Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO ÁN SOẠN CHO HOẠT ĐỘNG GÓC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 4 trang )

Tiết : 44
Ngày soạn : 24/10/2010
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ , MIÊU TẢ
TRONG VĂN BIỂU CẢM

I-MỤC TIÊU : Sau bài học , học sinh biết :
1- Kiến thức :
-Vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm .
-Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm , tự sự , miêu tả trong văn bản biểu cảm .
2- Kĩ năng :
-Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm .
-Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả , tự sự trong văn biểu cảm .
3-Thái độ :
- Lịch sự trong giao tiếp thông qua biểu cảm có miêu tả , tự sự .
II-CHUẨN BỊ :
1.Phương tiện , thiết bị :
a.Giáo viên :
- Bảng phụ ghi đoạn văn ( trang 137-138 sách giáo khoa )
- Giấy khổ to , bút dạ .
b.Học sinh :
- Đọc trước bài học " các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm "
- Sưu tầm vài văn bản biểu cảm có xen tự sự và miêu tả rõ nét .
2.Phương pháp :
- Học theo góc .
- Quan sát .
- Vấn đáp
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-Ổn định lớp: (1')
2-Kiểm tra bài cũ : (1')
-Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3-Bài mới : (43')


Thời
gian
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠNG
TIỆN
1'
36'
1-Giới thiệu bài :
2-Tổ chức hoạt động theo góc :
a/Góc quan sát :
-Nhiệm vụ : Quan sát văn bản
" Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
" , qua đó chỉ ra các yếu tố tự
sự , miêu tả trong bài và nêu ý
nghĩa của chúng đối với bài thơ .
-Trong bài tìm hiểu chung về văn
biểu cảm các em đã biết phương
thức biểu cảm gián tiếp thể hiện qua
tự sự, miêu tả. Vậy trong bài văn
biểu cảm yếu tố tự sự, miêu tả có vai
trò, yêu cầu mức độ như thế nào
chúng ta cùng vào bài học hôm nay
“Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn
bản biểu cảm "
- Để học tốt hơn tiết học hôm nay
các em sẽ được chia thành 3 góc ,
mỗi góc 13 em với các phần việc :
góc thứ nhất quan sát , góc thứ hai
phân tích và góc thứ ba áp dụng vấn
đề " vai trò của các yếu tố tự sự ,
miêu tả trong văn biểu cảm " . Trong

quá trình học theo góc , các em sẽ
luân phiên đổi góc 3 lần, mỗi lần 12'
để có thể tham gia đủ 3 phần việc .
+Lưu ý học sinh :
Nhắc lại bố cục của bài thơ .
Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả có
trong từng đoạn và nói rõ ý nghĩa
của chúng (mối quan hệ giữa cảnh
gió phá mái nhà , cảnh trẻ con cướp
tranh , cảnh nhà mưa ướt và những
mơ ước cao thượng của nhà thơ )

+ Chú ý nghe .
+ Chọn góc phù hợp dưới sự hướng dẫn của
giáo viên .
-Học sinh trong góc thứ nhất đọc văn bản , góc
trưởng lại nêu yêu cầu của giáo viên , các học
sinh trong góc quan sát , thảo luận thống nhất
ý kiến trên phiếu bài tập :
- Đoạn1: Tự sự (2 dòng đầu, miêu tả (3 dòng
sau)
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với miêu tả  uất ức
vì già yếu
- Đoạn 3: tự sự và miêu tả (6 câu đầu) biểu

Phiếu học tập .
Sách giáo khoa .
Bút dạ .
b/Góc phân tích :
-Nhiệm vụ : Phân tích tác dụng

của các yếu tố tự sự , miêu tả
trong đoạn văn ( trang 137-138
sách giáo khoa ) đối với tình cảm
mà người con muốn biểu hiện .
c/Góc áp dụng :
-Nhiệm vụ : Kể lại nội dung bài :
"Bài ca nhà tranh bị gió thu phá "
của Đỗ phủ bằng văn xuôi biểu
cảm .
+Lưu ý học sinh :
-Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
-Chỉ ra các yếu tố tự sự , miêu tả ?
-Nếu không có những yếu tố tự sự và
miêu tả đó thì yếu tố biểu cảm có
thể bộc lộ được hay không?
-Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự
sự và miêu tả như thế nào ?
+Lưu ý học sinh :
Gạch chân các yếu tố miêu tả , tự sự
và kể lại theo các chi tiết đó .
cảm (2 câu sau)
 Sự cam phận của nhà thơ
- Đoạn 4: Thuần tuý biểu cảm
 Tình cảm cao thượng, vị tha sáng ngời
-Học sinh trong góc thứ hai đọc văn bản , góc
trưởng lại nêu yêu cầu của giáo viên , các học
sinh trong góc quan sát , thảo luận , phân tích
rồi áp dụng kĩ thuật " trãi khăn bàn "để chỉ ra
qua kết luận chung rằng :
- Đoạn văn bộc lộ niềm xót xa trước nổi vất

vả, nổi đau đớn của bố qua :
- Miêu tả: bàn chân bố; ngón, gan, mu bàn
chân cái thúng câu, cần câu
- Tự sự: Bố giăng câu
- Nếu không có những yếu tố tự sự và miêu tả
đó thì khó bộc lộ cảm xúc
-Miêu tả, tự sự nhằm khêu gợi cảm xúc và do
cảm xúc chi phối.
- Học sinh trong góc thứ ba lập dàn ý , thảo
luận rồi viết văn bản trên phiếu bài tập .
Tham khảo : Một ngày tháng tám , giông bão
cuốn tung mái tranh căn nhà của Đỗ Phủ .
Tranh bay tản mạn . Mảnh treo trên ngọn cây
cao, mảnh lộn vòng rồi rơi xuống mương.
Nhân cơ hội ấy lũ trẻ hè nhau giật, cướp mang
tranh về nhà mặc cho thân già của Đỗ Phủ gào
thét cản ngăn! Ôngvô cùng bực tức nhưng
cũng thật xót xa! Rồi gió dịu dần nhưng mây
đen lại ùn ùn kéo đến , bầu trời đen kịt, mưa
Sách giáo khoa .
Giấy khổ A0
Bút dạ
Sách giáo khoa
Phiếu học tập .
4'
1'
1'
3- Đại diện góc trình bày kết quả
:
4-Củng cố :

-Chốt kiến thức bài đã học .
5-Nhận xét –Dặn dò :
+Lưu ý học sinh :
- Đại diện góc quan sát : Chỉ ra các
yếu tố tự sự và miêu tả trong bài "
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá " của
Đỗ Phủ và nêu ý nghĩa của chúng
đối với bài thơ ?
-Đại diện góc phân tích : Chỉ ra các
yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn
văn và cảm nghĩ của tác giả và nêu
vai trò của chúng trong việc bộc lộ
cảm xúc của người con .
-Đai diện góc áp dụng : Đọc văn bản
viết bằng văn xuôi của góc mình để
cả lớp nhận xét .
+ Giáo viên gọi một học sinh đọc to
phần ghi nhớ trong sách giáo khoa
+ Lưu ý học sinh về nhà dựa trên cơ
sở bài " Kẹo mầm " trong sách giáo
khoa ( trang 138) viết lại thành một
bài văn biểu cảm
đổ ào ào suốt đêm chẳng dứt. Nhà của Đỗ Phủ
dột khắp nơi . Cái lạnh, cái rét thấm vào da
thịt, tấm mền cũ đâu đủ sức chống chọi qua
đêm. Nỗi khốn khổ đã lên đến tận cùng nhưng
biết làm sao được chứ? Bởi nỗi khổ này đâu
phải của riêng ai? Trong lòng Đỗ Phủ trào
dâng một ước muốn : có được một ngôi nhà
ngàn gian, vững như bàn thạch bàn để tất cả

mọi người dân khốn khổ cùng chung sống. Để
mong ước đó trở thành sự thật thì riêng ông
chịu cảnh đói rét cùng cực ông cũng vui.

×