Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.95 KB, 128 trang )

giáo dục và đào tạo
trờng đạI học nông nghiệp Hà NộI

O MINH TN
PHT TRIN SN XUT V TIấU TH HOA
HUYN SA PA TNH LO CAI
luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Chuyên ngành : kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.31.10
Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN PHC TH
Hà Nội - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả
Đào Minh Tân
i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ
môn Kinh tế đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Phúc Thọ,
người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Lào Cai, UBND huyện Sa Pa,


phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Công thương huyện Sa Pa;
UBND các xã tại khu vực nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp
số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đào Minh Tân
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan Error: Reference source not found
Lời cảm ơn Error: Reference source not found
Mục lục Error: Reference source not found
Danh mục viết tắt Error: Reference source not found
Danh mục bảng Error: Reference source not found
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm tăng trưởng và phát triển 4
2.1.2 Lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa 21
2.1.3 Đặc điểm, vị trí của nghề trồng hoa 23
2.1.4 Đặc điểm xác định hiệu quả kinh tế trồng hoa 25

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hoa 28
2.2 Cơ sở thực tiễn 30
2.2.1 Tình hình phát triển ngành trồng hoa trên thế giới 30
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam 34
2.2.3 Tình hình sản xuất hoa ở Lào Cai 36
2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn 39
2.4 Hệ thống các công trình đã công bố liên quan đến đề tài 40
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nhiên cứu 41
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 56
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 56
3.2.3 Công cụ xử lý số liệu 59
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 59
3.2.5 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 59
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 59
iii
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 62
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số loại hoa của huyện Sa pa tỉnh Lào Cai 62
4.1.1 Tập đoàn giống hoa trồng ở Sa Pa 62
4.1.2 Tình hình phát triển ngành trồng hoa ở Sa Pa 63
4.1.3 Kết quả phát triển ngành trồng hoa ở Sa Pa 66
4.1.4 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất một số loại hoa của các hộ điều tra 70
4.1.5 Thị trường tiêu thụ hoa Sa Pa 80
4.1.6 Kết quả và hiệu quả kinh tế một số loại hoa 88
4.1.7 So sánh hiệu quả kinh tế của hoa so với cây trồng khác 91
4.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nghề trồng hoa huyện Sa Pa 93
4.2 Phương hướng và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa của huyện Sa Pa

tỉnh Lào Cai 102
4.2.1 Phương hướng 102
4.2.2 Phương hướng phát triển hoa đến 2015 ở huyện Sa Pa 103
4.2.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
106
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Khuyến nghị 116
5.2.1 Đối với Nhà nước và địa phương 116
5.2.2 Đối với hộ sản xuất 116
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
CC cơ cấu
CNH – HĐH công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CPTG chi phí trung gian
HQKT hiệu quả kinh tế
HQKT – XH hiệu quả kinh tế - xã hội
HQXH hiệu quả xã hội
LĐ lao động
NN nông nghiệp
NN & PTNT nông nghiệp và phát triển nông thôn
SL số lượng
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TM – DL thương mại – du lịch
BVTV bảo vệ thực vật
UBND uỷ ban nhân dân
TT trực tiếp
GT gián tiếp
v
DANH MỤC BẢNG

TT Tªn b¶ng Trang
B ng 2.1: Di n tích hoa c t c nh L o Cai (2007 – 2009)ả ệ ắ à ở à
B ng 2.2: K t qu s n xu t hoa lan L o Cai (2007 – 2009)ả ế ả ả ấ ở à

B ng 3.1: Tình hình dân s v lao ng c a huy n Sa Paả ố à độ ủ ệ
(2007 – 2009)
B ng 3.2: Tình hình phân b v s d ng t ai huy n Sa Paả ố à ử ụ đấ đ ệ
(2007 – 2009)
B ng 3.3: C s h t ng huy n Sa Pa n m 2009ả ơ ở ạ ầ ệ ă
B ng 3.4: Tình hình s n xu t kinh doanh c a huy n (2007 –ả ả ấ ủ ệ
2009)
B ng 3.4: Tình hình c b n c a các h i u traả ơ ả ủ ộđề
B ng 4.1: S h s n xu t hoa Sa Pa (2007 – 2009)ả ố ộ ả ấ ở
B ng 4.2.1: Di n tích hoa c t c nh phân theo xã Sa Paả ệ ắ à ở
B ng 4.2.2: Di n tích hoa c t c nh các lo i Sa Paả ệ ắ à ạ ở
B ng 4.2.3: S l ng hoa c t c nh các lo i Sa Paả ố ượ ắ à ạ ở
B ng 4.3: Tình hình s n xu t hoa lan Sa Paả ả ấ ở
B ng 4.4: u t chi phí theo các m c khác nhau c a cácả Đầ ư ứ ủ
nhóm h tr ng hoa h ng n m 2009ộ ồ ồ ă
B ng 4.5: u t chi phí theo các m c khác nhau c a cácả Đầ ư ứ ủ
nhóm h tr ng hoa ly n m 2009ộ ồ ă
B ng 4.6: Chi phí bình quân cho vi c tr ng hoa lanả ệ ồ
B ng 4.7: Tình hình tiêu th m t s lo i hoa c a huy n trênả ụ ộ ố ạ ủ ệ
các kênh tiêu thụ
B ng 4.8: Th tr ng tiêu th hoa c a huy n n m 2009ả ị ườ ụ ủ ệ ă
B ng 4.9: S l ng v t tr ng m t s lo i hoa trên cac kênhả ố ượ à ỷ ọ ộ ố ạ
tiêu th hoa c a huy n n m 2009ụ ủ ệ ă
B ng 4.10: Giá bán bình quân m t s lo i hoa trên kênh tiêuả ộ ố ạ
th c a huy n n m 2009ụ ủ ệ ă
B ng 4.11: K t qu v hi u qu kinh t bình quân chung choả ế ả à ệ ả ế

1 s o hoa h ng v hoa ly c a các h i u traà ồ à ủ ộđề
B ng 4.12: Hi u qu s n xu t hoa lanả ệ ả ả ấ
vi
B ng 4.13: Hi u qu kinh t hoa h ng, hoa ly v cây su su,ả ệ ả ế ồ à
actiso a ph ng n m 2009 (tính trên 1 s o b cở đị ươ ă à ắ
b )ộ
B ng 4.14: K t qu v hi u qu s n xu t hoa h ng theo m cả ế ả à ệ ả ả ấ ồ ứ
u t chi phí khác nhau các nhóm h i u trađầ ư ở ộđ ề
B ng 4.15: K t qu v hi u qu s n xu t hoa ly theo m c uả ế ả à ệ ả ả ấ ứ đầ
t chi phí khác nhau các nhóm h i u traư ở ộđ ề
B ng 4.16: K t qu v HQKT s n xu t hoa h ng c a h cả ế ả à ả ấ ồ ủ ộ đượ
t p hu n k thu t v h không c t p hu n (Tínhậ ấ ỹ ậ à ộ đượ ậ ấ
cho 1 s o).à
B ng 4.17: Di n tích hoa Sa Pa t n m 2009 n n m 2015ả ệ ở ừ ă đế ă

B ng 4.18: S l ng hoa lan các lo i c a Sa Pa t n m 2009ả ố ượ ạ ủ ừ ă
n n m 2015đế ă
vii
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh,
mức thu nhập của mỗi người dân được nâng cao. Vì vậy ngoài những nhu cầu
về vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần, thẩm mỹ cũng được nâng lên.
Một trong những nhu cầu đó là: ''chơi và thưởng thức hoa''. Hiện nay hoa có ở
hầu hết trong mỗi gia đình, công sở, cơ quan, hoa có mặt trong các cuộc họp
quan trọng, v.v. Chính vì nhu cầu như vậy mà nghề trồng hoa ở nước ta đã
có sự phát triển rất nhanh, ngoài những giống hoa truyền thống ở trong nước
như hoa nhài, hoa hồng ta, hoa cúc, v.v. thì nhiều chủng loại hoa mới đã
được nhập và phát triển như hoa hồng Pháp, hồng Hà Lan, cẩm chướng, hoa
Lily, Lan, cúc Nhật, v.v. Hiện nay những vùng sản xuất hoa lớn ở nước ta

phải kể đến các vùng hoa như: Đà Lạt, Mê Linh, Hà Nội, TP HCM, Hải
Phòng, Sa Pa, …
Do lợi nhuận từ nghề trồng hoa đem lại cao nên hàng năm diện tích hoa
các loại ngày một tăng nhanh và cây hoa đã là cây chủ lực cho sản xuất kinh
tế nông nghiệp của một số địa phương trong nước.
Hơn nữa nghề trồng hoa là một trong những nghề truyền thống, mang
nét văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và
cơ chế quản lý cũ kéo dài đã làm cho nghề trồng hoa ở nước ta chậm phát
triển. Cho đến nay, chúng ta vẫn giữ được những làng trồng hoa truyền thống
như: làng trồng Đào (Nhật Tân), làng trồng Quất (Quảng Bá), làng hoa Đà
Lạt, Sài Gòn và ngày càng xuất hiện nhiều vùng trồng hoa với quy mô lớn.
Phát triển nghề trồng hoa là một hướng đi đúng đắn, thiết thực đối với nhiều
địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-
1
HĐH. Bởi sản xuất hoa không chỉ đem lại giá trị kinh tế và tinh thần cao mà
còn tạo điều kiện khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế về nguồn lực ở mỗi
địa phương.
Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có độ cao so với mực
nước biển trung bình là 1.500 m, nhiệt độ trung bình hàng năm là 16 - 18
0
C,
nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, trong đó phải kể đến các
giống hoa có nguồn gốc ôn đới. Với điều kiện khí hậu như vậy các giống hoa
ở đây có thể trồng được quanh năm mà những nơi khác không có được. Sản
phẩm hoa tươi có lợi thế so sánh cao về tính thời vụ. Đây là một điểm mạnh
để có thể khai thác mang lại lợi ích kinh tế cao của nghề trồng hoa tại Sa Pa.
Bên cạnh đó việc trồng hoa ở Sa Pa mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ
chủ yếu là sử dụng diện tích đất của gia đình chưa đi vào sản xuất tập trung,
đầu tư khoa học kỹ thuật. Việc tiêu thụ sản phẩm hoa cũng do các hộ tự tìm

nguồn tiêu thụ hoặc bán tại địa phương, chưa có đầu mối thu gom mang tính
ổn định bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ sản xuất.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa ở
huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai” với mục đích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu
thụ hoa trên địa bàn huyện, tìm ra những vấn đề thuận lợi, khó khăn để từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hoa giúp
người dân sản xuất và kinh doanh hoa đúng hướng và đem lại lợi ích cao làm
giàu cho gia đình, cho tỉnh Lào Cai và góp phần xây dựng đất nước ổn định
xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa của huyện trong
2
thời gian qua, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ, làm cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa của
huyện trong thời gian tới
- Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nói chung, tiêu thụ hoa nói riêng.
+ Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa ở huyện
Sa pa, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ
hoa trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển sản xuất
và tiêu thụ hoa để nâng cao thu nhập cho người trồng hoa huyện Sa Pa tỉnh
Lào Cai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Một số hộ sản xuất và kinh doanh hoa tại 2 xã (Lao Chải, San Sả Hồ)
và thị trấn Sa pa của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có
liên quan đến sản xuất và tiêu thụ của một số loại hoa có tính đại diện với thời
gian trồng là một năm trở lại, được người dân trồng phổ biến là: hoa hồng,
hoa lan, hoa lily.
- Phạm vi về không gian: Được tiến hành trên địa bàn 2 xã: xã Lao
Chải, xã San Sả Hồ và thị trấn Sa Pa thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Tiến hành từ tháng 10/2009 – 10/2010.
+ Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ một số loại hoa đến năm 2015
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những
nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù
hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát
triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về
mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết qủa sản xuất
xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình
độ phát triển kinh tế giữa các nước, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn
thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân
( Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Product, viết tắt là GDP). Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng
khác nhau: GNP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá
và dịch vụ của quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát
triển, còn GDP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá
và dịch vụ của quốc gia đối với những nước có nền kinh tế khép kín hoặc đã
mở nhưng còn chậm phát triển; và do đó cùng dẫn theo mức tăng tương ứng

của các chỉ tiêu đó tính theo bình quân đầu người dân. Các chỉ tiêu này phản
ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một
giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số phần trăm (thường là
một năm).
4
Theo đó, liên hệ với việc vận dụng vào Việt Nam suốt hơn 20 năm đổi
mới vừa qua, chúng ta vẫn sử dụng chỉ số GDP và tương ứng theo GDP/người
là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của nước ta
và thông lệ quốc tế.
Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học
phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so
với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ
là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP,
GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc
bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn,
sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà
trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm
theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển
văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ
trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và
khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế –
xã hội… Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh
tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai
thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi
từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát
triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức
tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ
như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi

hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên
tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực
5
tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm
phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng
kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm phát triển bền vững mà sau đây
ta sẽ xem xét kỹ hơn.
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được
định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát
triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là
tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi
trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã
hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
nâng cao được chất lượng môi trường sống.
2.1.1.1 Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế
a. Lý thuyết tăng trưởng của trường phái cổ điển
Theo các nhà kinh tế, lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển là các học
thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế với hai đại diện tiêu biểu là

6
A.Smith và D.Ricacdo.
A.Smith (1723-1790) là nhà kinh tế học người Anh, lần đầu tiên nghiên
cứu lý luận phát triển thống nhất. Với các tác phẩm ‘Bàn về của cải’ Ông cho
rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người, đồng
thời đã mô tả các nhân tố tăng trưởng như sau:
Y = F(K,L,N,T)
Trong đó:
Y: Tổng sản phẩm xã hội
K: Khối lượng tư bản được sử dụng
L: Lượng lao động
N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất
T: Tiến bộ kỹ thuật
D.Ricacdo (1772-1832) là nhà kinh tế học người Anh, đã kế thừa một
cách xuất sắc A.Smith. Ông có hàng loạt các lý thuyết kinh tế: Lý thuyết giá
trị lao động, Lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận, địa tô, lý thuyết về tư bản, lý
thuyết về tín dụng và tiền tệ, lý thuyết về thực hiện và khủng hoảng kinh tế, lý
thuyết lợi thế so sánh, hàm sản xuất Coob-Douglas đã ra đời trong thời kỳ
này: Y = AK
α
L
β
Trong đó:
Y ; đầu ra
A: hệ số tỷ lệ giá
α, β: hệ số của tư bản và lao động, là độ co giãn của Y đối với K và L
b. Lý thuyết tăng trưởng của Harrod-Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, hai nhà kinh tế học Mỹ là Harrod và
Domar đã cùng đưa ra một mô hình. Mô hình giải thích mối quan hệ giữa
tăng trưởng và nhu cầu về vốn. Mô hình chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả

7
tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh
tế [4, Tr.75]
+ Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow
Theo ông thì quá trình phát triển kinh tế của một nước phải trải qua
năm giai đoạn:
* Giai đoạn xã hội truyền thống: Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là
sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, năng suất lao động thấp.
* Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn xuất hiện các điều kiện cần
thiết để cất cánh.
* Giai đoạn cất cánh: Những yếu tố cơ bản cần thiết cho sự cất cánh là
tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng 5-10% ; xây dựng các ngành công nghiệp và
nppng nghiệp có khả năng phát triển nhanh, giữ vai trò đầu tầu ; phải xây
dựng bộ máy chính trị - xã hội để tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu
vực hiện đại và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Giai đoạn trưởng thành: có nhiều ngành công nghiệp mới phát triển
hiện đại, nông nghiệp được cơ giới hóa năng suất lao động cao. Tỷ lệ đầu tư
chiếm 10-20% trong GDP.
* Giai đoạn mức tiêu dùng cao [4, Tr.87]
+ Lý thuyết về ‘cái vòng luẩn quẩn’ và ‘cú huých từ bên ngoài’’
Lý thuyết này là do nhiều nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul
A.Samuelson đưa ra. Theo lý thuyết này để tăng trưởng kinh tế noi chung
phải có bốn nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ
thuật. Nhìn chung ở các nước phát triển bốn nhân tố này đều khan hiếm, việc
kết hợp chúng đều trở ngại. Để phát triển phải có ‘cú huých từ bên ngoài’’
nhằm phá ‘cái vòng luẩn quẩn’ ở nhiều điểm. Điều này phải đầu tư từ nước
ngoài vào các nước đang phát triển [4, Tr.67].
8
2.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế
* Các chỉ tiêu dùng để tính toán và đánh giá sự tăng trưởng kinh tế gồm:

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Phương pháp tính GDP
+ Phương pháp chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm
quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia
đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn
ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C+G+I+NX
Trong đó:
C: là tiêu dùng của hộ gia đình
G; là tiêu dùng của chính phủ
I: là tổng dầu tư
I = De+In
De: là khấu hao
In: là đầu tư ròng
NX: là cán cân thương mại
NX=X-M
X (export) là xuất khẩu
M (import) là nhập khẩu
+ Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm
quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi
(interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí
sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
9
Trong đó:
W: là tiền lương
R: là tiền thuê
I: là tiền lãi
Pr: là lợi nhuận

Ti: là thuế gián thu
De: là khấu hao
+ Phương pháp giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký
hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của một ngành (GO) , giá trị tăng thêm của
nền kinh tế là GDP
VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu
vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
Giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO =∑ VAi (i=1,2,3, ,n)
Trong đó:
VAi: là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
n: là số lượng doanh nghiệp trong ngành
Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP
GDP =∑ GOj (j=1,2,3, ,m)
Trong đó:
GOj: là giá trị gia tăng của ngành j
m: là số ngành trong nền kinh tế
- Để phản ánh nhịp độ tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu tỷ lệ tăng GNP
hoặc tỷ lệ tăng GDP (GNP và GDP thực tế) thời kỳ sau so với thời kỳ trước
GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó
10
còn gọi là GDP theo giá so sánh.
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra
trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo
giá hiện hành
GDP
i
n

=∑Q
i
t
P
i
t
Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
Trong đó:
i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3 ,n
t: thời kỳ tính toán
Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i
P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.
- Chỉ tiêu: GDP bình quân/người, GNP bình quân/người của một quốc
gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP
(GNP) của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó
cũng tại thời điểm đó.
- Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội [4,Tr.27]
+ Các chỉ tiêu xã hội của phát triển: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
trình độ học vấn của dân cư.
+ Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế: Chỉ số cơ cấu ngành trong GDP, chỉ số
cơ cấu ngành trong hoạt động ngoại thương, chỉ số tiết kiệm và mức đầu tư, tỷ
lệ dân số thành thị và nông thôn.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI)
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành
tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
1. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ
trung bình.
11
2. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các
cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).

3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.
HDI là số trung bình cộng của các số sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
Tuổi thọ trung bình - 25
85 - 25
Chỉ số học vấn
2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 số học sinh tuyển vào chia số học
sinh trong cả nước.
Chỉ số GDP bình quân đầu người
(GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương qui ra dollar Mỹ):
Chỉ số thu nhập đầu người = log(GDP/ng) – log(100)
log(40000) – log(100)
2.1.1.3. Lý luận về sản xuất, phát triển sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ (đầu ra)
[4, Tr.12]. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình
độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X
1
,X
2
…X
n
)
Trong đó:
Q: số lượng một loại sản phẩm nhất định
X

1
,X
2
…X
n:
lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong
12
quá trình sản xuất.
Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến
đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị
bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng không thì tổng sản
phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia
tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, kho hàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất
là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng
tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên
trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất
là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do
đó chất lượng lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với
ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch

vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu
tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài
nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng
13
của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong
sản xuất đã giải phóng được lao động năng nhọc, độc hại cho người lao động
và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của
xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm… cũng có tác động đến quá trình sản xuất.
b. Phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra
sản phẩm. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về
quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ
chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế
cơ bản đó là:Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào ?
những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản
phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị
trường chấp nhận.
Như vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong đó các chiến lược về sản phẩm: Phải xác định được số lượng cũng như
chất lượng của sản phẩm, xác định chu kỳ sống của sản phẩm. Phải có chiến

lược đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và lựa chọn công nghệ thích hợp, trong
đó có chiến lược đi tắt đón đầu trong công việc đầu tư công nghệ hiện đại.
14
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất
về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ
chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng
bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh
hưởng đến nguồn tài nguyên.
2.1.1.4. Lý luận về tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng
hóa. Quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuát kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như
người sản xuất [4, Tr37].
Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
* Chủ thể kinh tế tham gia (người bán và người mua)
* Đối tượng (sản phẩm hàng hóa, tiền tệ)
* Thị trường (nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua)
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường
dược coi là nơi mà ở đó người mua và người bán tự tìm đến với nhau để thỏa
mãn những nhu cầu của hai bên.
Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng
hóa dịch vụ ; chức năng thực hiện ; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản
xuất và tiêu dùng xã hội ; chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: Quy luật giá trị ; quy luật cạnh tranh ; quy
luật giá trị thặng dư.

15
b- Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Nghiên cứu thị trường
+ Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó mở
rộng đường cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên
cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường tức là nắm bắt được nhu
cầu tiêu dùng của hàng hóa và khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ
thu nhập và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết định
đúng đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý thông tin
về thị trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tế.
- Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường
+ Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm mình sản xuất ra có
được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không ? chủng loại và chất
lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào ? nếu không thì phải tiến
hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng giảm chi phí.
+ Chiến lược thị trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị
trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại
sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường.
- Công tác hỗ trợ tiêu thụ
Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược sản
phẩm… thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công tác tiêu thụ có ý nghĩa
rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Đó là các hình thức giới thiệu sản phẩm, tham
gia hội chợ triển lãm, quảng cáo, tiếp thị và nhiều hoạt động khác.
- Lựa chọn phương án tiêu thụ
Phương án tiêu thụ sản phẩm thực chất là hệ thống các phương pháp và
biện pháp kỹ thuật nhằm tối đa hóa khối lượng sản phẩm bán ra. Có nhiều
16
phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như:
+ Tiêu thụ trực tiếp: Hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp từ tay người sản

xuất đến tay người tiêu dùng.
+ Tiêu thụ gián tiếp: Hàng hóa được chuyển qua trung gian là các nhà
buôn, người thu gom, người bán lẻ… rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hình
thức tiêu thụ gián tiếp có thể một hoặc nhiều khâu trung gian.
+ Tiêu thụ hỗn hợp: Là hình thức phối hợp hai hình thức tiêu thụ trên
Mục đích của sự phân tích này là mô tả sự vận động của cung và cầu đối
với một mặt hàng cạnh tranh cụ thể trên thị trường cạnh tranh. Từ đó sẽ thấy
được giá cả cân bằng được xác định ở giao điểm của đường cung và đường
cầu. Tại điểm này số lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất
bằng với số lượng người tiêu dùng sẵn sàng mua. Do đó giá cả và khối lượng
không có xu hướng thay đổi và điểm này được gọi là điểm cân bằng. Còn với
giá thấp hơn thì vì thiếu lượng cung nên cạnh tranh giữa những người mua sẽ
đẩy giá lên. Khi giá cao hơn giá cân bằng ban đầu thì lượng cung dư thừa với
lượng cầu và cạnh tranh giữa những người sản xuất sẽ buộc giá giảm xuống.
Chỉ tại điểm mức giá cân bằng thì người mua muốn mua hàng ở mức giá này
đều được thỏa mãn và người bán với mức giá đó đều bán được.
c. Kênh phân phối sản phẩm
Khái niệm:
Kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người sản
xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hóa một cách
hợp lý nhất, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng [14, Tr25].
+ Các yếu tố cấu thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm
* Người cung ứng: Người sản xuất hoặc công ty thương mại
* Người trung gian: Người bán buôn, bán lẻ, đại lý và môi giới
17

×