Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.04 KB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định
của nhà trường và khoa chuyên môn.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Mai Anh

1

1


LỜI CẢM ƠN
Với lịng chân thành, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức
con người suốt 4 năm học qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thiêm,
Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ tôi tận tình trong q trình thực tập để tơi có thể hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ và
chuyên viên Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh; đặc biệt là Bà
Đặng Thị Thanh Hà- Phó trưởng phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và thu
thập số liệu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh.


Cuối cùng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, bạn bè- những người đã ln ở bên, động viên tơi trong suốt q trình
học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi
những thiếu xót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý của các
thầy, cô giáo và các độc giả để báo cáo được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Mai Anh

2

2


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Dự trữ quốc gia mặt hàng lương thực là công cụ giúp Nhà Nước đảm
bảo cuộc sống của người dân có thể ổn định, khơng phải chịu cảnh đói ăn mỗi
khi có sự cố xảy ra. Cơng tác quản lý mua LTDT quốc gia là một khâu hết
sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn hàng dự trữ; bình ổn thị trường, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,
dịch bệnh. Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ
Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh” nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý công tác mua LTDT tại Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh trong thời
gian tới.
Đề tài đã tiếp cận vấn đề theo phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
từ từ sổ sách, văn bản, bác cáo, internet…; phương pháp phỏng vấn: phỏng

vấn Lãnh đạo cục, các chuyên viên quản lý cơng tác mua LTDT; phương
pháp thảo luận nhóm: thảo luận cùng với các chun viên phịng
KH&QLHDT; phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu để nghiên
cứu. Qua quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như sau:
Về lập kế hoạch: Vào đầu mỗi năm, khi nhận được chỉ tiêu Tổng Cục
Dự trữ Nhà nước giao Lãnh đạo cục kết hợp với các phòng ban tiến hành lập kế
hoạch.
Về tổ chức thực hiện: Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh mua gạo theo
phương thức đấu thầu rộng rãi, thóc theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi
từ mọi đối tượng theo quy trình của phương thức mua. Sau khi mua xong Cục
tiến hành bảo quản lương thực dự trữ quốc gia theo đúng kỹ thuật tại các Chi
cục trực thuộc; các Chi cục bảo quản gạo kín bằng phương thức nạp khí CO 2,
bảo quản thóc bằng phương thức đổ rời trong điều kiện áp suất thấp.

3

3


Về kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các
quy định của Ngành: Cục tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá việc
chấp hành chính sách, quy định của Ngành, pháp luật trong quá trình mua và
bảo quản LTDT quốc gia.
Từ thực trạng quản lý mua lương thực dự trữ quốc gia, những thuận lợi
khó khăn cịn tồn tại và căn cứ vào đề xuất; đề tài đã đề ra một số giải pháp về
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá nhằm hồn thiện quản lý
cơng tác mua lương thực dự trữ.
Đề tài đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà
nước, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hà Nam Ninh nhằm tạo điều kiện cho
quản lý công tác mua.

Đề tài đã đưa ra một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho những người
thực hiện quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia. Tuy nhiên những
giải pháp này có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, Cục cần
phải có sự hỗ trợ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

4

4


MỤC LỤC

5

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Nhiệm vụ thực hiện qua các giai đoạn phát triển của Cục.............28
Bảng 3.2 Cơ cấu tổ chức cán bộ Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh...........32
Bảng 4.1 Hệ thống kho chứa của Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh..........45
Bảng 4.2 Kết quả đấu thầu mua gạo tại Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh 48
Bảng 4.3 Kết quả mua thóc nhập kho tại Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh...50
Bảng 4.4 Thời gian thực hiện kế hoạch mua thóc.........................................51
Bảng 4.5 Thời gian giao và thực hiện kế hoạch mua gạo năm 2014.............53
Bảng 4.6 Nội dung kế hoạch mua lương thực dự trữ quốc gia......................55
Bảng 4.7 Năng lực của đội ngũ cán bộ trong công tác lập kế hoạch.............57
Bảng 4.8 Thời gian lập kế hoạch mua gạo năm 2014...................................60
Bảng 4.9 Các phương thức mua LTDT quốc gia..........................................62
Bảng 4.10 Thời gian lựa chọn nhà thầu...........................................................64

Bảng 4.11 Điều kiện thanh toán đối mặt hàng lương thực dự trữ...................67
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu về kiểm tra, đánh giá..................................................72
Bảng 4.13 Thành phần kiểm tra, đánh giá hoạt động mua LTDT quốc gia....73

6

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh....31
Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức mua LTDT quốc gia........................................40
Sơ đồ 4.2 Quy trình đấu thầu mua gạo.........................................................43
Sơ đồ 4.3 Quy trình mua thóc......................................................................43
Sơ đồ 4.4 Quy trình lập kế hoạch mua hàng hóa dự trữ quốc gia................52
Sơ đồ 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch.......................................57
Sơ đồ 4.6 Quy trình bảo quản kín gạo..........................................................69
Sơ đồ 4.7 Quy trình bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp.......70
Đồ thị 4.1 Tình hình mua lương thực dự trữ giai đoạn 2012- 2014..............47
Đồ thị 4.2 Giá đấu thầu mua gạo đợt I của các năm 2012- 2014..................65

7

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

8


LTDT

: Lương thực dự trữ

DTNN

: Dự trữ Nhà nước

TCHC

: Tổ chức hành chính

TCKT

: Tài chính kế toán

KH&QLHDT

: Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ

KTBQ

: Kỹ thuật bảo quản

VFA

: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

UBND


: Uỷ ban nhân dân

CBCC

: Cán bộ công chức

8


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống hàng ngày của con người việc đảm bảo các nhu cầu
thiết yếu được đặt lên hàng đầu, Hồ Chủ Tịch đã dạy "Muốn nâng cao đời
sống của Nhân dân thì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn rồi đến mặc và các
vấn đề khác". Lương thực đối với con người là nhu cầu thiết yếu, cơ bản số
một của toàn xã hội.
Dự trữ quốc gia mặt hàng lương thực là công cụ giúp Nhà Nước đảm
bảo được cuộc sống của người dân trước những sự cố bất ngờ, đặc biệt trong
ngày nay khi mà thiên tai, bão lũ lụt ln hồnh hành, thị trường ln biến
động, dịch bệnh ln xảy ra. Để cuộc sống của người dân có thể ổn định,
khơng phải chịu cảnh đói ăn mỗi khi có sự cố xảy ra thì dự trữ lương thực là
việc làm không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Như vậy đối với một đất nước dự
trữ lương thực có vai trò quan trọng.
Hiện nay, việc xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực chủ yếu do
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phụ trách, song trên thực tế hoạt động
của VFA cịn nhiều bất cập, có lúc cịn thiếu tính kế hoạch và hiệu lực cần thiết.
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trong khi phần lớn doanh nghiệp kinh doanh lương
thực khơng có kho dự trữ lúa gạo, do vậy doanh nghiệp chỉ thu mua khi ký được
hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác, đa phần hệ thống thu mua và bán lẻ gạo do tư

thương đảm nhiệm nên Nhà nước khó kiểm sốt giá thu mua để bảo đảm lợi ích
cho nơng dân. Tại nhiều nơi, tình trạng tư thương ép giá, gây thiệt hại cho người
nơng dân vẫn phổ biến. Trong khi đó, hệ thống các doanh nghiệp được Nhà
nước cho phép thu mua, phân phối, xuất khẩu lúa gạo có chức năng điều tiết và
bình ổn thị trường lương thực chưa thể hiện được vai trị của mình, để xảy ra tình
trạng thiếu, thừa lương thực cục bộ. Do đó, cơng tác quản lý mua LTDT quốc
9

9


gia là một khâu hết sức quan trọng trong việc xác lập và đảm bảo nguồn hàng dự
trữ, đảm bảo an tồn, an ninh hàng hóa, giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ
mô, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Tất cả các nước đều coi dự trữ quốc gia là điều kiện đảm bảo cho sự
bền vững của nhà nước về kinh tế- chính trị trong những tình huống thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh và chiến tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
đất nước trước những biến cố bất thường xảy ra. Sức mạnh kinh tế của Nhà
nước trước hết phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, trong đó dự trữ quốc gia có vị
trí, vai trị vơ cùng quan trọng sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất trắc
xảy ra. Dự trữ quốc gia không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà cịn đáp ứng
mục tiêu ổn định chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng, an ninh của mỗi
nước. Tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế của mỗi nước mà tổ chức
quản lý mua lương thực dự trữ khác nhau.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh là cơ quan trực thuộc
Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chính có chức năng trực tiếp quản lý
hàng dự trữ nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ nhà nước trên
địa bàn theo quy định của pháp luật. Trong đó, Phòng Kế hoạch và quản lý
hàng dự trữ là phòng chun mơn thuộc Cục có nhiệm vụ lập kế hoạch mua
và tổ chức thực hiện công tác mua của Nhà nước theo kế hoạch phê duyệt.

Công tác quản lý mua lương thực dự trữ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Hà Nam Ninh có những bất cập, hạn chế gì? Những khó khăn, thuận lợi trong
việc tổ chức thu mua lương thực dự trữ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà
Nam Ninh. Cục đã thực hiện những giải pháp gì để hạn chế khó khăn. Cần có
những giải pháp nào để công tác quản lý thu mua lương thực dự trữ tại Cục Dự
trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh hiệu quả hơn, tốt hơn trong thời gian tới?
Xuất phát từ vấn đề nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại Cục Dự
trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh”.
10

10


1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua và chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác mua lương thực dự trữ trong thời gian
vừa qua, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý công
tác mua LTDT tại Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công tác
mua LTDT quốc gia.
Đánh giá thực trạng về việc quản lý công tác mua LTDT quốc gia tại
Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý công tác mua LTDT.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác mua LTDT quốc
gia tại Cục Dự trữ Nhà Nước khu vực Hà Nam Ninh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý liên
quan đến thực hiện quản lý công tác mua LTDT (các cơ chế, chính sách: hình
thức mua, thủ tục thực hiện, hành vi vi phạm và xử lý…).
Khách thể nghiên cứu: cán bộ quản lý công tác mua; chuyên viên quản
lý công tác mua; các cán bộ liên quan đến công tác mua LTDT quốc gia tại
Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh.

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Hệ thống tổ chức và quản lý công tác mua LTDT tại Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Hà Nam Ninh. Tình hình thực hiện quản lý cơng tác mua LTDT
của các bộ phận mua.
11

11


Thực trạng quản lý công tác mua LTDT quốc gia.
Các giải pháp quản lý công tác mua LTDT quốc gia và ứng dụng thực
tế tại Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.
Thời gian thu thập số liệu: 3 năm.


12

12


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Các
trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856- 1915) tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế- kỹ
thuật đã cho rằng: Quản lý là hồn thành cơng việc của mình thơng qua người
khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất.
Henrry Fayol (1886- 1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy
trình, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế
hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của các cá nhân,
bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt
được mục tiêu đề ra.
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh
tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là
một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành
động riêng rẽ không thể nào đạt được.
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các
cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực

hiện mục tiêu của tổ chức.

13

13


Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức
hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Quản lý bao gồm các
yếu tố:
Phải có một chủ thể quản lý là các tác nhân tạo ra tác động quản lý và
một đối tượng bị quản lý. Tác động quản lý có thể chỉ là một lần mà cũng có
thể là liên tục nhiều lần.
Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là
căn cứ chủ yếu để tạo ra các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một người,
nhiều người. Đối tượng bị quản lý có thể là người hoặc giới vơ sinh (máy
móc, thiết bị, đất đai, hầm mỏ…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng…).
2.1.1.2 Khái niệm về mua
Mua hàng được định nghĩa là hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại sau khi xem xét chào hàng, doanh nghiệp thương
mại cùng với đơn vị bán hàng (nhà sản xuất kinh doanh hoặc của doanh
nghiệp thương mại khác) thỏa thuận điều kiện mua bán, giao nhận, vận chuyển,
thanh toán tiền hàng bằng hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc trao đổi hàng – tiền.
2.1.1.3 Khái niệm về lương thực dự trữ quốc gia
Lương thực dự trữ quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia
về nguồn cung cấp lương thực cho dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu
lương thực, nạn đói phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Theo định
nghĩa của FAO thì lương thực dự trữ quốc gia là mọi người có quyền tiếp cận
các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì

cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Theo cách hiểu của thế giới qua nhiều lần bổ sung, phát triển thì có một
số cách hiểu như:

14

14


LTDT quốc gia là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực
phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày
một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả.
Đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý
và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần.
Tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực
phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động.
LTDT quốc gia là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận
được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an
toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với
thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.

Một số loại thực phẩm thiết yếu bảo đảm an ninh lương thực

15

15


Các sản phẩm từ cây lương thực
Theo định nghĩa như trên thì có các tiêu chí để xét đến LTDT quốc gia gồm:

Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở
một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở
trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.
Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với
nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực
thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với
lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ
nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu
lương thực.
Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc
một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp.
Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất
thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ
(như mất an ninh lương thực theo mùa). Các yếu tố mới tác động đến độ ổn
định của nguồn cung lương thực gồm:

16

16


Môi trường tự nhiên: Đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, hệ sinh
thái.... đặc biệt là nguồn nước.
Thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không
thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực.
Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (IPCC), số lượng cá rạn san hơ, cần thiết cho thực phẩm của người dân,
có thể giảm xuống 20% vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.
Tình trạng suy thối ở mức độ báo động về mơi trường ví dụ như ơ
nhiễm mơi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống sinh thái và nơng-sinh

thái toàn cầu, mất cân bằng sinh thái.
Tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng (có thể
do thay đổi mùa vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở
nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho
nông dân trong nước.
Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn
uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi
tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng.
Do vậy, lương thực dự trữ quốc gia là hàng hóa trong Danh mục hàng
dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ
quốc gia.
2.1.2 Quản lý mua LTDT
2.1.2.1 Khái niệm về quản lý mua LTDT
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về mua
lương thực dự trữ quốc gia.
Là q trình lập kế hoạch, tổ chức, phân cơng điều khiển và kiểm soát
việc mua LTDT.

17

17


2.1.2.2 Mục tiêu của quản lý công tác mua LTDT
Mục tiêu dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp
bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo
đảm quốc phịng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước.
Xây dựng dự trữ quốc gia đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao, có một lực lượng dự trữ quốc gia vững mạnh, cơ cấu hợp

lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, có đội ngũ cán bộ, cơng
chức chun nghiệp, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh đồng bộ.
Từng bước tăng cường quỹ dự trữ quốc gia có quy mơ phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế, cơ cấu danh mục mặt hàng hợp lý đủ điều kiện tác
động kịp thời, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong mọi
tình huống biến động, đột xuất xảy ra. Tổng mức dự trữ quốc gia đến năm
2020 tăng gấp 2 lần tổng mức dự trữ quốc gia năm 2010.
Nâng cao chất lượng công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, định
mức kinh tế - kỹ thuật, từng bước đổi mới kỹ thuật và đưa các giải pháp công
nghệ bảo quản mới vào công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm
trình độ kỹ thuật, cơng nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ và ngang tầm với các nước tiên tiến.
Tiếp tục kiện toàn, phát triển tổ chức quản lý dự trữ quốc gia theo
hướng tập trung vào cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách; chú trọng
phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có
phẩm chất chính trị và năng lực cơng tác ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
2.1.2.3 Vai trò của quản lý công tác mua LTDT
Đảm bảo cho hệ thống pháp luật về quản lý công tác mua lương thực
phát huy tác dụng trong quá trình triển khai vào thực tiễn. Đảm bảo tính pháp
chế và kỷ cương trong q trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
18

18


Đảm bảo có đủ khối lượng LTDT khi cần
Bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ
Khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh: Tổng cục
DTNN xuất cấp kịp thời giúp cho nhân dân vượt qua giai đoạn khó khăn, nếu

khơng có những tấn gạo trợ giúp của Nhà nước thì nhân dân sẽ dơi vào những
tình trạng khơng thể lường trước được.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý công tác mua LTDT
2.1.3.1 Đánh giá lập kế hoạch mua LTDT
Trong phần lập kế hoạch mua LTDT quốc gia đề tài tập trung đánh giá
các bên (Tổng cục, Cục) tham gia lập kế hoạch và nhiệm vụ/ vai trị của các
bên. Đề tài tìm hiểu thời điểm lập kế hoạch, nội dung lập kế hoạch và quy
trình lập như thế nào. Trong quá trình lập kế hoạch chịu ảnh hưởng bởi những
yếu tố nào và gặp những thuận lợi khó khăn gì?
2.1.3.2 Đánh giá tổ chức thực hiện
Để đánh giá tổ chức thực hiện đề tài cần đánh giá thành phần tham gia
thực hiện. Quy trình thực hiện mua diễn ra như thế nào? Khi nào thì tiến hành
mua và mua theo phương thức nào. Thanh toán cho các đơn vị mua cần
những điều kiện gì và thanh tốn bằng hình thức nào. Bảo quản như thế nào?
và ai là người chịu trách nhiệm bảo quản. Để bảo quản LTDT quốc gia cần
phải đảm bảo những điều kiện gì. Quá trình bảo quản diễn ra như thế nào và
bảo quản LTDT được thực hiện ở đâu. Trong thực hiện mua có những thuận
lợi gì, gặp những khó khăn gì? và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
2.1.3.3 Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động mua LTDT
Trong phần kiểm tra, đánh giá ta cần biết được thành phần giám sát
hoạt động mua LTDT quốc gia bao gồm những ai. Khi nào kiểm tra, đánh giá;
tần suất kiểm tra, đánh giá như thế nào? Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt
động nhập LTDT, đấu thầu gồm những nội dung gì? Các hành vi nghiêm cấm
của Ngành và hình thức xử lý vi phạm như thế nào? Sau khi xử lý vi phạm
19

19


tiền phạt được nộp vào đâu. Kết quả kiểm tra/đánh giá được xử lý như thế nào

và có được điều chỉnh kế hoạch, hoạt động theo kết quả đánh giá khơng? Q
trình kiểm tra, đánh giá gặp những thuận lợi, khó khăn gì và chịu những ảnh
hưởng gì?
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình mua LTDT quốc gia ở nước ngoài
(1) Trung Quốc
Trung Quốc rất coi trọng đến dự trữ quốc gia, tổ chức dự trữ quốc gia
về xăng dầu, vật tư, hàng hóa thiết yếu cho đời sống và sản xuất; dự trữ lương
thực, dầu ăn gồm: thóc, gạo, lúa mỳ, ngô, đại mạch và dầu ăn nhằm đáp ứng
yêu cầu trong các tình huống thảm họa thiên tai, động đất, dịch bệnh.
Kế hoạch thu mua, sử dụng lương thực và dầu dự trữ trung ương do Cơ
quan quản lý hành chính quốc gia đề xuất dựa trên quy mơ, loại mặt hàng và
bố trí tổng thể về dự trữ trung ương đã được Quốc vụ viện phê chuẩn.
Quá trình xuất, nhập, mua bán bổ sung, luân phiên đổi hạt nhằm đảm
bảo nguồn lương thực dự trữ nhà nước đều do Tổng công ty dự trữ lương thực
Trung Quốc (giao cho các kho dự trữ trung ương) chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện, tự quản lý rủi ro. Giá cả thực hiện theo cơ chế thị trường. Giá mua
lương thực dự trữ quốc gia thực hiện theo cơ chế giá sàn của Nhà nước.
Các đơn vị dự trữ phải dựa theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia về
lương thực và dầu để làm chậm quá trình biến chất của dầu và lương thực,
giảm mức độ tổn thất, tổn hao; phịng ngừa sự ơ nhiễm đối với dầu và lương
thực đảm bảo dự trữ đúng số lượng, chất lượng tốt, dự trữ an toàn.
Luật dự trữ lương thực trung ương cũng quy định cụ thể chế độ luân
chuyển cân bằng, mỗi năm số lượng luân chuyển rơi vào khoảng 20-30% tổng
lượng dự trữ lương thực trung ương.
Phát triển đồng bộ với hệ thống nhà kho hiện đại là hệ thống quản lý
chất lượng với thiết bị hiện đại bao gồm các phịng thí nghiệm trung tâm và
20

20



các phịng thí nghiệm đặt tại kho dự trữ để thực hiện kiểm nghiệm theo đúng
các tiêu chuẩn quốc gia. Quản lý nhập xuất, chất lượng đều được xử lý trên hệ
thống máy tính đặt tại trung tâm và tại các kho dự trữ. Tại kho có gắn hệ
thống camera theo dõi và hệ thống cảm ứng được nối mạng. Trung Quốc đã
phát triển, triển khai thực hiện tự động hóa, hiện đại hóa hơn so với các nước
trong khu vực. Tích lượng kho của Trung Quốc thơng thường rất lớn, kho
lương thực mới, hiện đại hàng chục ngàn tấn trở lên.
Về quản lý lương thực dự trữ Trung Quốc giao quyền quản lý và chịu
trách nhiệm thi hành mọi yêu cầu cung ứng kịp thời cho Tổng công ty dự trữ
lương thực. Ngoài nhiệm vụ cung cấp cho nhà nước, Tổng công ty được phép
kinh doanh vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên luôn luôn phải đảm bảo
an toàn về số lượng và chất lượng của hàng hóa dự trữ trước nhà nước, kịp
thời xuất hàng ứng cứu khi Chính phủ yêu cầu (Chính phủ, 2012).
(2) Malaixia
Malaixia là nước phải nhập khẩu lương thực để đáp ứng nhu cầu dự trữ.
Dự trữ lương thực của Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng để Chính phủ
điều tiết thị trường lương thực nhằm đảm bảo cho an tồn quốc gia về lương
thực. Chính phủ giao cho BERNAS là Cơng ty cổ phần lương thực có 1% cổ
phần của Nhà nước được độc quyền nhập khẩu lương thực và phân phối cho các
doanh nghiệp trong nước bán. Lực lượng gạo dự trữ luôn luôn sẵn sàng đáp ứng
các yêu cầu của Chính phủ; việc thực hiện bán ra bình ổn thị trường và phục vụ
các nhu cầu cho dân dân được giao cho BERNAS như là thực hiện dịch vụ
cơng (khơng hồn tồn theo cơ chế thị trường). BERNAS nắm giữ 50% thị
phần lương thực trên thị trường, 50% cịn lại thuộc về các cơng ty tư nhân.
Ở Malaixia, BERNAS là cơ quan được Chính phủ lập ra và giao nhiệm
vụ quản lý dự trữ và thực hiện cứu trợ. Nhưng hiện nay BERNAS đã được cổ
phần hóa, Nhà nước chỉ có 1% cổ phần. Với 1% cổ phần này, Nhà nước được
quyền chỉ định giá bán đối với hàng hóa khi cứu trợ. Cịn hoạt động kinh

21

21


doanh của BERNAS theo cơ chế lời ăn lỗ chịu, nguồn vốn do các cổ đơng
đóng góp.
Hệ thống kho được quy hoạch xây dựng gắn cùng với khu cảng biển và
nhà máy chế biến gạo tập trung. Ngoài ra để đảm bảo thuận lợi và dễ dàng
trong khâu xuất nhập, kịp thời ứng cứu, mạng lưới kho dự trữ của Malaixia
nằm ở khu vực có sản lượng sản xuất gạo cao, tập trung dân số, khu vực giao
thông dễ tiếp cận, có nhu cầu tiêu thụ và có khả năng xây dựng mở rộng. Kho
bảo quản gạo của BERNAS xây dựng theo kiểu kho Tiệp của Việt Nam, mái
tôn nhưng nền trệt, nền khơng xây cao, khơng ơ thống. Gạo dự trữ bảo quản
ngắn hạn (không quá 6 tháng) và theo phương pháp thơng thống tự nhiên.
BERNAS được Chính phủ giao độc quyền nhập khẩu lương thực và
thực hiện nhiệm vụ dự trữ lương thực cho quốc gia. Hiện nay, BERNAS đã cổ
phần hóa, Nhà nước chỉ chiếm giữ 1% cổ phần tồn cơng ty, nhưng thực hiện
mọi chỉ đạo cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiên tai thiếu đói hoặc bán hàng ra
theo giá yêu cầu của Nhà nước (Chính phủ, 2012).
2.2.2 Tình hình mua LTDT quốc gia ở Việt Nam
Tổng cục DTNN đã xuất, cấp cho bà con vùng đặc biệt khó khăn, vùng
thiên tai, mất mùa, thời điểm giáp hạt và hỗ trợ cứu đói nhân dân trong dịp
Tết Nguyên đám năm 2013, xuất cứu trợ 72.000 tấn gạo; trong 8 tháng đầu
năm 2014 đã xuất trên 30.000 tấn gạo. Hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường
phổ thơng ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn trong năm
học 2013-2014, Tổng cục DTNN đã xuất cấp trên 58.300 tấn gạo. Từ đầu
năm 2014 đến nay, Tổng cục DTNN đã xuất cấp tạm ứng 11,330 tấn gạo cho
học sinh 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Tây Bắc và Tây Nguyên theo Quyết
định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18.6.2013 của Thủ tướng Chính phủ.

(1) Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh
Cục DTNN Khu vực Nghệ Tĩnh được xem như là cơng cụ tài chính, là
chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh khi tình
22

22


huống cấp bách xảy ra trong suốt 58 năm qua. Hoạt động của Cục được nhân
dân nơi đây biết đến thông qua việc xuất cấp lương thực cứu trợ, hỗ trợ và
xuất cấp vật tư để phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do
thiên tai, hỏa hoạn…; cân đối quan hệ cung - cầu lương thực trên thị trường,
góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân.
Công tác đấu thầu gạo dự trữ đã được đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm
các quy trình luật định và hàng năm đều mua hoàn thành 100% kế hoạch kể
cả lượng bổ sung. Trong nhập, xuất lương thực, đơn vị cũng thực hiện giá
mua thấp hơn giá trần, giá bán cao hơn giá sàn quy định, tiết kiệm cho NSNN
nhiều tỷ đồng tiền vốn, mua tăng được hàng ngàn tấn lương thực.
Cụ thể, kế hoạch nhập tăng lương thực DTNN năm sau luôn cao hơn
năm trước với tổng mức trong 6 năm (2008-2012) gần 58 nghìn tấn thóc, hơn
100 nghìn tấn gạo; Xuất bán trên 40 nghìn tấn thóc và 20 nghìn tấn gạo; Xuất
cấp khơng thu tiền gần 92 nghìn tấn gạo, giá trị trên 700 tỷ đồng để cứu cứu
trợ, cứu đói cho nhân dân (trong đó bao gồm lượng gạo gần 8.000 tấn đã được
gia công chuyển đổi từ 11.600 tấn thóc để làm nhiệm vụ cứu trợ cho nhân
dân); xuất cấp gần 3 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn các trường dân
tộc nội trú theo quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Có được những con số ấn tượng trên, Cục trưởng Cục DTNN khu vực
Nghệ Tĩnh Nguyễn Thị Phố Giang cho biết: Đối với cơng tác nhập, xuất
lương thực, tồn đơn vị luôn lấy phương châm tiết kiệm nguồn vốn cho ngân
sách. Thực hiện giá mua thấp hơn giá trần, giá bán cao hơn giá sàn quy định,

các năm qua, đã làm lợi cho Nhà nước nhiều tỷ đồng tiền vốn, mua tăng được
hàng ngàn tấn lương thực (năm 2008 tiết kiệm mua tăng 800 tấn thóc đưa vào
dự trữ, năm 2010 tiết kiệm 4 tỷ đồng tiền vốn). Bên cạnh đó, công tác đấu
thầu gạo dự trữ được tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình luật định và
hàng năm đều mua hoàn thành 100% kế hoạch kể cả lượng giao bổ sung.

23

23


Một trong những kết quả khá ấn tượng mà Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh
đạt được trong công tác nhập hàng dữ trữ là 3 năm liên tiếp (năm 2011- 2013),
đơn vị được giao chỉ tiêu kế hoạch mua lương thực với số lượng lớn trong
điều kiện cơ sở vật chất, kho tàng chưa được quy chuẩn, kho tàng chủ yếu
được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước đã xuống cấp; trong khi đó
địa bàn đơn vị đứng chân có khí hậu khắc nghiệt, thường xun phải hứng
chịu nhiều đợt mưa, bão lớn; thực hiện công tác trong đấu thầu mua gạo đã
gặp khơng ít khó khăn, trong đó phải kể đến việc tăng giá đột biến đã đẩy
khách hàng vào tình trạng thua lỗ nặng nề và việc bỏ dở hợp đồng xảy ra với
nhiều đơn vị trong Ngành, hoặc việc chậm vốn thanh toán cũng làm cho
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, giãn tiến độ nhập kho… (Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Nghệ Tĩnh, 2015).
(2) Cục DTNN khu vực Thái Bình
Thực hiện Quyết định số 730/QĐ-TCDT ngày 12/12/2012 của Tổng
Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm
2013, đến ngày 10/9/2013, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình đã hồn
thành các chỉ tiêu kế hoạch mua nhập, xuất bán lương thực năm
2013.Theo ông Động, công tác mua nhập, xuất bán lương thực dự trữ quốc
gia năm nay tại đơn vị gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt là mua nhập thóc vụ

Xuân 2013 và bán gạo nhập kho năm 2012.
Về thực hiện nhiệm vụ mua nhập thóc, năng suất lúa vụ Xuân 2013 tại
tỉnh Thái Bình ước đạt 72,51 tạ/ha, tăng 1,24%, sản lượng thóc ước đạt trên
583 nghìn tấn, cơ cấu giống lúa ngắn ngày (đạt 95,78%), lúa chất lượng cao
(đạt 31,2%). Nhu cầu tiêu thụ tăng; giá cả lương thực tăng cao; việc tăng giá
xăng, giá điện, thời tiết diễn biến phức tạp, trong các tháng 6, 7 và đầu tháng
8 đã có 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới liên tiếp xảy ra, gây ra mưa dài ngày trên

24

24


diện rộng... là những thách thức không nhỏ cho việc thực hiện nhiệm vụ mua
nhập thóc của đơn vị.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình đã chủ động dự báo diễn biến
của tình hình thị trường, đề ra các chủ trương, giải pháp chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, phù hợp, linh hoạt. Ông Động cho biết, thời
điểm khó khăn nhất vào tháng 7 khi giá thị trường tăng cao làm tiến độ mua
chậm lại. Cục đã quyết định bổ sung phí nhập cho các Chi cục, sửa đổi hướng
dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia để
động viên, khuyến khích kịp thời đối với các Chi cục và cán bộ, cơng chức.
Ngay sau khi có quyết định giá của Tổng Cục trưởng Tổng cục DTNN,
Cục đã mời các khách hàng đã đăng ký bán thóc đến ký hợp đồng và khẩn
trương triển khai thực hiện. Đồng thời, Cục chỉ đạo các Chi cục tăng cường
kiểm tra chất lượng lương thực nhập kho, phối hợp giúp khách hàng phân
loại, xử lý, kiểm tra chất lượng lương thực tại kho.“Cục đã hướng dẫn các đơn
vị trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát động thi đua; thành lập tổ
kiểm tra, kiểm tra kê lót kho, cơng tác chuẩn bị, kiểm tra trong và sau khi mua
nhập kho; phân cơng cán bộ lãnh đạo các phịng nghiệp vụ theo dõi. Đồng

thời, hướng dẫn các Chi cục trong thời gian mua nhập; kiên quyết khơng vì
hồn thành kế hoạch mà ảnh hưởng đến chất lượng lương thực nhập kho”,
ông Động chia sẻ.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình tập trung thực hiện nhiệm vụ
bảo quản, bảo vệ an tồn hàng dự trữ quốc gia; điều hành, rà sốt, điều chỉnh,
bổ sung dự toán, sử dụng dự toán chi ngân sách nhà nước đúng quy định, mua
sắm tài sản, thực hành tiết kiệm, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án kho
Đồng Tu – Hưng Hà (Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình, 2013).

25

25


×