Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án dạy học phát triển năng lực: Chủ đề Hóa học và vấn đề kinh tế xã hội môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.37 KB, 24 trang )

CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI
TRƯỜNG
Thời lượng: 3 tiết
Tiết 1: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
Gồm 2 nội dung
- Hóa học và vấn đề năng lượng và nhiên liệu
- Hóa học và vấn đề vật liệu
Tiết 2: Hóa học và vấn đề xã hội
Gồm 3 nội dung
- Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm
- Hóa học và vấn đề may mặc
- Hóa học và vấn đề bảo vệ sức khỏe con người
Tiết 3: Hóa học và vấn đề môi trường
Gồm 2 nội dung
- Ô nhiêm môi trường: Ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiêm môi
trường nước, ô nhiêm môi trường đất
- Hóa học và vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Vai trò của năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội
- Xu thế của thế giới về việc giải quyết năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu
- Vai trò của hoá học đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng
về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu
- Vai trò của hoá học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
như đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm, may mặc, bảo vệ sức khoẻ.
- Biết tác hại của những chất gây nghiện, ma tuý với sức khoẻ con người
- Thế nào là ô nhiễm môi trường: nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm và tác hại
của việc ô nhiễm môi trường.
- Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm


2. Kỹ năng
- Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí
thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu,
vật liệu, chất phế thải,…
- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá
học.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng thuyết trình.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu
- Biết quý trọng và sử dụng tiết kiệm những phẩm vật thiết yếu của cuộc sống
như lương thực, thực phẩm, vải sợi, thuốc chữa bệnh…
- Có ý thức phòng chống và tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội
- Có ý thức bảo vệ môi trường
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
1


*Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động;
tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho;
đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và
bình luận được về các giải pháp đề xuất.
- Năng lực tự quản lý: Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của
bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản

thân trong các tình huống ngoài ý muốn.
- Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra
được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;
- Năng lực hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các
nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác
theo nhóm với quy mô phù hợp;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán: Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu
tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài
toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình
thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.
*Năng lực chuyên biệt:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm mối quan hệ, phân loại , đo đạc.
- Kĩ năng tính toán chuyên biệt, đưa ra các tiên đoán.
- Phát triển năng lực về các thao tác thực hành.
-Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, các câu hỏi, phiếu học tập và phiếu đánh giá (phần phụ lục).
2. Học sinh
Các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình về từng nội dung theo sự phân công của
giáo viên.
Mỗi nhóm chuẩn bị ít nhất 2 câu hỏi cho 1 nội dung để hỏi nhóm khác.
Giáo viên nêu nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn hệ thống cấu hỏi và chuẩn bị
cho học sinh
GV chia lớp thành các nhóm (theo tổ). Thông thường mỗi lớp có 4 tổ, ứng với 4
nhóm. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm tìm hiểu về các nội dung cụ thể theo sự phân công.
- Hóa học và vấn đề năng lượng và nhiên liệu: Nhóm 1
- Hóa học và vấn đề vật liệu: Nhóm 2

- Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm: Nhóm 3
- Hóa học và vấn đề may mặc: Nhóm 4
- Hóa học và vấn đề bảo vệ sức khỏe con người: Nhóm 1
- Vấn đề ô nhiêm môi trường: Nhóm 2
- Hóa học và vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường: Nhóm 3
Mỗi nhóm tìm ít nhất 2 câu hỏi về lĩnh vực không phải của nhóm mình để đặc
câu hỏi cho nhóm bạn sau khi thuyết trình xong.
Nhiệm vụ:
2


- Tham khảo sách giáo khoa, liên hệ thực tế, tìm kiếm thông tin trên các kênh
thông tin như sách giáo khoa, báo chí, mạng internet… trình bày các thông tin theo
yêu cầu về một nội dung cụ thể theo sự phân công, có sử dụng hình ảnh minh họa.
- Đại diện nhóm lên thuyết trình trước lớp về vấn đề của nhóm mình. Sử dụng
phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Yêu cầu:
Trình bày bằng máy chiếu, sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint.
Sử dụng hình ảnh minh họa cho bài thuyết trình.
Sử dụng phương tiện trực quan (nếu có)
Làm việc nhóm:
Nhiệm vụ được giao về từ tiết học trước. Các nhóm có nhiệm vụ tìm kiếm
thông tin, thiết kế bài thuyết trình và cử đại diện lên thuyết trình.
Mỗi nhóm cần có một trưởng nhóm để chịu trách nhiệm phân chia công việc,
chuẩn bị, chỉ huy diễn tập, liên lạc chính, tập hợp viết báo cáo. Từng thành viên phải
được chia nhiệm vụ rõ ràng và đảm bảo họ nắm vững những nội dung mà họ phải
thuyết trình.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC


Mức độ nhận thức
Nhận biết

Kiến thức, kĩ năng
- Vai trò của hoá
học đối với sự phát
triển kinh tế.
- Tìm thông tin và
trong bài học, trên
các phương tiện
thông tin đại chúng,
xử lí thông tin và
rút ra nhận xét về
các vấn đề trên.

PP/KT dạy học
Thuyết trình, nêu
vấn đề, phát vấn,
thảo luận nhóm

Hình thức dạy học
-Viết bảng
- Làm thí nghiệm
- Trình chiếu
- Hoạt động nhóm
-HS làm bài tập trắc
nghiệm

Thông hiểu


- Hoá học đã góp
Thuyết trình, nêu
phần thiết thực giải vấn đề, phát vấn,
quyết các vấn đề về thảo luận nhóm
lương thực, thực
phẩm, tơ sợi, thuốc
chữa bệnh, thuốc
cai nghiện ma tuý.
- Một số khái niệm
về ô nhiễm môi
trường, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm
đất, nước.
- Vấn đề về ô
nhiễm môi trường
có liên quan đến
hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi
trường trong đời

-Viết bảng
- Làm thí nghiệm
- Trình chiếu
- Hoạt động nhóm
-HS làm bài tập trắc
nghiệm

3



Vận dụng thấp

Vận dụng cao

sống, sản xuất và
học tập có liên quan
đến hoá học.
- Tính khối lượng
chất, vật liệu, năng
lượng sản xuất
được bằng con
đường hoá học.

Thuyết trình, nêu
vấn đề, phát vấn,
thảo luận nhóm

- Giải quyết một số
tình huống trong
thực tế về tiết kiệm
năng lượng, nhiên
liệu, vật liệu, chất
phế thải,…

Thuyết trình, nêu
vấn đề, phát vấn,
thảo luận nhóm

-Viết bảng
- Làm thí nghiệm

- Trình chiếu
- Hoạt động nhóm
-HS làm bài tập trắc
nghiệm
-Viết bảng
- Làm thí nghiệm
- Trình chiếu
- Hoạt động nhóm
-HS làm bài tập trắc
nghiệm

IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. Bài tập định tính:
1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Khi làm thí nghiệm trực tiếp với photpho trắng phải
A. Cầm bằng tay có đeo găng.
B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu photpho ra khỏi lọ và cho ngay vào chậu đựng đầy nước
khi chưa dùng đến.
C. Tránh cho tiếp xúc với nước.
D. Có thể để ngoài không khí.
Câu 2: Để đảm bảo kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau
đây?
A. Ngâm trong nước.
B. Ngâm trong etanol.
C. Ngâm trong dầu hỏa.
D. Bảo quản trong bình khí amoniac
Câu 3: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có thể tiến
hành theo cách nào sau đây?
A. Cho nhanh nước vào axit.
B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.

C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm
bằng:
A. Nhựa.
B. Kim loại.
C. Thủy tinh.
D. Gốm sứ
Câu 5: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin nên dùng cách nào?
A. Rửa bằng xà phòng.
B. Rửa bằng nước.
C. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước.
4


D. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước
Câu 6: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch)
đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Mantozơ.
D. Đường hóa học.
2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 1: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì
A. rất độc.
B. tạo bụi cho môi trường.
C. làm giảm lượng mưa.
D. gây hiệu ứng nhà kính
Câu 2: Nhiên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày nào sau đây được coi là
sạch hơn?

A. Củi.
B. Than.
C. Dầu hỏa.
D. Khí gas
Câu 3: Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành ngoài việc mưa làm sạch bụi
thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?
A. O3.
B. O2.
C. N2.
D. He
3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe say rượu. Để lái xe an
toàn thì hàm lượng rượu (theo khối lượng) trong máu người lái xe không được vượt
quá:
A. 0 01%
B. 0 02%
C. 0 03%
D. 0 04%
Câu 2: Để sản xuất nhôm người ta dùng loại quặng nào sau đây?
A. Mica K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O
B. Bôxit Al2O3.nH2O
C. Đất sét Al2O3.2SiO2
D. Criolit Na3AlF6
Câu 3: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.
Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:
A. Becberin
B. Axit nicotinic
C. Mocphin
D. Nicotin
Câu 4: Hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động tự nhiên được giải thích

bằng phản ứng hóa học:
A. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3$ + 2NaCl
B. CaO + CO2 → CaCO3
5


C. Ca(HCO3)2 → CaCO3$ +_H2O + CO2#
D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3$ + H2O
Câu 5: Khi giặt là quần áo nilon len tơ tằm người ta giặt
A. Bằng nước nóng
B. Là ở nhiệt độ cao
C. Bằng xà phòng có độ kiềm thấp nước ấm
D. Bằng xà phòng có độ kiềm cao
Câu 6: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do
A. Mưa axit
B. Khí CO2
C. Quá trình sản xuất gang thép
D. Clo và các hợp chất của Clo
4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Các nhân tố hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm
A. Các kim loại nặng: Hg Pb Sb ...(1)
B. Các anion: NO3- PO43- SO42-(2)
C. Thuốc bảo vệ thực vật phân bón hóa học.(3)
D. Cả(1) (2) (3)
Câu 2: Ozon là một chất rắn cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì
A. Nó hấp thu các bức xạ tử ngoại(tia cực tím)
B. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái đất
C. Nó làm cho Trái đất ấm hơn
D. Nó phản ứng với tia gamma tử ngoài không gian để tạo khí freon
Câu 3: Mưa axit chủ yếu là do những chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công

nghiệp nhưng không được xủ lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây?
A. SO2 NO2.
B. H2S Cl2.
C. NH3 HCl
D. CO2 SO2
Câu 3: Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiên cho con người?
A. Penixilin amoxilin
B. Vitamin C glucozo
C. Seduxen moocphin
D. Thuốc cảm pamin paradol
Câu 4: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc người ta có thể
dùng chất nào sau đây?
A. Bột than
B. Bột lưu huỳnh
C. Bột sắt
D. Cát
II. Bài tập định lượng
1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Nhiều loại sản phẩm hóa học được điều chế từ muối ăn trong nước biển như:
HCl, nước Gia – ven, NaOH, Na2CO3. Tính khối lượng NaCl cần để sản xuất 15 tấn
NaOH, biết H=80%
A. 12,422 tấn
B. 17,55 tấn
C. 15,422 tấn
D. 27,422 tấn
2. CẤP ĐỘ HIỂU:
6


Câu: Có thể điều chế thuốc diệt nấm mốc CuSO4 5% theo sơ đồ sau:

CuS →CuO → CuSO4
Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80%
CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%
A. 1,2 tấn
B. 2,3 tấn
C. 3,2 tấn
D. 4,0 tấn
3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu. Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo. ĐIều
chế ancol etylic bằng 2 cách như sau:
-Cho khí etilen tác dụng với nước có xúc tác
_cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột
Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết
hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
A. 5,4 tấn
B. 8,30 tấn
C. 1,56 tấn
D. 1,0125 tấn
4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của 1 nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất
kết tủa màu đen.
a) Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí
sau đây?
A. H2S
B. CO2
C. NH3
D. SO2
b) Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất 100%
A. 0,026 g/ml

B. 0,0253 mg/l
C. 0,0225 mg/l
D. 0,0257 mg/l
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

7


Tuần (Từ / /2020 đến / /2020)
Tiết
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy tiết đầu:
/ /2020
CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI
TRƯỜNG
TIẾT 1: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Vai trò của năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội
- Xu thế của thế giới về việc giải quyết năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu
- Vai trò của hoá học đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng
về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu
2. Kỹ năng
Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ, tư tưởng
Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Có lòng yêu thích bộ môn

4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực ngôn ngữ hóa học
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: thông qua quan sát thí nghiệm, rút ra
kết luận
Năng lực tư duy logic
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Các tư liệu thực tế, cập nhật về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu của Việt
Nam và một số nước
2. Học sinh
Tìm hiểu thêm về các vấn đề năng lượng, nhiên liệu, vật liệu qua báo đài, sách
vở
III. Chuỗi các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Giúp học sinh nắm rõ các công việc cần thực hiện, tạo không khí sôi nổi, thoải
mái trong lớp học.
b) Nội dung hoạt động
Giới thiệu hình thức seminar, cách tổ chức đánh giá và trao thưởng thi đua giữa
các nhóm.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tiến hành trong buổi seminar, lưu ý thời
gian cho mỗi hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh về các tiêu chí đánh giá, chấm điểm các nhóm
sau mỗi bài thuyết trình thông qua phiếu đánh giá.
Các nhóm giới thiệu về nhóm mình.
d) Sản phẩm hoạt động
8



Các thành viên trong lớp nhận phiếu đánh giá.
Các nhóm hoàn thành phần giới thiệu.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng
mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh nêu được vai trò của năng lượng và nhiên liệu trong đời sống, các vấn
đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu, và sự góp phần của Hóa học trong việc giải
quyết các vấn đề về năng lượng và nhiên liệu.
HS nêu được vai trò của vật liệu đối với sự phát triển của nền kinh tế, các vấn
đề đang đặt ra về vật liệu, và sự góp phần của Hóa học trong việc giải quyết các vấn đề
về vật liệu.
b) Nội dung hoạt động
Học sinh thuyết trình về vấn đề năng lượng, nhiên liệu, vấn đề vật liệu. Trao
đổi, thảo luận về các vấn đề này.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về Hóa học và vấn đề năng lượng và nhiên liệu (15 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 1:
- Có các dạng năng lượng nào? Vai trò của năng lượng/nhiên liệu?
- Vấn đề đang đặt ra về năng lượng/nhiên liệu cho nhân loại?
- Hóa học góp phần giải quyết các vấn đề về năng lượng/nhiên liệu như thế nào?
Đại diện nhóm 1 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề
năng lượng và nhiên liệu”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 1.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 1 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 1. Đại điện nhóm 1 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 1 có thể bổ sung cho câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía
giáo viên.

Nội dung 2: Tìm hiểu về Hóa học và vấn đề vật liệu (15 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 2:
- Vật liệu là gì? Vai trò của vật liệu?
- Vấn đề đang đặt ra về vật liệu cho nhân loại?
- Hóa học góp phần giải quyết các vấn đề về vật liệu như thế nào?
Đại diện nhóm 2 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề vật
liệu”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 2.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 1 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 2. Đại điện nhóm 2 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 2 có thể bổ sung câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía giáo
viên.
d) Sản phẩm hoạt động
Bài thuyết trình của học sinh, bài trình chiếu powerpoint.
Học sinh ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các phiếu học tập..
Kết quả cần đạt được:
Nội dung 1: Hóa học và vấn đề năng lượng và nguyên liệu
9


1. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát
triển kinh tế?
Ngày nay, con người đã tìm ra nhiều loại năng lượng khác nhau: nhiệt năng,
hóa năng, điện năng, quang năng… Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng.
2. Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng về nhiên liệu
Trong vỏ Trái đất, nhiên liệu hoá thạch tồn taị trong các mỏ quặng với trữ lượng
có hạn. Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch đang gây ra những vấn đề lớn
về môi trường: lún đất, ô nhiễm dầu, ô nhiễm không khí…
Xu thế phát triển năng lượng tương lai là:

- Khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các nguồn năng lượng mới: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng nước…
- Sử dụng các dạng năng lượng có thể tái sinh.
- Nâng cao ý thức của mọi người về việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng
lượng với hiệu quả cao.
3. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?
Nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường, nghiên cứu
các năng lượng thay thế có khả năng tái chế.
Nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hoá, sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm
nhiên liệu.
Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng.
Nội dung 2: Hóa học và vấn đề vật liệu
1. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế:
Vật liệu có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, là cơ sở vật chất của
sự tồn tại và phát triển của loài người, dùng vật liệu gì và sử dụng như thế nào để chế
tạo ra công cụ là tiêu chí quan trọng của sự phát triển văn minh nhân loại.
Trong lịch sử phát triển văn minh nhân loại, hoá học cùng các ngành nghiên
cứu khoa học đã nghiên cứu và tạo ra các loại vật liệu dẫn đến sự thay đổi lớn lao cho
nhân loại: đồ đá, đồ gốm, đồ đồng, đồ sắt, thuỷ tinh, gang, thép, xi măng,… Vật liệu là
cơ sở quan trọng để phát triển nền kinh tế.
2. Vấn đề vật liệu đang đặt ra vấn đề cho nhân loại
Theo đà phát triển của khoa học và kĩ thuật, kinh tế – xã hội yêu cầu con người
về vật liệu ngày càng to lớn, đa dạng và phát triển theo hướng:
- Kết hợp giữa kết cấu và công dụng
- Loại hình có tính đa năng
- Ít nhiễm bẩn
- Có thể tái chế
- Tiết kiệm năng lượng
- Bền, chắc, đẹp

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các nhà khoa học đã
tìm kiếm nguyên liệu từ những nguồn khác nhau:
+ Các loại khoáng chất, dầu mỏ, khí thiên nhiên
+ Không khí, nước
+ Từ động, thực vật
3. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai
- Để đáp ứng nhu cầu xã hội, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực hóa học chuyên
nghiên cứu về lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang nghiên cứu khai thác những vật liệu mới,
trọng lượng nhẹ, độ bền cao như:
10


+ Vật liệu compozit
+ Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
+ Vật liệu hỗn hợp nano
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: Giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự trao đổi, góp ý, bổ sung của các nhóm,
giáo viên biết được học sinh đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ
sung.
- Giáo viên nhận xét về phần trình bày của nhóm, chỉ ra các điểm tốt cần phát
huy và hạn chế cần rút kinh nghiệm cho các nhóm sau.
- Học sinh đánh giá kết quả hoạt động của nhóm bạn bằng phiếu đánh giá.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (7 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động luyện tập giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa
lĩnh hội được về năng lượng, nhiên liệu và vật liệu.
Hoạt động vận dụng giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để
giải quyết các vấn đề hay tình huống thực tiễn.

b) Nội dung hoạt động
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, tình huống hoặc vấn đề thực tiễn, học sinh suy
nghĩ và đưa ra các ý kiến trả lời.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cặp, trao đổi và trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1. Em hãy cho biết những nét chính về xu thế phát triển năng lượng cho
tương lai?
Câu 2. Em hãy cho biết thí dụ về một số ngành sản xuất vật liệu quan trọng?
Câu 3: Khí biogas là gì? Nguồn cung cấp khí biogas? Thành phần hóa học? Lợi
ích của việc sử dụng khí biogas?
Câu 4: Liên hệ bản thân, em sử dụng năng lượng trong cuộc sống như nào?
Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng?
d) Sản phẩm hoạt động
Học sinh trao đổi, đưa ra ý kiến, bổ sung thông tin để góp phần hoàn thiện các ý
cơ bản sau:
Câu 1. Khoa học đã góp phần sản suất và sử dụng nguồn nguyên liệu năng
lương nhân tạo thay thế cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu mỏ than đá.
VD: – Điều chế khí metan trong lò bioga để đun nấu từ các các thải hữu cơ động vật
– Sản suất ra khí than khô và khí than đá từ than đá và nước.
– Sản suất ra chất thay xăng dầu từ nguyên liệu không khí và nước.
Câu 2. Một số ngành sản xuất vật liệu quan trọng:
Vật liệu có nguồn gốc vô cơ: nghành sản suất hóa học vô cơ tạo ra nhiều vật
kiệu sử dụng cho công nghiệp và đời sống:
– Luyện kim đen, luyện kim màu
– Công nghiệp siliccat sản suất ra gạch, xi măng,..
– Công nghiệp hóa chất, sản suất ra các hóa chất cơ bản HCl, H 2SO4,… làm
ngành sản suất phân bón, thuốc trừ sâu.
Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ: Vật liệu hữu cơ được sản suất bằng con đường
hóa học. VD: Sơn tổng hợp, nhựa PVC,..

11


Vật liệu mới:
– Vật liệu nano
– Vật liệu quang điện có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao dùng trong sinh học, y tế…
– Vật liệu compozit có tính bền,…
Câu 3: Biogas là khí sinh học được sinh ra nhờ quá trình phân giải các chất thải
hữu cơ chăn nuôi trong môi trường kỵ khí (không có không khí). Vi sinh vật phân huỷ
và sinh ra khí gồm: metan, nitơ, cacbon đioxit và H 2S. Trong đó, khí metan chiếm đến
hơn 51% và là chất khí gây cháy, thường được dùng trong đun nấu. Khí biogas được
sinh ra trong các hầm biogas.
Hầm biogas là nơi chứa đựng chất thải của phân các vật nuôi như heo bò
gà….trong hầm biogas này xảy ra các hiện tượng phân hủy chất thải hữu cơ trong phân
phát sinh ra khí biogas, với khí này bà con lấy để sử dụng đun nấu hằng ngày, dùng
cho sinh hoạt cuốc sống
Một số lợi ích của việc sử dụng khí biogas:
 Tận dụng được nguồn phân bón
 Giải phóng sức lao động cho nội trợ
 Giữ được môi trường xanh sạch đẹp
 Tiết kiệm được chi phí hàng tháng
Câu 4: Liên hệ bản thân:
Năng lượng được sử dụng trong sinh hoạt với các mục đích như cung cấp nhiệt
năng cho nấu nướng, điện năng dùng thắp sáng bóng đèn, chạy quạt, sưởi ấm…
Để tiết kiệm năng lượng: nên sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm điện, gas đun
nấu…
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (2 phút)
a) Mục tiêu hoạt động

Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm,
nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải
quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung hoạt động
Giải quyết các yêu cầu sau:
1. Hiện nay trên thế giới sử dụng những loại nguyên liệu nào? Loại nguyên liệu
nào tốt cho môi trường? Vì sao?
2. Em có đề xuất/ý tưởng gì mới để phát triển các ngành năng lượng và nhiên
liệu?
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo (thư
viện, internet...)
d) Sản phẩm hoạt động
Bài viết báo cáo kết quả hoạt động của học sinh.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên cho học sinh nộp báo cáo kết quả vào buổi học kế tiếp.

12


Tuần (Từ / /2020 đến / /2020)
Tiết
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy tiết đầu:
/ /2020
CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI
TRƯỜNG
TIẾT 2: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

HS biết:
- Vai trò của hoá học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
như đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm , may mặc, bảo vệ sức khoẻ.
- Biết tác hại của những chất gây nghiện, ma tuý với sức khoẻ con người
2. Kỹ năng
- Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ, tư tưởng
- Biết quý trọng và sử dụng tiết kiệm những phẩm vật thiết yếu của cuộc sống
như lương thực, thực phẩm, vải sợi, thuốc chữa bệnh…
- Có ý thức phòng chống và tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực ngôn ngữ hóa học
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: thông qua quan sát thí nghiệm, rút ra
kết luận
Năng lực tư duy logic
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Một số tư liệu về chất lượng cuộc sống, về phòng chống tệ nạn ma tuý…
2. Học sinh
Tìm hiểu thêm về các vấn đề xã hội qua báo đài, sách vở
III. Chuỗi các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (2 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Giúp học sinh nắm rõ các công việc cần thực hiện, tạo không khí sôi nổi, thoải
mái trong lớp học.
b) Nội dung hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tiến hành trong buổi seminar, lưu ý thời
gian cho mỗi hoạt động.

c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tiến hành trong buổi seminar, lưu ý thời
gian cho mỗi hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh về các tiêu chí đánh giá, chấm điểm các nhóm
sau mỗi bài thuyết trình thông qua phiếu đánh giá.
Các nhóm giới thiệu về nhóm mình.
d) Sản phẩm hoạt động
Các thành viên trong lớp nhận phiếu đánh giá.
Các nhóm hoàn thành phần giới thiệu.
13


e) Đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng
mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức
a) Mục tiêu hoạt động
HS nêu được vai trò của lương thực thực phẩm đối với con người, các vấn đề
đang đặt ra cho nhân loại về lương thực thực phẩm, và sự góp phần của Hóa học trong
việc giải quyết các vấn đề về lương thực thực phẩm.
Học sinh nêu được vai trò của may mặc đối với cuộc sống con người, các vấn
đề đang đặt ra về may mặc, và sự góp phần của Hóa học trong việc giải quyết các vấn
đề về may mặc cho nhân loại.
Học sinh nêu được thế nào là dược phẩm, vai trò của dược phẩm với việc bảo
vệ sức khỏe con người. Học sinh biết được các chất nào là chất gây nghiện, chất ma
túy, tác hại và đề ra phương thức phòng chống ma túy.
b) Nội dung hoạt động
Học sinh thuyết trình về vấn đề lương thực, thực phẩm, vấn đề may mặc, vấn đề
bảo vệ sức khỏe con người. Trao đổi, thảo luận về các vấn đề này.
c) Phương thức tổ chức hoạt động

Nội dung 1: Tìm hiểu về Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm (12 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 3:
- Lương thực, thực phẩm là gì? Vai trò của lương thực, thực phẩm?
- Vấn đề đang đặt ra về lương thực, thực phẩm cho nhân loại?
- Hóa học góp phần giải quyết các vấn đề lương thực, thực phẩm như nào?
Đại diện nhóm 3 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề
lương thực, thực phẩm”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 3.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 3 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 3. Đại điện nhóm 3 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 3 có thể bổ sung cho câu trả lời, hoặc tìm sự giúp đỡ từ phía giáo
viên.
Nội dung 2: Tìm hiểu về Hóa học và vấn đề may mặc (12 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 4:
- Vai trò của may mặc?
- Vấn đề đang đặt ra về may mặc cho nhân loại?
- Hóa học góp phần giải quyết các vấn đề về may mặc như thế nào?
Đại diện nhóm 4 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề
may mặc”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 4.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 4 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 4. Đại điện nhóm 4 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 4 có thể bổ sung câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía giáo
viên.
Nội dung 3: Tìm hiểu về Hóa học và vấn đề bảo vệ sức khỏe con người (12 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 5:
- Dược phẩm là gì? Công nghiệp hóa dược sản xuất gì? Vai trò của dược phẩm
với việc bảo vệ sức khỏe con người?

14


-

Một số chất gây nghiện, chất ma túy?
Phòng chống ma túy trong cộng đồng, trong học đường?
Đại diện nhóm 1 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề bảo
vệ sức khỏe con người”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 5.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 1 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 1. Đại điện nhóm 1 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 1 có thể bổ sung cho câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía
giáo viên.
d) Sản phẩm hoạt động
Bài thuyết trình của học sinh, bài trình chiếu powerpoint.
Học sinh ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các phiếu học tập.
Nội dung 1: Hóa học và vấn đề lương thực thực phẩm
1. Vai trò của lương thực thực phẩm đối với con người
- Đảm bảo sự sống.
- Đảm bảo sức khỏe.
2. Những vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm
- Sự phân bố lương thực thực phẩm trên toàn thế giới không cân đối: nơi thừa
nơi thiếu.
- Dân số không ngừng gia tăng.
- Đất canh tác bị thu hẹp.
- Thiên tai ngày càng ác liệt.
3. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm
- Nghiên cứu và sản xuất chất bảo vệ và phát triển thực vật, động vật.

- Nghiên cứu và sản xuất chất bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Nghiên cứu các quy trình chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học, nâng
cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Chế tạo chất phụ gia thực phẩm.
- Xây dựng và hướng dẫn mọi người sử dụng đúng quy trình vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Nội dung 2: Hóa học và vấn đề may mặc
1. Vai trò của vấn đề may mặc với cuộc sống con người
- Nhu cầu chủ yếu của con người: giữ ấm cơ thể, văn minh, đẹp.
2. Những vấn đề đang đặt ra về may mặc
- Gia tăng dân số toàn cầu.
- Nhu cầu mặc đẹp.
- Điều kiện sản xuất tơ tự nhiên khó khăn.
3. Hoá học góp phần giải quyết những vấn đề may mặc cho nhân loại
- Nâng cao chất lượng, sản lượng tơ hóa học, tơ tổng hợp.
- Nghiên cứu chế tạo nhiều loại tơ có tính năng đặc biệt.
- Nghiên cứu chế tạo nhiều loại thuốc nhuộm, chất phụ gia.
Nội dung 3: Hóa học và vấn đề bảo vệ sức khỏe con người
1. Dược phẩm
- Bảo vệ sức khỏe con người: phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
- Chế tạo thuốc chữa bệnh hiểm nghèo.
2. Một số chất gây nghiện, chất ma tuý, phòng chống ma tuý
a) Một số chất gây nghiện, chất ma tuý
15


- Một số chất ma túy: Amphetanin tổng hợp, cocain chiết xuất từ cây coca,
heroin, moocphin, các loại thuốc lắc…
- Một số chất gây nghiện không phải là ma túy: rượu, nicotin (trong thuốc lá),
cafein (trong hạt cà phê, coca, lá chè…).

b) Phòng chống ma tuý
- Nhà nước phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh, chống ma túy.
- Ngăn chặn không cho ma túy xâm nhập vào nhà trường.
- Giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma túy.
Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động luyện tập giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa
lĩnh hội được.
b) Nội dung hoạt động
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, tình huống hoặc vấn đề thực tiễn, học sinh suy
nghĩ và đưa ra các ý kiến trả lời.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cặp, trao đổi và trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1: Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
Câu 2: Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực
phẩm?
Câu 3: Chúng ta thường thấy các khẩu hiệu như “Trường học không khói
thuốc” “Bệnh viện không khói thuốc” hay thấy những biển báo “Cấm hút thuốc lá” nơi
công cộng. Theo em vì sao lại cấm hút thuốc lá?
Câu 5: Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe
con người?
d) Sản phẩm hoạt động
Học sinh trao đổi, đưa ra ý kiến, bổ sung thông tin để góp phần hoàn thiện các ý
cơ bản sau:
Câu 1: Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cuộc sống con người:
Lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng,cung cấp năng lượng cho
con người và hoạt động. Ăn không đủ, thiếu chất dinh dưỡng làm cơ thể hoạt động
không hiệu quả, sức khỏe yếu, chậm phát triển,..
VD: thiếu iot gây bệnh bướu cổ, thiếu vitamin A gây mờ mắt,..

Câu 2: Để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm có những hoạt
động sau:
– Nghiên cứu, sản suất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động
vật như: sản suất các thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, các loại thuốc kích
thích tăng trưởng.
– Nghiên cứu nâng cao sản suất những hóa chất bảo quản lương thực, thực
phẩm,để nâng cao sản lượng lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.
– Bằng con đường chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ hóa học để
nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như tập
hợp chất béo nhân tạo,..
– Thay thế tinh bột bằng hợp chất hidro cacbon để sản suất ancol etylic, thay
thế sản suất xà phòng từ chất béo,sản suất bột giặt tổng hợp,..
– Sản suất glucozơ, tổng hợp chất béo nhân tạo, chế biến protein từ protein tự
nhiên.
16


– Cùng với công nghệ sinh học tạo ra giống mới có năng suất cao hơn.
Câu 3: - Khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là
nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện...
Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm
nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh.
- Khói thuốc lá khiến những người không hút thuốc vẫn có nguy cơ cao bị ung
thư phổi.
Câu 4: Một số chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người:
- Một số chất ma túy: cocain, heroin, moocphin, các loại thuốc lắc, thuốc phiện,
cần sa, ma túy tổng hợp,..
- Một số chất gây nghiện: rượu, nicotin, cafein….
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (1 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục
đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu
hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung hoạt động
Giải quyết các yêu cầu sau:
1. Với những vấn đề về an toàn thực phẩm như hiện nay (thực phẩm bẩn, thực
phẩm không rõ nguồn gốc...), em có đề xuất giải pháp gì?
2. Hóa học góp phần như nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc của con
người? Hãy dẫn ra một số loại tơ hóa học mà em biết.
3. Em có đề xuất/ý tưởng gì trong việc phòng chống ma túy học đường?
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo (thư
viện, internet...)
d) Sản phẩm hoạt động
Bài viết báo cáo kết quả hoạt động của học sinh.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên cho học sinh nộp báo cáo kết quả vào buổi học kế tiếp.

17


Tuần (Từ / /2020 đến / /2020)
Tiết
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy tiết đầu:

/ /2020
CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI
TRƯỜNG
TIẾT 3: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường: nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm và tác hại
của việc ô nhiễm môi trường.
- Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm
2. Kỹ năng
- Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ, tư tưởng
Có ý thức bảo vệ môi trường
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực ngôn ngữ hóa học
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: thông qua quan sát thí nghiệm, rút ra
kết luận
Năng lực tư duy logic
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Một số tư liệu về chất lượng cuộc sống, về phòng chống tệ nạn ma tuý…
2. Học sinh
Tìm hiểu thêm về các vấn đề xã hội qua báo đài, sách vở
III. Chuỗi các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (2 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Giúp học sinh nắm rõ các công việc cần thực hiện, tạo không khí sôi nổi, thoải

mái trong lớp học.
b) Nội dung hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tiến hành trong buổi seminar, lưu ý thời
gian cho mỗi hoạt động.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tiến hành trong buổi seminar, lưu ý thời
gian cho mỗi hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh về các tiêu chí đánh giá, chấm điểm các nhóm
sau mỗi bài thuyết trình thông qua phiếu đánh giá.
Các nhóm giới thiệu về nhóm mình.
d) Sản phẩm hoạt động
Các thành viên trong lớp nhận phiếu đánh giá.
Các nhóm hoàn thành phần giới thiệu.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
18


Giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng
mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh nêu được thế nào là ô nhiễm môi trường, thế nào là ô nhiễm môi
trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, nguyên nhân,
các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
Học sinh nêu cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm: phương pháp vật lí,
phương pháp hóa học. Học sinh nêu các phương pháp xử lý các chất gây ô nhiễm và
đề ra các biện pháp, giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
b) Nội dung hoạt động
Học sinh thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng chống ô nhiễm môi
trường. Trao đổi, thảo luận về vấn đề này.

c) Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường (20 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 6:
- Thế nào là môi trường bị ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường không khí: Nguyên nhân? Tác nhân gây ô nhiễm? Tác hại
của sự ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường nước: Nguyên nhân? Tác nhân gây ô nhiễm? Tác hại của
sự ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường đất: Nguyên nhân? Tác nhân gây ô nhiễm? Tác hại của sự
ô nhiễm?
Đại diện nhóm 2 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề ô
nhiễm môi trường”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 6.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 2 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 2. Đại điện nhóm 2 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 2 có thể bổ sung câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía giáo
viên.
Nội dung 2: Tìm hiểu về vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường (15 phút)
Học sinh đã chuẩn bị nội dung theo các câu hỏi gợi ý trong Phiếu học tập số 7:
- Cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm?
- Vai trò của hóa học việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường?
- Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
Đại diện nhóm 3 lên thuyết trình trước lớp về nội dung “Hóa học và vấn đề
phòng chống ô nhiễm môi trường”
Các học sinh khác nghe bài thuyết trình, ghi lại vào vở những thông tin thu
được theo gợi ý ở Phiếu học tập số 7.
Trao đổi, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm 3 trình bày xong, các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi cho nhóm 3. Đại điện nhóm 3 trả lời câu hỏi của các bạn. Các thành
viên khác của nhóm 3 có thể bổ sung câu trả lời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía giáo

viên.
d) Sản phẩm hoạt động
Bài thuyết trình của học sinh, bài trình chiếu powerpoint.
Học sinh ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các phiếu học tập.
Nội dung 1: Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
19


Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường
trở thành độc hại.
Các loại ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường đất
1. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn…
a) Nguyên nhân:
- Do thiên nhiên: cháy rừng, núi lửa...
- Do hoạt động của con người
+ Khí thải công nghiệp
+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải
+ Khí thải do sinh hoạt
Các chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, SO2, H2S, NxOy, CFC...
b) Tác hại
- Gây biến đổi khí hậu: hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: bệnh tật, tử vong...
- Ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.

- Phá huỷ tầng ozon.
- Gây mưa axit.
2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Phân loại:
- Theo thời gian: thường xuyên kéo dài hay tức thời
- Theo bản chất các chất gây ô nhiễm: ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh
- Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển
a) Nguyên nhân:
- Do thiên nhiên: mưa, bão, lũ...
- Do con người: nước thải dân cư, công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu...
Tác nhân gây ô nhiễm:
+ các ion kim loại nặng.
+ anion: NO3-, PO43-, SO42-...
+ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng.
b) Tác hại
- Có hại cho sức khoẻ và sinh mạng.
- Lan truyền dịch bệnh.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động
thực vật.
3. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước là khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng
vượt quá giới hạn làm hệ sinh thái mất cân bằng.
a) Nguyên nhân:
- Do thiên nhiên: núi lửa, ngập úng...
20


- Do con người: sử dụng phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất kích

thích, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…
Tác nhân gây ô nhiễm:
+ Các ion kim loại nặng
+ Phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật chất kích thích sinh trưởng, chất
thải sinh hoạt…
b) Tác hại
- Gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người.
Nội dung 2: Hóa học và vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
- Quan sát: màu, mùi, trạng thái…
- Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion…
- Xác định bằng dụng cụ đo.
2. Vai trò của hoá học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng hoá chất đúng quy định.
- Thu gom phân loại rác.
- Xử lí chất thải.
+ Một số phương pháp xử lí chất thải:
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ
- Phương pháp oxi hoá khử
3. Phòng chống ô nhiễm môi trường
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ gia đình đến nhà trường.
- Tuyên truyền việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động xã hội, các sự
kiện về môi trường.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: Giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự trao đổi, góp ý, bổ sung của các nhóm,
giáo viên biết được học sinh đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ

sung.
- Giáo viên nhận xét về phần trình bày của nhóm, chỉ ra các điểm tốt cần phát
huy và hạn chế cần rút kinh nghiệm cho các nhóm sau.
- Học sinh đánh giá kết quả hoạt động của nhóm bạn bằng phiếu đánh giá.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động luyện tập giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa
lĩnh hội được.
b) Nội dung hoạt động
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, tình huống hoặc vấn đề thực tiễn, học sinh suy
nghĩ và đưa ra các ý kiến trả lời.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cặp, trao đổi và trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường khỏi bị ô nhiễm.

21


Câu 2: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông
suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử
lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸ Fe3+, Cu2+, Hg2+… theo em nên sử dụng hóa
chất nào? Vì sao?
Câu 3: Em hãy nêu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
d) Sản phẩm hoạt động
Học sinh trao đổi, đưa ra ý kiến, bổ sung thông tin để góp phần hoàn thiện các ý
cơ bản sau:
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường..

Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trong do các hoạt động của con
người làm biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó cần phải bảo vệ môi
trường.
Câu 2: Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb 2+¸ Fe3+, Cu2+, Hg2+… nên
sử dụng hóa chất có khả năng kết hợp (kết tủa) với các ion kim loại nặng trên => dùng
dung dịch bazơ.
Chú ý vấn đề kinh tế: chọn loại hóa chất rẻ tiền, phổ biến.
 Hóa chất thích hợp thường sử dụng là nước vôi Ca(OH) 2.
Câu 3: Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Không xả rác xuống sông, ao, hồ, hay ở các bãi biển.
- Đổ các rác làm từ chất dẻo, nhựa cẩn thận vào nơi thu gom đem xử lý.
- Giảm bớt lượng nước sử dụng bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch môi trường ở.
- Tham gia các hoạt động chống gây ô nhiễm môi trường.
- Không đốt rác thải bừa bãi.
- Khuyến khích gia đình sử dụng các chất tẩy rửa an toàn cho môi trường, hạn
chế sử dụng bao bì gói thực phẩm bằng chất dẻo không phân hủy.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.
d) Sản phẩm hoạt động
Học sinh trao đổi, đưa ra ý kiến, bổ sung thông tin để góp phần hoàn thiện các ý
cơ bản sau:
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (1 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm,
nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải
quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung hoạt động

Giải quyết các yêu cầu sau:
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu hiện nay?
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu?
3. Em có đề xuất/ý tưởng gì trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường?
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo (thư
viện, internet...).
22


d) Sản phẩm hoạt động
Bài viết báo cáo kết quả hoạt động của học sinh.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên cho học sinh nộp báo cáo kết quả vào buổi học kế tiếp.

23


4.3. Phương thức đánh giá
Cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Giáo viên thông báo biểu điểm
đánh giá, sau đó phát phiếu đánh giá cho mỗi học sinh tự đánh giá sau mỗi bài thuyết
trình.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Nội dung: ………………………………………………………..
Tổ thuyết trình: ………………………………………………….
Người đánh giá: …………………………………………………

STT


Nội dung

Điểm tối đa

Điểm đạt được

1
2
3
4

Nội dung bài thuyết trình
50
Tác phong thuyết trình
10
Hình thức
10
Trả lời câu hỏi
30
Tổng
100
Giáo viên thu thập lại phiếu đánh giá, tổng hợp và tính điểm trung bình cho mỗi

nhóm.
Trao thưởng cho 2 nhóm có tổng điểm trung bình cao nhất (giải nhất) và tổng
điểm trung bình cao thứ 2 (giải nhì). Phần thưởng có thể là điểm 9, điểm 10, hoặc một
phần quà nhỏ (bánh kẹo) nhằm động viên và tạo sự hứng thú cho học sinh.

24




×