, dư nợ KHBL của

Vietinbank Vĩnh Phúc đạt trên 2.600 tỷ đồng, chiếm 46% tổng dư nợ của chi nhánh.
So với các TCTD trên địa bàn tỉnh, dư nợ KHBL của chi nhánh chiếm 14%, thấp

1


hơn Agribank(22%) và BIDV (15%). Như vậy, tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các
TCTD vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển quy mô dư nợ KHBL nói
riêng và tín dụng nói chung.
Tại VietinBank Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 2015-2018 chi nhánh đã đạt được
những kết quả hết sức khả quan trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, quy
mô dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm, góp phần quan trọng vào thu nhập
chung của chi nhánh, cũng như xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngày càng bền
vững của VietinBank Vĩnh Phúc. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động tín dụng bán lẻ vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng, cần được cải thiện
trong thời gian tới. Nếu được quan tâm, phát triển, mảng tín dụng bán lẻ hứa hẹn sẽ
đem lại cho chi nhánh nhiều lợi ích hơn nữa so với những kết quả đã đạt được trong
giai đoạn vừa qua.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận nêu trên,tôi chọn đề tài: “Hoạt
động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Vĩnh Phúc” làm luận văn thạc sĩ kinh tế với mong muốn nêu ra được thực trạng
hoạt động TDBL tại nơi mình làm việc và công tác. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động TDBL tại VietinBank Vĩnh Phúc.
2. Câu hỏi nghiên cứu
-Trong 4 năm giai đoạn 2015-2018, hoạt động TDBL tại VietinBank Vĩnh
Phúc đã đạt được hiệu quả như thế nào? Những mặt ưu điểm, nhược điểm cần khắc
phục là gì?
- Những yếu tố chính nào tác động tới hoạt động đến hiệu quả hoạt động TDBL tại
VietinBank chi nhánh Vĩnh Phúc?
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL tại chi nhánh là gì?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
TDBL tại VietinBank Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ cụ thể:

2


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ tại
VietinBank Vĩnh Phúc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TDBL tại VietinBank
Vĩnh Phúc, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TDBL trong
thời gian 2015-2018 tại VietinBank Vĩnh Phúc: Nguyên nhân từ phía khách hàng,
nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ môi trường kinh doanh.
-Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL
tại VietinBank Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động TDBL tại VietinBank Vĩnh
Phúc trong 4 năm từ 2015 đến 2018.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: VietinBank Vĩnh Phúc
+ Về thời gian: Giai đoạn 2015-2018.

5. Kết cấu luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:

Ngoài 5 nội dung là: phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm các chương sau:
- Chương 1:Cơ sở lí luận về hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại các Ngân hàng
thương mại.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3:Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺCỦA CÁCNGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân
hàng thương mại
Hiệu quả hoạt TDBL là đề tài được rất nhiều luận văn, luận án, tạp chí, sách
báo, bài báo khoa học… đề cập. Các nghiên cứu đều nêu lên được tính cấp thiết của
đề tài, làm rõ những lý luận về hiệu quả hoạt động TDBL, phân tích thực trạng hoạt
động TDBL tại ngân hàng, đề ra những giải pháp hay nhằm tăng tính hiệu quả. Tuy
nhiên khi xét trong các hoàn cảnh kinh tế cụ thể khác nhau thìcác giải pháp ấy còn
mang tính chung chung, thiếu chi tiết.Việc áp dụng vào thực tế cho các chi nhánh
ngân hàng sẽ gặp khó khăn và thiếu tính khả thi. Một số công trình, đề tài nghiên
cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài của luận văn:
- Về tài liệu nước ngoài:
Tác phẩm “Ngân hàng đột phá” của tác giả Brett King đã đi sâu phân tích
với các mô hình kinh doanh đang thành công, các khái niệm, cách tiếp cận và

hướng xậy dựng từ góc nhìn chiến lược dựa trên công nghệ và những thành tựu – từ
góc nhìn về những thành công và cả những thất bại trong hoạt động của các NHTM
trên thế giới. Các NHTM có thể tham khảo nguồn tài liệu hữu ích này để đưa ra
được những chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời kỳ mới hiện nay.
- Về tài liệu trong nước:
Giáo trình “Ngân hàng thương mại” của PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013),
trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong giáo trình này, tác giả đã đưa ra hệ thống
lý thuyết một cách khoa học và đầy đủ về nội dung, đặc điểm và hoạt động của các
NHTM. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mặt lý thuyết nói
chung chứ chưa đi vào cụ thể hoạt động TDBL của các ngân hàng.

4


Tác giả Lê Văn Tề trong quyển “Tín dụng Ngân hàng” (2013) nghiên cứu
các hoạt động cốt lõi của NHTM diễn ra trên thế giới và ở nước ta, tín dụng đóng
vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và khả năng
tạo ra lợi nhuận. Tác phẩm đã chỉ rõ những nguyên tắc hoạt động cốt lõi của các
NHTM. Trong đó, tín dụng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng là khoản
mục rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Các NHTM phải đối mặt với các
rủi ro sau: rủi ro không hoàn trả (rủi ro tín dụng), rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động,
rủi ro tỉ giá...Tuy nhiên rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động của các NHTM là rủi
ro hoàn trả (rủi ro tín dụng). Vì đây là loại rủi ro thường gây ra những thiệt hại lớn
về tài chính, uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Dòng vốn cho vay ra không được
thu hồi đầy đủ đúng hạn theo thỏa thuận ban đầu.Việc không quay lại hoặc chậm
quay lại của dòng vốn chính là rủi ro của tín dụng.
Tác giả Trần Thị Thanh Tâm (2016): “Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay
tiêu dùng tại Việt Nam”, bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2-2016. Cho vay phục
vụ mục đích tiêu dùng là hình thức rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Tại Việt
Nam, mặc dù chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, song tiềm năng

phát triển cho vay tiêu dùng là rất lớn. Sự tồn tại và phát triển nào cũng đều có ý
nghĩa với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần nhìn nhận một cách
khách quan về thị trường này. Bài viết chỉ ra thực trạng đối với hoạt động cho vay
tiêu dùng tại Việt Nam, qua đó nêu ra một số giải pháp phát triển dịch vụ cho vay
tiêu dùng hiệu quả, là tài liệu tham khảo để lãnh đạo các NHTM có thể sử dụng
trong việc định hướng, xây dựng chiến lược kinh doanh tại đơn vị mình. Tuy nhiên
tác giả chỉ tập trung vào một sản phẩm cụ thể trong TDBL là cho vay tiêu dùng.
Một số luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu hoạt động TDBL tại các NHTM
có thể liệt kê ra như sau:
- Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011): “Giải pháp phát triển tín dụng tín dụng cá
nhân tại VietcomBank”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH KT TP Hồ Chí
Minh. Đề tài đã chỉ ra thực trạng tín dụng cá nhân và đề xuấtmột số giải pháp, chiến
lược phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Tác

5


giả nghiên cứu chủ yếu trên khía cạnh về mặt sản phẩm, chứ không xuất phát từ
thực trạng thị trường, hoạt động tín dụng của các chi nhánh.
Trần Thùy Linh (2015): “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên
cứu, đề xuất giải pháp phát triển mảng ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank Quảng Ninh.
Vương Hồng Hà (2016): “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Đề tài nghiên cứu thực trạng TDBL và đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển TDBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
Vũ Thị Thu (2016): “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thành Đông”, Luận văn thạc

sỹ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Thăng Long. Với mong muốn góp phần đẩy
mạnh việc phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt là mở rộng tín
dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành
Đông, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề và cơ bản hoàn thành được các
nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng bán lẻ và
mở rộng tín dụng bán lẻ của một ngân hàng thương mại bao gồm: Khái niệm về tín
dụng và hiệu quả của tín dụng bán lẻ, những chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả tín
dụng. Nghiên cứu thực trạng hoạt hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông. Đánh giá những kết quả mà Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thành Đông đã đạt được trong lĩnh
vực này, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế. Xuất phát từ các căn cứ tiền đề từ
đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính phương pháp luận vừa có tính thực tiễn
nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thành Đông.
Vũ Thị Thu Hằng (2017): “Tín dụng cho kinh doanh thương mại của khách
hàng cá nhân tại Vietinbank Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính

6


trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu trực tiếp hoạt động TDBL tại
VietinBank Vĩnh Phúc đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại
thuần túy. Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của
một nhóm đối tượng cụ thể, chứ chưa mang tính chất xây dựng giải pháp chung cho
cả chi nhánh.
Đỗ Hoàng Nhân (2019), “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Sài G n”,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài đã đi sâu
nghiên cứu thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại một chi nhánh của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả có

tính thực tiễn đối với hoạt động của chi nhánh.
Ngoài các nghiên cứu đã đề ở trên, còn nhiều đề tài, bài viết, công trình
nghiên cứu khác liên quan đến TDBL ở nhiều góc độ khác nhau. Mỗi bài viết đều
chỉ ra những phân tích sâu sắc về những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động
TDBL tại các tổ chức tín dụng và có tính ứng dụng vào hoạt động kinh doanh thực
tiễn của các NHTM.
1.1.2. Những hạn chế c n tồn tại và khoảng trống nghiên cứu
Những đề tài đã được công bố hầu hết đều là các nghiên cứu mang tính lý
thuyết đơn thuần, hoặc là các nghiên cứu dựa trên những đặc điểm kinh tế xã hội
riêng biệt của từng địa phương, hay đặc thù kinh doanh tại từng chi nhánh của các
NHTM. Các Ngân hàng nếu muốn áp dụng và thực tế sẽ rất khó khăn do mục tiêu của
tác giả khi đưa ra giải pháp là không tập trung vào việc xây dựng giải pháp mang tính
vi mô mà mang tính chất bao quát. Hiện vẫn chưa có các công trình nghiên cứu cụ thể
hoạt động TDBL tại VietinBank Vĩnh Phúc, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài lĩnh vực
kinh doanh đặc thù của nhóm đối tượng khách hàng cá nhân mà chưa phản ánh được
tổng quát cho toàn bộ phân khúc khách hàng này.
Sau khi tham khảo các công trình đã nghiên cứu, trước những điểm tích cực và
hạn chế của những công trình nghiên cứu đó, tôi xem đây như một nguồn dữ liệu cơ
sở quan trọng cùng với quá trình nghiên cứu thực tế, bổ sung những thiếu sót còn

7


tồn tại và hoàn thiện công trình nghiên cứu của bản thân. Xuất phát từ lý do trên và
với mong muốn trả lời câu hỏi hoạt động TDBL tại VietinBank Vĩnh Phúc đã được
khai thác hết tiềm năng của nó hay chưa, tác giả mong muốn luận văn của mình sẽ
nêu ra được một số các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDBL tại cơ quan mình
công tác, qua đó góp phần và sự phát triển và thịnh vượng chung của hệ thống
VietinBank trên toàn quốc.
1.2. Cơ sở lý luận vềhoạt động tín dụng bán lẻ của cácngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Khái niệm, bản chất của tín dụng
Theo góc nhìn kinh tế học, tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ kinh tế giữa
Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân về việc cấp và sử dụng vốn tạm thời theo
nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi đúng kỳ hạn, dựa trên cơ sở tín nhiệm, làm thoả mãn
nhu cầu về vốn của các đối tượng đi vay trong tiêu dùng, kinh doanh.Nghĩa là,
những người có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, muốn đầu tư cho người khác
vay để thu được lợi nhuận, đồng thời đảm bảo thu hồi đầy đủ gốc lãi. Bên cạnh đó
lại có những người cần sử dụng vốn đầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Họ có nhu cầu vay vốn từ những người tiết kiệm, với mức chi phí vay phù hợp nhất.
Trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng đã ra đời và làm trung gian để tập trung vốn tạm
thời nhàn rỗi, sau đó sẽ phân phối lại cho người cần vốn, quan hệ này làm nảy sinh
tín dụng ngân hàng.
Tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu trong hoạt động kinh doah của các
NHTM. Cụm từ “tín dụng” (Credit) có nguồn gốc La tinh là “crediltum”, tức là sự
tin tưởng, tín nhiệm. Hiểu theo tiếng Việt đó là sự vay mượn dựa trên sự tin tưởng,
tín nhiệm giữa các bên.
Khái niệm tín dụng có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ:
-Là sự trao đổi tài sản hiện tại để nhận các tài sản cùng loại trong tương lai.
-Là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn, giá cả là lãi suất.
-Là quan hệ kinh tế, theo đó một người thoả thuận để người khác sử dụng số
tiền hay tài sản của mình trong một thời gian nhất định với các điều kiện có hoàn trả
vốn và lãi.

8


Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 / 6 / 2010:
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng

nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Về bản chất của tín dụng thể hiện ở các điểm sau:
- Quan hệ tín dụng được tạo lập dựa trên sự tin tưởng và sự tín nhiệm. Các chủ
thể tham gia gồm tối thiểu hai bên: bên cho vay và bên đi vay.
- Tín dụng là mối quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn có thời hạn.
- Hoạt động vay mượn giữa các bên có hình thức pháp lý là Hợp đồng vay tài
sản, tài sản này thường được biểu hiện dưới dạng một lượng tiền tệ nhất định. Do
vậy, đối tượng chủ yếu của quan hệ tín dụng là tiền, ngoài ra trong một số trường
hợp khác có thể là tài sản (tín dụng thuê mua).
- Các quan hệ tín dụng phát sinh từ nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
Dựa vào tính chất của quan hệ vay mượn, hoạt động tín dụng được phân biệt
thành: tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế, tín dụng thương
mại (tín dụng hàng hóa).
- Tín dụng ngân hàng:
Là mối quan hệ tín dụng giữakhách hàng (tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân...)
với các tổ chức tín dụng.Trong đó, bên cho vay là các tổ chức tín dụng, bên đi vay
là cá nhân và các tổ chức. Chất lượng tín dụng của một NHTM được thể hiện ở các
tiêu chí cốt lõi như khả năng thu hút khách hàng tốt, thủ tục tinh gọn, tiện lợi, mức
độ an toàn vốn tín dụng, chi phí hoạt động, chi phí trích lập...
- Tín dụng nhà nước:

9


Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng phát sinh trong quá trình nhà nước sử
dụng tạm thời vốn của các chủ thể khác trong xã hội.

Trong quan hệ này, nhà nước là người đi vay; các cá nhân, tổ chức khác là bên
cho vay. Mục đích của loại hình tín dụng này nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Ngày nay, Chính phủ hạn chế việc bù đắp
bội chi ngân sách nhà nước bằng động thái phát hành tiền. Thay vào đó, chính phủ
có thể thông qua hoạt động tín dụng nhà nước để vay của nhân dân dưới hình thức
phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước để huy động vốn của các
cá nhân, các tổ chức. Trường hợp thiếu nguồn vốn đầu tư, Chính phủ phát hành trái
phiếu Chính phủ, công trái để huy động vốn.
-Tín dụng quốc tế:
Là quan hệ sử dụng vốn tạm thời theo nguyên tắc có hoàn trả, phát sinh giữa
chính phủ, tổ chức kinh tế nước này với chính phủ, tổ chức kinh tế nước khác hoặc
với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm thỏa mãn nhu cầu bù đắp thiếu hụt ngân
sách nhà nước hoặc nhu cầu vốn kinh doanh.
1.2.2. Khái niệm tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại
Hầu hết các NHTM tại Việt Nam ngày nay đều phân chia đối tượng khách
hàng của mình thành hai nhóm là: khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân) và khách
hàng doanh nghiệp. Mỗi phân khúc khách hàng lại có các đặc điểm, nhu cầu sử
dụng dịch vụ, cách thức phục vụ… rất khác nhau. Việc phân chia hệ thống khách
hàng thành hai phân khúc chính như vậy giúp các NHTM có thể xây dựng được các
sản phẩm, dịch vụ và các chính sách chăm sóc khách hàng riêng biệt, qua đó đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
TDBL là hình thức được các NHTM sử dụng để cấp tín dụng cho cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đầu tư, dịch vụ và đời sống (tiêu dùng). Như vậy, TDBL là hoạt
động tín dụng được cung cấp cho một nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, mang
tính chất cá nhân nhỏ lẻ, hoặc các tổ chức kinh tế có quy mô nhỏ theo quy định
riêng của từng NHTM.

10



TDBL được phân loại thành các sản phẩm tín dụng cụ thể tùy vào mục đích
cho vay, một số sản phẩm bán lẻ phổ biến như:
- Sản phẩm TDBL hỗ trợ nhu cầu mua đất, xây dựng sửa chữa nhà ở.
- Sản phẩm TDBLphục vụ nhu cầu vay mua ô tô tiêu dùng.
- Sản phẩm TDBL cho vay bảo đảm bằng lương, thấu chi tài khoản.
- Sản phẩm TDBL cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đối
với hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Sản phẩm TDBL thông qua hình thức phát hành thẻ tín dụng.
1.2.3. Đặc điểm hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại
- Chủ thể đi vay:
Trong hoạt động TDBL, khách hàng vay vốn thông thường sẽ là: các cá nhân
(công nhân, nông dân, thương nhân, nhân viên văn phòng, công chức nhà nước…),
hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ (thường được gọi là doanh nghiệp siêu vi mô).Các khách hàng này vay
vốn với mục đích để tiêu dùng mua sắm, sửa chữa nhà, mua ô tô, kinh doanh sản
xuất nhỏ lẻ…
Các khoản tín dụng khách hàng bán lẻ tuy có quy mô nhỏ nhưng lại có số
lượng rất lớn. Do vậy, để phục vụ được phân khúc khách hàng này cần có nguồn
nhân lực tương đối dồi dào.Nhu cầu vay vốn của người đi vay đa dạng, phong
phú song không thường xuyên và chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội.
Dựa trên sự nghiên cứu nhu cầu sử dụng vốn vay của các cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp siêu nhỏ rất đa dạng và phức tạp.Mỗi nhóm dân cư có những
đặc điểm khác nhau về thu nhập, giới tính, địa vị xã hội, độ tuổi, thói quen… sẽ có
những nhu cầu hoàn toàn khác biệt. Do vậy, công tác phân chia khách hàng thành
các phân khúc khác nhau rất quan trọng đối với các NHTM, có thể phân chia thành
các nhóm sau:
Đối tượng có thu nhập thấp: việc cân đối giữa thu nhập và thu chi sẽ hạn chế
nhu cầu vay vốn của những cá nhân này. Nhóm đối tượng này thường có nhu cầu vay


11


vốn ngân hàng rất lớn, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên thu nhập của họ thường thấp và không ổn định do vậy khả năng trả nợ
không được bảo đảm. Nhóm khách hàng này thường ít có khả năng tiếp cận vốn
nguồn vốn vay của các NHTM, nguyên nhân chính là khó khăn trong việc chứng
minh nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Đối tượng có thu nhập trung bình: Những khách hàng thuộc nhóm này khi
tiếp cận được với nguồn vốn Ngân hàng sẽ gúp họ có khả năng chi tiêu, mua sắm tại
hiện tại và trả góp dần trong tương lai. Nhóm khách hàng này thường chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các Ngân hàng. Phân khúc khách hàng này sẽ
đem đến hiệu quả cao cho Ngân hàng,với điều kiện có được chính sách tiếp cận và
sàng lọc khách hàng bài bản.
Đối tượng có thu nhập cao: Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nhóm
đối tượng này không chỉ đơn thuần là để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu
trong cuộc sống mà còn tạo ra những khoản phụ trợ cho hoạt động kinh doanh và
tăng khả năng thanh toán linh hoạt, đặc biệt là khi tiền của họ được sử dụng để đầu
tư trung dài hạn. Thu nhập của những đối tượng này có tính ổn định, tài sản bảo
đảm có tính thanh khoản tốt nên khả năng trả nợ của họ thường được bảo đảm.
Ngân hàng thường quan tấm đến phân khúc khách hàng này, có những chính chăm
sóc đặc biệt để giữ chân họ trong bối cảnh cạnh tranh ngày các gay gắt.
- Mục đích vay vốn:mục đích vay vốn được chia thành hai nhóm chính sau:
Nhóm 1:Vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu mua
sắm những hàng hóa, vật phẩm có chất lượng để phục vụ sinh hoạt thường ngày,
qua đó hỗ trợ tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng của khách
hàng. Bao gồm những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: xây dựng, sửa chữa
nhà ở; mua sắm xe ô tô, xe máy; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đi du
lịch, du học, khám chữa bệnh…

Nhóm 2:Vay vốn để phục vụ nhu cầu đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Những khoản vay này chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các

12


hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ, …. Vốn vay được đưa vào quá trình sản xuất kinh
doanh, vận động qua các hình thái hàng hóa và được hoàn trả khi đến hạn.
- Quy mô khoản vay và chi phí thẩm định:
Giá trị mỗi khoản TDBL thường nhỏ, tuy nhiên số lượng các khoản vay lại
lớn. Điều này khiến tỷ trọng cho vay khách hàng bán lẻ trên tổng dư nợ tại các chi
nhánh tường giao động từ 40%-60%.
Việc kinh doanh của các KHBL thường không được ghi chép, theo dõi sổ sách
một cách minh bạch rõ ràng như các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc thu thập
thông tin phục vụ quá trình thẩm định khoản vay gặp khó khăn. Công tác thẩm định
trong TDBL thường tốn nhiều chi phí hơn.
- Nguồn trả nợ và thời hạn vay:
Nguồn trả nợ là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thẩm định khách hàng.
Thông thường nguồn trả nợ của các KHBL được trích từ nguồn thu nhập ổn định
hàng tháng như: tiền lương, tiền phụ cấp, thu nhập từ cho thuê nhà, từ kinh
doanh…. Nhìn chung nguồn thu nhập của các KHBL thường rất đa dạng và phong
phú, đôi khi bao gồm cả những thu nhập không thể xác minh.Sự biến động trong
thu nhập thường xuyên của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ.
Do vậy,Ngân hàng cần chú trọng xem xét hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, nơi làm
việc, lương bổng của khách hàng khi tiến hành cho vay .
Thời gian cho vay được chi thành 3 nhóm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Cụ thể:
STT

Thời hạn vay


Thời gian cho vay cụ thể

1

Ngắn hạn

Thời gian cho vay đến 12 tháng

2

Trung hạn

Từ trên 12 tháng đến 36 tháng

3

Dài hạn

Từ 36 tháng trở lên

Các khoản vay vốnphần lớn để phục vụ nhu cầu tức thời của cá nhân, hộ gia
đình, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp siêu vi mô mà tại thời điểm hiện
tại họ chưa có đủ khả năng chi trả nhưng sẽ có đủ khả năng sau khi tích lũy trong
một thời gian tới.
13


- Mức độ rủi ro của các khoản vay:
Tính mất cân xứng về thông tin phía khách hàng cung cấp là một trong những

rủi ro tiềm ẩn trong các khoản vay tín dụng bán lẻ. Các nguồn thu nhập thường
xuyên, ổn định hàng tháng như lương, thưởng, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh nhỏ lẻ… là nguồn trả nợ chủ yếudo đó Ngân hàng có thể sẽ đối mặt với rủi ro
không thu hồi được nợ vì:
Sức khỏe và công việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, tình hình tài
chính của các cá nhân, hộ gia đình. Rủi ro điển hình có thể xảy ra là: tại thời điểm
vay vốn, khách hàng có đủ khả năng tài chính, nguồn thu nhập ổn định được xác
minh đủ đảm bảo trả nợ trong suốt quá trình vay vốn. Tuy nhiên sau đó do biến
động của nền kinh tế, khách hàng vay vốn bị mất việc làm do công ty phá sản, từ đó
không còn nguồn thu nhập thường xuyên ổn định, không còn khả năng trang trải
cho sinh hoạt thường ngày và mất khả năng trả nợ. Ngân hàng đối mặt với rủi ro
không thu hồi được nợ.
Vấn đề thu thập thông tin thường gây ra những khó khăn nhất định đối với
việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Các thông tin do khách hàng cá nhân cung
cấp thường khó xác định tính minh bạch, chính xác và thường không có độ tin cậy
cao. Khi khách hàng có ý định sắp xếp, lừa đảo ngay từ ban đầu,cán bộ Ngân hàng
sẽ rất khó khăn cho trong công tác thẩm định tình trạng thu nhập, công việc và sức
khỏe của khách hàng, do đó sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác khi đánh giá năng lực
của khách hàng.
1.2.4. Vai tr hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại
Trước tiên, hoạt động TDBL góp phần nâng cao thương hiệu và hình ảnh cho
các NHTM: Do đối tượng KHBL có số lượng lớn và địa bàn rộng, nên việc phát
triển TDBL sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng rãi.
Những thông tin về chất lượng dịch vụ, uy tín của NHTM sẽ được lan truyền một
cách nhanh chóng thông qua các KHBL. Điều này không chỉ giúp các NHTM có
được một hiệu ứng truyền thông tốt, mà còn là cơ hội để thu hút được nhiều khách
hàng mới.

14



Hoạt động TDBL không chỉ đơn thuần là việc cung cấp khoản vay cho khách
hàng mà còn giúp ngân hàng thuận lợi trong việc bán chéo các sản phẩm khác
như:thẻ tín dụng quốc tế, bảo hiểm nhân thọ, tiền gửi tiết kiệm,bảo hiểm phi nhân
thọ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khách hàng sẽ được thỏa mãn tối đa nhu cầu khi
ngân hàng có khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ, từ
đó tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, góp phần nâng cao
thương hiệu cho ngân hàng.
Hoạt động TDBL mang lại nguồn thu nhập hiệu quả cho các NHTM. Do quy
mô khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn nên vị thế đàm phán của các KHBL
thường không cao. Yếu tố lãi suất cho vay có thể được áp đặt theo mong muốn từ
phía ngân hàng. Chính vì vậy, NIM cho vay (chênh lệch giữa lãi suất mua vốn và lãi
suất cho vay) đối với KHBL luôn ở mức cao hơn các khách hàng doanh nghiệp,
mang đến nguồn thu nhập tốt hơn cho các NHTM.
TDBL còn góp phần phân tán rủi ro cho các NHTM.Một tổ chức kinh tế lớn
vay vốn tại ngân hàng không thanh toán được nợ có thể dẫn đến những thiệt hại lớn
về mặt tài chính. Tuy nhiên, số lượng KHBL gặp khó khăn về mặt tài chính chỉ ở
mức rất thấp, từ 3%-5%. Áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào một rổ”, ngân
hàng tập trung phát triển TDBLvới mục đích phân tán rủi ro.Giá trị vay nhỏ trong
khi số lượng khách hàng là rất lớn, khi có một khách hàng hoặc một sốít khách
hàng không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thƣơng mại.
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ
Hiệu quả tín dụng ngân hàng là khái niệm thể hiện tương quan giữa các kết
quả hoạt động tín dụng ứng với một mức chi phí thực hiện hoạt động tín dụng nhất
định mà các Ngân hàng thương mại phải bỏ ra.
Hoạt động tín dụng càng hiệu quả, thì các kết quả tín dụng mà ngân hàng đạt
được càng lớn ứng với một cơ sở vật chất, hạ tầng phần cứng, phần mềm, số lượng
lao động và lượng nguồn vốn đầu vào nhất định. Tuy nhiên, khác các hoạt động sản


15


×