Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bai thu hoach 4 năm hoc tap va iam theo HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 9 trang )

ĐẢNG ỦY XÃ CƯ ÊWI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ THCS CHƯ ÊWI
BÀI THU HOẠCH
4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”

Tên tôi là: Phạm Trọng Nhàn
Hiện đang sinh hoạt tại: Chi bộ THCS Chư Êwi, Đảng bộ xã Cư Ewi.
Thực hiện Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Ban chỉ đạo
trung ương Cuộc vận động; Sau 4 năm được học tập, bản thân tôi xin báo cáo quá trình
nhận thức, kết quả và trách nhiệm về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh như sau:
1. Nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu nội dung các chuyên đề về “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bản thân tôi đã nhận thức được:
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức của bác trong tác phẩm “Di chúc”
Điều đầu tiên được thể hiện trong Di chúc là sự quan tâm đến người cộng sản, đến
Đảng và hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của Đảng. Đảng vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ trung thành với nhân dân, Đảng phải đoàn kết một lòng tận tụy
phục vụ nhân dân. Lý tưởng của Đảng Cộng sản là chống áp bức, bóc lột, mang những giá
trị chân chính của con người trả lại cho con người. Nhân cách người cộng sản phải trở
thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới, đó là những con người biết đặt lợi ích của
Đảng của nhân dân lên trên hết và trước hết. Đảng cần cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí,
người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, phải xung phong gương mẫu làm
trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau thiên hạ; cái gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó
mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại.
Đến nay, ánh sáng của các tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc đang tiếp tục soi
sáng các mục tiêu, những bước đường của nhân dân ta đi đến dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức của bác trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách
mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.


Học tập tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đã thấy
được những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng
chống mà Bác đã nêu ra.
Ngày nay trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO; sân chơi hoàn toàn mới mẻ khắc
nghiệt trên mọi phương diện, những mặt trái của cơ chế thị trường, những thách thức của
hội nhập kinh tế quốc tế là không nhỏ; nhiều giá trị đạo đức truyền thống bấy lâu được
thừa nhận trong cộng đồng, đã từng phát huy sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và
1
bảo vệ Tổ quốc, thì nay những giá trị ấy đã có nhiều người hoài nghi, rằng các giá trị đạo
đức truyền thống có còn hữu ích trong công cuộc dựng xây đất nước? Phải chăng là lỗi
thời? Là lực cản trong công cuộc đổi mới đất nước? . Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn
đề phức tạp, nhất là trong lĩnh vực đạo đức, tình trạng “tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra
nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức
tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân là một trong những
nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”
Hồ Chí Minh là người đã phân tích và chỉ rõ những biểu hiện cơ bản của chủ nghĩa cá
nhân, nguyên nhân và biện pháp phòng chống vì mục đích tạo nên sức mạnh cho toàn
Đảng, toàn dân để hoàn thành nhiệm vụ, thống nhất đất nước. Trãi qua năm tháng Đảng đã
lãnh đạo cả dân tộc dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác từ Cách mạng Tháng Tám
đến cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp trường kỳ và gian khổ và ngày nay Đảng lãnh
đạo toàn dân, chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược, xây dựng cuộc sống mới, hăng hái, tiên
phong gương mẫu, lập nhiều thành tích. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng tự hào
ấy “còn có một ít cán bộ đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém” Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên trong một số cán bộ đảng viên là do chủ nghĩa cá nhân, mà chủ
nghĩa cá nhân là đối lập với tập thể, Hồ Chí Minh đã giải thích một cách đơn giản rằng
“việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người”
mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Tác hại của chủ nghĩa cá nhân, là “ngại gian khổ, khó
khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa”, họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền
hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem thường quần chúng, độc đoán, chuyên
quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có

tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu khó học tập để tiến bộ”. Để hạn chế và khắc phục
cần: tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, thực hành phê và tự phê, kỷ luật nghiêm
minh, công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ. Cán bộ đảng viên phải đặt lợi ích cách
mạng lên trên hết “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách
mạng”, cán bộ Đảng viên phải có tinh thần đoàn kết có ý thức tổ chức kỷ luật, không tha
hóa, không biến chất, phải yêu dân, tôn trọng dân, luôn học tập để nâng cao trình độ…
- Tư tưởng, tấm gương đạo đức của bác trong tác phẩm phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" nhằm xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị của
những người cán bộ, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao
phó. Ngày nay, chúng ta vẫn thấy nguyên vẹn giá trị to lớn của nó, nhất là đối với việc xây
dựng và giữ gìn chính quyền cách mạng của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là
vũ khí sắc bén để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người chỉ rõ: mục đích phê
bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa chữa cách làm việc cho tốt
hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Cũng vì đối tượng phê bình là đồng chí
của mình và bản thân mình, mục đích vì sự vững mạnh và tiến bộ của Đảng, nên việc phê
bình và thực hiện tự phê bình vừa phải nghiêm túc nhưng cũng rất thân ái: tự phê bình
mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm
bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai,
chua cay, châm chọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Người nêu lên
những căn bệnh mà người cán bộ thường mắc phải cần phê bình, sửa chữa. Đó là bệnh chủ
quan, bệnh hẹp hòi và bệnh ba hoa.
2
Như vậy, sửa đổi lối làm việc của Đảng ở các cấp, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh,
trước hết phải phê bình và sửa chữa bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh giáo điều, bệnh hẹp
hòi, bệnh ba hoa... Mỗi chứng bệnh đó là một kẻ địch nguy hiểm. Mỗi kẻ địch bên trong là
bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài, trong đó kẻ địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá
hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Để chữa khỏi những bệnh trên, ta phải tự phê bình ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy
lòng thành thật, mà ráo riết phê bình. Hai việc đó phải đi đôi với nhau. Mỗi cán bộ, đảng

viên mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày rửa mặt. Được
như vậy Đảng ta mới thực sự trong sạch, vững mạnh.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, đã phê bình những khuyết điểm, yếu kém trong
công tác cán bộ, đồng thời đề ra những quan điểm và giải pháp về vấn đề cán bộ, nó mang
ý nghĩa to lớn và rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng Đảng
thật sự trong sạch, vững mạnh.
Tư tưởng, tấm gương của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu.
- Tiết kiệm: là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi nhưng tiết kiệm không
phải là bủn xỉn, là là những việc có ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì bao nhiêu công,
tốn bao nhiêu của cũng vui long. Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không là phải ép bộ đội,
cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất,
mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bội đội, cán bộ và nhân dân.
Nói một cách khoa học, tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
- Tham ô: theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội
lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ, tham ô là “ăn cắp của công làm của tư”. Đục
khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của
Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình…” Đối với nhân dân,
tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.
- Lãng phí: Theo Bác lãng phí có các nội dung sau:
+ Lãng phí sức lao động: Việc gì ít người làm cũng được mà vẫn dùng nhiều người. Do
tính toán không cẩn thận, điều động hang trăm người đến công trường nhưng chưa có việc
làm hay là người nhiều việc ít. Bố trí nhân sự không đúng, “người quản lý quá nhiều,
người trực tiếp sản xuất ít”…
+ Lãng phí thời giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến mấy
ngày.
+ Lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan và bản than mình. Cụ thể là: “Ăn tiêu xa xỉ, lien
hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, “làm một cái mà không đúng kỹ thuật, làm xong
rồi phải phá đi làm lại”.
- Quan liêu: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn bệnh quan lieu hết sức nguy hiểm,

những người và những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì có mắt mà không thấy
suối, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm
vững. Nguy hiểm hơn, bệnh quan lieu đã ấp ủ, dung túng, che chở chon an tham ô, lãng
phí; có nam tham ô, lãng phí vì có bệnh quan liêu; nơi nào có bệnh quan lieu càng nặng thì
nơi đó càng hiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan lieu trợ thủ đắc lực, tiêp tay cho những cán
bộ phẩm chất kém, những kẻ xấu thoả sức đực khoét ngân sách và tài sản Quốc gia. Nó
phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; đồng thời làm tiêu hao của cải của
3
Nhà nước và nhân dân. Nó làm cho các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước vốn là cơ quan
lãnh đạo, đại diện quyền lực và đầy tớ của nhân dân thành những tổ chức xa dân, đứng
trên nhân dân, thoát ly thực tế, từ đó dẫn đến đề ra các chủ trương, chính sách không sát
với yêu cầu của thực tiễn, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đảng,
Nhà nước và nhân dân. Quan lieu là mặt đối lập rất nghiêm trọng với dân chủ.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức của bác trong tác phẩm “Nâng cao ý thức, trách
nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”
“Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc phục vụ nhân dân”.
Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của
mình. Theo triết học trách nhiệm vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp
luật. Ý thức trách nhiệm là sự nhận thức về nghĩa vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ
nhất định. Ngược lại với ý thức trách nhiệm là thái độ vô trách nhiệm.
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN và chủ động hội nhập quốc tế, với những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, của cơ chế
thị trường tác động vào tư tưởng của mỗi người, kích thích chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
thực dụng, làm suy giảm sự đoàn kết cộng đồng. Do đó, trong phạm vi đạo đức, trách
nhiệm mang tính bổn phận của mỗi cá nhân, tổ chức đều phải tự giác, tự mình thực hiện,
hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “ Nâng cao
ý thức, trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Về nội dung tinh thần phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
hết sức rộng lớn và sâu sắc. Trước hết là nhận thức về Tổ quốc, về nhân dân, về vị trí của

cán bộ, đảng viên. Nhận thức đúng sẽ mở đường cho hành động đúng, nhận thức mà sai sẽ
hành động sai. Hai điểm cốt yếu quan trọng nhất của vấn đề này trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là dân chủ, là gốc của đất nước. Có dân là có tất cả “ Dễ vạn lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cán bộ là đày tớ của nhân dân. Phục vụ nhân dân là
nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, cụ thể là : Ý thức, trách nhiệm của mỗi người trước
hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc phải làm. Tức là cán bộ
công chức luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi công việc được cơ quan giao. Ý thức trách
nhiệm biểu hiện trong việc nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước, thực hiện đúng đường lối quần chúng. Chống các bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ
quan, hấp tấp, tư lợi.
Về nội dung hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Mọi công dân đều phải có
trách nhiệm với đất nước. Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Cán bộ Đảng viên phải tận tâm, tận lực, tận tình
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phục vụ nhân dân là phải quan tâm, chăm lo mọi
mặt của đời sống nhân dân, tìm cách thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của nhân dân, ưu tiên
giải quyết trước hết là các nhu cầu thiết yếu nhất. Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân
dân và xác định vì dân mà làm việc. Phục vụ nhân dân là hướng dẫn nhân dân tự chăm lo
cho đời sống của mình. Phục vụ nhân nhân trước hết phải đề ra các chủ trương, chính sách
đúng đắn vì lợi ích của nhân dân. Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân phải luôn luôn
quán triệt cán bộ là công bộc, là đày tớ của nhân dân.
Từ những nhận thức trên bản thân ta phải có tinh thần trách nhiệm và mức độ hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ của bản thân được giao. Kiên quyết đấu tranh chống những
biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Bản thân luôn rèn luyện đức tính ngay
4
thẳng, không làm việc sai trái, thấy việc sai thì phê bình. Phải rèn luyện đức tính kiên
cường, chịu đựng khó khăn, chống lại sự vinh hoa phú quý không chính đáng. Phải rèn
đức tính trong sạch không tham địa vị, không tham tiền, ít ham muốn vật chất. Phải rèn
luyện đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
Về tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, mối quan hệ với quần chúng nhân
dân phải nhận thức được người cán bộ công chức là công bộc của nhân dân nên bản thân

luôn có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Người dân khi đến
cơ quan thường có tâm trạng lo lắng, hồi hộp, lo sợ, thậm chí còn cả những bức xúc khi họ
chưa được giải quyết một vấn đề nào đó. Do vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức nói chung
và bản thân nói riêng khi tiếp xúc với nhân dân cần phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, ân
cần, lắng nghe ý kiến của dân để có cách giải quyết thỏa đáng. Trong bất kể trường hợp
người dân có những thắc mắc hay khiếu nại qua đường công văn thì phải đề xuất lãnh đạo
để có ý kiến trả lời cho họ, tránh tạo cho người dân tâm lý nghi ngờ vào cách thức giải
quyết của cơ quan. Đối với quần chúng thì luôn hòa đồng, quan tâm, vui vẻ, giúp đỡ lẫn
nhau. Thường xuyên giải thích pháp luật cho người dân, không trốn tránh trách nhiệm giải
quyết những yêu cầu của họ. Đối với những đòi hỏi, yêu cầu không chính đáng thì khéo
léo từ chối.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức của bác trong tác phẩm “Xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh,“ là đạo đức, là văn minh””
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, người viết: Cách mạng Việt
Nam "trước hết phải có đảng cách mệnh". “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm
cốt"; Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng:
Nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc
tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng;
Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng
đáng "là đạo đức, là văn minh"; Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân. Đảng
ta gắn bó với dân vì "Đảng là con nòi của nhân dân"; mục đích của Đảng là "Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ quốc". Người nói: " Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân; Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có
niềm tin yêu của nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân
tin, dân yêu, dân kính, dân phục"; Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nói chung, Việt Nam ta nói riêng đang đứng
trước những biến cố, sự thay đổi của môi trường và khí hậu; những thách thức lớn của sự
phát triển; Đặc biệt là “Diễn Biến Hoà Bình” của các thế lực thù địch nhằm phá hoại, lật
đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng ta; trước thời cơ và thách thức lớn như thế. Để

lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao
tầm trí tuệ. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp ủy đảng phải quán triệt tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững
mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.
Với nhận thức chung đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay nhằm: Nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng xây
dựng hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương giải pháp phù hợp cho giai đoạn
phát triển mới; lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
5

×