Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀNH LANG TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG TIỂU DỰ ÁN ĐÔ THỊ SA PA - TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 154 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH LÀO CAI
---------o0o-------DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀNH LANG TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG
TIỂU DỰ ÁN ĐÔ THỊ SA PA - TỈNH LÀO CAI

THUYẾT MINH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Sa Pa, Năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH LÀO CAI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀNH LANG TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG
TIỂU DỰ ÁN ĐÔ THỊ SA PA - TỈNH LÀO CAI

THUYẾT MINH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

NHÀ THẦU TƯ VẤN

BAN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & XÂY

DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

DỰNG GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH



CHÍNH THỨC (ODA)

HẢI PHÒNG


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................................7
1.1.THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN.......................................................................................7
1.2.TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.............................................................................................8
1.3.CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CỦA DỰ ÁN:.........................................................................11
1.3.1. Mục tiêu tổng thế.......................................................................................................11
1.3.2.Mục tiêu cụ thể............................................................................................................11
1.3.3.Nguyên tắc thực hiện:.................................................................................................11
1.4.CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN......................................................................13
1.5. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ..............................................15
1.5.1.Tài liệu khảo sát............................................................................................................15
1.5.2.Tài liệu thiết kế giao thông :.........................................................................................15
1.5.3.Tài liệu thiết kế thu gom xử lý nước thải.....................................................................15
1.5.4.Tài liệu thiết kế hạ ngầm đường điện..........................................................................17
1.5.5.Số liệu đếm xe Tỉnh lộ 152 đoạn T.T Sa Pa- ngã 3 Bản Dền.........................................17

CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.................................................................19
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI................................................................20
3.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:...........................................................................................................20
3.2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO:..............................................................................20
3.3.ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU:................................................................................................21

3.3.1.Chế độ nhiệt................................................................................................................22
3.3.2.Lượng mưa..................................................................................................................22
3.3.3.Độ ẩm, lượng bôc hơi..................................................................................................22
3.3.4.Đặc điểm thủy văn.......................................................................................................23
3.3.5.Tài nguyên nước huyện Sa Pa......................................................................................23
3.4.DÂN SỐ ĐÔ THỊ SA PA..............................................................................................25
3.4.1.Dân số đô thị Sa Pa......................................................................................................25
3.4.2.Dự đoán lượng khách du lịch......................................................................................25

CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG, QUY MÔ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT...............................27
4.1.HỢP PHẦN: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị: Nâng cấp Tỉnh lộ 152 đoạn từ thị
trấn Sa Pa - Bản Dền (Tuyến đường tiếp cận chiến lược phía Nam)...............................27
4.1.1.Hiện trạng :..................................................................................................................27
4.1.2.Tiêu chuẩn hình học và quy mô xây dựng áp dụng.....................................................27
4.2.Hợp phần: Cải thiện điều kiện thoát nước và vệ sinh..............................................29
Page 1


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
môi trường: Thu gom và xử lý nước thải thị trấn Sa Pa.................................................29
4.2.1.Hiện trạng....................................................................................................................29
4.2.2.Quy mô công trình đề xuất..........................................................................................29
4.2.3.Vận hành và bảo dưỡng...............................................................................................29
4.2.4.Dự tính lưu lượng nước thải........................................................................................29
4.2.5.Công nghệ xử lý nước thải đề xuất..............................................................................32
4.3.Hợp phần: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị: Xây dựng và nâng cấp hạ tầng
đô thị Sa Pa...................................................................................................................32
4.3.1.Hiện trạng:...................................................................................................................32
4.3.2.Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông..........................................................34

4.3.3.Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật phần hạ ngầm hệ thống điện.........................................35
4.3.4.Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật phần hạ ngầm cáp thông tin..........................................35

CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ........................................................................37
5.1.HỢP PHẦN: PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐÔ THỊ:....................................37
5.1.1.Các điểm khống chế chủ yếu.......................................................................................37
5.1.2.Thiết kế bình diện........................................................................................................37
5.1.3.Trắc dọc........................................................................................................................38
5.1.4.Cắt ngang.....................................................................................................................39
5.1.5.Nền đường...................................................................................................................39
5.1.6.Mặt đường...................................................................................................................40
5.1.7.Cống thoát nước ngang...............................................................................................41
5.1.8.Rãnh thoát nước dọc...................................................................................................43
5.1.9.Rãnh thoát nước chịu lực............................................................................................45
5.1.10.Tường chắn vỉa hè:.....................................................................................................46
5.1.11.Tường chắn................................................................................................................47
5.1.12.Các nút giao...............................................................................................................48
5.1.13.Các công trình an toàn giao thông.............................................................................50
5.1.14.Bố trí tôn lượn sóng...................................................................................................53
5.1.15.Bố trí nhà trưng bày bán hàng...................................................................................53
5.2.Hợp phần: Cải thiện điều kiện thoát nước và vệ sinh môi trường: Thu gom và xử lý
nước thải thị trấn Sa Pa................................................................................................54
5.2.1.Nội dung thiết kế phần công nghệ...............................................................................54
5.2.2.Hệ thống thoát nước thải............................................................................................56
5.2.3.Phần trạm xứ lý nước thải...........................................................................................58
5.2.4.Xây dựng các hố ga nước thải......................................................................................87
Page 2


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa

THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
5.2.5.Giải pháp thiết kế công trình.......................................................................................90
5.2.6.Giải pháp thi công công trình.......................................................................................91
5.2.7.Kỹ thuật thi công..........................................................................................................91
5.2.8.Biện pháp bảo vệ môi trường......................................................................................92
5.3.Hợp phần: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị: Xây dựng và nâng cấp hạ tầng
đô thị Sa Pa...................................................................................................................94
5.3.1.Thiết kế bình đồ...........................................................................................................94
5.3.2.Trắc dọc........................................................................................................................94
5.3.3.Cắt ngang.....................................................................................................................94
5.3.4.Nền mặt đường...........................................................................................................94
5.3.5.Các công trình an toàn giao thông...............................................................................95
5.3.6.Thiết kế thoát nước......................................................................................................95
5.3.7.Thiết kế hào kỹ thuật...................................................................................................95
5.3.8.Giải pháp thiết kế hạ ngầm hệ thống điện..................................................................95
5.3.9.Giải pháp thiết kế hạ ngầm hệ thống thông tin.........................................................110
5.3.10.Giải pháp thiết kế tạo cảnh quan các nút giao........................................................119

CHƯƠNG 6. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN...................................................................125
6.1.CÁC CĂN CỨ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ...................................................................125
6.2.CÁC NGUỒN VỐN DÙNG CHO DỰ ÁN....................................................................125
6.3.BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ....................................................................................126

CHƯƠNG 7. CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.........................................127
7.1.TÓM TẮT THỰC HIỆN..............................................................................................127
7.2.MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NHIỆM VỤ........................................................................130
7.2.1.Mục tiêu.....................................................................................................................130
7.2.2.Phạm vi nhiệm vụ của dự án.....................................................................................131
7.3.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................................................................132
7.3.1.Tăng trưởng GDP và lạm phát....................................................................................132

7.3.2.Kinh phí dự án............................................................................................................132
7.3.3.Chi phí vận hành và bảo dưỡng.................................................................................133
7.4.PHÂN TÍCH KINH TẾ...............................................................................................136
7.4.1.Phạm vi thời gian (khoảng thời gian nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vốn)....................136
7.4.2.Tỉ lệ chiết khấu...........................................................................................................136
7.4.3.Giá trị còn lại..............................................................................................................136
7.4.4.Hệ số chuyển đổi.......................................................................................................137
Page 3


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
7.4.5.Lợi ích kinh tế.............................................................................................................137
7.4.6.Kết quả phân tích kinh tế...........................................................................................138

CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.............................................................................139
8.1.KẾT LUẬN..............................................................................................................139
8.2.KIẾN NGHỊ.............................................................................................................139

Page 4


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
A.

VIẾT TẮT


Viết tắt
ADB
WB
GOV
MPI
MOC
MOF
CTDP
PPC
DPI
DOC
DOF
DONRE
TOR
WACO
URENCO
WTP
WWTP
TP

Mô tả
Ngân hàng phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới
Chính phủ Việt Nam
Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bộ Xây Dựng
Bộ Tài chính
Dự án phát triển đô thị hành lang
Ủy ban nhân dân tỉnh
Sở Kế hoạch và đầu tư

Sở Xây dựng
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên Môi trường
Điều khoản Tham chiếu
Công ty kinh doanh nước sạch
Công ty môi trường đô thị.
Nhà máy nước sạch
Nhà máy xử lý nước thải
Thành phố

Page 5


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

B.

THUẬT NGỮ

Thuật ngữ
Kg
km
kw
m/s
m2
m3/s
mg/l
LC
NPV

OM
PFS
FS
s
SCF
SE
SS
TQC
US$
VND
%

Diễn giải
Kilogram
Kilometer
Kilowatt
Mét trên giây
Mét vuông
Mét khối trên giây
Milligram trên lít
Thư tín dụng
Trị số Thực Hiện tại
Vận hành và Bảo dưỡng
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi/Dự án
Giây
Hệ số Hoán đổi Tiêu chuẩn
Đông Nam
Hàm lượng chất lơ lửng
Tổng Quản lý Chất lượng

Đô la Mỹ
Đồng Việt Nam
Phần trăm

Page 6


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
Tên dự án:
Tên nhà tài trợ:
Cơ quan chủ quản:

Phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Trụ sở khối 2 đại lộ Trần Hưng Đạo – Khu
đô thị mới Lào Cai – Cam Đường; Thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai
- Số điện thoại: 020.3 842.518;

Chủ đầu tư dự án

- Fax: 020.3 840.006.
Ban chuẩn bị đầu tư các chương trình dự án sử dụng

Thời gian dự kiến


vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
2015 - 2020.

thực hiện dự án:
Địa điểm thực hiện

Đô thị Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

dự án:
Tổng vốn của dự

41.09 triệu USD

án (dự kiến):

Trong đó:
- Vốn ODA:

34.06 triệu USD,

Hình thức cung cấp

- Vốn đối ứng:
7.03 triệu USD,
- ODA không hoàn lại


ODA:


- ODA vay ưu đãi



- ODA vay hỗn hợp 

Page 7


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

1.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Trong chương trình hợp tác các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) đã
xác định mục tiêu tổng thể của chương trình GMS là tạo nên một tiểu vùng thống nhất,
phồn vinh và hài hòa hơn. Việc kết nối các thành viên GMS sẽ được thông qua phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông trong tiểu vùng. Tính cạnh
tranh cũng được nâng cao thông qua việc thuận lợi hóa thương mại và giao thông vận
tải, phát triển các hệ thống cung ứng, đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, thương
mại mậu biên về nông sản và khuyến khích GMS trở thành một điểm du lịch hợp nhất
với các sắc thái văn hóa đặc sắc, độc đáo ... Đồng thời, GMS tạo ra một ý thức cộng
đồng lớn hơn để cùng nhau chia sẻ các mối quan tâm về xã hội và môi trường như
phòng chống các dịch bệnh lây lan, bảo vệ sự giàu có về đa dạng sinh học và hệ sinh
thái của tiểu vùng. Một yếu tố quan trọng khác của chiến lược GMS là việc phát triển
các hành lang kinh tế sẽ làm gia tăng các lợi ích của việc cải thiện các kết nối về giao
thông tới các khu vực hẻo lánh và nằm sâu trong đất liền của khu vực GMS, mở ra
những cơ hội cho nhiều hình thức đầu tư khác nhau.
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc, nằm ở phía Bắc Việt Nam,
cách Thủ đô Hà Nội 350 km theo đường bộ, có 203 km đường biên giới giáp với tỉnh
Vân Nam – Trung Quốc, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội –

Hải Phòng, là một trong 3 tuyến dọc theo trục Bắc – Nam trong Hành lang kinh tế Bắc
– Nam (NSEC) và tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai,
là cửa ngõ giữa Việt Nam, ASEAN với miền Tây rộng lớn của Trung Quốc.
Huyện Sa Pa trải dài từ 22 0 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 103 0 43’28’’ đến
104004’15’’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 334 km đường sắt và 388 km đường
bộ. Cách thành phố Lào Cai 38km đường bộ. Địa bàn huyện Sa Pa bao gồm 18 đơn vị
hành chính với diện tích tự nhiên 683,29 km2 , bằng 8,24% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Dân số năm 2009 là 52.899 người bằng 8,71% dân số toàn tỉnh, trong đó dân số
thành thị: 8.865 người, bằng 9% tổng dân số thành thị toàn tỉnh; dân số nông thôn:
44.034 người. Ước tính có 49,75 % là các hộ nghèo và có thu nhập thấp sống trong các
cộng đồng dân cư.

Page 8


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Thị trấn Sa Pa nằm ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai. Thị trấn Sa Pa có độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào
Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Tuyến đường chính từ TP Lào Cai lên Sa Pa là
QL 4D và tiếp tục kết nối huyện với khu vực Phong Thổ tỉnh Lai Châu và kết nối với
đường QL32 ở Huổi Ke và trở về Hà Nội.
Sa Pa có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết
ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa. Sa Pa còn là một trong những nơi hiếm hoi của
Việt Nam có tuyết, với đặc điểm đó vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây
dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng.
Ngày nay, tiềm năng du lịch của Sa Pa đã và đang được đầu tư, khai thác với
nhiều loại hình đa dạng, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng
đồng, du lịch thể thao mạo hiểm đến du lịch hội thảo, hội nghị. Ngành du lịch, dịch vụ

Sa Pa giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng cao đạt 13,17%/năm (gấp 1,31 lần so với mức
tăng bình quân của tỉnh và gấp 1,6 lần so với mức tăng bình quân của cả nước). Số
khách du lịch đến với Sa Pa tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 số khách du lịch đạt
gần 521.000 lượt khách, tăng 15% so với năm 2010; doanh thu ngành du lịch đạt 400
tỷ đồng, tăng 23% so năm 2010. Số lao động trong ngành du lịch trong những năm gần
đây tăng lên một cách đáng kể. Chất lượng lao động cũng liên tục được cải thiện, trình
độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và chất lượng phục vụ được hoàn thiện, dần đáp
ứng nhu cầu của du khách.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 cũng xác định Sa Pa là đô
thị du lịch duy nhất trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia, là đô thị nghỉ dưỡng núi
trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc. Với sự hấp dẫn của mình, lượng
du khách đến Sa Pa ngày càng tăng, cùng với đó là các nhà đầu tư đến Sa Pa tìm kiếm
cơ hội kinh doanh cung cấp các sản phẩm du lịch
Căn cứ thực trạng và định hướng phát triển của các đô thị (trong đó có đô thị Sa
Pa, tỉnh Lào Cai), Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) hỗ trợ kỹ thuật trong việc lập Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng lần thứ hai (CTDP II) bao gồm 03 tỉnh Lào Cai, Bắc
Giang và Quảng Ninh với tổng ngân sách vốn vay khoảng 100 triệu USD (ngân sách
cho 03 đô thị của Việt Nam:
− Thị trấn Sapa/Lào Cai;
Page 9


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

− TP Bắc Giang/Bắc Giang;
− TP Móng cái/Quảng Ninh);


Page 10


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Hình 1-1. Vị trí Sa Pa và các đô thị thuộc dự án

1.3. CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CỦA DỰ ÁN:
1.3.1. Mục tiêu tổng thế
Thị trấn Sa Pa được mở rộng, phát triển thành thị xã đô thị “tiểu cực”, là động
lực thúc đẩy phát triển và kết nối thương mại các tỉnh phía Bắc trên tuyến hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đồng thời là đô thị kiểu mẫu phát
triển du lịch với bản sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng đồng bào dân tộc các tỉnh miền
núi phía Bắc.
Đầu tư xây dựng tạo ra bộ khung hạ tầng kỹ thuật là nhằm hỗ trợ sự phát triển
bền vững Đô thị Sa Pa.
Giảm nghèo đô thị thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện môi
trường và cải thiện điều kiện sống của người dân đô thị.
Thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở và môi
trường.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng các tuyến giao thông nội thị, các đường vành đai
từ thị xã Sa Pa kết nối với các tuyến giao thông, thương mại tới thị xã Lai Châu (tỉnh
Lai Châu) và đi tỉnh Sơn La; tới thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai);
thị xã Hà Giang (tỉnh Hà Giang) và tới thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái).
Sắp xếp các khu dân cư theo quy hoạch được duyệt để nâng cao hiệu quả công
tác quản lý đô thị cho mở rộng phát triển đô thị, thương mại, du lịch Sa Pa.
Cải thiện điều kiện sống của người dân đô thị Sa Pa, nâng cao trình độ dân trí,
đặc biệt người nghèo thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, cải thiện

môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Tăng cường năng lực cho các cơ quan đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện
và vận hành dự án.
1.3.3. Nguyên tắc thực hiện:
1.3.3.1. Nguyên tắc chung

Page 11


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Dự án được thực hiện với sự tham gia tích cực của cộng đồng trong suốt quá
trình chuẩn bị và thực thi dự án. Mọi người dân sống trong khu vực Dự án, không
phân biệt giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu, đều được tham gia và hưởng lợi từ Dự
án. Các cộng đồng cũng được khuyến khích tham gia đóng góp đầu tư cho Dự án. Các
tổ chức và đoàn thể xã hội được tham gia vận động người dân thực hiện và quản lý Dự
án, đặc biệt phát huy tính tích cực của phụ nữ và các đoàn thể của họ trong quá trình
chuẩn bị và thực thi Dự án;
Dự án được thực thi với sự hạn chế tối đa di dời để không phá vỡ cấu trúc xã hội;
Dự án dự kiến được thực thi một cách đồng bộ phối hợp nhiều chuyên ngành như
cấp nước, thoát nước, giao thông... để phát huy nhanh chóng hiệu quả của Dự án;
Dự án được thực thi dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp nhằm đáp ứng các
yêu cầu của người dân sao cho số người được hưởng lợi từ Dự án là lớn nhất với kinh
phí đầu tư xác định và phù hợp với khả năng đóng góp của ngân sách các cấp cũng
như của người dân.
1.3.3.2. Các nguyên tắc cơ bản
- Có sự tham gia của cộng đồng
- Giảm thiểu di dời
- Có sự tham gia đa ngành

- Quy mô đầu tư phụ thuộc vào khả năng tham gia của các bên
- Áp dụng kinh nghiệm các Dự án đã làm
- Tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng hiện hành của Việt
Nam có quan tâm đến nhu cầu và khả năng của cộng đồng
- Quan tâm đến Quy hoạch Tổng thể của Thành phố
- Hạ tầng cấp 1 & 2 được khảo sát và có kế hoạch đấu nối với hạ tầng cấp 3
- Xác định các dịch vụ mà người dân phải đóng góp
- Công việc thực hiện phải thông qua Tư vấn và tôn trọng quy trình thủ tục của ADB
và Việt Nam
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng vừa đáp ứng yêu cầu bức xúc trước mắt của cộng đồng vừa
tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Nâng cao ý thức cộng đồng trong quá trình triển khai Dự án, đặc biệt là vấn đề bảo
vệ môi trường.
Page 12


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

1.3.3.3. Các nội dung đề xuất của dự án
Dự án được đề xuất bao gồm bốn (05) hợp phần:
Hợp phần: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị: Nâng cấp Tỉnh lộ 152 đoạn
từ thị trấn Sa Pa - Bản Dền (Tuyến đường tiếp cận chiến lược phía Nam).
Hợp phần: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị: Xây dựng và nâng cấp
hạ tầng đô thị Sa Pa
Hợp phần: Cải thiện điều kiện thoát nước và vệ sinh môi trường: Thu gom và
xử lý nước thải thị trấn Sa Pa.
Hợp phần: Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị xanh Sa Pa.
Hợp phần: Quản lý dự án - Nâng cao năng lực và Hỗ trợ kỹ thuật


1.4. CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Đấu thầu;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Luật sửa đổi. bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Việt Nam về việc
hướng dân thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây
dựng;
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Việt Nam về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Việt Nam về việc sửa đổi. bổ sung
một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Việt Nam về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về việc Ban hành Quy chế quản lý
và sử dụng nguồn vốn ODA;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 về thoát nước đô thị và
Page 13


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

khu công nghiệp;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Việt Nam về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Việt Nam về sửa đổi.
bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của
Việt Nam về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Việt Nam
về việc Phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Việt Nam về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Việt Nam về việc
ban hành quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay. viện trợ nước ngoài của Việt Nam
- Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Việt
Nam về việc Ban hành hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu Khả thi dự án sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nhóm 5 ngân hàng (Ngân hàng phát triển
Châu Á. Ngân hàng phát triển Pháp. Ngân hàng tái thiết Đức. Ngân hàng hợp tác
Quốc tế Nhật Bản. Ngân hàng Thế Giới).
- Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn thi hành một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức;
- Công văn số 234/BKH-KTĐN ngày 13/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
đề nghị các tỉnh/thành phố đề xuất dự án.
- Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Page 14



Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014;
- Luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của luật bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 8 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh Lào Cai về việc
ban hành Quy chế đô thị Sa Pa-2004;

1.5. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ
1.5.1. Tài liệu khảo sát
- Quy trình khảo sát đường ô tô:

22 TCN 263-2000.

- Quy trình khảo sát và tính toán thủy văn :

22TCN 220-95.

- Quy trình khảo sát địa hình của Cục bản đồ :

96TCN 43-90.

- Quy trình khoan thăm dò địa chất :

22TCN 259-2000.


- Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường
vùng có hoạt động trượt, sụt lở 22 TCN 171 – 87.
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 364: 2006.
- Quy trình thí nghiệm đất xây dựng :

TCVN 4195-1995 và 4202-1995.

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan đến khảo sát công trình;
1.5.2. Tài liệu thiết kế giao thông :
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô:

TCVN 4054-2005.

- Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế:

22TCN211-06.

- Quy định tạm thời về đường BTXM theo QĐ 3230/QĐ-BGTVT
- Quy trình thiết kế cầu cống theo TTGH:

22TCN 18-79

- Thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình:

TCXD 51-1984.

- Tính toán dòng chảy lũ:

22TCN 220-95.


- Quy chuẩn báo hiệu đường bộ :

QCVN41: 2012/BGTVT.

- Các thiết kế điển hình khác của Nhà nước, của Bộ GTVT ban hành.
1.5.3. Tài liệu thiết kế thu gom xử lý nước thải
- Tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên
ngoài;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2008 QCXDVN 01:2008/BXD – Quy hoạch
xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
Page 15


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222 - 2002 yêu cầu chung về môi trường đối
với các trạm xử lý nước thải tập trung;

Page 16


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

1.5.4. Tài liệu thiết kế hạ ngầm đường điện
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đề án này, tuân theo “Quy phạm trang bị điện Phần
I - Quy định chung 11 TCN-18-2006; Phần II - Hệ thống đường dẫn điện 11-TCN-192006; Phần III - Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN-20-2006; Phần IV - Bảo

vệ và tự động 11 TCN-21-2006 do Bộ công nghiệp Ban hành năm 2006; Áp lực gió,
theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động và các quy định hiện hành khác gồm:
- Tiêu chuẩn đối với các loại dao DS-35: TCVN 5768-1993; IEC-129; IEC-265.
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với các loại chống sét van: TCVN 5717-1993; IEC99.4.
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với các loại cách điện: TCVN 4759-1993; TCVN
5849-1994; IEC-305-1978.
- Tiêu chuẩn áp dung đối với vật liệu dây dẫn trên không: TCVN 5064-1994.
Các tài liệu tham khảo khác:
IEC 71-1:

Phối hợp cách điện phần 1

IEC 137:

Sứ đấu nối tại cấp điện áp xoay chiều trên 1Kv

IEC 282:

Cầu chì cao thế

IEC 298:

Thiết bị đóng ngắt cao thế

IEC 60:

Kỹ thuật thí nghiệm cao thế

IEC 529:


Mức bảo vệ vỏ bọc (IP)

IEC 35kV8: Cáp điện lực - điện trở dây dẫn
IEC 230:

Thí nghiệm xung đối với cáp và các phụ kiện khác

IEC 287:

Tính toán dòng điện danh định liên tục cho cáp (hệ số tải 100%)

IEC 232:

Thí nghiệm cáp trong điều kiện đốt cháy; phần I thử nghiệm cách

điện dọc của dây hoặc cáp.
IEC 540:

Các phương pháp thử nghiệm đối với cách điện vỏ bọc, lõi.

IEC 502:

Cáp điện lực cách điện với chất điện môi rắn cách điện bằng

phương pháp đùn ép với điện áp định mức từ 1kV tới 36kV.
Và các tiêu chuẩn Việt Nam, Quốc tế khác...
1.5.5. Số liệu đếm xe Tỉnh lộ 152 đoạn T.T Sa Pa- ngã 3 Bản Dền

Page 17



Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Theo số liệu đếm xe được thực hiện trong 2 ngày 7-8/12/2014

Page 18


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Thị trấn Sa Pa là một thị trấn du lịch nổi tiếng, hiện trạng hạ tầng thoát nước các
rãnh đã bị tắc, nước chảy tràn trên mặt đường, hệ thống dây điện đang đi nổi gây gây
mất mỹ quan đô thị, cảnh quan đô thị Sa Pa chưa tương xứng với tiềm năng du lịch,
cần thiết tạo ra các điểm nhấn du lịch tạo ấn tượng cho du khách, vì vậy việc xây dựng
và nâng cấp thị trấn Sa Pa được nhìn nhận không chỉ đưa lại diện mạo mới cho du lịch
Sa pa mà còn góp phần cải thiện tính chất điểm du lịch, đồng thời thu hút vốn đầu tư
vào Sa pa, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Tỉnh lộ 152 đoạn Sa Pa- Ngã 3 Bản Dền được nâng cấp xây dựng sẽ tạo nên
một trục đường tỉnh lộ hoàn chỉnh ngắn nhất kết nối Thị trấn Sa Pa với tuyến cao tốc
Hà Nội- Lào Cai giảm lưu lượng xe đi theo QL 4D, đặc biệt là các xe du lịch đi lên Thị
trấn Sa Pa, tuyến đường được nâng cấp sẽ trở thành tuyến đường tiếp cận chiến lược
phía Nam đi qua 4 xã của huyện Sa Pa tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối giao thông
trong khu vực, kết nối vùng miền trong huyện, kết nối một số điểm du lịch nổi tiếng
của Sa Pa bao gồm thung lũng Mường Hoa, cầu Mây, Tả Van, bãi Đá Cổ…. góp phần
phát triển du lịch, kinh tế địa phương, kinh tế vùng.

Page 19



Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc của Việt Nam, được tái lập tháng 10/1991. Từ ngày 01/01/2004 (Sau khi tách
huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên của tỉnh là 638.389,58 ha.
Lào Cai có tọa độ địa lý như sau:
+ Vĩ độ Bắc: Từ 21040’56” đến 22050’30”
+ Kinh độ Đông : Từ 103030’24” đến 104038’21”
Phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Lào Cai:
+ Phía Bắc Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam-Trung Quốc
+ Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và Sơn La
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang
+ Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái
Nhìn chung, Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh, là một trong những đầu mối giao thương kinh tế của Việt
Nam với Trưng Quốc nhờ cửa khẩu Quốc tế Hà Khẩu Lào Cai và cửa khẩu quốc gia
Mường Khương cùng với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh
đã kết nối các thị trường Trung Quốc và các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy
vận hành thông suốt trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu xuất
nhập khẩu khối lượng nông sản hàng hóa lớn qua biên giới.

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO:
Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt
lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua
vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này

từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có
các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện
tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực
nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất
Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi
Page 20


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

trường thiên nhiên rất đa dạng. Có thể phân thành 2 vùng tự nhiên khác nhau:
Vùng cao là vùng có độ cao trên 700m trở lên, vùng này được hình thành từ
những dãy núi khối lớn với 2 dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi.
Phía hữu ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ có nhiều đỉnh cao: Phan Xi
Păng: 3.143m; Tả Giàng Phình: 3.090m; Pú Luông: 2.938m... Ðịa hình vùng núi cao
thuộc khối nâng kiến tạo mạnh có độ chia cắt sâu từ lớn đến rất lớn và chia cắt ngang
từ trung bình đến rất mạnh (Từ cấp 1,5km/ Km2 đến 2,5km/ Km2). Ðộ dốc địa hình
khá lớn chủ yếu từ 150 đến 200. vùng núi cao là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc:
H'mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, Kháng La, La Chí...
Vùng thấp chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn địa hình máng trũng
có bề mặt dạng đổi. Bên cạnh thung lũng dọc sông Hồng và thung lũng Mường Than
(Lớn thứ 3 vàng tây Bắc) là các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên,
dãy núi đây là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Thái, Nùng, giãy, Lự, Bố y, Mường...
Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của
tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04’’ đến 22028’46’’ vĩ độ bắc và 103043’28’’ đến
104004’15’’ độ kinh đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát.
- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.

- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu.
- Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên
trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.

3.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU:
Trong năm, Lào Cai có 2 mùa rõ rệt : Vào mùa đông thời tiết lạnh và khô (nửa
đầu mùa), lạnh và ẩm (nửa cuối mùa); vào mùa hè thời tiết nóng ẩm, khô nóng (nửa
đầu mùa) và bảo toàn tính chất nóng ẩm (nửa cuối mùa). Sự kết hợp giữa hoàn lưu với
địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa mạnh của khí hậu Lào Cai.
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh
năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi
trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và
sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa
Page 21


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

đông.
3.3.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở các nơi trong tỉnh rất khác nhau, dao động
từ 15,1 – 22.70C: Sa Pa (15,10C), Bắc Hà (18,30C), Mường Khương(19,30C) và thành
phố Lào Cai (22,70C). Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 1: Sa Pa (8,5 0C),
Bắc Hà (10,80C), Mường Khương (11,60C) và thành phố Lào Cai (160C). Nhiệt độ
bình quân cao nhất vào tháng 7 : Sa Pa (19,7 0C), Bắc Hà (23,70C), Mường Khương
(24,50C) và thành phố Lào Cai (27,70C).
Biên độ nhiệt độ không khí giữa ngày và đêm dao động từ 6,2-7,9 0C như ở Sa Pa
(6,20C), thành phố Lào Cai (7,90C). Do địa hình bị chia cắt mạnh, kết hợp với sự giảm
dần nhiệt độ theo độ cao nên đã hình thành các vùng khí hậu nóng, lạnh, ẩm, khô khac

biệt nhau. Trong tỉnh có nơi rét lạnh, rét đậm rét hại vào mùa đông khi có tuyết rơi
(vùng cao Hoàng Liên Sơn) nhưng lại có nơi oi bức điển hình (các thung lũng kín gió
như Văn Bàn, Bảo Hà, Lào Cai).
3.3.2. Lượng mưa
Lượng mưa khu vực Lào Cai rất lớn do địa hình bị chia cắt mạnh trong điều kiện
hoàn lưu gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào tháng 7, 8.
Vùng mưa lớn nhất là vùng Đông và tây dãy Hoàng Liên Sơn, vùng Đông dày núi con
voi với lượng mưa hàng năm từ 1800mm đến trên 2000mm. Vùng ít mưa là những
thung lũng kín gió thuộc khu vực sông Thao (Văn Bàn, Bảo Hà, thành phố Lào Cai)
với lượng mưa từ 1400-1800mm.
Lượng mưa phân bố không đều: 75-89% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa
mưa. Do vậy nên thường gây ra lũ quét, xói mòn, sụt lở đất vào mùa mưa, hạn hán
thiếu nước vào mùa khô, tác động nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
Thị trấn Sa Pa mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa trung bình
hàng năm đạt 1.800 - 2.200mm.
3.3.3. Độ ẩm, lượng bôc hơi
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 86%-87% tùy tưng nơi và từng mùa. Ở Bắc
Hà độ ẩm không khí trung bình hàng tháng 84%-89%, ở thành phố Lào Cai 83%-87%,
Sa Pa 82%-90%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm nhỏ hơn lượng mưa. Vào các
tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa. Ở Bắc Hà lượng bốc hơi lớn hơn
Page 22


Dự án phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông mêkông (GMS2) - Tiểu dự án Sa Pa
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

lượng mưa vào các tháng 12, 01, 02, 3. Ở thành phố Lào Cai lượng bốc hơi vào các
tháng 12, 01 và 02. Ở Sa Pa lượng bốc hơi lớn hơn vào các tháng 12, 01, 02 và 3.
3.3.4. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con

sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn
sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình
thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có
nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai
thác, sử dụng.
3.3.5. Tài nguyên nước huyện Sa Pa
Trên địa bàn huyện Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7
-1,0 km/km2, với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
Cả hai hệ thống suối này đều chảy ra sông Hồng. Chảy qua thị trấn Sa Pa có các suối:
Suối Đum, Suối Trùng Sơn, suối Thầu, suối Phìn Hồ, suối Séo Mí Tỷ, suối Thung và
suối Mường Hoa. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước
thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh
dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối
thường cạn.
• Suối Ngòi Đum : Là một suối lớn nằm phía hữu sông Hồng, bắt nguồn từ độ cao
2233m của dãy Hoàng Liên Sơn đổ vào sông Hồng tại Thành phố Lào Cai, các
nhánh phụ gồm: suối Mống Sến, suối Sả Xéng, suối Can Ngài, suối Lủ Khấu, suối
Hồ. Suối Đum có một số đặc trưng hình thái như sau :
+ Chiều dài suối chính khoảng : 15km
+ Chiều dài lưu vực : 14km
+ Diện tích lưu vực : 99 km2
+ Độ dốc bình quân lưu vực : 37,6 %
• Suối Trùng Sơn : Bắt nguồn từ dãy Ngũ Chỉ Sơn chảy qua Tả Giàng Phìn đổ vào
ngòi Đum ở thành phố Lào Cai. Suối Trùng Sơn đi qua khu vực nghiên cứu có một
số đặc trưng hình thái :
+ Chiều dài suối chính khoảng : 8km
+ Chiều dài lưu vực : 6,5km
Page 23



×