Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOAHỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ HUỆ




TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HUYỆN SA PA,
TỈNH LÀO CAI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH DÂN TỘC HỌC
Mã số: 50310




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG LƢƠNG







HÀ NỘI, 2004


4


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


B/Q : bình quân
GS.TS : Giáo sƣ tiến sĩ
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for
Coservation of Nature)
KHXH & NV : Khoa học xã hội và nhân văn
PTTH & THCS : Phổ thông trung học và trung học cơ sở
Sở KHCN & MT: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng.
TS : Tiến sĩ
TW : Trung ƣơng
TDTT: Thể dục thể thao
UBND : Uỷ ban nhân dân










5



MỤC LỤC
TRANG
DẪN LUẬN 8
1. Lí do chọn đề tài. 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 10
3. Mục đích nghiên cứu. 13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 14
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 15
6. Đóng góp của luận văn. 17
7. Kết cấu luận văn. 17
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƢỜI Ở
HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI 19
1.1-Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa. 19
1.1.1- Vị trí địa lý. 19
1.1.2- Đặc điểm tự nhiên. 19
1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa. 21
1.2.1- Sự phân bố các dân tộc. 21
1.2.2- Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. 22
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở HUYỆN SA PA. 31
2.1-Vị trí điểm du lịch Sa Pa trong tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. 31
2.2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai. 32

2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa. 36

6
2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên. 37
2.3.2- Tiềm năng du lịch nhân văn. 42
2.3.3- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 48
2.3.4- Quá trìnhphát triển du lịch và phạm vi ảnh hưởng của du lịch ở Sa
Pa. 58

2.4- Vấn đề tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Sa Pa. 67
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƢỜNG SINH THÁI CÁC DÂN TỘC Ở SA PA.
3.1- Những tác động tích cực và lợi ích của du lịch. 72
3.1.1- Tạo cơ hội việc làm và các hoạt động tăng thu nhập nâng cao
mức sống cho các dân tộc. 72
3.1.2- Khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. 86
3.1.3- Những thay đổi trong đời sống của các dân tộc ở Sa Pa dưới
tác động của du lịch. 90
3.1.4- Hoạt động du lịch góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
bảo vệ môi trường sinh thái. 99
3.2- Những tác động tiêu cực của du lịch. 105
3.2.1- Nảy sinh những người bán rong, trẻ em lang thang. 105
3.2.2- Nguy cơ “thương mại hoá” nhiều mặt của đời sống. 111
3.2.3- Một số tiêu cực khác. 113
3.3- Một số kiến nghị cho việc phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa. 118
3.3.1- Quy hoạch phát triển và quản lý du lịch. 118
3.3.2- Tổ chức, xây dựng thêm các loại hình và dịch vụ du lịch 120


7
3.3.3- Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống. 121
3.3.4- Đào tạo và sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch người dân tộc ít
người. 124
3.3.5- Khắc phục những tiêu cực. 125
KẾT LUẬN 129
THƢ MỤC 132
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU 137

PHỤ LỤC 139
1. Bản đồ, biểu đồ và sơ đồ:
1.1- Bản đồ hành chính huyện Sa Pa. 140
1.2- Biểu đồ dân số và mật độ dân số huyện Sa Pa. 141
1.3- Sơ đồ phạm vi ảnh hưởng của du lịch Sa Pa. 142
1.4- Sơ đồ dự kiến các tuyến và phạm vi khai thác du lịc khu vực Sa Pa. 143
2. Một số hình ảnh liên quan đến đời sống của người H’mông và người
Dao đỏ. 144
3. Các kiểu chạm khắc hình người ở khu đá cổ Tả Van. 162
4. Một số khái niệm về du lịch. 163
5. Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động
du lịch Lào Cai giai đoạn 2001-2005. 167
6. Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn
2001-2005-2010 và định hướng đến năm 2020. 178
7. Bảng số liệu về số lượng khách du lịch đến huyện
Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 205
8. Bảng số liệu về công xuất sử dụng phòng khách sạn trên địa bàn
huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 206
9. Bảng số liệu về doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn

8

huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 207
10. Bảng số liệu về lao động trong ngành du lịch trên địa bàn
huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 208






















9
DẪN LUẬN

1. Lí do chọn đề tài:
Trong vài thập kỷ qua, nhân loại đã đƣợc chứng kiến nhiều sự biến

đổi lớn lao của các nền văn hoá. Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay trên
mọi lĩnh vực, sự giao lƣu ảnh hƣởng giữa các nền văn hoá cũng phát triển
mạnh mẽ. Trong đó, các hoạt động du lịch của con ngƣời đóng vai trò quan
trọng, là cầu nối cho sự giao lƣu, tiếp biến và ảnh hƣởng văn hoá, kinh tế, xã
hội của các nền văn minh trên thế giới, của các quốc gia, dân tộc, đƣa đến sự
biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại. Hàng trăm
triệu ngƣời tham gia vào các luồng du lịch làm cho các nền văn hoá ở khắp
mọi nơi trên trái đất có cơ hội để gặp gỡ, giao lƣu với nhau. Có thể nói, trên
phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Trong
vòng 30 năm (từ 1960 đến 1991), số khách du lịch trên thế giới tăng khoảng
64 lần, thu nhập quốc dân từ du lịch tăng khoảng 38 lần. Sự phát triển có tốc
độ chóng mặt của du lịch với một lợi nhuận lớn thu đƣợc đã khiến nhiều
nƣớc nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia coi du lịch nhƣ một ngành kinh
tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
Từ đó cũng mở ra cho họ nhiều khả năng tạo việc làm cho phần đông số dân
thất nghiệp đồng thời mở rộng giao lƣu văn hoá hội nhập với thế giới. [47-
579]
Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lƣu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát
triển giao thông cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không
với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên

10
lẫn nhân văn, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú, hấp dẫn nhƣ nghỉ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ,
hội nghị, festival dài ngày và ngắn ngày. Vì vậy, trong chính sách phát
triển của mình, Việt Nam cũng đã xác định du lịch là "ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc"[23]. Và du
lịch "là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế -

xã hội của Đảng và Nhà nƣớc"[4].
Đất nƣớc Việt Nam có 3/4 lãnh thổ lục địa là khu vực miền núi, là địa
bàn cƣ trú chủ yếu của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số. Khu vực này cũng
đồng nghĩa với khái niệm vùng sâu, vùng xa, với nhiều khó khăn về đời
sống kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật yếu kém.
Nhiều nơi hiện nay dân cƣ vẫn sống dƣới mức nghèo khổ. Trƣớc tình hình
đó, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang triển khai thực hiện một số chƣơng trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống cho nhân dân, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: lấy phát
triển du lịch văn hoá sinh thái làm định hƣớng chính, ngành du lịch Việt
Nam đã chú trọng đầu tƣ nhiều hơn vào khu vực miền núi nhằm khai thác
các nguồn tài nguyên tự nhiên và nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc
thiểu số. Qua đó thấy rằng phát triển du lịch miền núi đƣợc xác định là giải
pháp quan trọng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cao cả trên của Đảng và
Nhà nƣớc. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của du lịch và việc phát triển
kinh tế du lịch nhằm nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu du lịch miền núi làm luận văn cao học
của mình.

11
Một lý do không kém phần quan trọng nữa là trong 2 năm 1997 -
1998, tôi may mắn đƣợc các thày giáo trong bộ môn Dân tộc học cho phép
tham gia vào Dự án "Các dân tộc thiểu số trong môi trƣờng biến đổi" với tƣ
cách là học viên cao học của bộ môn. Dự án đƣợc thực hiện bởi sự phối hợp
giữa Viện Dân tộc học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia),
Bộ môn Dân tộc học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia và Trƣờng Đại học Xã hội Chiềng Mai, Thái Lan. Một trong những mục
tiêu của dự án là nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá, trong đó có
vấn đề du lịch miền núi trong tình hình đổi mới hiện nay. Đối tƣợng nghiên

cứu của dự án giới hạn ở ba dân tộc H'mông, Dao và Thái - là những dân tộc
đều có mặt, sinh sống ở Thái Lan và Việt Nam, rất thuận tiện cho những
nghiên cứu so sánh. Có thể nói, đƣợc tham gia vào dự án tạo ra điều kiện tốt
giúp tôi thực hiện luận văn này. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề du
lịch và những tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở Sa Pa
(Lào Cai), trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về ngƣời H'mông và ngƣời
Dao đỏ ở đây.
Tóm lại, việc nghiên cứu để thấy đƣợc những tác động ảnh hƣởng của
du lịch đối với đời sống của các dân tộc ở Sa Pa không chỉ có ý nghĩa trong
việc góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội của đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn định hƣớng phát triển
cho các hoạt động du lịch ở Sa Pa, nhằm phát huy bản sắc văn hoá tộc
ngƣời, đồng thời góp phần giúp đồng bào các dân tộc xoá đói, giảm nghèo,
nâng cao trình độ dân trí, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc
và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Từ đó, đề tài nghiên cứu cũng
mong có những đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu giải quyết vấn đề về
chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nƣớc.

12
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nhƣ chúng ta đều biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, xã hội. Ngành du lịch Việt Nam là một ngành công nghiệp non
trẻ. Vì thế mà từ trƣớc đến nay có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về
những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
của các học giả cả trong và ngoài nƣớc. Các tài liệu nói về Du lịch của các
nhà nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu mới chỉ là những nghiên cứu mang tính
lý thuyết [18; 1; 48; 49; 5; 2; 6; 41; 22; 8]. Riêng những nghiên cứu về du
lịch ở huyện Sa Pa, trong vài năm trở lại đây, có một số công trình nghiên
cứu và một số các bài nghiên cứu nhỏ đề cập đến vấn đề nghiên cứu này
nhƣ: Các nghiên cứu của các nhóm sinh viên Khoa Du lịch, Trƣờng

ĐHKHXH&NV về "Du lịch Sa Pa - Hiện trạng và thách thức", năm 1998;
"Bàn về vấn đề môi trƣờng và phát triển bền vững tại điểm du lịch Sa Pa",
năm 1998. Đồng thời, cũng trong năm 1998, Viện Nghiên cứu và phát triển
du lịch đã tổ chức Hội thảo về Du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở
Việt Nam. Tiếp đến, năm 1999, có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn
Bình, TS Phạm Trung Lƣơng (Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch) về "Vị trí
của du lịch miền núi nói chung và Sa Pa nói riêng trong ngành du lịch Việt
Nam". Công trình nghiên cứu của TS Phạm Thị Mộng Hoa và TS Lâm Thị
Mai Lan, Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn thuộc Trung tâm KHXH &
NV Quốc gia về đề tài: "Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa". Nghiên cứu
này nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên
Quốc tế tại Việt Nam, với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa, Lào
Cai về mức độ tham gia, ảnh hƣởng và thái độ đối với du lịch của các cộng
đồng dân tộc thiểu số và những ngƣời kinh doanh du lịch ở thị trấn cũng nhƣ
thái độ của khách du lịch đối với dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về tác
động của du lịch trên địa bàn này.

13
Về những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài: Trƣớc hết, đó là dự
án "Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững" tiến
hành trong 2 năm (1997-1999) do Hiệp hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế
(IUCN) thực hiện. Mục tiêu trọng tâm của dự án này là xác định và nâng cao
nhận thức đối với các tác động về kinh tế - xã hội, văn hoá và sinh thái của
du lịch, đóng góp vào việc phát triển các mô hình du lịch bền vững dựa vào
cộng đồng để có thể tạo thu nhập bền vững cho một số cộng đồng các dân
tộc, đồng thời giúp duy trì sự đa dạng cả về sinh học lẫn văn hoá của Việt
Nam.
Trong một số các nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu
phƣơng Tây đã đề cập khá nhiều đến những tác động trên của du lịch, trong
đó có thể nhắc đến nghiên cứu "Sự tăng trƣởng và ảnh hƣởng của du lịch ở

Sa Pa" của Michael Dirgegorio và những ngƣời khác năm 1996 và "Nghiên
cứu ban đầu về Du lịch trong và vùng xung quanh thị trấn Sa Pa" của Mark
E. Grindley, thuộc tổ chức Frontier - Việt Nam năm 1997. Những nghiên
cứu này đồng nhất với nhau ở quan điểm cho rằng du lịch có thể làm tổn hại
đến dân tộc thiểu số nhiều hơn so với những lợi ích mà nó mang lại; cho
rằng khi du lịch ngày càng chiếm vị trí lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của
huyện Sa Pa thì vấn đề công bằng xã hội (công bằng trong phân công lao
động cũng như phân chia lợi ích giữa dân tộc thiểu số và người Kinh) càng
trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của Michael Digregorio cho rằng
cùng với sự phát triển của du lịch văn hoá thì việc thƣơng mại hoá một số
yếu tố văn hoá của dân tộc thiểu số là điều không tránh khỏi và điều này sẽ
làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt là đối với những khách
nƣớc ngoài trẻ tuổi, thích phiêu lƣu và ƣa tìm những điều mới lạ, hiện đang
là loại khách nƣớc ngoài chủ yếu của Sa Pa, sẽ đƣợc thay thế bởi những
khách nƣớc ngoài ít phiêu lƣu hơn, tuy giàu có nhƣng ít quan tâm đến đời

14
sống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Mark E.
Grindley cho rằng du lịch chƣa mang lại lợi ích cho dân tộc thiểu số (những
ngƣời gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng), cũng nhƣ chƣa trực tiếp đóng
góp trở lại cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (yếu tố hấp dẫn
khách du lịch mang tính lâu bền hơn). Các nghiên cứu trên phần nào đã nêu
bật đƣợc thực trạng việc phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời
sống xã hội. Tuy nhiên, do quan điểm nhận thức và cách lập luận vấn đề của
các học giả trên không phù hợp trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện chính trị
của Việt Nam dẫn đến có nhiều kết luận không chính xác.
Qua những nghiên cứu trên của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc cho thấy, các nghiên cứu đó tuy có đề cập đến vấn đề những tác động
của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa nhƣng đã không thống nhất
đƣợc với nhau về quan điểm khi đánh giá một vấn đề. Riêng về nghiên cứu

của TS Lâm Thị Mai Lan và TS Phạm Thị Mộng Hoa, tuy có làm sáng tỏ
hơn mức độ của các tác động, kể cả tích cực và tiêu cực của du lịch đối với
các dân tộc thiểu số ở Sa Pa, đặc biệt đã tìm hiểu thêm đƣợc về sự đánh giá
và nhìn nhận của đồng bào các dân tộc đối với những tác động này, song vẫn
không làm cho ngƣời đọc có đƣợc một cái nhìn tổng thể, có hệ thống về
những vấn đề phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời sống các
dân tộc thiểu số nơi đây. Do đó, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả
có mong muốn tìm hiểu tận cội rễ lịch sử và quá trình phát triển du lịch ở Sa
Pa, tìm hiểu bản sắc văn hoá tộc ngƣời nhƣ một cách nhìn nhận vấn đề từ cái
căn nguyên, cơ bản nhất để từ đó có đƣợc những đánh giá chân thực về
những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.


15
3. Mục đích nghiên cứu:
Du lịch tuy là một ngành kinh tế mới mẻ ở Việt Nam nói chung, ở Sa
Pa (Lào Cai) nói riêng nhƣng trong những năm gần đây đã phát triển với tốc
độ khá nhanh và mạnh. Tuy nhiên, trái với tốc độ phát triển nhiều khi không
kiểm soát đƣợc đó, chúng ta lại thiếu hẳn những nghiên cứu cơ bản làm nền
tảng và định hƣớng cho các hoạt động du lịch tại địa bàn tên, dó đó đã để lại
nhiều bất cập, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội và văn hoá
của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng.
Các nghiên cứu trƣớc đây bao gồm những nghiên cứu của các tác giả
ở trong và ngoài nƣớc chủ yếu mới đề cập đến một vài khía cạnh những tác
động của du lịch tại Sa Pa chứ chƣa nêu đƣợc toàn diện, sâu sắc và cụ thể về
nguồn gốc, quá trình phát triển và những tác động, ảnh hƣởng của nó đến
đời sống ngƣời dân. Vì vậy, mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài: “Tác
động của du lịch đối với đời sống của một số dân tộc ở Sa Pa, Lào Cai” là
muốn có đƣợc một cái nhìn tổng thể, xác thực và sâu sắc hơn về những tác

động và ảnh hƣởng của quá trình phát triển du lịch đối với các cƣ dân dân
tộc thiểu số sinh sống tại Sa Pa. Qua đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm góp
phần định hƣớng phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và
gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Pa.
Trƣớc hết, đề tài nhằm tìm hiểu về tiềm năng du lịch của Sa Pa, quá
trình phát triển, nói cách khác là lịch sử phát triển của du lịch ở Sa Pa;
Tiếp đến, nêu lên thực trạng phát triển du lịch và những tác động của
nó đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trƣờng sinh thái của một số
dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai;

16
Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch sinh
thái, giữ gìn bản sắc văn hoá tộc ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở Sa
Pa, Lào Cai.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của bản luận văn này là những tác động của
du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trong
đó nghiên cứu tập trung nhiều hơn đến hai tộc ngƣời H'mông và ngƣời Dao
đỏ dƣới tác động của du lịch. Sở dĩ có sự lựa chọn này, bởi qua những khảo
sát thực tế tại địa bàn cũng nhƣ qua một vài nguồn tƣ liệu thành văn và
không thành văn, chúng tôi biết rằng ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là
những cƣ dân có tỉ tệ phần trăm dân số đông nhất ở huyện Sa Pa, tham gia
nhiều nhất vào các hoạt động kinh tế du lịch tại đây, và cũng là những đối
tƣợng chịu nhiều tác động, ảnh hƣởng nhất từ những hoạt động du lịch.
Về địa bàn nghiên cứu: Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình,
chúng tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu nhƣ sau: Ngoài thị trấn Sa Pa là nơi
tập trung chủ yếu các hoạt động du lịch thì 4 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả
Van và Tả Phìn đƣợc chọn để tiến hành những nghiên cứu sâu. Sở dĩ chọn

những xã trên làm mẫu nghiên cứu là vì những lí do chính nhƣ sau:
- Khoảng cách từ các xã và thị trấn Sa Pa không quá xa, thuận tiện cho
việc nghiên cứu.
- Thứ hai, sự phân bố và thành phần dân cƣ ở các xã trên chủ yếu là
ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là những đối tƣợng cần tập trung nghiên
cứu.

17
- Thứ ba, các xã trên đều nằm trong hoặc gần khu bảo tồn thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn, nên nghiên cứu có thể đi sâu phân tích về những tác động
của con ngƣời và du lịch đối với môi trƣờng sinh thái thiên nhiên.
Có thể nói, ngoài khu vực thị trấn Sa Pa, bốn xã đƣợc chọn làm địa
bàn nghiên cứu trên đều là các xã có nhiều hoạt động liên quan tới du lịch
cũng nhƣ chịu nhiều tác động của du lịch nhất trong Huyện nên hoàn toàn
phù hợp với mục tiêu đề ra.


5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tìm đọc các
nguồn tài liệu về ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ và các dân tộc sinh sống ở Sa
Pa, Lào Cai. Đồng thời, chúng tôi cũng khảo cứu những công trình nghiên
cứu khác thuộc các lĩnh vực có liên quan đến đề tài. Những tài liệu trên đây
là phông nghiên cứu, giúp chúng tôi đƣa ra những giả thuyết nghiên cứu để
từ đó giải quyết chúng trên thực địa và làm cơ sở lý luận để hoàn thành bản
luận văn này.
Nguồn tài liệu thứ hai và quan trọng nhất trong nghiên cứu này là
những tƣ liệu và tài liệu điền dã dân tộc học đƣợc tác giả thu thập trong quá
trình nghiên cứu ở thị trấn Sa Pa và 4 xã xung quanh: San Sả Hồ, Lao Chải,
Tả Van và xã Tả Phìn.
Nguồn tài liệu thứ ba, đó là các tài liệu của các học giả trong và ngoài

nƣớc liên quan đến vấn đề du lịch, đặc biệt là du lịch miền núi và những
nghiên cứu chuyên về du lịch ở Sa Pa, Lào Cai (bao gồm sách, báo, tạp chí,
báo cáo khoa học ). Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm đọc các luận văn cũng

18
nhƣ luận án khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đƣợc lƣu
giữ tại Thƣ viện Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lê-nin, chúng tôi xác định nền tảng tƣ tƣởng và phƣơng pháp luận cho
những luận cứ khoa học trong bản luận văn này. Trong quá trình thu thập tài
liệu tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp truyền
thống là "điền dã dân tộc học" (bao gồm quan sát trực tiếp, phỏng vấn, ghi
chép và chụp ảnh ).
+ Quan sát trực tiếp: Thông qua quan sát trực tiếp chúng tôi có đƣợc
những nhận định ban đầu về thực trạng phát triển du lịch ở Sa Pa. Đồng thời
qua việc thâm nhập vào cộng đồng các dân tộc, bằng quan sát trực tiếp,
chúng tôi có đƣợc những đánh giá về những tác động ảnh hƣởng của du lịch
đến đời sống của ngƣời dân nơi đây. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phƣơng
pháp quan sát trực tiếp, chúng tôi sẽ không thể định lƣợng hết những tác
động, ảnh hƣởng của du lịch cũng nhƣ không thể hiểu hết đƣợc quá trình
phát triển của du lịch tại địa bàn nghiên cứu, không thể tìm ra đâu là nguyên
nhân của những bất cập mà du lịch Sa Pa đang gặp phải hiện nay, để từ đó
đƣa ra những kết luận chính xác và tìm giải pháp cho những bất cập đó. Vì
vậy, đồng thời tiến hành với phƣơng pháp quan sát trực tiếp, chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp phỏng vấn.
+ Phỏng vấn: Có thể nói đây là một trong những phƣơng pháp quan
trọng nhất mà chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đối tƣợng
phỏng vấn bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trƣớc hết là những ngƣời
đại diện cho các cấp chính quyền, những ngƣời trực tiếp liên quan đến công
tác quản lý các hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, Công an huyện Sa Pa, các

ban ngành và các tổ chức xã hội nhƣ Sở Thƣơng Mại và du lịch Lào Cai,

19
Công ty Du lịch Lào Cai, huyện Hội phụ nữ Sa Pa, Đoàn Thanh niên, Hội
Cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi. Tiếp đến là các già làng, trƣởng bản,
các đại diện đoàn thể phụ nữ, thanh thiếu niên ở thị trấn Sa Pa và 4 xã (đã
nêu tên ở trên). Khách du lịch trong và ngoài nƣớc cũng đƣợc xác định là đối
tƣợng phỏng vấn.
+ Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung: Đồng thời với việc sử dụng
các phƣơng pháp trên, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm
tập trung để thu thập tƣ liệu. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm
trong số phụ nữ tham gia làm dự án thổ cẩm ở xã Tả Phìn. Thông qua
phƣơng pháp này, chúng tôi có đƣợc cơ sở khẳng định những đổi thay trong
đời sống của cộng đồng các dân tộc ở đây dƣới tác động của du lịch,
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ:
phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân
tích dữ liệu và phƣơng pháp so sánh lịch sử, Những phƣơng pháp này giúp
cho việc định lƣợng các kết quả nghiên cứu một cách tƣơng đối chính xác.
Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của những công cụ nhƣ sổ ghi chép, máy ghi âm,
máy ảnh, trong quá trình thực hiện các nghiên cứu tại địa bàn.
Tóm lại, để thực hiện bản luận văn này, chúng tôi đã sử dụng tổng
hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại vấn đề hay từng
giả thuyết nghiên cứu khác nhau mà sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
khác nhau.
6. Đóng góp của luận văn:
- Luận văn là một tập hợp có hệ thống những tƣ liệu, tài liệu thành
văn cũng nhƣ không thành văn, những kết quả nghiên cứu trƣớc đó (đã đƣợc
thẩm tra đánh giá qua thực tế nghiên cứu tại địa bàn của ngƣời nghiên cứu)
và những tƣ liệu, tài liệu do chính tác giả thu thập đƣợc tại địa bàn nghiên


20
cứu về những tác động của du lịch đối với đời sống của một số dân tộc thiểu
số ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Đóng góp thêm những nguồn tƣ liệu điền dã về thực trạng phát triển
du lịch tại Sa Pa, tìm hiểu đƣợc lịch sử quá trình phát triển du lịch đồng thời
góp phần đánh giá khách quan về thực trạng phát triển du lịch tại huyện Sa
Pa và những tác động của nó đến đời sống các cộng đồng cƣ dân nơi đây.
- Luận văn bƣớc đầu đƣa ra những giải pháp có lợi cho phát triển du
lịch đồng thời bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái nhân văn tộc ngƣời.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 208 trang, chia thành 4 phần
+ Dẫn luận : 10 trang
+ Nội dung : 118 trang
+ Phụ lục : 69 trang
+ Tài liệu tham khảo : 05 trang
Trong đó, phần nội dung gồm có ba chƣơng chính và kết luận:
Chương 1: Khái quát về tự nhiên và con ngƣời ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai.
Chương 2: Tiềm năng và quá trình phát triển du lịch ở huyện Sa Pa.
Chương 3 : Tác động của hoạt động du lịch đối với đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội và môi trƣờng sinh thái các dân tộc ở Sa Pa.
Ngoài ra, luận văn còn có: 36 ảnh (30 ảnh tự chụp, 6 ảnh chụp lại); 01
bản đồ; 01 biểu đồ; 02 sơ đồ và 01 bản vẽ.
Dƣới góc độ của nghiên cứu dân tộc học, đề tài xem xét các tác động
của du lịch đối với đời sống các dân tộc ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai gặp phải

21
không ít những khó khăn. Đây là một vấn đề nghiên cứu vẫn còn rất mới mẻ
cả ở Việt Nam và trên thế giới. Do vậy, chƣa hình thành đƣợc một hệ thống

lý thuyết đầy đủ và những căn cứ khoa học riêng cho lĩnh vực nghiên cứu
này. Vì thế, mặc dù đã có nhiều cố gắng theo đuổi ý tƣởng nghiên cứu của
mình song do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản luận văn này không tránh
khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ giáo của các thày, các
nhà nghiên cứu đi trƣớc và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Tác giả
TRẦN THỊ HUỆ













CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƢỜI Ở HUYỆN SA
PA, TỈNH LÀO CAI.


22
1.1- Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa:
1.1.1- Vị trí địa lý:
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm trên trục đƣờng quốc

lộ 4D cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Trung tâm huyện Sa Pa
cách Hà Nội 359 km. Về địa giới hành chính, Sa Pa đƣợc xác định nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát;
- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn;
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng và thị xã Cam Đƣờng;
- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Phong Thổ (tỉnh Lai
Châu).
Về địa hình: Nằm trên triền đông dãy núi Hoàng Liên Sơn, với tổng
diện tích 67.864 ha, Sa Pa ở vào khoảng vĩ độ 22,22 kinh độ 103,51. Độ cao
trung bình từ 1200 - 1800m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất là Phan xi păng
(3143m), thấp nhất là suối Bo 400m. Địa hình huyện Sa Pa nghiêng theo
hƣớng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Địa giới hành chính qui định chiều dài
của huyện gần 40 km, chiều rộng 24 km, là nơi địa hình có sự chia cắt lớn,
độ dốc trung bình từ 30 đến 350, có nơi dốc hơn 450. Các sông suối chảy
theo hƣớng tây bắc - đông nam, lòng suối hẹp, nhiều ghềnh thác. Chính
những điều trên đã tạo nên một Sa Pa với cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ
vừa nên thơ.
1.1.2- Đặc điểm tự nhiên:
Về khí hậu: Do vị trí địa lý nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt
đới Bắc bán cầu, khí hậu ở Sa Pa có những biểu hiện rất phong phú và đa
dạng: mát mẻ trong mùa hè và giá lạnh trong mùa đông, xuân. Thậm chí,
trong một ngày, vào các buổi sáng, trƣa, chiều tối, chúng ta có thể cảm nhận
đƣợc thời tiết của các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 15ºC -
16ºC, có 5 tháng nhiệt độ trung bình dƣới 15ºC, tổng tích ôn trong năm từ

23
7500ºC - 7800ºC [40]. Sa Pa là huyện có lƣợng mƣa cao nhất Lào Cai,
lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.861mm, cao nhất là 3.484mm. Trong các
tháng mùa khô lƣợng mƣa trung bình từ 50 - 100mm, số giờ nắng trong năm
đạt 1440 giờ.

Về đất đai thổ nhƣỡng: Thể loại đất của Sa Pa đa dạng và phong phú
bao gồm các nhóm: Nhóm đất mùn trên núi cao 1700m, thích nghi với
nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, đặc sản, dƣợc liệu. Nhóm đất mùn vàng đỏ
trên núi cao từ 700m đến 1700m, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm
nghiệp, cây công nghiệp, dƣợc liệu, cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng trên núi
thấp và núi trung bình từ 400m đến 700m, thích nghi với nhiều loại cây
trồng nông nghiệp và cây đặc sản. Nhóm đất Feralit đỏ vàng và đất do sản
phẩm dốc tu trồng lúa nƣớc.
Về tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện
địa chất và khoáng sản năm 1982 thì Sa Pa là 1 trong 3 dải trùng hợp với hệ
thống đứt gẫy sông Hồng, trong đó đối với Sa Pa bao gồm: Mô-líp đen ở Tả
Giàng Phình, Đô-lô-mit ở Lao Chải, Cao lanh trữ lƣợng khoảng 300.000 tấn
ở Sa Pả, nƣớc khoáng siêu nhạt ở Tắc Kô xã Trung Chải. Ngoài những tiềm
năng khoáng chất trên, Sa Pa còn có hứa hẹn khả năng sản xuất vật liệu xây
dựng, đá xẻ, đá xây dựng, tập trung chủ yếu ở các xã trung và thƣợng huyện.
Theo GS.TS Lê Bá Thảo thì cảnh quan môi trƣờng sinh thái của Sa Pa
khá đặc biệt: “Có lẽ cũng không có vùng nào trong bán đảo Đông Dƣơng lại
có quang cảnh hùng vĩ và đặc sắc hơn, trong đó những ngƣời quen sống ở
miền nhiệt đới có thể có một lúc nào đó thấy tuyết rơi vào mùa đông, thấy
những cây tùng cây bách cổ kính của những miền thuộc những vĩ tuyến cao
hơn, những hoa quả và rau ôn đới nảy mầm và cung cấp hạt giống cho miền
Bắc. Sự chinh phục của con ngƣời đối với vùng này thực sự chỉ mới bắt đầu
ngay trong cái nhìn bao quát nhất, chúng ta cũng thấy đƣợc những khả năng

24
còn to lớn của thiên nhiên ở đấy về nhiều mặt mà chúng ta phải tiếp tục khai
thác” [42-88]. Trải qua quá trình lịch sử đầy biến động của tự nhiên và xã
hội, đã làm nên một Sa Pa - địa danh du lịch vô cùng hấp dẫn, ẩn chứa nhiều
điều bí ẩn, diệu kỳ.
Bằng nhiều cứ liệu, từ những tài liệu về bãi đá cổ ở thung lũng Mƣờng

Hoa xã Tả Van
1
và nhiều nguồn sử liệu khác, các nhà khoa học cho rằng
mảnh đất Sa Pa từ lâu đã là địa bàn sinh sống lâu đời của cƣ dân có nguồn
gốc Lạc Việt. Trên cơ sở đó, quá trình hội tụ của cƣ dân nơi đây ngày càng
đông đúc hơn. Cách ngày nay khoảng 300 năm, các luồng dân di cƣ của các
dân tộc, từ nhiều con đƣờng khác nhau đã tụ họp về Sa Pa. Ở đây, nhiều bản
làng của các dân tộc đã đƣợc hình thành, nhất là vào đầu thế kỷ XX, quá
trình hội tụ này ngày càng lớn.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Sa Pa có nhiều thay đổi về địa danh, địa
giới khác nhau. Theo các tài liệu lịch sử để lại, vào thời phong kiến, địa phận
Sa Pa ngày nay và một số nơi khác thuộc châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh
Hƣng Hoá. Đến đời Minh Mạng, (Triều Nguyễn) châu Thuỷ Vĩ đƣợc chia
thành nhiều tổng. Địa phận Sa Pa đƣợc tách ra lập thành tổng Hƣớng Vinh,
gồm 15 làng. Sau khi tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập (12-7-1907), khu vực Sa
Pa đƣợc hình thành gồm hai xã là Bình Lƣ và Hƣớng Vinh. Đến những năm
đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Sa Pa đổi thành Hạt, bao gồm 37 làng, một
phố với tổng số 1020 hộ [3-9].
Tiếp đến, ngày 9-3-1944, Thống sứ Bắc kỳ ra Nghị định thành lập
Châu Sa Pa bao gồm hai xã: Mƣờng Hoa, Hƣớng Vinh và khối phố Xuân

1
Bãi đá cổ ở xã Tả Van, nằm cách trung tâm huyện Sa Pa 7 km về phía đồng nam, do một học giả ngƣời
Pháp(V. Gulubép) phát hiện vào đầu thế kỷ XX. Qua mấy chục năm nghiên cứu khảo sát, ngày 20-7-1994,
Bộ Văn hoá đã quyết định công nhận bãi đá cổ Tả Van là một Di tích Lịch sử Văn hoá đƣợc xếp hạng của
Nhà nƣớc. Bãi đá cổ gồm gần 200 hòn đá to, nhỏ khác nhau, trên mỗi hòn đá khắc nhiều kí tự hình học, hoa
văn độc đáo của ngƣời cổ xƣa. Cho đến ngày nay, những kí tự đƣợc khắc trên đá đó vẫn còn là điều bí ẩn
đối với các nhà khoa học Việt Nam và thế giới.

25

Viên (thị trấn ngày nay) [3-9]. Năm 1948, Sa Pa đƣợc chia tiếp thành 3 xã:
Sa Pa Chung, Mƣờng Bo, Kim Hoa (sau còn gọi là Móng Và) [3-9]. Hoà
bình lập lại (1954), Sa Pa sắp xếp lại các đơn vị hành chính chia thành 17 xã
vùng nông thôn và một thị trấn. Mƣời tám đơn vị hành chính đó còn tồn tại
đến ngày nay.
1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa.
1.2.1- Sự phân bố các dân tộc:
Toàn huyện Sa Pa có 17 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, gồm 95 thôn, bản.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2001, Sa Pa có 6247 hộ, với tổng số dân là
37.272 ngƣời. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 16.400 ngƣời,
chiếm 44% dân số toàn huyện, chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 89%
cơ cấu lao động ngành nghề). Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ
chiếm 1/3 đến 1/2 thời gian lao động sản xuất trong một năm. Nhìn chung
lực lƣợng lao động của Sa Pa dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song trình
độ canh tác còn thấp.
Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2000 là 2,95%. So với toàn tỉnh Lào
Cai, tỉ lệ này vẫn còn ở mức cao, nhƣng so với năm 1995 đã có chiều hƣớng
giảm (tỷ lệ tăng dân số huyện Sa Pa năm 1995 trên 3%). Với số dân và số
diện tích tự nhiên toàn huyện, mật độ dân số trong toàn huyện là 54,9
ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, phần lớn tập trung ở vùng thấp ven
đƣờng giao thông.
Về thành phần dân tộc: Huyện Sa Pa có 6 dân tộc, gồm các dân tộc:
H'mông, Dao, Giáy, Kinh, Phù Lá (ngƣời Xá Phó), Tày, trong đó dân tộc
H'mông chiếm 54,9% dân số toàn huyện, dân tộc Dao 25,6%, dân tộc Kinh
13,6%, dân tộc Tày 3%, dân tộc Giáy 1,6%, dân tộc Phù Lá (Xá Phó) 1,2%,
ngoài ra còn một số dân tộc khác chiếm 0,1%.

26
Về địa bàn cƣ trú: Ngƣời Kinh cƣ trú tập trung tại thị trấn, sống bằng
nghề nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại và du lịch. Các dân tộc khác cƣ trú

chủ yếu ở 17 xã vùng nông thôn
2
, sống bằng nghề nông nghiệp và nghề rừng
[3-10]. Cả 17 xã vùng nông thôn đều đƣợc xếp vào diện các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Sa Pa và của tỉnh Lào Cai.
1.2.2- Đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội:
Nhìn chung, kinh tế Sa Pa chƣa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có
của nó. Ngƣời dân phần nhiều vẫn theo các phƣơng thức lao động sản xuất
truyền thống. Cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào nông - lâm
nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp hiện nay của cả huyện chỉ chiếm 10,8%
diện tích tự nhiên, trong đó 45% là đất trồng lúa nƣớc (1400 ha) và 39% là
đất nƣơng mà chủ yếu là nƣơng ngô [34]. Phần lớn đất bị rửa trôi bạc màu.
Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt về mùa đông, trong 1 năm chỉ trồng đƣợc
1 vụ lúa (cây lƣơng thực chủ đạo). Vì thế, lƣơng thực bình quân chỉ đủ cung
cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hộ nông dân ở đây.
Theo phƣơng thức sản xuất trƣớc đây, vào thời điểm giáp hạt, ngƣời
nông dân dựa chủ yếu vào các sản phẩm khai thác đƣợc từ rừng tự nhiên
nhƣ: gỗ, nấm, măng, các loại cây dƣợc liệu, cây cảnh, mật ong, củi, thịt thú
rừng một phần để sử dụng, một phần đem bán lại hoặc trao đổi lấy những
vật dụng cần thiết khác. Vì thế, tài nguyên rừng ở Sa Pa bị giảm sút một
cách nhanh chóng.
Nắm bắt đƣợc tình hình trên, nhằm hạn chế nạn phá rừng, cải thiện
đời sống cho ngƣời dân miền núi, Nhà nƣớc và chính quyền huyện Sa Pa đã
cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống
và nâng cao thu nhập. Nhiều dự án đầu tƣ của các chƣơng trình định canh

2
Ngoài thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa còn bao gồm 17 xã: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Trung Chải,
Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Bản Phùng, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm
Cang, Suối Thầu, San Sả Hồ.


27
định cƣ, chƣơng trình trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, chƣơng trình
khuyến nông của Nhà nƣớc cũng nhƣ của một số tổ chức phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế đã và đang đƣợc thực hiện ở nhiều xã trong huyện.
Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp là hoạt động sản xuất chính của
các xã đặc biệt khó khăn huyện Sa Pa, chiếm 67% cơ cấu kinh tế của huyện.
Kết quả sản xuất nông nghiệp qua giai đoạn từ 1995 - 1998 thể hiện nhƣ sau:
Diện tích canh tác nông nghiệp năm 1998 là 3.354 ha, tăng so với năm
1995 là 305 ha, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm : 2.853 ha; Đất vƣờn tạp:
330 ha; Đất trồng cây lâu năm: 157 ha; Đất nông nghiệp khác: 24 ha. Đối
với diện tích trồng cây lƣơng thực năm 1998 là 3.251 ha, tăng so với năm
1995 là 398 ha, diện tích cấy lúa ruộng là 1.574 ha với toàn bộ diện tích cấy
lúa 1 vụ.
Trong cơ cấu cây trồng, ngoài loại cây trồng chủ yếu là cây lúa nƣớc,
còn nhiều loại cây trồng khác nhƣ cây lúa nƣơng, cây ngô, khoai, đao, đậu;
các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tƣơng, lạc, lanh); cây công nghiệp dài
ngày (chè, quế, trẩu, thảo quả) và các cây ăn quả nhƣ: đào, lê, mận, nho
Do diện tích đất canh tác nông nghiệp ít ỏi, chủ yếu là đất dốc và
ruộng bậc thang nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Sa Pa có nhiều khó
khăn hơn so với các huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai. Điều đó dẫn đến sản
lƣợng nông nghiệp đạt đƣợc không cao. Bên cạnh đó, cây lâu năm, cây dƣợc
liệu đƣợc coi là thế mạnh của huyện, còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong vài
năm trở lại đây, do những cải tiến kỹ thuật nhƣ đƣa một số cây lƣơng thực
vụ xuân vào trồng trên đất ruộng một vụ, đƣa một số loài cây trồng có năng
xuất cao, có sức đề kháng sâu bệnh tốt, từng bƣớc thay thế các giống cây
lƣơng thực năng xuất thấp, nên sản lƣợng lƣơng thực của huyện Sa Pa đã có
sự chuyển biến đáng kể. Số liệu về tỉ lệ tăng năng xuất lúa thu hoạch hàng
năm của huyện cho thấy: năng xuất lúa ruộng năm 1995 là 26,2 tạ/ha, đến

×