Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.19 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 2
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 24
LỜI NÓI ĐẦU
Với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần, cấu trúc vốn phù hợp luôn
là một quyết định quan trọng, không chỉ bởi nhu cầu tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp và các chủ sở hữu, mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Với sự phát triển của thị
trường tài chính, các doanh nghiệp đã có nhiều sự lựa chọn hơn để tài trợ cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thay
đổi không ngừng để tận dụng tối đa những lợi thế nội tại và cơ hội do thị trường đem
lại, cũng như hạn chế những điểm yếu và thách thức.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu vốn, mong muốn được vận dụng
lý thuyết đã học tập và nghiên cứu tại trường đại học vào quá trình thực tập giữa
khóa tại Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than –
VINACOMIN, em lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010”.
Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm 4 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than –
VINACOMIN
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Than - VINACOMIN
Phần 4: Tóm tắt quá trình thực tập.
Do thời gian cũng như kiến thức và kỹ năng phân tích còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được ý kiến


đóng góp để hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
1
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ Phòng Kế toán Tài
chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN cùng ThS. Nguyễn
Ngọc Hà – Trường Đại học Ngoại Thương – đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1. Các thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN
Tên Tiếng Anh: Vinacomin – Coal Import Export Joint Stock Company
Tên viết tắt: COALIMEX
Logo:
Trụ sở: Số 47, phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 39424634
Fax: (04) 39422350
Email: ;

Website: www.coalimex.com.vn;
www.coalimex.net
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0103006588 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 25/01/2005, đăng ký thay đổi
lần thứ 09 ngày 06/10/2010.
Vốn điều lệ: 48.275.600.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bẩy
mươi lăm triệu sáu trăm đồng).
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Hồng Khanh – Giám đốc Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
2
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác: than mỏ, các sản phẩm
chế biến từ than; thiết bị, phương tiện vận tải, xe máy, phụ tùng, vật tư các
loại; khoáng sản, kim khí, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất; hàng công
nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng; đồ uống, rượu, bia các loại; thuốc lá và
nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; thiết bị viễn thông, điện tử; hàng
điện máy, điện lạnh;
- Dịch vụ cho thuê thiết bị, máy móc và ký gửi hàng hóa;
- Kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa;
- Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động
có thời hạn ở nước ngoài; xuất khẩu lao động;
- Tư vấn du học nước ngoài;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cát đã qua chế biến;
- Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác;
- San lấp mặt bằng;
- Kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi;
- Kinh doanh các mặt hàng nông sản;
- Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản;
- Kinh doanh Nitrat Amon hàm lượng cao.
1
Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên trực thuộc như sau:
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: có địa chỉ tại Tòa nhà V-Coalimex, 29-31 Đinh
Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Hà Nội: có địa chỉ tại số 116, ngõ 88 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà
Trưng, Thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh Quảng Ninh: có địa chỉ tại 33B Lê Thánh Tông, Hạ Long,

Quảng Ninh.
2
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Than – VINACOMIN
1
Giới thiệu Công ty, truy cập ngày
10/07/2011.
2
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho
năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010”, tr.12
3
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (COALIMEX) đã trải
qua bề dày gần 30 năm hoạt động. Lịch sử đó được chia thành ba thời kỳ, mỗi thời kỳ
đánh dấu từng bước xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Công ty, phù
hợp với sự thay đổi của đất nước và phát triển ngành công nghiệp Than.
a. Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1994
Công ty được thành lập ngày 01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư
trực thuộc Bộ Điện Than thành Công ty Xuất Nhập khẩu than và Cung ứng Vật tư
(COALIMEX) trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng lượng, nay là
Bộ Công Thương với nhiệm vụ chính:
- Xuất khẩu than;
- Nhập khẩu, cung ứng vật tư – thiết bị, gia công đặt hàng trong nước;
- Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nổ công nghiệp).
b. Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004
Sau khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập ngày 10/10/1994 và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, vào ngày 01/04/1995, Bộ Năng
lượng ra Quyết định số 137/NL/TTCB chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Than và
Cung ứng Vật tư về trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Ngày 25/12/1996,

Công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế, tên giao
dịch quốc tế viết tắt “COALIMEX” được giữ nguyên.
Trong thời kỳ này, ngành nghề chính của Công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên
theo cơ cấu tổ chức mới. Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và
cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ Xuất khẩu lao động
c. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay
Đây là thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của Công ty. Công ty chuyển
sang hoạt động mô hình Công ty cổ phần theo Quyết định số 149/QĐ-BCN ngày
01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam) giữ cổ phần chi phối (59% Vốn điều lệ), với tên gọi là Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, tên giao dịch quốc tế viết tắt
“COALIMEX” được giữ nguyên.
Ngày 01/01/2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Than – TKV, tên giao dịch quốc tế viết tắt đổi thành “V-COALIMEX”.
4
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
Từ tháng 10 năm 2010, tên mới của Công ty là Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Than – VINACOMIN, tên giao dịch quốc tế viết tắt là COALIMEX.
Tiếp tục kế thừa các nhiệm vụ truyền thống, Công ty mở rộng hoạt động sang
nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng
cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm ngoài than…
3
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than –
VINACOMIN
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN được tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức và
Hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. COALIMEX tổ
chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, từ Giám đốc xuống thẳng các

phòng ban mà không cần qua một khâu trung gian nào. Bộ máy quản lý trong Công ty
gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động kinh doanh cao nhất với chế độ một thủ trưởng. Tính
đến ngày 31/12/2010, tổng số cán bộ công nhân viên Công ty là 212 người, trong đó
số cán bộ quản lý là 32 người. Cơ cấu tổ chức của COALIMEX được thể hiện qua sơ
đồ 1.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN
3
“Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty”, />hinh-thanh-va-phat-trien-cua-cong-ty, truy cập ngày 10/07/2011.
5
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
Nguồn: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN
4
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và
Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo
tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho các năm tiếp theo, bầu miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của Công ty…
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công
ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền
lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; có
trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại, Hội
đồng quản trị Công ty có 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm.
Ban Kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý trực tiếp của
Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cổ đông để kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt
4
Cơ cấu tổ chức”, truy cập ngày 10/07/2011
6
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47

_________________________________________________________________________________________________
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Hiện tại, Ban Kiểm soát Công
ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm.
Ban Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và chịu
trách nhiệm về mọi mặt sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại
hội đồng Cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Ban Giám đốc
bao gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của Công ty –
và 02 Phó Giám đốc.
Các chi nhánh và phòng ban chức năng: có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc giải
quyết và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phòng kinh doanh
cũng đồng thời hoạt động kinh doanh độc lập dưới sự điều hành của Ban Giám đốc.
Hiện tại, Công ty có 03 chi nhánh và 09 phòng ban chức năng thực hiện các chức
năng nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao. Các chi nhánh, xưởng của Công ty đứng đầu
là Giám đốc các chi nhánh những đơn vị này, mặc dù có tư các pháp nhân nhưng
không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát, chỉ đạo của Giám đốc Công
ty.
5
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Than – VINACOMIN trong ba năm gần đây
Trong suốt quá trình phát triển, COALIMEX đã đạt được nhiều thành tích
xuất sắc về hoạt động kinh doanh và được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành phong
tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong những năm gần đây, Công ty cũng luôn nỗ
lực không ngừng để nâng cao các kết quả đạt được. Có thể xem xét khái quát tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm 2008, 2009 và 2010 qua bảng
1.1.
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt các năm 2008, 2009, 2010
(đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu (DT) 418.013.371.190 1.264.014.584.014 1.587.081.184.490
Doanh thu thuần 418.013.371.190 1.264.014.584.014 1.587.081.184.490

Giá vốn hàng bán 293.185.889.612 1.099.547.871.721 1.447.175.955.155
Lợi nhuận gộp 124.827.481.578 164.466.712.293 139.905.229.335
DT hoạt động tài chính 16.044.886.455 2.755.483.178 9.036.059.085
Chi phí tài chính 16.170.623.935 11.178.419.985 5.516.302.991
5
“Cơ cấu tổ chức”, truy cập ngày 10/07/2011.
7
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
Chi phí bán hàng 65.255.516.164 84.151.573.142 83.411.101.218
Chi phí quản lý 33.490.910.169 42.504.847.313 35.968.775.277
Lợi nhuận thuần 25.955.317.765 29.387.355.031 24.000.108.934
Lợi nhuận khác 2.137.551.737 1.811.675.941 8.102.211.052
Lợi nhuận trước thuế 28.092.869.502 31.199.030.972 32.102.319.986
Thuế Thu nhập doanh nghiệp 3.933.001.730 7.799.757.743 8.025.579.997
Lợi nhuận sau thuế 24.159.867.772 23.399.273.229 24.076.739.989
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12.080 4.847 4.987
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010.
6
Từ bảng số liệu 1.1, tính toán được sự thay đổi của các chỉ tiêu và tỷ lệ tăng
trưởng (TLTT) qua các năm, thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sự thay đổi kết quả kinh doanh qua các năm 2008, 2009, 2010
(đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Số tiền TLTT Số tiền TLTT
Doanh thu 846.001.212.824 202,39% 323.066.600.476 25,56%
Doanh thu thuần 846.001.212.824 202,39% 323.066.600.476 25,56%
Giá vốn hàng bán 806.361.982.109 275,03% 347.628.083.434 31,62%
Lợi nhuận gộp 39.639.230.715 31,76% (24.561.482.958) -14,93%

DT hoạt động tài chính (13.289.403.277) -82,83% 6.280.575.907 227,93%
Chi phí tài chính (4.992.203.950) -30,87% (5.662.116.994) -50,65%
Chi phí bán hàng 18.896.056.978 28,96% (740.471.924) -0,88%
Chi phí quản lý 9.013.937.144 26,91% (6.536.072.036) -15,38%
Lợi nhuận thuần 3.432.037.266 13,22% (5.387.246.097) -18,33%
Lợi nhuận khác (325.875.796) -15,25% 6.290.535.111 347,22%
Lợi nhuận trước thuế 3.106.161.470 11,06% 903.289.014 2,90%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.866.756.013 98,32% 225.822.254 2,90%
Lợi nhuận sau thuế (760.594.543) -3,15% 677.466.760 2,90%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (7.233) -59,88% 140 2,89%
Qua bảng số liệu trên và các số liệu trong Báo cáo kết quả kinh doanh, có thể
nhận thấy:
Xét giai đoạn 2008 – 2009: Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2009
của Công ty tăng mạnh (tăng 846.001.212.824 VNĐ, tương ứng với 202,39% so với
năm 2008), chủ yếu do khối lượng than xuất khẩu tăng (tuy giá than giảm), thu nhập
từ hoạt động nhập khẩu và cho thuê văn phòng
7
. Lợi nhuận gộp chỉ tăng
39.639.230.715 VNĐ (31,76%), giảm hẳn so với mức tăng doanh thu, còn lợi nhuận
thuần cũng tăng 13,22% so với năm 2008, nhưng chỉ chênh lệch 3.432.037.266 VNĐ,
6
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán” năm 2008
(tr.9), năm 2009 (tr.9), năm 2010 (tr.9)
7
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2010), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch
năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010”, tr.1, 2, 3.
8
Báo cáo thực tập giữa khóa Nguyễn Diệu Linh – QTKD K47
_________________________________________________________________________________________________
bởi doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác của Công ty giảm (lần lượt

giảm 82,83% và 15,25%), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng
(lần lượt tăng 28,96% và 26,91%), gộp lại lớn hơn nhiều so với mức giảm chi phí tài
chính (30,87%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu vào cuối năm 2008. Có
hai điểm cần lưu ý:
- Thứ nhất, tuy lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 3.106.161.470 VNĐ
(11,06%) nhưng lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm 760.594.543 VNĐ (giảm
3,15%). Nguyên nhân là do sang năm 2009, Công ty không còn được
hưởng chính sách miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp như năm 2007 và
2008 (năm 2006 Công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Thứ hai, cổ tức của Công ty năm 2009 sụt giảm 7.233 VNĐ/cổ phiếu
(tương ứng với giảm 59,88% so với năm 2008), tuy rằng lợi nhuận sau
thuế chỉ giảm 3,15%. Lý do là vào ngày 26/12/2008, Công ty đã phát hành
thêm 2.827.560 cổ phiếu phổ thông, so với con số 2.000.000 cổ phiếu
trước đó, đưa tổng lượng cổ phiếu phổ thông của Công ty lên con số
4.827.560.
8
Số lượng cổ phiếu được dùng để xác định lãi cơ bản trên cổ
phiếu năm 2008 chỉ là 2.000.000. Do đó, lợi nhuận trên cổ phần giảm là
điều hợp lý.
Xét giai đoạn 2009 – 2010: Sang năm 2010, doanh thu hoạt động kinh doanh
của COALIMEX tăng 323.066.600.476 VNĐ (tăng 25,56% so với năm 2009) do giá
bán tăng. Nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 31,62%, khiến lợi nhuận gộp sụt
giảm 24.561.482.958 VNĐ (giảm 14,93%). Tuy vậy, năm nay, Công ty đã quản lý tốt
hơn chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng được
doanh thu hoạt động tài chính nên lợi nhuận thuần tuy có giảm, nhưng chỉ chênh lệch
5.387.246.097 VNĐ so với năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm lợi nhuận
gộp. Và những khoản lợi nhuận khác tăng mạnh đã làm cho lợi nhuận trước thuế và
lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng thêm 2,90%, khiến lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng
tăng thêm 140 VNĐ/cổ phiếu, tương ứng với 2,89%.
Có thể thấy, trong ba năm gần đây, Công ty hoạt động khá tốt, đều thu được

lợi nhuận tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vào cuối năm
2008. Công ty đã vững vàng tìm cách qua giai đoạn khó khăn đó và sang năm 2010,
8
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo thường niên năm 2008”, tr.1
9

×