Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.52 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ
NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ
NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM VĂN BÌNH


HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả các nội
dung trong đề tài này được tôi tìm tòi nghiên cứu và phát triển dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Bình. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong đề
tài hoàn toàn là trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giảng dạy và
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Phạm Văn Bình, người đã hướng dẫn tác giả chu đáo, tận tình trong suốt quá
trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài.
Cùng với đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo
trong Hội đồng Khoa học bộ môn, Hội đồng chấm luận văn đã góp ý, chỉnh sửa để đề tài
luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Cục
dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc đã chia sẻ công việc, giúp đỡ, cung cấp số liệu,
tài liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................i
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC..........7
1.1. Tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực..........................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực..........7
1.1.2. Nội dung tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực........................................8
1.2. Quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực............................................10
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực.......10
1.2.2.Mục tiêu quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực............................10
1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực.......................11
1.2.4. Bộ máy quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực............................12
1.2.5. Nội dung của quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực....................12
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực. 21
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực và bài học cho
Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc....................................................................26
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà Nội.......26
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà
Nam Ninh........................................................................................................27
1.3.3. Bài học cho Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc......................................29



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2016 – 2018......30
2.1. Khái quát về Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.........................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc..................30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc..........33
2.1.4. Kết quả hoạt động của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc giai đoạn
2016-2018.........................................................................................................36
2.2. Thực trạng tài chính tại Cục dự trữ nhà nước Khu vực Tây Bắcgiai đoạn 20162018.........................................................................................................................37
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc...................37
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc................38
2.3. Thực trạng quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai đoạn 20162018.........................................................................................................................43
2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc............43
2.3.2. Thực trạng lập dự toán tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc..................46
2.3.3. Thực trạng phân bổ, chấp hành dự toán tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
Tây Bắc.............................................................................................................52
2.3.4. Thực trạng quyết toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc.................56
2.3.5. Thực trạng kiểm soát tài chính tại Cục DTNN khu vực Tây Bắc....................58
2.4. Đánh giá quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc...............61
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu quản lý tài chính tại Cục DTNN
khu vực Tây Bắc.............................................................................................61
2.4.2. Điểm mạnh của quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc...61
2.4.3. Hạn chế của quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc........63


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC ĐỊNH
HƯỚNG NĂM 2025..........................................................................................67
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Cụcdự trữ nhà nước Khu vực Tây

Bắc.......................................................................................................................... 67
3.1.1. Mục tiêu của quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc đến
2020 định hướng 2025........................................................................................67
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
Tây Bắc.............................................................................................................68
3.2.Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc
................................................................................................................................. 70
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc............70
3.2.2. Hoàn thiện lập dự toán tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc..................71
3.2.3. Hoàn thiện phân bổ, chấp hành dự toán tại Cục dự trữ nhà nước khu
vực Tây Bắc....................................................................................................72
3.2.4. Hoàn thiện quyết toán tại Cục dự trữ nhà nước Khu vực Tây Bắc..................73
3.2.5. Hoàn thiện kiểm soát tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.......74
3.2.6. Một số giải pháp khác................................................................................74
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................75
3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng cục dự trữ nhà nước.................................................75
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính..................................................................76
KẾT LUÂN............................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6


CBCC
DTNN
DTQG
KBNN
NSNN
NVCM

Cán bộ công chức
Dự trữ nhà nước
Dự trữ quốc gia
Kho bạc nhà nước
Ngân sách nhà nước
Nghiệp vụ chuyên môn

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


BẢNG
Bảng 2.1:

Cơ cấu nhân lực của Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai đoạn 2016- 2018...35

Bảng 2.2:

Bảng kết quả hoạt động theo thời gian giai đoạn 2016 - 2018..............37

Bảng 2.3:

Tổng hợp nguồn vốn của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc giai
đoạn 2016-2018....................................................................................38


Bảng 2.4:

Tình hình thực hiện chi thường xuyên của Cục dự trữ nhà nước khu vực
Tây Bắc giai đoạn 2016-2018..............................................................39

Bảng 2.5:

Tình hình thực hiện chi không thường xuyên giai đoạn 2016-2018 của
Cục DTNN khu vực Tây Bắc...............................................................41

Bảng 2.6:

Tình hình thực hiện thu chi của Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai đoạn
2016 - 2018..........................................................................................42

Bảng 2.7:

Bảng tổng hợp trích lập các quỹ của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây
giai đoạn 2016-2018.............................................................................43

Bảng 28:

Cơ cấu nhân lực quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai
đoạn 2016- 2018...................................................................................45

Bảng 2.9:

Lưu đồ quy trình lập dự toán cho năm n..............................................48


Bảng 2.10: Dự toán thu chi NSNN của Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai đoạn năm
2016-2018............................................................................................50
Bảng 2.11: Bảng chi tiết nguồn thu thường xuyên của Cục DTNN khu vực Tây Bắc
giai đoạn 2016-2018.............................................................................53
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện dự toán chi NSNN tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2018.............................................................55
Bảng 2.12: Quyết toán chi NSNN của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc giai
đoạn 2016-2018....................................................................................57
Bảng 2.13: Số liệu kết quả kiểm soát tài chính tại Cục DTNN khu vực Tây Bắc giai
đoạn 2016- 2018...................................................................................60

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực........................13
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục DTNN Khu vực Tây Bắc...................................33


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ
NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy nhà nước cần phải có nguồn tài
chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Cùng với việc huy động nguồn tài chính để
bảo đảm, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn
tài chính phục vụ cho hoạt động của bộ máy. Quản lý tài chính là nội dung quan
trọng của hoạt động quản lý nhà nước, nó bảo đảm cho việc huy động, phân bổ và
sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm đạt tới những mục tiêu khác nhau trong
từng thời kỳ của nhà nước. Tăng cường quản lý tài chính là yêu cầu đặt ra cho tất cả
các cơ quan đơn vị trong bộ máy nhà nước các cấp, trong đó có Cục dự trữ Nhà
nước khu vực tây bắc. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ khi nào và ở đâu quản lý bị
buông lỏng cũng là tiền đề cho những bất cập và kém hiệu quả. Vì vậy tăng cường
quản lý tài chính cũng chính là góp phần thực hiện mục tiêu này.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế. Quản lý
tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý nhà nước, các đơn vị kinh
tế nói chung và Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc nói riêng.
Cục dự trữ Nhà nước khu vực tây bắc là đơn vị trực thuộc Tổng cục dự trữ
nhà nước, một cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu, được ngân sách
đảm bảo duy trì và hoạt động, mang nhiều tính đặc thù, vừa có hoạt động quản lý
nhà nước, vừa có hoạt động mua bán hàng hóa như một đơn vị sự nghiệp công ích.
Vì vậy quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc cũng cần phải có
sự đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng có
hiệu quả các nguồn kinh phí trong thời gian tới, đồng thời góp phần quan trọng giúp
cho Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị
được giao.
Tuy nhiên hoạt động thực tiễn những năm qua, một mặt đã dần làm rõ hơn

những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc,
mặt khác, cũng làm bộc lộ nhiều điểm yếu cần được nghiên cứu giải quyết ở tầm lý
luận. Quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém tồn tại


ii
như lập, phân bổ và giao dự toán chưa sát thực tế, Chấp hành và quyết toán kinh phí
chưa bảo đảm kịp thời, chưa đúng đối tượng, chế độ theo quy định, chi cho đầu tư
xây dựng đạt tỷ lệ thấp, vốn chi cho lĩnh vực này còn dàn trải, tiến độ giải ngân
chậm, công khai, minh bạch; quản lý chi tiêu vẫn còn lỏng lẽo.
Bởi vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện quản lý tài
chính tại Cục DTNN khu vực tây bắc nhằm tăng cường quản lý tài chính là yêu cầu
bức xúc của đơn vị. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện
quản lý tài chính tại đơn vị. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài Quản lý tài
chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của tác giả.
Mục đích mà luận văn hướng tới là hệ thống hóa lý luận về quản lý tài chính
tại Cục DTNN khu vực.Trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác quản tài chính
tại Cục DTNN khu vực tây bắc, đưa ra quan điểm đánh giá và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực tây bắc trong thời
gian tới.
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thu chi tài
chính tại Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây bắc.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quản lý tài chính với
những nội dung cơ bản: Lập dự toán; phân bổ, chấp hành dự toán; quyết toán; kiểm
soát tài chính. Chủ thể quản lý ở đây là Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước
Khu vực Tây bắc thuộc Tổng cục dự trữ nhà nước.
Về thời gian thu thập dữ liệu cho giai đoạn 2016 - 2018; điều tra vào tháng
11/2018; các giải pháp được đề xuất đến năm 2020, định hướng 2025
Về quy trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định

khung lý thuyết nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan như sách, tạp
chí, luận văn, luận án về quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực; thu thập
số liệu từ các nguồn thứ cấp: các báo cáo, tổng kết, đánh giá, quyết toán về tài chính
và quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây bắc giai đoạn từ 2016 đến
2018. Tác giả sử dụng các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp
thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu qua các năm và phân tích, tổng hợp, điếu chiếu


iii
qua đó cho thấy thực trạng quản lý tài chính của đơn vị; đánh giá quản lý tài chính
tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc thông qua đánh giá thực hiện các mục tiêu;
phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu theo các nội dung quản lý, và tìm ra
nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu đó bằng cách sử dụng phương pháp phân tích
và khảo sát; dựa trên kết quả phân tích và đánh giá các nhân tổ ảnh hưởng tác giả đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
tây bắc đến năm 2025. Đồng thời kiến nghị một số điều kiện để thực hiện các giải
pháp đó.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được trình bày gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính tại
Cục dự trữ nhà nước khu vực
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước
Khu vực Tây bắc giai đoạn 2016 – 2018.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà
nước Khu vực Tây bắc đến năm 2020, định hướng 2025.
Cụ thể nội dung của các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính
tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
Một số khái niệm, lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà
nước khu vực:

Quản lý tài chính tại các Cục dự trữ nhà nước khu vực là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm trakiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị theo cơ
chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước nhằm đảm bảo kinh phí cho việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao, là cơ sở đảm bảo thực hiện những mục tiêu đề ra.
Căn cứ vào sự vận động nguồn tài chính có thể chỉ ra ba vấn đề chính trong
công tác quản lý tài chính trong Cục dự trữ nhà nước khu vực bao gồm: Quản lý các
nguồn thu tài chính, Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính hay quản lý các khoản
chi và cân đối thu chi. Trong đó:


iv
Quản lý thu của cục dự trữ nhà nước khu vực là quản lý các nguồn tài chính
thu được từ các hoạt động dự trữ quốc gia. Nguồn thu chủ yếu nguồn ngân sách nhà
nước cấp và không có nguồn thu ngoài ngân sách.
Quản lý chi trong cục dự trữ nhà nước khu vực là quản lý NSNN được cấp,
phân phối phù hợp đến các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia.
Cân đối thu chi là việc cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu
và khoản chi, cân đối về phân bổ và trích lập các quỹ. Hoạt động này giúp các đơn vị
kiểm soát được tình hình tài chính, đặc biệt là tránh được tình trạng bội chi.
Để quản lý tài chính hiệu quả thì quy trình từ lập dự toán, phân bổ, chấp hành
dự toán, quyết toán và kiểm tra kiểm soát phải được thực hiện chặt chẽ, linh hoạt và
đúng quy định của nhà nước.
Trong nội dung nghiên cứu chương 1, tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc bao gồm: các
nhân tố thuộc về Cục dự trữ nhà nước khu vực và các nhân tố thuộc về Tổng cục
DTNN, các nhân tố khác. Qua đó tác giả chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ là căn cứ để tác giả liên hệ, phân tích thực
trạng quản lý tài chính tại quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà
nước Khu vực Tây bắc giai đoạn 2016 – 2018.

Ở chương 2 tác giả lựa chọn và vận dụng các nội dung lý thuyết tại chương 1
để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý tài chính từ năm 2016 đến năm 2018 tại
Cục dự trữ nhà nước Khu vực Tây bắc.
Trong đó tác giả đi sâu phân tích thực trạng bộ máy quản lý tài chính tại Cục
dự trữ nhà nước Khu vực Tây bắc như cơ cấu bộ máy quản lý, thực trạng cán bộ
quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc, thực trạng lập dự toán
NSNN, thực trạng phân bổ, chấp hành dự toán, thực trạng quyết toán NSNN và thực
trạng kiểm soát tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc. Từ đó, đánh giá
thực hiện mục tiêu quản lý tài chính, đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu và
những nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước


v
khu vực tây bắc để làm cơ sở đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính
tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại
Cục DTNN khu vực tây bắc đến 2020, định hướng 2025.
Xuất phát từ những nguyên nhân các điểm yếu về quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà
nước khu vực tây bắc như nguyên nhân khách quan do chính sách pháp luật của Nhà
nước... và nguyên nhân chủ quan từ chiến lược phát triển của Cục dự trữ nhà nước
khu vực tây bắc chưa thật sự rõ ràng, mà tác giả đưa ra phương hướng và mục tiêu
quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc và đưa ra những giải pháp
hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc như: Giải pháp
hoàn thiện bộ máy quản lý, giải pháp hoàn thiện lập dự toán, giải pháp hoàn thiện
phân bổ, chấp hành, giải pháp hoàn thiện quyết toán, giải pháp hoàn thiện kiểm soát
tài chính và một số giải pháp khác.
Ngoài các giải pháp trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị như: kiến nghị với
Tổng cục dự trữ nhà nước; kiến nghị với Bộ Tài chính để công tác quản lý tài chính
của đơn vị đạt hiệu quả cao.
Kết luận: từ việc phân tích lý luận cho đến thực trạng quản lý tài chính tại

Cục dự trữ nhà nước khu vực tây bắc nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại đơn vị
trong thời gian qua, tác giả đã đưa một số kiến nghị về giải pháp cho Cục dự trữ nhà
nước khu vực tây bắc trong thời gian tới. Tác giả tin rằng việc nghiên cứu sâu về
các giải pháp này, cũng như các phuơng án khả thi cho việc triển khai giải pháp sẽ
thực sự đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước
khu vực tây bắc trong thời gian tới./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ
NHÀ NƯỚC KHU VỰC TÂY BẮC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM VĂN BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy nhà nước cần phải có nguồn tài
chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Cùng với việc huy động nguồn tài chính để
bảo đảm, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn
tài chính phục vụ cho hoạt động của bộ máy. Quản lý tài chính là nội dung quan
trọng của hoạt động quản lý nhà nước, nó bảo đảm cho việc huy động, phân bổ và
sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm đạt tới những mục tiêu khác nhau trong
từng thời kỳ của nhà nước. Tăng cường quản lý tài chính là yêu cầu đặt ra cho tất cả
các cơ quan đơn vị trong bộ máy nhà nước các cấp, trong đó có Cục dự trữ Nhà
nước khu vực Tây Bắc. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ khi nào và ở đâu quản lý bị
buông lỏng cũng là tiền đề cho những bất cập và kém hiệu quả. Vì vậy tăng cường
quản lý tài chính cũng chính là góp phần thực hiện mục tiêu này.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế. Quản lý
tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý nhà nước, các đơn vị kinh
tế nói chung và Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc nói riêng.
Cục dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc là đơn vị trực thuộc Tổng cục dự
trữ nhà nước, một cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu, được ngân
sách đảm bảo duy trì và hoạt động, mang nhiều tính đặc thù, vừa có hoạt động
quản lý nhà nước, vừa có hoạt động mua bán hàng hóa như một đơn vị sự nghiệp
công ích. Vì vậy quản lý tài chính của Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc
cũng cần phải có sự đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp nhằm đảm bảo quản lý chặt
chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong thời gian tới, đồng thời góp
phần quan trọng giúp cho Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc hoàn thành tốt
các nhiệm vụ chính trị được giao.
Tuy nhiên hoạt động thực tiễn những năm qua, đã dần làm rõ hơn những vấn
đề cơ bản về quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc, mặt khác,
cũng làm bộc lộ nhiều điểm yếu cần được nghiên cứu giải quyết ở tầm lý luận.
Quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém tồn tại như lập,



2

phân bổ và giao dự toán chưa sát thực tế, chấp hành và quyết toán kinh phí chưa bảo
đảm kịp thời, chưa đúng đối tượng, chế độ theo quy định, chi cho đầu tư xây dựng
đạt tỷ lệ thấp, vốn chi cho lĩnh vực này còn dàn trải, tiến độ giải ngân chậm, công
khai, minh bạch; quản lý chi tiêu vẫn còn lỏng lẽo.
Bởi vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện quản lý tài
chính tại Cục DTNN khu vực Tây Bắc nhằm tăng cường quản lý tài chính là yêu cầu
bức xúc của đơn vị. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện
quản lý tài chính tại đơn vị. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài Quản lý tài
chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của tác giả.
2. Tổng quan nghiên cứu
Về lĩnh vực quản lý tài chính nói chung, trong ngành dự trữ nhà nước cũng
đã có một số nghiên cứu với đối tượng, phạm vi tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến
một số đề tài tiêu biểu như sau:
- Tác giả Nguyễn Thành Lê (2013) trường Đại học kinh tế quốc dân với
Luận văn thạc sĩ. Quản lý tài chính tại trung tâm vận tải V75- Bộ ngoại giao.
Bằng những lý luận thực tiễn, cùng với các phương pháp phân tích, so sánh,
thống kê, Tổng hợp đề tài cũng đã chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế của quản
lý tài chính tại Trung tâm vận tải V75- Bộ ngoại giao, từ đó, đưa ra một số giải
pháp để hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm vận tải V75- Bộ ngoại giao
theo cơ chế tự chủ tài chính.
- Tác giả Đỗ Thị Nguyệt (2015) trường Đại học quốc gia với Luận văn thạc
sĩ. Quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước. Bằng các phương pháp phân
tích, tác giả đã khẳng định, Quản lý Tài chính cần phải đổi mới, hoàn thiện cho phù
hợp chiến lược phát triển dự trữ Quốc gia. Do đó, công tác quản lý tài chính là vô
cùng quan trọng. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác tài

chính trong giai đoạn này.
- Tác giả Nguyễn Văn Phò (2015) trường Đại học kinh tế quốc dân với
Luận văn thạc sĩ. Quản lý chi ngân sách nhà nước của chính quyền huyện Đắk
Song tỉnh Đắk Nông. Bằng các phương pháp phân tích thực trạng quản lý chi


3

ngân sách nhà nước tại chính quyền huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông, đưa ra
quan điểm đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi
ngân sách nhà nước tại chính quyền huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông trong thời
gian tới.
- Tác giả Trần Thanh Loan (2017) trường Đại học kinh tế quốc dân với Luận
văn thạc sĩ. Quản lý tài chính tại Trường đại học Tây Bắc. Bằng các phương pháp
phân tích thực trạng công tác quản tài chính tại Trường Đại học Tây Bắc, đưa ra
quan điểm đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
tài chính tại Đại học Tây Bắc trong thời gian tới.
- Tác giả Trần Thị Phương Hà (2017) trường Đại học kinh tế quốc dân với
Luận văn thạc sĩ Quản lý tài chính tại cơ quan Bộ xây dựng. Bằng các phương pháp
phân tích thực trạng công tác quản tài chính tại cơ quan Bộ xây dựng, đưa ra quan
điểm đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại cơ quan Bộ xây dựng trong thời gian tới.
Đây là những đề tài tham khảo hết sức bổ ích, đặc biệt là về phương diện cơ
sở lý luận và được tác giả tiếp thu, kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Quản lý tài chính tại Cục dự
trữ nhà nước khu vực Tây Bắc. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tài
chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc” sẽ đi sâu phân tích và đánh giá
được những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế còn tồn tại trong quản lý tài
chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc. Từ đó đưa ra một số giải pháp
giúp cho quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc ngày càng

có hiệu quả hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước
khu vực.
-Phân tích được thực trạng quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực
Tây Bắc; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của quản lý tài chính tại Cục dự trữ


4

nhà nước khu vực Tây Bắc và nguyên nhân của các điểm yếu.
-Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ
nhà nước khu vực Tây Bắc đến năm 2025
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
-Quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực nhằm mục tiêu gì?
-Quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bao gồm những nội dung
cơ bản nào? Chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?
- Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc giai đoạn 20162018 có các điểm mạnh, điểm yếu nào? Nguyên nhân của các điểm yếu đó?
- Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc đến năm 2025
cần tập trung hoàn thiện các nội dung nào?
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý tài chính với những nội dung cơ
bản: Lập dự toán; phân bổ, chấp hành dự toán; quyết toán; kiểm soát tài chính;
- Về không gian: Quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước Khu vực Tây Bắc
thuộc Tổng cục dự trữ nhà nước.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2016 - 2018; điều tra vào
tháng 11/2018;các giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khung nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản

Quản lý tài chính tại cục dự trữ

lý tài chính tại cục dự trữ nhà

nhà nước khu vực

Thực hiện mục

Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1. Khung nghiên cứu này xuyên

suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra, tổng hợp.

nước khu vực

Các nhân tố thuộc về
cục dự trữ nhà nước
khu vực

Tài

chính

Bộ máy quản lý

tại cục

tài chính


dự trữ

Lập dự toán

Các nhân tố thuộc về
tổng cục dự trữ nhà
nước

Phân bổ,chấp
hành

Các nhân tố khác

Quyết toán

nhà
nước
khu
vực

tiêu của quản lý
tài chính
- Nâng cao hiệu
quả sử dụng
ngân sách
.Giảm chi phí
thực hành tiết
kiệm..
- Tạo môi

trường công
khai minh bạch
-Tăng thu nhập

Kiểm tra tài chính

cho CBCC


5

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
5.2. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về
quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực. Những phương pháp được sử
dụng ở bước này là phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và
mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, quyết toán,
đánh giá của cục dự trữ nhà nước để làm rõ thực trạng quản lý tài chính của Cục dự
trữ nhà nước khu vực Tây Bắc; kết quả của hoạt động quản lý tài chính tại cục dự
trữ nhà nước khu vực Tây Bắc; thực trạng tổ chức thực hiện công tác này. Các
phương pháp thực hiện chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu
qua các năm.
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn sâu các nhóm đối
tượng liên quan như quy chế chi tiêu nội bộ, chu trình quản lý, lập dự toán thu chi,
phân bổ giao dự toán, kiểm tra, kiểm toán nội bộ liên quan tới quản lý tài chính tại
Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.



6

- Mục tiêu phỏng vấn sâu là nhằm hiểu sâu, hiểu kỹ một vấn đề nhất định
- Địa bàn phỏng vấn sâu: Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc
- Đối tượng phỏng vấn sâu: Người quản lý tài chính gồm Cục trưởng, trưởng
phòng tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng và phó phòng kế toán tài chính tổng hợp
- Số người: 3 người
- Nội dung phỏng vấn sâu: Là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa
nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm
và nhận thức của người cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của người ấy. Phỏng
vấn sâu không chỉ giúp nhà nghiên cứu thâm nhập được vào cộng đồng khách thể
nghiên cứu, hiểu biết và phản ánh được bản chất vấn đề, mà còn thực sự là cách
nhìn của người trong cuộc.
Bước 4: Phân tích và đánh giá quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước Khu
vực Tây Bắc.Phương pháp đánh giá chủ yếu là phương pháp so sánh, đối chiếu,
phân tích, tổng hợp dựa trên các tiêu chí đã xây dựng. Thông qua đánh giá thực hiện
các mục tiêu; phân tích các điểm mạnh, điểm yếu theo các nội dung quản lý, và tìm
ra nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu. Phương pháp phân tích dựa trên các nhân
tổ ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc.
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ
nhà nước khu vực Tây Bắc.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính tại
cục dự trữ nhà nước khu vực
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước
khu vực Tây Bắc giai đoạn 2016 – 2018.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà

nước khu vực Tây Bắc đến năm 2020, định hướng 2025.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC
1.1. Tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài chính tại cục dự trữ
nhà nước khu vực
Tài chính là các quỹ tiền tệ thuộc quyền sở hữu của các chủ thể, được hình
thành thông qua quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội trong một thời kỳ
nhất định.
Tài chính công là các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung thuộc sở hữu và
chi phối của Nhà nước, được hình thành và sử dụng trên cơ sở công quyền thông qua
các văn bản pháp quy trong một thời kỳ nhất định.
Tài chính của cục dự trữ nhà nước khu vực là một bộ phận của tài chính công.
Tài chính trong cục dự trữ nhà nước khu vực được hiểu là các hoạt động thu chi
bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cục dự
trữ nhà nước khu vực, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao (hoạt
động không thường xuyên)
“Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các
nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội”. theo lý thuyết tài chính của
học viện tài chính.
Các quan hệ tài chính đó là:
Quan hệ tài chính giữa cục dự trữ nhà nước khu vực với
ngân sách nhà nước
Thông qua Ngân sách nhà nước, bộ chủ quản cấp kinh phí chi thường

xuyên, chi không thường xuyên cho các cục. Nhiệm vụ của các cục dự trữ nhà
nước khu vực là phải sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được
giao và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước: nộp thuế … (nếu có)


8

theo luật định.
Quan hệ tài chính trong nội bộ cục dự trữ nhà nước khu vực
Quan hệ tài chính trong nội bộ cục gồm các quan hệ kinh tế giữa các
phòng chức năng, cán bộ trong đơn vị thông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán,
phân bổ kinh phí hàng năm, phân phối các định mức thu nhập như: tiền giờ, tiền
lương, thưởng …
Nhìn chung, các quan hệ tài chính trên phản ánh rõ cục dự trữ nhà nước
khu vực hiện nay là đơn vị độc lập và không tách rời hoạt động với hệ thống kinh
tế - chính trị - xã hội của đất nước. Việc quản lý hiệu quả hoạt động của các cục,
mà đặc biệt về mặt tài chính là rất cần thiết để có những định hướng phù hợp giúp
các cục dự trữ nhà nước khu vực đi đúng mục tiêu phát triển của ngành.
Quan hệ tài chính giữ cục dự trữ nhà nước khu vực với công cộng
Mục đích của tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực là để phục vụ cho
việc thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước.
Chi tiêu của tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực chủ yếu để duy trì sự
tồn tại của bộ máy nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp các
dịch vụ hành chính công thuộc chức năng của cơ quan.

1.1.2. Nội dung tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực
Tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực là một cơ quan hành chính nhà
nước được ngân sách đảm bảo duy trì và hoạt động, mang nhiều tính đặc thù, vừa
có hoạt động quản lý nhà nước, vừa có hoạt động mua bán hàng hóa như một đơn vị
sự nghiệp công ích.

1.1.2.1. Nguồn thu của cục dự trữ nhà nước khu vực chủ yếu thu từ ngân
sách nhà nước
Nguồn thu từ NSNN cấp bao gồm:
Kinh phí được cấp hoạt động thường xuyên (quỹ lương, phụ cấp và các kinh
phí nghiệp vụ thường xuyên khác);
Kinh phí được cấp hoạt động không thường xuyên (phí bảo quản hàng dự
trữ, phí nhập, xuất hàng, phí cứu trợ, viện trợ, hỗ trợ chính sách, cải tạo sữa chữa


×