BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------
ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------
ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hải Quang
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Quang
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Trương Quang Dũng
Chủ tịch hội đồng
2. TS. Nguyễn Văn Trãi
Phản biện 1
3. TS. Phan Mỹ Hạnh
Phản biện 2
4. TS. Tần Xuân Bảo
Uỷ viên
5. TS. Hà Văn Ánh
Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV sau khi luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH
Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh: 26/04/1979
Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV: 1184011159
Nữ
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Hoàn thiện Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương
mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa XNK thương mại. Tìm hiểu bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc
hòan thiện quy trình thủ tục hải quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Hải
quan Tỉnh BR – VT trong việc hòan thiện quy trình thủ tục hải quan.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình triển khai thực hiện quy trình
thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh
BR – VT.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan, các cơ hội
và thách thức, phân tích ma trận SWOT để hình thành nên các giải pháp.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 31/05/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sỹ Nguyễn Hải Quang
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Ngọc Quỳnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.Hồ
Chí Minh. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang,
người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các nghiên cứu
ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cám ơn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình quan sát, phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu lý luận
về hoạt động quản lý rủi ro.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Học viên thực hiện Luận văn
Đỗ Thị Ngọc Quỳnh
iii
TÓM TẮT
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về quy trình làm thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại thông qua việc phân tích những
vấn đề về thủ tục hải quan, quy trình thủ tục hải quan về sự hình thành và phát triển
của thủ tục hải quan ở Việt nam để từ đó hệ thống và hình thành lý luận về quy trình
thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Luận văn cũng
nghiên cứu các yêu cầu tác động đến việc xây dựng quy trình thủ tục hải quan,
nghiên cứu kinh nghiệm của Hải quan một số nước trên thế giới và trong khu vực
để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận văn đã phân tích thực trạng
tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đánh giá những ưu điểm,
nhược điểm của quy trình thủ tục hải quan hiện nay khi triển khai áp dụng vào thực
tiễn, từ đó rút ra những điểm mạh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục
trong việc thực hiện hoàn thiện quy trình tục hải quan tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Luận văn cũng tiến hành phân tích và dự báo các yếu tố bên ngoài tác
động đến quy trình thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để
rút ra những cơ hội cần tận dụng và những nguy cơ, thách thức cần né tránh
Trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, luận văn đã phân tích
SWOT để hình thành và xây dựng các giải pháp để hoàn thiện quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
iv
ABSTRACT
Dissertation research focused on process issues customs procedures for
import and export of goods through the analysis of trade issues customs
procedures, customs procedures for the formation and development of
customs procedures in Vietnam so that the theoretical system and the
formation of the customs procedures for import and export goods trade. This
thesis also studies the impact on the construction requirements of customs
procedures, research experience customs of some countries in the world and
in the region from which to draw lessons for Vietnam. This thesis analyzes
the current status of implementation of customs procedures for import and
export goods trade in the Customs Department of Ba Ria - Vung Tau,
evaluate the advantages and disadvantages of the procedure current customs
when applying to practice, from that draw the strengths should promote and to
overcome weaknesses in the implementation of complete customs clearance
procedures at the Customs Department in BR - VT. The thesis also analyzes
and forecasts the external factors affecting the customs procedures at the
Customs Department in BR - VT to draw the need to take advantage of
opportunities and risks, challenges need to avoid. On the basis of the
strengths, weaknesses, opportunities and challenges, dissertation SWOT
analysis to establish and develop solutions to improve customs procedures for
import and export goods at the Department of Trade Customs BR - VT.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Tóm tắt ............................................................................................................iii
Abstract............................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
Mở đầu.............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ............................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 2
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI ............ 6
1.1. Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan ........................................... 6
1.2. Sự hình thành và phát triển thủ tục hải quan Việt Nam ............................. 14
1.3. Các yêu cầu tác động đến việc xây dựng quy trình thủ tục hải quan ......... 16
1.4. Kinh nghiệm của hải quan một số nước trong việc hoàn thiện quy trình, thủ
tục hải quan ..................................................................................................... 19
1.5. Tóm tắt chương 1 ..................................................................................... 27
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ
TỤC HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU. .......................................................................... 28
2.1. Giới thiệu chung về Cục hải quan Tỉnh Bà rịa Vũng tàu ........................... 28
2.2. Phân tích tình hình thực hiện quy trình, thủ tục hải quan hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà rịa Vũng tàu ........................................... 33
vi
2.3. Đánh giá các quy định về quy trình, thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu ................................................. 43
2.4. Tóm tắt chương 2 ..................................................................................... 52
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI
CỤC HẢI QUAN TỈNH BR-VT. .................................................................... 53
3.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan tại
Cục Hải quan tỉnh BR-VT ............................................................................... 53
3.2. Phân tích SWOT để hình thành các giải pháp ........................................... 71
3.3. Nội dung các giải pháp ............................................................................. 73
3.4. Kiến nghị ................................................................................................. 81
3.5. Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
: Khu vực tự do thương mại Đông Nam Á
ASEM
: Hội nghị cấp cao Á - Âu
ASEAN
: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BR-VT
: Bà Rịa Vũng Tàu
C/O
: Chứng nhận xuất xứ
EDI
: Viện phát triển kinh tế
EU
: Cộng đồng Châu Âu
FOB
: Giao hàng lên mạn tàu
GDP
: Tổng sản phẩm Quốc nội
GATT
: Hiệp định thuế quan ASEAN
HQ
: Hải quan
KYOTO
: Nghị định thư Kyoto
ODA
: Hỗ trợ phát triển chính thức
OPEC
: Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ
WCO
: Tổ chức Hải quan thế giới
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
XNK
: Xuất nhập khẩu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp kim ngạch XNK từ năm 2008 đến tháng 06/2012 .................. 37
Bảng 2.2. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng hoá XNK thương mại ............ 37
Bảng 2.3. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng hoá NK ................................. 38
Bảng 2.4. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng hoá NK ................................. 39
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp số thuế thu được từ hoạt động XNK ............................... 39
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ..................................................................................... 72
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại ..... 10
Hình 1.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại
thuộc luồng xanh ................................................................................................... 11
Hình 1.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại
thuộc luồng vàng ................................................................................................... 12
Hình 1.4. Sơ đồ Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương
mại thuộc luồng đỏ ................................................................................................ 13
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Tỉnh BR – VT ................................ 33
Hình 2.2. Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu thương mại .................................................................................................... 36
Hình 2.3. Biểu đồ tổng hợp kim ngạch XNK ......................................................... 37
Hình 2.4. Biểu đồ tình hình kiểm tra HQ đối với hàng hoá XNK thương mại ........ 38
Hình 2.5. Biểu đồ tổng hợp tổng số tờ khai hải quan ............................................. 38
Hình 2.6. Biểu đồ tổng hợp số thuế thu được ......................................................... 39
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Tòan cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan đang lôi cuốn ngày càng nhiều
nước tham gia, Việt Nam cũng đang trong xu thế đó của thời đại - Với đường lối
đối ngọai độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế,
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Việt Nam đang chủ động hội nhập và
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc
lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hội nhập kinh tế tạo ra những thời cơ to lớn để phát triển, đó là thị trường
được mở rộng, tạo cơ hội “đi tắt đón đầu” để Việt Nam có thể phát triển bắt kịp với
sự phát triển của thế giới… Bên cạnh việc tự do hóa thương mại, các hoạt động
buôn lậu và gian lận thương mại; sản xuất kinh doanh và vận chuyển, mua bán hàng
giả, hàng nhái, hàng trái phép… cũng song song tồn tại và có xu hướng ngày càng
tinh vi, khó phát hiện hơn.
Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển thì sự giao thương kinh tế cũng diễn ra
càng sâu, rộng. Việc giao thương giữa các nước không ngừng phát triển, trong đó
hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động giao thương hợp tác, mở rộng kinh tế đối
ngoại, hợp tác kinh tế ngày càng quan trọng. Một trong những yếu tố góp phần quan
trọng trong việc quyết định sự thành công của họat động kinh doanh quốc tế đó là
việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Trong một thế giới mà thách thức ngày càng lớn, thương mại và đầu tư sẽ
chảy vào những nơi được coi là hiệu quả và thuận lợi. Đồng thời, thương mại và
đầu tư sẽ rút khỏi những nơi bị coi là quan liêu, quản lý không tốt và chi phí cao.
Do đó, hệ thống và quy trình của Hải quan không được là một rào cản đối với
thương mại quốc tế và tăng trưởng.
2
Để hội nhập, Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc và luật chơi chung
của các tổ chức quốc tế đã tham gia. Yếu tố tiên quyết để đáp ứng luật chơi là phải
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Mặc dù, đến nay, về cơ bản các quy trình, thủ tục hải quan đã đi vào ổn định
và phát huy hiệu quả, thời gian thông quan hàng hoá đã được rút ngắn, số lượng tờ
khai miễn kiểm tra thực tế tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình triển khai
thực hiện vẫn còn một số vướng mắc phát sinh, đặc biệt là về quy trình, thủ tục hải
quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu
- Nghiên cứu kỹ hơn và có hệ thống hơn về các quy định liên quan đến thủ
tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương
mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai áp dụng quy định liên
quan đến thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, phân tích những khó
khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức.
- Tìm ra những vướng mắc bất cập để từ đó đưa ra được những giải pháp
nhằm hoàn thiện quy trình hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại
sao cho hợp lý và tính khả thi cao hơn, phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc
tế từ đó góp phần đáng kể cải cách hành chính trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
như sau :
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa XNK thương mại. Tìm hiểu bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc
hòan thiện quy trình thủ tục hải quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Hải
quan Tỉnh BR – VT trong việc hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan.
3
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình triển khai thực hiện quy trình
thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh
BR – VT.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan, các cơ hội
và thách thức, phân tích ma trận SWOT để hình thành nên các giải pháp.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, vận dụng chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về họat động kinh tế đối ngọai được thể hiện trong các văn
kiện Đại hội Đảng,văn bản quy phạm pháp luật qua từng thời kỳ và theo cách tiếp cận
hệ thống để phân tích làm rõ thực trạng. Cơ sở lý thuyết dựa vào Luật Hải quan, Luật
quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thương mại và hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật có liên quan;
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dự kiến sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo,
kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấpđược thu thập từ các website, số liệu thống kê
của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí và những nghiên cứu trước đây liên quan đến
đề tài. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua quan sát và thông qua việc điều tra mức độ
hài lòng của doanh nghiệp
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích thông qua các phương pháp
nhưthống kê, mô tả, phân tích lịch sử, so sánh, hệ thống…để thấy được tình hình
thực hiện Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại
hiện nay tại Cục Hải quan tỉnh BR – VT, trên cơ sở đó đưa ra những vướng mắc bất
cập và đề ra các giải pháp để giải quyết các vướng mắc bất cập đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về: Thủ
tục hải quan, quy trình thủ tục hải quan.
4
- Quá trình triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất
nhập khẩu thương mại.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT trong thời gian từ năm
2008 đến hết tháng 6/2012.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế quốc tế đã và đang có những bước phát
triển mới đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai minh bạch, đơn giản
hơn nữa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, phải tạo điều kiện để thực hiện cải
cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động hải quan. Để thực hiện yêu cầu hội nhập
kinh tế thế giới và kinh tế khu vực, đồng thời đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO,
ngành Hải quan buộc phải tiến hành hiện đại hóa, đây là vấn đề rất quan trọng và
bức xúc trong thời điểm hiện nay đồng thời phải xây dựng một quy trình thủ tục hải
quan đơn giản, dễ thực hiện mang lại hiệu quả quản lý hải quan dựa trên những ứng
dụng công nghệ thông tin.
Cùng với yêu cầu phải hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, các quy định về
thuế xuất nhập khẩu cũng cần thiết phải thay đổi đảm bảo tương thích với sự thay
đổi của Luật Hải quan và các Luật khác và phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc
tế, nâng cao tính ổn định của Luật. Việc sửa đổi bổ sung những quy định về thuế hải
quan nhằm mục đích: Công khai, rõ ràng, minh bạch và đặc biệt cụ thể hóa những
hành vi cấm từ đó đi đến thống nhất những gì không cấm để dễ hiểu và áp dụng
nhất quán bình đẳng với mọi đối tượng, tạo thuận lợi cho người thực hiện. Thông
qua đó tạo quyền tự chủ cao cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vai trò trách
nhiệm của cơ quan hải quan. Trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, cần xem
xét việc giảm thuế suất cho một số mặt hàng hay nhóm hàng mà Việt Nam chưa sản
xuất được để giảm nguy cơ buôn lậu và tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh cho phát
triển sản xuất trong nước.
5
Đối với ngành Hải quan, việc hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan sẽ cho
phép triển khai một cách hiệu quả và đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hiện đại hoá hải
quan là một đòn bẩy vững chắc, tạo ra một giai đọan phát triển mới cho ngành HQ.
Ở Tỉnh BR-VT, với tình hình thực tế như hiện nay, có thể thấy trong thời
gian sắp tới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ diễn ra hết sức sôi động, việc hoàn thiện
quy trình thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn hàng
cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thu
hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế của Tỉnh.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 06
bảng, 10 hình và được kết cấu thành 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa XNK thương mại
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa XNK thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa XNK thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT
6
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI
1.1. Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan
1.1.1. Một số khái niệm
- Thủ tục hải quan: Theo quy định tại Khoản 6, điều 4 và Điều 16 Luật Hải
quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện
theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Hay nói
cách khác thủ tục hải quan là yêu cầu đặt ra đối với chủ thể kiểm tra hải quan và chủ
thể bị kiểm tra hải quan về những công việc phải làm, những chứng từ, văn bản có
liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải phải nộp, phải xuất trình và xem xét
nhằm đảm bảo thi hành đúng đắn, nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của Nhà nước
về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh.
- Quy trình thủ tục hải quan: là các công việc cụ thể mà cán bộ, công chức
hải quan phải thực hiện để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu,
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (Điều 6 Thông tư
194/2010/TT-BTC), bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
+ Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập – tái xuất;
+ Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngòai;
7
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
+ Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
+ Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ triển lãm;
+ Hàng hóa tạm nhập – tái xuất là máy móc, thiết bị phục vụ thi công công
trình, dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.
1.1.2. Vai trò của thủ tục hải quan
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan góp một phần quan trọng giúp cho ngành Hải
quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan nhằm đẩy mạnh xuất nhập
khẩu hàng hóa, kích thích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài tạo môi
trường thuận lợi cho ngành du lịch và những hoạt động đối ngoại khác. Tạo điều
kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta hội nhập được với nền kinh tế thế giới và khu
vực tiến tới tham gia hợp tác quốc tế về hải quan.
Quy trình thủ tục hải quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cán bộ, công
chức hải quan trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Nó giúp hải quan hiểu rõ
hơn nhiệm vụ của mình trong từng khâu nghiệp vụ của ngành. Nhận thức được tầm
quan trọng của công việc được giao, nhằm hoàn thành tốt công việc tránh những sai
sót không đáng xảy ra.
Một điều rất quan trọng trong quy trình, thủ tục hải quan đó là thuế hải quan:
+ Thuế hải quan là một biện pháp tài chính của Nhà nước do Tổng cục Hải
quan chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế. Chính sách thuế về hải quan được xác
lập trên các nền tảng của các vấn đề kinh tế, xã hội của người làm nghĩa vụ đóng
thuế;
+ Thuế hải quan là công cụ quan trọng mà Nhà nước giao cho ngành Hải
quan trực tiếp chịu trách nhiệm để thực hiện quản lý đối với các hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng quan
hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần kích
thích và bảo vệ nền sản xuất trong nước đồng thời tham gia hướng dẫn sản xuất tiêu
8
dùng, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, tiến tới tham gia hợp tác quốc
tế về thuế quan.
Thủ tục hải quan mang một số tính chất cơ bản sau đây:
- Tính hành chính bắt buộc thể hiện ở chỗ đây là một quy định cứng bắt buộc
tất cả các đối tượng liên quan như các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải phải
làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm quản
lý Nhà nước về hải quan, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp
trong việc quản lý Nhà nước về hải quan;
- Tính trình tự thể hiện ở chỗ quy định việc gì, khâu nào phải làm trước, việc
gì, khâu nào phải làm sau, cái nào là tiền đề, là kết quả của cái kia v.v…;
- Tính liên tục thể hiện thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục, không
ngắt quãng từ khau tiếp nhận đến thông quan hàng hoá. Tuỳ theo thực tế của lô
hàng có thể bỏ qua 1 hoặc 1 số bước trong quy trình chứ không dừng lại, kết thúc
giữa chừng;
- Tính thống nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống
văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình, phải thống
nhất trong cách xử lý, thống nhất trong các Chi cục, các Cục, trong toàn quốc;
- Tính quốc tế thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan mang tính đặc thù cao và nó là
cửa trực tiếp để các quốc gia giao lưu hàng hóa với bên ngoài nên muốn phát triển
kinh tế, muốn hội nhập phải hài hòa hóa thủ tục hải quan.
1.1.3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan và kiểm tra hải quan
1.1.3.1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải
quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp
hành tốt pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để
9
đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho doanh nghiệp
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục HQ.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và
theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1.1.3.2. Nguyên tắc kiểm tra hải quan
- Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và
sau thông quan.
- Kiểm tra hải quan được giới hạn ở mức độ phù hợp kết quả phân tích thông
tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp
luật hải quan.
- Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan quyết định hình
thức, mức độ kiểm tra hải quan.
- Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành
pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối
với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan theo quy định tại khoản 2 điều 6
nghị định 154/2005/NĐ-CP.
1.1.4. Quy trình thủ tục hải quan
Điều 16, Luật Hải quan (sửa đổi, bổ sung) quy định Quy trình thủ tục Hải
quan như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện
thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
10
Bước 4: Quyết định việc thông quan hàng hóa.
Quy trình thủ tục hải quan tùy từng trường hợp có thể trải qua đầy đủ hoặc
không qua đầy đủ các bước nói trên. Quy trình cụ thể được tóm tắt qua 4 sơ đồ dưới
đây:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO
Người
khai
hải
quan
Tiếp nhận
hồ sơ, KT
sơ bộ,
đăng ký,
cập nhật
thông tin
tờ khai.
Kiểm
tra chi
tiết hồ
sơ thuế,
giá
In lệnh
phân
luồng
Kiểm
tra thực
tế hàng
hoá
Thông
quan
Kiểm
tra sau
thông
quan
LÃNH ĐẠO
Nguồn : Tự nghiên cứu
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XNK thương mại tổng quát
Chú thích :
: Việc luân chuyển hồ sơ trong quy trình (bắt buộc)
: Việc luân chuyển hồ sơ trong quy trình (có thể hoặc không)
: Thể hiện mối quan hệ qua lại.
: Việc luân chuyển hồ sơ qua lại.
11
HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO
Người
khai
hải
quan
Tiếp nhận hồ
sơ, KT sơ bộ,
đăng ký, cập
nhật thông tin
tờ khai.
Thông
quan
In lệnh phân
luồng
Kiểm
tra sau
thông
quan
LÃNH ĐẠO
(Nguồn : Tự nghiên cứu)
Hình 1.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
thương mại thuộc luồng xanh
Chú thích :
: Việc luân chuyển hồ sơ trong quy trình (bắt buộc)
: Thể hiện mối quan hệ qua lại.
: Việc luân chuyển hồ sơ qua lại.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng Luồng xanh: Hàng hóa nhập khẩu của chủ
hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan
là người có hoạt động XK, NK trong thời hạn 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục
hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác định là:
+ Không vi phạm pháp luật xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới.
+ Không quá 02 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt
vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Hải quan.
+ Không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức một lần số thuế phải nộp trở lên.
12
+ Không nợ thuế quá 90 ngày.
+ Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO
Tiếp nhận
hồ sơ, KT
sơ bộ,
đăng ký,
cập nhật
thông tin
tờ khai.
Người
khai
hải
quan
Kiểm
tra chi
tiết hồ
sơ thuế,
giá
Kiểm
tra thực
tế hàng
hoá
Thông
quan
Kiểm
tra sau
thông
quan
In lệnh
phân
luồng
LÃNH ĐẠO
(Nguồn : Tự nghiên cứu)
Hình 1.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
thương mại thuộc luồng vàng
Chú thích :
: Việc luân chuyển hồ sơ trong quy trình (bắt buộc)
: Việc luân chuyển hồ sơ trong quy trình (có thể hoặc không)
: Thể hiện mối quan hệ qua lại.
: Việc luân chuyển hồ sơ qua lại.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng Luồng vàng :
+ Hàng hóa của chủ hành không chấp hành tốt pháp luật về hải quan nhưng
hàng hoá thuộc đối tượng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định.