Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.47 KB, 42 trang )

1


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
APHH

Ấn phẩm hàng hải

AIS Automatic Identification System – Hệ thống tự động nhận dạng
CN

Chứng nhận

QC

Quantity Control

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH LiteOn
Việt Nam.................................................................................................12
Hình 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH LiteOn
Việt Nam.................................................................................................14
Hình 2.2. Sơ đồ chung về quản lý đơn hàng...........................................19
Hình 2.2.2. Quy trình làm việc của nhân viên quản lý đơn hàng tại Công
ty TNHH LiteOn Việt Nam.....................................................................27
Hình 2.2.3. Mail trả lời khách hàng.........................................................29
Hình 2.2.4.Bản báo cáo số lượng sản phẩm đóng gói của từng mã hàng32


Hình 2.2.5. Phát hiện lỗi tại một sản phẩm.............................................33

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu khái quát về Công ty và hoạt
động quản lý đơn hàng tại bộ phận Quản lý đơn hàng đã giúp em tiếp cận được
môi trường thực tế, những sự khác biệt so với lí thuyết đã được học, có thêm
nhiều kiến thức bổ ích, nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tế từ Công ty.
Để có được những kiến thức quý báu để thực hiện đề tài:”Tìm hiểu hoạt
động quản lý đơn hàng tại Công ty TNHH Lite On Việt Nam”. Ngoài sự nỗ lực
học tập và nghiên cứu tìm hiểu, em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ giáo
viên hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp – cô TS.Phạm Thị Yến, quý Công ty TNHH
Lite On Việt Nam, đơn vị đã cho em tham gia thực tập. Em có được một môi
trường thực sự thuận lợi để tìm hiểu về đề tài mà em quan tâm và yêu thích và
có định hướng trong tương lai.
Qua quá trình làm việc và học tập tại Công ty, em đã tích lũy được rất nhiều
kiến thức thực tế bằng một số phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: Việc quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì
các thành viên của tổ chức thực sự đang làm. Nhìn nhận trực tiếp các quan hệ
tồn tại giữa những người ra quyết định và các thành viên khác của tổ chức.
Phương pháp nghiên cứu sản phảm hoạt động: Tìm hiểu về mã hàng đang
sản xuất, các khâu sản xuất của mã hàng. Đúc kết ra quy trình để thực hiện sản
xuất ra sản phẩm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thông tin thu thập về
loại sản phẩm trực tiếp tại Công ty, tham khảo tài liệu số liệu lao động của các
năm trước còn lưu giữ lại, các văn bản của Công ty. Sự hướng dẫn trực tiếp và
giúp đỡ của lãnh đạo Công ty. Những kiến thức học được từ các bài giảng, sách


4


giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên
Inernet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm trước.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng công việc quản lý đơn hàng tại Công ty TNHH Lite
On Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá và nhận xét
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Bộ môn Logistics, kho Kinh tế, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tạo

-

điều kiện cho em được thực tập tại Công ty TNHH Lite On Việt Nam.
Cô TS. Phạm Thị Yến đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm

-

hiểu và thực tập tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Công ty đã đồng ý cho em được thực tập tại Công ty và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em có thể nghiên cứu và tìm hiểu đề tài của

-

mình.
Bác Poton – Trưởng bộ phận Quản lý đơn hàng, chị Nguyễn Thanh Hà,

Trần Thị Nga cùng các anh chị trong phòng Quản lý đơn hàng đã giúp em

-

rất nhiều trong quá trình em tìm hiểu và học hỏi thực tế tại Công ty.
Tập thể công nhân viên đang làm việc tahi Công ty TNHH Lite On Việt
Nam đã giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô cùng Ban lãnh đạo, các anh chị trong
Công ty TNHH Lite On luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc.
Chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
Em xin trân trọng cảm ơn!

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về đơn hàng
1.1.1. Khái niệm đơn hàng

Đơn đặt hàng (Purchase Order – P/O) là đơn mà người mua (Buyer) gửi
cho người bán (Seller) xác nhận về việc mua hàng.
Ngoài ra, đơn đặt hàng được xem như một loại giấy tờ được ủy quyền trong
vấn đề giao dịch và buôn bán. Khi người bán đồng ý, đơn đặt hàng sẽ trở thành
một thỏa thuận mang tính ràng buộc tựa như hợp đồng mà cả hai bên đã ký kết.
Một đơn đặt hàng đưa ra các giới thiệu, số lượng, giá, giảm giá, điều khoản
thanh toán, ngày thực hiện hoặc giao hàng, điều khoản và điều kiện liên quan
khác, và xác định một người bán cụ thể. Điều này cũng được xem như là hệ




thống thông tin trong quá trình mua bán.
Mục đích sử dụng đơn đặt hàng
Công ty sử dụng đơn đặt hàng vì một vài lý do:
Đơn đặt hàng cho phép người mua có thể truyền đạt ý định cũng như là sự



lựa chọn của họ đến người bán
Người bán được bảo vệ trong trường hợp bị người mua từ chối của việc



trả tiền hàng hoá hoặc dịch vụ
Đơn đặt hàng giúp các đại lý quản lý các yêu cầu mới cũng như là chi tiêu



đơn hàng trong tình hình hiện tại
Đơn đặt hàng giúp cho nền kinh tế hợp lý hoá quá trình mua bán theo một

1.1.2.

quy trình chuẩn
Người cho vay thương mại hoặc tổ chức tài chính có thể cung cấp hỗ trợ về
tài chính dựa theo đơn đặt hàng. Có nhiều các tiện ích tài chính, thương mại hầu
hết đều được cung cấp qua đơn đặt hàng mà các doanh nhân thường sử dụng
như:








1.1.3.

Đóng trước hạn mức tín dụng Gửi hàng
Gia hạn mức tín dụng Gửi hàng theo chức vụ
Phương tiện uy tín về thương mại
Gia hạn mức tín dụng Mua Hoá đơn nước ngoài
Gia hạn mức tín dụng về hoá đơn cũ
Xác nhận thứ tự các tiện ích
Trường hợp sử dụng đơn hàng
6


Người ta thường sử dụng đơn hàng:
Để tìm kiếm hàng hóa trong tiêu dung hằng ngày hay trong sàn chứng





khoán (cổ phiếu)
Để tìm kiếm dịch vụ, tiện ích
Để yêu cầu khách hàng sử dụng hàng hóa nhập khẩu (đối với doanh



nghiệp tư nhân).

Để tìm kiếm hàng hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên và được sản xuất trong



nước



1.1.4.

Để giao dịch buôn bán hay việc mua sắm thuận lợi trong lần đầu tiên.
Tối ưu hoá mua bán.
Các nội dung cơ bản của đơn hàng
Các nội dung cơ bản của P/O gồm các thông tin như sau:
– Số và ngày (Number and date)
– Thông tin người bán và người mua (Seller/Buyer : Name, contact,

Tel/fax)
– Người liên lạc (PIC – Person in contact)
– Mô tả hàng hóa (Goods description/Commodity/Product)
– Số lượng (Quantity)
– Phẩm cấp, thông số kỹ thuật (Specifications/Quality)
– Đơn giá (Unit price)
– Gía trị hợp đồng (Total amount)
– Điều khoản thanh toán (Payment terms)
– Điều kiện giao hàng (Delivery term)
– Mọt số điều khoản khác (Special instruction) (discount, FOC…)
– Chữ kí (Signature)
1.2. Tổng quan về công việc của nhân viên quản lý đơn hàng
1.2.1. Khái niệm về nhân viên quản lý đơn hàng

Nhân viên Quản lý đơn hàng (Nhân viên quản lý đơn hàng) là người chịu
trách nhiệm chính về đơn đặt hàng của khách, đảm bảo cho hàng đạt chất lượng
tốt nhất từ khâu nguyên liệu đến khi ra thành phẩm và giao cho khách hàng.
Các công việc chính


Tiếp nhận đơn hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng
7




Tham gia vào quá trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng cho mẫu
trước khi gửi cho khách



Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng



Làm việc với các bộ phận kỹ thuật, mua hàng và vật tư để đảm bảo
nguyên phụ liệu cho sản xuất



Làm việc với các phòng sản xuất, đội kỹ thuật và quản lý chất lượng để
đảm bảo đơn hàng được giao kịp thời và đạt tiêu chuẩn chất lượng




Tính toán chi phí cho hàng hóa và dịch vụ liên quan



Báo cáo lên cấp trên các chỉ số liên quan đến đơn hàng

1.2.2.

Chỉ số đo lương hiệu quả công việc - KPI công việc
Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Lite On Việt Nam



Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER)

Tỷ lệ chi phí hoạt động được tính theo chi phí hoạt động của một
Công ty chia cho doanh thu.


Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate - CRR)
CRR là chỉ số về tỉ lệ khách hàng mua/sử dụng dịch vụ của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào loại hình và tính chất
kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tính chỉ số CRR theo các khoảng thời
gian khác nhau: năm, tháng, tuần… Thông thường, khoảng thời gian này

8


phụ thuộc vào chu kì mua sắm hoặc mức độ thường xuyên mà giao dịch

mua/bán được thực hiện.
Công thức:
(CE – CN)/CS x 100%
CE: số khách hàng ở cuối một giai đoạn nhất định.
CN: số khách hàng mới trong giai đoạn đó.
CS: số khách hàng ở đầu giai đoạn đó.


Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV)
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là giá
trị của một khách hàng đóng góp cho công ty trong suốt cuộc đời họ.
Khách hàng trung thành là người đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền
vững cho doanh nghiệp vì có giá trị vòng đời cao. Giá trị vòng đời khách
hàng thường được chia làm 2 loại:
Giá trị vòng đời lịch sử (Historic customer lifetime value): Đơn giản
nó là tổng lợi nhuận của tất cả các lần mua hàng trong lịch sử.
Giá trị vòng đời dự đoán (Predictive customer lifetime value): Là một
phân tích dự đoán dữa trên dữ liệu mua hàng lịch sử trước đó và những
hành vi của khách hàng. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích để có mức độ
chính xác và áp dụng đúng với mọi giao dịch mua hàng.
Cách tính Giá trị vòng đời khách hàng
-

Giá trị vòng đời lịch sử (Historic customer lifetime value)

9


Bạn có thể tính tổng lợi nhuận từ các giao dịch của một khách hàng
bằng công thức dưới đây:

CLV = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3+…+ Giao dịch N) x
Tỷ suất lợi nhuận trung bình
-

Giá trị vòng đời dự đoán

Giá trị vòng đời dự đoán là phức tạp hơn. Nó là thuật toán cố gắng
cung cấp thông tin chính xác về tổng giá trị vòng đời của một khách hàng
dựa vào những dữ liệu đã có. Cụ thể là:
Giá trị vòng đời khách hàng luôn là lợi nhuận ròng của tổng tất cả các
nguồn thu trong tương lai từ một khách hàng, trừ đi tất cả các chi phí liên
quan tới khách hàng đó.
Trên thực tế, các thuật toán tính toán phức tạp hơn nhiều. Dưới đây
chúng tôi lấy một số ví dụ tính toán như sau:
Cách đơn giản:

Trong đó:
T: Số giao dịch trung bình hàng tháng
AOV: Giá trị trung bình các đơn hàng
ALT: Average Customer Lifespan – Tuổi trung bình của khách hàng
(tính theo tháng)

10


AGM: Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Cách chi tiết:

Trong đó:
R: Monthly retention rate – Là tỷ lệ giữ chân khách hàng tính theo tháng.

Ví du tháng trước bạn có 1000 khách, và có 200 khách quay lại trong tháng này.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn là R = 20%
D: Monthly discount rate
Tỉ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng



Để ra được tỷ lệ chuyển đổi, lấy Số lượng khách hàng mua thực tế
(Customer) chia cho Số lượng khách hàng tiềm năng (Lead Generation).

Tỷ lệ chuyển đổi =
1.2.3.

Yêu cầu công việc và năng lực liên quan đối với vị trí của một nhân viên
Quản lý đơn hàng
Yêu cầu công việc:
Có kinh nghiệm làm công việc Quản lý đơn hàng hoặc các vị trí tương



đương


Trình độ ngoại ngữ tốt



Thành thạo tin học văn phòng




Có kinh nghiệm và kiến thức về ngành là một lợi thế
11




Thành thạo kỹ năng giao tiếp, đàm phán



Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ



Đầu óc kinh doanh nhanh nhạy
Năng lực liên quan



Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh



Kỹ năng xây dựng mối quan hệ



Kỹ năng đàm phán, thuyết phục




Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian



Kỹ năng quản trị rủi ro



Kỹ năng làm việc nhóm



Tỉ mỉ, cẩn thận



Nhạy bén



Bền bỉ, kiên trì

1.3. Hình

thức quản lý đơn hàng
1.3.1. Hình thức quản lý trực tuyến

Là hình thức quản lý chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu trách

nhiệm quản lý một số đơn hàng của những khách hàng nhất định. Đứng đầu
nhóm là nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ thực hiện theo dõi, giám sát công tác
quản lyys đơn hàng của các thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề phát
sinh xảy ra trong quá trình sản xuất mà các thành viên trong nhóm không thể tự
lo được.
12


1.3.2.

Hình thức quản lý theo chức năng

Là hình thức phân chia nhân sự theo từng nhóm công tác chuyên môn khác
nhau các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất của tổ chức. Các
nhân viên được phân chia nhiệm vụ trong các bộ phận chức năng theo lĩnh vực
chuyên sâu mà họ am hiểu.
- Bộ phận phát triển mẫu: Phát triển các loại sản phẩm thiết bị điện tử cho
đến khi được khách hàng chấp nhận.
- Bộ phận thu mua: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu, đặt mua
nguyên phụ liệu cho đơn hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, đảm bảo kế hoạch
vào chuyền cho nhà máy.
- Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng, cập nhật báo
cáo năng suất, báo cáo tiến độ. Theo dõi định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cân
đối nguyên phụ liệu, chuẩn bị hàng mẫu, tài liệu kỹ thuật cho sản xuất.
1.3.2.1. Hình

thức quản lý theo sản phẩm
Là hình thức tổ chức theo nhóm chuyên trách từ khâu phát triển, thu mua,

kế hoạch sản xuất của một vài chủng loại sản phẩm có kiểu dáng, kết cấu sản

phẩm, quy trình công nghệ gần giống nhau. Theo hình thức này, bộ phận quản lý
đơn hàng sẽ chia theo nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sẽ quản lý theo loại nhóm sản
phẩm.
1.3.2.2. Hình

thức quản lý theo địa lý
Là hình thức quản lý đơn hang mà bộ phận phụ trách sản phẩm có trách

nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩn đó. Bộ phận quản
lý đơn hang sẽ phân chia khách hang theo từng khu vực địa lý để quản lý. Mỗi
khách hang ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ có những yêu cầu về sản phẩm
13


khác nhau. Vì vậy quản lý đơn hang theo khu vực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng
tốt những yêu cầu của khách hang về sản phẩm cần sản xuất.
1.4. Tầm quan trọng của công tác Quản lý đơn hàng
- Bộ phận quản lý đơn hàng là cầu nối quan trọng để hoàn thành mục tiêu
sản xuất kinh doanh đã đề ra.
- Nhân viên quản lý đơn sẽ trực tiếp xử lý các tình huống, theo dõi, giải
quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất đơn hàng, làm việc với
các bộ phận nhằm truyền đạt thông tin về mã hàng cũng như việc sản xuất đơn
hàng.
- Công tác quản lý đơn hàng làm việc với khách hàng và nhà cung cấp tốt
sẽ giúp quá trình thực hiện sản xuất được tiến hành tốt, mang lại doanh thu, lợi
nhuận cũng như uy tín cho công ty.
- Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ quyết định việc có được những đơn hàng
cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi thông qua làm việc,
trao đổi với khách hàng cũng như nhà cung ứng.


14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG VIỆC QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
TẠI CÔNG TY LITE ON VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Lite On Việt Nam
2.1.1.

Tổng quan chung về công ty TNHH Lite On Việt Nam

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH LITE ON VIỆT NAM
Tên giao dịch: LOVN
Mã số thuế: 02017355558
Địa chỉ: Nhà xưởng D8 và D9, RBF II, lô đất số P1SP1B và lô đất IN3-8,
Xã Lập Lễ, Huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng
Đại diện pháp luật: Raymond K.y.soong
Giấy phép số: 0201315592
Ngày cấp giấy phép: 04/10/2013
Điện thoại: 02253965588
Ngành nghề kinh doanh:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Sản xuất linh kiện điện tử


C26100 (chính)

2

Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

C33130

Loại hình kinh tế: Công ty nước ngoài không theo luật ĐTNN
Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
15


Loại hình tổ chức: Đơn vị nộp thuế nhà thầu nước ngoài
Loại khoản: Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu
2.1.2.

Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập năm 1975
Trụ sở chính tại Đài Bắc, Đài Loan và phân bổ toàn cầu với 30 chi nhánh,
địa điểm sản xuất toàn cầu trên khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Số lượng công
nhân Trung Quốc hơn 64500 người và ngày càng được mở rộng. Khởi đầu sản
xuất đền LED, linh kiện điện quang ở Đài Loan. Công ty điện tử đầu tiên ở Đài
Loan (1983). Chỉ số cổ phiếu của Công ty trên toàn cầu hiện tại là MSCI. Đứng
số một trong ngành điện tử theo điều tra của tạp chí công nghiệp Đài Loan và
được tạp chí Wealth trao giải thưởng doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty được
trung bày tại 25 trung tâm khác nhau trên toàn thế giới. Là đối tác tốt nhất trong
việc tiết kiệm điện quang, khoa học trí tuệ.



Có cơ quan di động



Là một lĩnh vực kinh doanh mới



Trang bị lưu trữ.



Tình hình phát triển của tập đoàn LiteOn Trung Quốc
Tập đoàn LiteOn đầu tư vào Trung Quốc từ năm 1993 và trải qua 26 năm
phát triển. Tiền vốn đầu tư của tập đoàn LiteOn vào Trung Quốc là 30 tỷ USD.
Tập đoàn LiteOn có 45 nhà máy ở Trung Quốc. Có 60 nghìn người làm việc tại
tập đoàn LiteOn Trung Quốc. Kim ngạch ngoại tệ năm 2015 là 53 tỷ USD.

16


2.1.3.

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

80% sản phẩm trên thị trường có tỷ lệ dẫn đầu toàn cầu
2.1.4.


Cơ cấu tổ chức quản lý

Hình 2.1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH LiteOn Việt Nam
Ban quản lý giám đốc:
Tổng giám đốc: Lãnh đạo lớn nhất là ông Pan Sheng, chịu trách nhiệm
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là người đại diện pháp lý trong
công ty. Ông cũng chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và trách
nhiệm trước pháp luật quốc gia tại Việt Nam.
Giám đốc (quản lý sản xuất): Ông MaxHuang quản lý khối sản xuất, bao
gồm toàn bộ 2 nhà xưởng tại khu công nghiệp Vsip, Hải Phòng. Ông chịu trách
nhiệm cao nhất về năng suất và chất lượng hàng hóa đạt hiệu quả. Ngoài ra, ông
cũng là người quản lý các quy định, quy trình trong sản xuất nhằm sản xuất đc
thông suốt.
Các bộ phận và nhà xưởng chính của Công ty
Phòng Kế toán tài chính
-

Tổ chức và chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động tài chính và kinh tế trong công
17


ty
-

Quản lý và giám sát việc sử dụng tài sản và vốn thông qya báo cáo tài chính lập
ké hoạch đầu tư sản xuất và kinh doanh.

-

Duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán và các nguồn lực tài chính cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh trong công ty.

-

Chịu trách nhiệm quản lý sản xuất đạt hiệu quả, chất lượng theo mục tiêu của
công ty
Bộ phận nhân sự:

-

Chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực, ban hành quy tắc nội bộ và quy định
theo luật quốc gia

-

Sắp xếp trong nhiệm vụ an ninh, quy định cháy, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,
an toàn nơi làm việc.
Bộ phận kỹ thuật
- Căn cứ vào tài liệu của khách hàng để làm ra tài liệu kỹ thuật của
công ty.
- Tìm kiếm các phương pháp sản xuất tối ưu để tang năng suất lao
động và chất lượng của hàng hóa.
- Tính toán nhu cầu cần thiết nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng, thời
gian cần thiết cho việc thực hiện đơn đặt hàng.
- Tư ván cho bộ phận kinh doanh định mức sản xuất và thời gian
giao hàng, để có bộ phận kinh doanh dựa trên cơ sở này ký hợp đồng với
khách hàng.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Nghiện cứu và phân tích đơn hàng, tìm ra phương pháp sản xuất tối
ưu nhất, đạt chất lượng.

- Làm quy trình sản xuất, thiết kế chuyền, cân bằng chuyền.
- Ứng dụng các chương trình nhằm tang năng suất trong sản xuất.
- Tham mư, hướng dẫn cho các phòng, chức năng trong công tác
18


quản lý nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả.
- Tham mưu cho ban giám đốc, phòng kinh doanh về thời gian chuẩn
để làm căn cứ ký hợp đồng với khách hàng.
Bộ phận chuyền sản xuất
- Nơi thuejc hiện và hoàn thành các sản phẩm trực tiếo
- Sản xuất hàng hóa với chất lượng theo yêu cầu, giao hàng theo kế
hoạch của công ty.
- Cải thiện phương pháp sản xuất để tang năng suất lao động và giảm
giờ làm thêm.
Bộ phận quản lý đơn hàng
Nhóm Nhân viên quản lý đơn hàng (Quản lý đơn hàng)
- Bao gồm 9 thành viên: Chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm khách
hàng tiềm năng, đẩy giá, đàm phán giá cả, tiếp xúc với khách hàng, xử lý
đơn đặt hàng và đặt nguyên vật liệu cho các đơn hàng.
- Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đơn đặt hàng của khách
hàng.
- Thực hiện triển khai sản xuất, theo dõi quá trình sản xuất.
- Tìm kiếm nhà cung ứng
- Đây cũng chính là một bộ phận quan trọng trong việc tạo dựng mối
liên kết với khách hàng, xây dựng uy tín cho công ty, mang lại doanh thu
lợi nhuận về doanh nghiệp trong việc đàm phán về giá.

Ngoài ra còn có một số bộ phận và phòng ban khác có chức năng vô
19



cùng quan trọng giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể thông
suốt. Đó là:
Bộ phận IT
-

Bộ phận này điều hành và sửa chữa cơ sở dữ liệu hệ thống và hệ thống mạng.
Bộ phận kinh doanh

-

Tìm khách hàng tiềm năng cho công ty và có trách nhiệm để xây dựng mối quan
hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp.

-

Giao dịch hợp đồng kinh doanh với các công ty trong nước và ngoài nước để tìm
kiếm khách hàng với hàng hóa có giá trị và nhà cung cấp với nguyên phụ liệu
giá trẻ.

-

Liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp, đối phó với tất cả các vấn đề trong sản
xuất chế biến và kinh doanh chẳng hạn như chất lượng hàng hóa, thời gian giao
hàng, thanh toán và khiếu nại của khách hàng.

-

Chịu trách nhiệm để đánh giá sản phẩm và tính toán các chi phí và lợi nhuận

trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ phận xuất nhập khẩu
Chịu trách nhiệm nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cho công ty, bao gồm
cả nhập khẩu nguyên liệu và các phụ kiện để sản xuất, chuẩn bị tài liệu để vận
chuyển hàng hóa.
Bộ phận kế hoạch

-

Làm lịch trình cho các bộ phận trên sản xuất hàng loạt

-

Đảm bảo giao hàng đúng thời gian
20


-

Cân bằng nhu cầu và kiểm soát việc cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất.
Bộ phận lắp ráp

-

Thực hiện thao tác lắp ráp các thiết bị, con chip, bộ vi xử lý theo đúng yêu cầu
thiết kế
Bộ phận làm hàng mẫu

-


Cung cấp mẫu đạt chất lượng, đúng thời hạn theo yêu cầu của bộ phận kinh
doanh

-

Tạo ra các sản phẩm thực nghiệm để bộ phận IE nghiên cứu mã hàng.

-

Hỗ trợ chuyền sản xuất trong một số trường hợp theo yêu cầu.
Bộ phận quản lý chất lượng

-

Hướng dẫn và kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng hành hóa thei yêu cầu của
khách hàng, thông thường dựa trên tiêu chuẩn ISO-9001.

-

Kiểm soát chất lượng trong sản xuất, thông báo cho bộ phận liên quan khi các
sản phẩm đã được theo chất lượng.
Bộ phận cơ điện- bảo trì

-

Chuẩn bị và sắp xếp máy móc cần thiết để sản xuất

-

Sửa chữa thiết bị và máy móc nếu nó có vấn đề.

2.1.5.

Thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu năm 2015 tại Trung Quốc khoảng 80 tỷ USD và kim ngạch
ngoại tệ năm 2015 đạt 53 tỷ USD với các chi nhánh tại Tứ Xuyên Thành Đô,

21


Bắc Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thường Châu, Tô Châu, Vô Ích, Nam Kinh,
Thượng Hải, Hàm Ninh, Cám Châu, Ưng Đàm, Quảng Châu, Đông Quan
Hình 2.1. Doanh thu và chi phí của Công ty TNHH LiteOn Việt Nam từ năm
2014 đến nay.
Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

2015

157,84

119,3


38,54

2016

204,86

140,88

63,98

2017

250,64

162,2

88,44

2018

299,47

198,97

100,50

2.1.6.

Đối tác, đối thủ, các chiến lược phát triển, các dự án đang thực


hiện và các dự án trong tương lai
a, Là đối tác chiến lược cho các nhà cung ứng toàn cầu
Các đối tác tại châu Âu và Bắc Mỹ như: apple, hp, dell, Microsoft,
Lexmark,

amazon,

google,

Motorola,

nokia,

avago,

Philips,

ABB,

continental, Ford Motor, Volvo, Bayerische Motoren Werke, Mercedes...
Các đối tác tại Trung Quốc bao gồm: lenovo, ZTE Corporation,Huawei,
Nissan, BBK, OPPO, MI, HTC, TOYOTA, acer, asus, meizu
Các đối tác quan trọng tại Bắc Á: Samsung, LG, SONY, TOYOTA,
LEXUS, TOSHIBA
b, Khả năng nghiên cứu
22


Sự phát triển nghiên cứu trong năm 2019
Phí phát triển nghiên cứu chiếm 3% doanh thu 2019

2005-2015: nhận được tổng số 44 giải thưởng trong ba cuộc thi thiết kế lớn
IDEA của Mỹ, Red Dot. Đội ngũ thiết kế công nghiệp xuyên quốc gia và nhiều
đơn vị hợp tác mới như hợp tác, nghiên cứu, thiết kế Mỹ thuật, tham gia liên kết
thiết kế D-team và trung tâm thiết kế Đài Loan. Thiết kế công nghiệp và đề án
APP được áp dụng cho các thương hiệu quốc gia nổi tiếng như Lenovo, HP,
DELL, Logitech, Control4, ELECOM
Công ty TNHH Lite-On Việt Nam là Công ty trực thuộc Tập đoàn điện tử
Lite-On của Đài Loan - một trong mười tập đoàn lớn trên thế giới chuyên sản
xuất các linh kiện điện tử máy tính, điện thoại cho các hãng như IBM,
MOTOROLA, SONY, SAMSUNG, SHARP, HTC, LENOVO, NOKIA… Công
ty TNHH Lite-On Việt Nam được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/10/2014 với mục tiêu sản xuất, bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị, các linh kiện điện tử, các dụng cụ và thiết bị quang
học. Sau 5 năm hoạt động hiệu quả, việc tiếp tục xây dựng nhà máy mới là minh
chứng rõ nét nhất cho sự thành công của Công ty khi đầu tư vào khu công
nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng.
2.2. Tìm hiểu hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty TNHH LiteOn
Việt Nam
2.2.1.

Quy trình chung về quản lý đơn hàng

23


Hình 2.2. Sơ đồ chung về quản lý đơn hàng
Bước 1. Tiếp nhận thông tin đặt hàng
Người thực hiện: Nhân viên quản lý đơn hàng(Nhân viên kinh doanh phụ
trách khách hàng(
Công việc cần thực hiện: Tiếp nhận thông tin đặt hàng từ khách hàng, tài

liệu kĩ thuật sản phẩm, số lượng khách hàng cần, thời gian giao hàng, thời gian
nhận Nguyên phụ liệu (nếu đơn hàng gia công) .Khách hàng gửi tài liệu cho
Công ty TNHH Lite On Việt Nam để phát triển mẫu và báo giá sản phẩm.
Thời gian thực hiện: Công việc được bắt đầu khi nhận được thông tin đặt
hàng từ khách hàng
Cách thực hiện: Tiếp nhận thông tin đơn đặt hàng từ khách hàng chủ yếu
qua mail, qua fax hoặc trực tiếp trao đổi, nhân viên quản lý đơn hàng xác nhận
thông tin và làm việc với khách hàng.

24


Nhân viên quản lý đơn hàng tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ kiện để
xác định giá mua và tiến hành tình chi phí.
Mục đich: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng kịp thời, đầy đủm nắm bắt
chính xác yêu cầu từ khách hàng.
Bước 2. Tính toán định mức Nguyên phụ liệu
Người thực hiện: Nhân viên quản lý đơn hàng và nhân viên kỹ thuật
Công việc cần thực hiện: Tính toán Định mức Nguyên phụ liệu BOM(từ
tài liệu của khách hàng cung cấp. Bộ phận theo dõi đơn hàng kiểm tra tài liệu
của khách hàng và chuyển tiếp thông tin lên phòng kỹ thuật. Bộ phận theo dõi
hỏi lại khách hàng những điều chưa rõ để hoàn thiện hỗ sơ, tài liệu kỹ thuật cho
việc làm hàng mẫu.
Thời gian thực hiện: Khi khách hàng cung cấp thông tin tài liệu kỹ thuật
sản phẩm.
Cách thực hiện: Nhân viên quản lý đơn hàng tính những Nguyên phụ liệu
cần thiết theo đơn vị chiếc, cái
Nhân viên kỹ thuật tính định mức theo đơn vị bộ xử lý, chip…
Mục đích: Tính chính xác định mức sản phẩm để làm báo giá (CS) gửi
khách hàng

Bước 3. Tính toán năng lực sản xuất đáp ứng giao hàng
Người thực hiện: Nhân viên phòng kế hoạch

25


×