Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Triển khai luật phòng chống bạo lực trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.61 KB, 17 trang )


Nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình
25/12/2007
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 chương
và 46 điều.
Chương I: Những quy định chung
Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh;
Các hành vi bạo lực gia đình; Nguyên tắc phòng,
chống bạo lực gia đình; Nghĩa vụ của người có
hành vi bạo lực; Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân;
Bạo lực gia đình, chính sách của Nhà nước, hợp
tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình và
những hành vi bị nghiêm cấm.

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình dựa
trên biện pháp phòng ngừa là chính, kết hợp bảo
vệ kịp thời tính mạng, sức khỏe của nạn nhân
không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng nhằm xây
dựng và củng cố gia đình Việt Nam.
Các hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại Điều
2, gồm 9 loại hành vi cụ thể thuộc 4 nhóm là: Bạo
lực thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế. Việc liệt
kê như trên có thể thiếu, nhưng đã tránh được một
phần tình trạng luật khung; Tuy nhiên, về mức độ
của các hành vi như thế nào mới gọi là bạo lực gia
đình, thì các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ phải
nêu chi tiết hơn.

Các hành vi bị nghiêm cấm được thể
hiện trong Điều 8 đã bao hàm cả hành vi


gây bạo lực, xúi giục gây bạo lực; Cản
trở phòng, chống, bao che không xử lý
hành vi bạo lực gia đình, quy định như
vậy sẽ hạn chế tình trạng một số người
bị bạo lực đã báo cáo với chính quyền
nhưng cán bộ cho rằng đó là chuyện gia
đình nên không xử lý, hoặc trì hoãn xử
lý.

Chương II: Phòng ngừa bạo lực gia đình
Nội dung Chương này thể hiện quan
điểm coi trọng việc ngăn ngừa bạo lực gia
đình và chú trọng đến các giải pháp tại cộng
đồng, phát huy vai trò gia đình và dòng họ,
quy định phát hiện xử lý sớm từ mâu thuẫn
xích mích nhỏ không để phát sinh thành mâu
thuẫn lớn gây bạo lực gia đình. Việc xử lý
xích mích, mâu thuẫn nhỏ thông qua các
biện pháp hòa giải cơ sở...

Một điểm đặc biệt nữa quy định tại chương
này là biện pháp mang tính cộng đồng:
“Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư”,
đối với người có hành vi bạo lực (chưa đến
mức áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường) nhằm ngăn ngừa hành vi bạo lực
có thể tiếp tục xảy ra. Đây là biện pháp đã
được áp dụng có hiệu quả tại một số địa
phương nông thôn và được đa số người
dân đồng tình.


Chương III: Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình
Nội dung chương này quy định về phát hiện,
báo tin về bạo lực gia đình; Biện pháp ngăn chặn,
bảo vệ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã và của
Tòa án; Chăm sóc nạn nhân tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; Tư vấn cho nạn nhân; Hỗ trợ khẩn cấp
các nhu cầu thiết yếu; Các cơ sở trợ giúp nạn nhân
(cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã
hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân; Cơ sở tư vấn về phòng,
chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng
đồng).

×