Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-------Z  Y -------




NGUYỄN TIẾN DŨNG





PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số: 62.31.03.01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ



Người hướng dẫn: PGS-TS. NGUYỄN VĂN LUÂN






Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


i












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực.

ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… .01
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ......................................... 08
1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG…………………………………………………... 08
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………... 08
1.1.2. Một số quan niệm khác về xu
ất khẩu lao động……...………………………... 10
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động ……………………………………………….. 12
1.1.4. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường….…. 13
1.1.4.1. Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động……………………… 14
1.1.4.2. Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động…………………………. 17
1.1.4.3. Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động………………………… 18
1.1.4.4. Các tác động tiêu cực đối với nướ
c nhập khẩu lao động………………….………. 18
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động…………………………... 19
1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ………………………………………………….……… 24
1.2.1. Khái niệm………………………………………………………….….………...24
1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế………………..….. 25

iii
1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động…………………………………. 28
1.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……………………………………….. 30
1.2.3.2. Quản trị phát triển xuất khẩu lao động của doanh nghiệp……….…………… 32
1.2.3.3. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài……………………………….. 36
1.2.3.4. Hợp đồng trong xuất khẩu lao động……………………………….……………….. 38
1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động………………………..40
1.2.4.1. Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất kh
ẩu lao động…………………………….. 40
1.2.4.2. Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động…………..………….…… 41

1.2.4.3. Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động…. 43
1.2.4.4. Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động………….. 44
1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động ………………46
1.2.5.1. Mô hình “ lực đẩy – lực hút ” Ravenstien………………………………………..46
1.2.5.2. Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy………………………………………………. 47
1.2.5.3. Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad………………………………………..
48
1.2.6. Mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển
xuất khẩu lao động Việt Nam………………………………………………… 49
1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC.......... 52
1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin................................................................................... 52
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................................. 54
1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia................................................................................ 56
1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................................ 58
1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ xuất kh
ẩu lao động của các nước................................. 59
Tóm tắt chương 1...................................................................................................................... 62

iv
Chương 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỪA QUA......... 63
2.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA….63
2.1.1. Cung lao động………………………………………………………………… 63
2.1.2. Cầu lao động....................................................................................................... 66
2.1.3. Quan hệ cung - cầu lao động.............................................................................. 68
2.2. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG........................................................... 69

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.............................................................71

2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu………………………………………………….......71
2.3.2. Thị trường xuất khẩu lao động…………………………………………………73
2.3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm…………….....74
2.3.3.1. Thị trường Malaysia………………………………………………………………..……75
2.1.3.2. Thị trường Đài Loan…………………………………………………………………….77
2.1.3.3. Thị trường Hàn Quốc…………………………………………………………….…… 78
2.1.3.4. Thị trường Nhật Bản……………………………………………………………..…….. 82
2.1.3.5. Thị trường Trung Đông………………………………………………………..……83
2.3.4. Hình thức xuất khẩu lao động……………………………………………….…84
2.3.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu……………………………………………….….... 86
2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động ………………………………….. 89
2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu………………………….………………. 90
2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG……………91
2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động……………………………………….. 91

v
2.4.1.1. Đối với người lao động……………………………………………………………… 92
2.4.1.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………………. 95
2.4.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội…………………………………………………………… 95
2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động…………………...…………………… 97
2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ
HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM…………………………….…...……. 98
2.5.1. Mô tả đặc trưng mẫu đi
ều tra……………………………………….………… 98
2.5.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………… 98
2.5.1.2. Trình độ học vấn……………………………………………………….…………… 99
2.5.1.3. Nghề nghiệp và nơi công tác……………………………………………………… 99
2.5.1.4. Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp
xuất khẩu lao động…………………………………..……………….…………… 100

2.5.1.5. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………………101
2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động
Việt Nam trong thời gian qua………………………………………………... 102
2.5.2.1. Mức độ phát triển xuất khẩ
u lao động Việt Nam………………………...…102
2.5.2.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu
lao động Việt Nam trong thời gian qua………...……………………………103
3.5.3. So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự
phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam……………………....…….………...108
2.6. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM
CỦA PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA……………………………….……...…………… 110


vi
2.6.1. Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua……….…………110
2.6.1.1. Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động…………………………………….. 111
2.6.1.2. Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……………………………….112
2.6.1.3. Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài……………………………… 113
2.6.1.4. Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu……….…………………………………… 114
2.6.1.5. Hạn chế từ doanh nghiệ
p xuất khẩu lao động……………………………………… 115
2.6.1.6. Hạn chế từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động...……………………117
2.6.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua…………………...118
Tóm tắt chương 2…………………………………………………………………….122
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………………………………………… 123
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC T
Ế VÀ

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI………...123
3.1.1. Thị trường lao động quốc tế trong thời gian tới…………………………………...123
3.1.2. Thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới………………………………...125
3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI…...…..... 127
3.2.1. Cơ hội…………………………………………………………………………128
3.2.2. Thách thức……………………………………………………………………130
3.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT
KHẨ
U LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ..............131
3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian tới.................... 131

vii
3.3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo.............................................. 132
3.3.2.1. Thị trường xuất khẩu lao động.......................................................................132
3.3.2.2. Số lượng lao động xuất khẩu..........................................................................144
3.3.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu............................................................................ 146
3.3.2.4. Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động………………………………… 148
3.3.2.5. Hiệu quả kinh tế – xã hộ
i............................................................................... 150
3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT
NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ……………….…….……151
3.4.1. Giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động…………………………………..151
3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu……………………………………..….. 152
3.4.3. Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nước về xuất khẩu lao động……………..156
3.4.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động………………………………….…….156
3.4.3.2. Tă
ng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam……………….158
3.4.4. Giải pháp về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài…………………159

3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động…………………….………… 161
3.4.6. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động…….…..…..163
3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động……………………….…………164
3.4.7.1. Tiền dịch vụ……………………………………………………….………....164
3.4.7.2.Tiền môi giới…………………………………………………….………….. 164
3.4.7.3. Tiền ký qũy………………………………………………………………………………165
3.4.7.4. Chính sách hỗ trợ và cho người lao
động vay vốn………………………….…166
3.4.7.5. Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động……………………………………….168

viii
3.4.7.6. Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…...…………168
3.4.8. Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động…………………………….……. 169
3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động………………………………………......170
3.5. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………171
3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ……………………………….. 171
3.5.1.1. Quốc hội……………………………………………………………………… 171
3.5.1.2. Chính phủ……………………………………………………………………. 171
3.5.1.3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội…………………………………………. 172
3.5.1.4. Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan………………....174
3.5.2. Đối v
ới các doanh nghiệp xuất khẩu lao động………………………………..175
3.5.3. Đối với người lao động…………………………………………………………...177
Tóm tắt chương 3……………………………………………………………………178
KẾT LUẬN………………………………………………………………...……….... 179
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ASEAN Tổ chức các nước Đông Nam Á
- CNH-HĐH Công nghiệp hóa –hiện đại hóa
- DN-ĐT-GD Dạy nghề – Đào tạo – Giáo dục
- DN Doanh nghiệp
- FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- KTĐN Kinh tế đối ngoại
- KT-XH Kinh tế - xã hội
- LĐ Lao động
-
LĐ,TB và XH Lao động, Thương binh và Xã hội
- ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
- IOM Tổ chức Di cư Quốc tế
- QLNN Quản lý nhà nước
- TNS Tu nghiệp sinh
- TTS Thực tập sinh
- XHCN Xã hội chủ nghĩa
- XK Xuất khẩu
- XKLĐ Xuất khẩu lao động
- UAE Tiều V
ương quốc Ả rập Thống nhất
- WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
- 3 D (difficult, dirty, dangerous) Nặng nhọc, bẩn, nguy hiểm





x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động Việt Nam........................................ 64
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm Việt Nam .................................... 66
Bảng 2.3: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài............................... 72
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu............................................................ 87
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một
số
thị trường…………….……………………………………….………. 92
Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường ........................ 93
Bảng 2.7: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động ………….………….. 96
Bảng 2.8: Thống kê tổng thể (One-Sample Statistics)...............................................102
Bảng 2.9: Kiểm định trung bình tổng thể ( One-Sample Test )……………...….…..103
Bảng 2.10: Hệ số tương quan (Coefficients
a
)……………………………….............105
Bảng 2.11: So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động đến xuất khẩu lao động
Việt Nam………………………………………………………….……..109
Bảng 3.1: Một số dự báo về lực lượng lao động Việt Nam……………………….……126
Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới……….…...145
Bảng 3.3: Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam .…...147







xi


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động ………………...…..…9
Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp ……………........32
Sơ đồ 1.3: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động ………………......…33
Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý lao động làm việc ở nước ngoài………………………........36
Sơ đồ 1.5: Các yếu tố tác động đến sự
phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam....….50
Hình 2.1: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở một số thị trường trọng điểm….….75
Hình 2.2: Hình thức xuất khẩu lao động …………………………………….……….. 85
Hình 2.3: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo chuyên môn kỹ thuật…………….…………. 86
Hình 2.4: Giới tính………………………………………………………….………….. 99
Hình 2.5: Trình độ học vấn………………………………………………………...….... 99
Hình 2.6: Nghề nghiệp và nơi làm việc…………...…………………………..…… 100
Hình 2.7: Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu………...…………………….….100
Hình 2.8: Số l
ượng CB-CNV làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động……….....101
Hình 3.1: Dự báo dân số thế giới trong độ tuổi lao động………………..……….….125
Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài …………….… 160
.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số hơn 86 triệu người, đứng thứ 14 trên
thế giới và thứ 7 tại Châu Á, hàng năm với mức tăng dân số trung bình khoảng 1 triệu
người, là nước có nhiều lợi thế về sức lao động. Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa, hội
nhập và phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), n
ền kinh
tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình trạng
gia tăng nhanh về dân số và lao động (LĐ), dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đề gay
gắt, bức xúc đối với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Chương trình giải quyết việc làm
quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng hết nhu cầu việc làm của người lao động.
Trong quá trình hội nhập kinh t
ế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam
đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hoá “Sức lao
động”. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70 % lao động sống ở nông
thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn,
mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao độ
ng
(XKLĐ) không những là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến
lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu
nhập cho người lao động, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và
phát triển kinh tế bền vững gắn liền với công bằng xã hội.

XKLĐ của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa LĐ sang
các nước XHCN làm việc theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến
nay, XKLĐ đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN. Gần 30 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐ của nước
ta đã có nhữ
ng bước phát triển rõ rệt, số LĐ đưa đi hàng năm và hiệu quả năm sau đều đạt
cao hơn năm trước, Hiện nay có khoảng 500 ngàn LĐ làm việc ở 41 nước và vùng lãnh

thổ. Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt được cho đến nay chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước. XKLĐ tuy đã có những quan điểm chủ trươ
ng chỉ đạo
đúng đắn nhưng cách làm còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, ăn sẵn mà thiếu


2
đi tính khoa học, cách tổ chức bài bản, cách làm có chiều sâu và dài hạn, thiếu sự định
hướng mang tính chiến lược và lâu dài. Việc duy trì và phát triển XKLĐ của nước ta đang
đứng trước những thách thức to lớn bởi thị trường hạn hẹp và luôn biến động khó lường,
chất lượng LĐ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, tình hình lao động ở nước ngoài phức tạp,
hệ thống DN XKLĐ còn non trẻ. Phát tri
ển XKLĐ của nước ta đã khó lại càng khó khăn
hơn khi thị trường lao động quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, các nước XKLĐ trong
khu vực có điều kiện tương đồng đang ra sức dành giật thị trường, giảm giá sức lao động,
củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức XKLĐ và quản lý lao động ở
nước ngoài bài bản, có sự định hướng và hỗ
trợ tối đa của nhà nước, trong khi các nước
tiếp nhận LĐ lại có xu hướng giảm dần nhập khẩu LĐ phổ thông, tăng LĐ kỹ thuật cao,
LĐ lành nghề, ngoài ra các nước này đang chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính
quốc tế và suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống
của người LĐ. Chính vì v
ậy, muốn đẩy mạnh và phát triển bền vững XKLĐ trong thời
gian tới chúng ta cần có một cách làm bài bản, có định hướng chiến lược lâu dài, cần có
những bước đi thích hợp, không nóng vội với các giải pháp hợp lý và đồng bộ. Xuất phát
từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển xuất khẩu lao động Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" làm luận án tiến sĩ thu
ộc chuyên ngành kinh tế học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ,

luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động XKLĐ, Các
công trình tiêu biểu mà tác giả luận án đã tiếp cận:
(1) Luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Văn Hằng năm 1996
“Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước v
ề xuất khẩu lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn 1995-2010”. Luận án thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý
và kế hoạch hóa quốc dân nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước
(QLNN) về XKLĐ theo cơ chế thị trường, phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ
và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của XKLĐ Việt Nam đồng thời đề
xuất quan điểm, giải pháp đồi m
ới QLNN về XKLĐ.


3
(2) Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn thị Phương Linh năm 2004 “Một số giải
pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường”.
Luận án thuộc chuyên ngành tài chính-lưu thông tiền tệ và tín dụng với
mục đích tập trung làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong XKLĐ, phân tích hiện
trạng quản lý tài chính XKLĐ của nước ta ở tầm vĩ mô, nêu ra những tồn tại và
hạ
n chế cùng với nguyên nhân của nó và đề xuất một số giải pháp đổi mới công
tác quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường.
(3) Công trình nghiên cứu của TS.Trần Thị Thu năm 2006 “Nâng cao hiệu
quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”.
Công trình nghiên cứu được TS. Trần Thị Thu tiến hành trên cơ sở thực
tiễn XKLĐ tại Công ty Cung ứng nhân lự
c quốc tế và Thương mại (SONA) với
mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ tại
các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, đánh giá hiệu quả quản lý XKLĐ của
các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ đến năm 2010.
(4) Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nướ
c ngoài đến năm 2015 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/02/2006 quyết định số 33/2006/QĐ-TTg.
Đề án nhằm mục đích phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng,
chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt đề án này với những mục tiêu cụ thể và các bước đi phụ hợp với t
ừng giai
đoạn phát triển xuất khẩu lao động phấn đấu đến năm 2015 100% lao động xuất khẩu qua
đào tạo trong đó có 40% chuyên môn kỹ thuật cao.
(5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Những giải pháp nâng cao số
lượng và chất lượng lao động xuất khẩu lao động của TP. Hồ Chí Minh” của Công ty
Dịch vụ xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) làm chủ nhiệm đề tài (nghiệm thu
tháng 5/2007). Trên cơ sở hiệ
n trạng xuất khẩu lao động của TP. Hồ Chí Minh những
năm qua và kết quả điều tra người lao động xuất khẩu của Công ty SULECO, đề tài đã
đưa ra được một số giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu TP. Hồ


4
Chí Minh , góp phần vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2001-2010 của thành phố. Tuy vậy hạn chế của đề tài là mới dừng lại trong việc nghiên
cứu đối với lao động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh như là một trung tâm kinh tế - văn
hóa lớn, nhưng không mang tính đặc trưng cho xuất khẩu lao động cả nước, do đây không
phải là nơi cung cấp nguồn lao động xuất kh
ẩu lớn trong nhưng năm qua, và bản thân
công ty SULECO với cơ cấu lao động xuất khẩu hiện có không đặc trưng cho cơ cấu và
thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu và đề án trên có những vấn đề liên
quan đến đề tài của luận án mà tác giả lựa chọn. Thế nhưng, vẫn chưa có công

trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cả v
ề mặt lý luận và thực
tiễn về phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một
vấn đề còn khá mới mẻ và chưa có một nghiên cứu khoa học nào công bố trùng với tên và
nội dung của đề tài luận án lựa chọn.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu c
ủa đề tài luận án là XKLĐ và phát triển bền vững xuất
khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm phát triển thị trường
XKLĐ, phát triển nguồn nhân lực trong xuất khẩu lao động, phát triển hệ thống doanh
nghiệp, cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu lao động.
3.2. Mục đích của luận án
M
ục đích nghiên cứu của đề tài luận án gồm:
- Nghiên cứu và đúc kết những vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển xuất khẩu lao
động trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm phát triển xuất
khẩu lao động của một số nước có điều kiện và cơ cấu lao động tương đồng vớ
i nước ta
để có thể vận dụng vào phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá toàn diện tình hình phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam
từ năm 1991 đến nay khi mà xuất khẩu lao động chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị


5
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ ra những ưu
điểm, tồn tại, hạn chế cùng với những nguyên nhân của nó.
- Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng vả Nhà nước về xuất khẩu lao động,
đưa ra định hướng chiến lược, phương hướng, mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt
Nam

để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản có tính đồng bộ nhằm phát triển bền
vững xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
3.3. Nhiệm vụ của luận án
Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về XKLĐ, phân tích những tác động của
XKLĐ đến phát triển kinh tế - xã hội của nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu lao độ
ng,
đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở số liệu sơ cấp và thứ cấp, kết quả điều tra xã hội học, minh chứng và
trao đổi thực tế, luận án phân tích và đánh giá thực trạng XKLĐ của nước ta trong thời
gian vừa qua, hiệu quả kinh tế-xã hội mà XKL
Đ mang lại đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân của chúng làm cơ sở cho việc định hướng sau này.
Trên cơ sở bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trường lao động trong và ngoài
nước, quan điểm, phương hướng và mục tiêu XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới luận án
đưa ra các giải pháp đồng bộ cùng hệ thống kiến nghị có tính thực tiễn cao nhằm phát
triển XKLĐ
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề được nghiên cứu có liên quan đến phát
triển XKLĐ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Song đây là vấn đề lớn, phức
tạp nên luận án chỉ nghiên cứu về XKLĐ trực tiếp, là loại hình dịch vụ đưa người lao
động bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệ
p sinh, thực tập sinh đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp pháp thông qua các hiệp định chính phủ, các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ, các hợp đồng của tổ chức dịch vụ được cấp giấy
phép xuất khẩu lao động, hoặc theo các hợp đồng nhận thầu khoán công trình, các
dự án đầu tư ra nước ngoài, các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các hợp



6
đồng cá nhân. Luận án không có điều kiện nghiên cứu về xuất khẩu lao động tại
chỗ, xuất khẩu lao động giáp ranh, xuất khẩu lao động phi chính thức.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhất
là những thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung
Đông và một số thị trường khác.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: XKLĐ củ
a nước ta bắt đầu từ những năm 1980
thông qua hình thức đưa LĐ đến các nước XHCN làm việc theo hiệp định hợp tác quốc tế
về LĐ, tuy vậy việc nghiên cứu XKLĐ trong giai đoạn này chỉ mang ý nghĩa lịch sử. Vì
vậy, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu giai đoạn từ năm 1991 đến nay, khi mà XKLĐ chuyển
sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự qu
ản lý của nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục đích đề ra:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, định tính, định lượng kết hợp với tư
duy khoa học và duy vật biện chứng để hệ thống hoá các cơ sở lý luận về XKLĐ, vai trò
và hiệu quả của XKLĐ trong nền kinh tế thị trường, th
ực trạng XKLĐ Việt Nam và các
giải pháp phát triển bền vững XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
- Phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm xác định các yếu tố tác
động về mặt lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố này
đến phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam theo hàm hồi quy tuyến tính bội, kết hợp với
ph
ương pháp chuyên gia để tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và
nhà quản lý về xuất khẩu lao động và đánh giá kết quả thu được bằng chương trình SPSS
nhằm xác định hệ số hồi quy của từng yếu tố cũng như sử dụng Excell để đánh giá tầm
quan trọng của các yếu tố này đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam. Trên cơ sở
đó k
ết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp,… để đánh giá các yếu tố tác động

đến xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua, so sánh với tầm quan trọng của các
yếu tố này đến sự phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam nhằm củng cố thêm
những nhận định về hạn chế và yếu kém của xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian
qua cũ
ng như những nguyên nhân của nó đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra các giải


7
pháp và kiến nghị để phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế thời gian tới.
5. Những đóng góp mới của luận án
Với mục đích và nhiệm vụ đề ra, khi luận án hoàn thành sẽ có những đóng góp
mới về mặt lý luận và thực tiễn sau:
- Bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận vả thực tiễn về xuất khẩ
u lao động, phát
triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá vai trò của xuất khẩu lao
động trong nền kinh tế thị trường, xác định các yếu tố tác động và xây dựng mô hình đánh
giá tác động của các yếu tố này đến sự phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá một cách toàn diện tình hình phát triển xuất kh
ẩu lao động của nước ta
từ năm 1991 đến nay, chỉ ra những kết quả đạt được và chưa đạt được, đồng thời đưa ra
các tồn tại và hạn chế cùng với nhưng nguyên nhân của nó.
- Đưa ra các định hướng chiến lược, các mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động,
đánh giá khả năng hoàn thành các mục tiêu đó, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp cơ

bản, đồng bộ, có tính khả thi kết hợp với các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, b
ảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương 2: Tình hình phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế vừa qua
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển xuất khẩ
u lao động Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế



8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Xuất khẩu lao động, một loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại, ngày càng trở
thành xu hướng tất yếu và có tính bức thiết đối với nhiều nước trên thế giới trong tiến
trình hội nhập và tham gia vào phân công lao động quốc tế.
1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm
Nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực do
di chuyển LĐ quốc tế mang lại, nướ
c xuất khẩu tiến hành quản lý, hỗ trợ và cho
phép các tổ chức đưa LĐ hoặc cho phép cá nhân người LĐ ra nước ngoài làm
việc, đây chính là hoạt động XKLĐ. XKLĐ là hoạt động mang tính KT-XH, đem
lại lợi ích không chỉ cho quốc gia xuất khẩu mà cả quốc gia nhập khẩu cũng như
các bên tham gia như: tổ chức dịch vụ XKLĐ, người LĐ và chủ sử dụng LĐ….
V

ậy, XKLĐ là sự di chuyển LĐ quốc tế có thời hạn, có tổ chức, vì mục
đích kinh tế, được pháp luật cho phép, dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
Hay hiểu theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng “Xuất khẩu lao động là quá trình đưa người lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài hợp pháp đượ
c quản lý và hỗ trợ của nhà nước theo
hợp đồng của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các
doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài,
hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng cá nhân giữa người lao động
và chủ sử dụng lao động”[16]. Người LĐ khi ra nước ngoài làm việc thì gọi là
người LĐ xu
ất cư, Nước mà họ ra đi được gọi là nước xuất cư. Người LĐ khi đến
nước khác gọi là người LĐ nhập cư và nước tiếp nhận gọi là nước nhập cư.
Xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ đặc biệt, tính chất đặc biệt
thể hiện chỗ đây là hoạt động xuất khẩu “Sức lao độ
ng”. Sức lao động của con


9
người là một hàng hoá đặc biệt, do con người là chủ sở hữu và được con người
toàn quyền sử dụng và định đoạt trong mua bán trên thị trường trong nước và
quốc tế. Mặt khác, cùng với người lao động, các tổ chức XKLĐ vừa là đối tượng
bị quản lý của Nhà nước, lại vừa là chủ thể của hoạt động XKLĐ, đưa người lao
động đi làm việc ở
nước ngoài và quản lý người lao động, chịu sự điều chỉnh đan
xen của nhiều lĩnh vực pháp luật. Do đó, XKLĐ là hoạt động liên quan đến con
người, đến các DN, chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan phức
tạp. Nói một cách khác, XKLĐ là hoạt động KT-XH phức tạp và nhạy cảm.
Từ hiện tượng di chuyển lao động quốc tế tự do đến xu
ất khẩu lao động

phản ánh một quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quan hệ lao động của mỗi quốc
gia. Đó là quá trình nhận thức vai trò của người lao động, lợi thế nguồn nhân lực
trong mỗi nước và sự phân công lao động quốc tế. Mối quan hệ giữa xuất khẩu
lao động và di chuyển lao động quốc tế được thể hiện trong sơ đồ 1.1.


Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động


10
Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động tuy cùng có nội hàm
giống nhau, đó là di cư lao động từ quốc gia này đến quốc gia khác làm việc vì
mục đích kinh tế , nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất. Việc di chuyển lao
động ngoài xuất khẩu lao động mang tính tự pháp, tự do, có khi là bất hợp pháp
còn di chuyển lao động trong XKLĐ mang tính tự giác, có tổ chức, có mục đích,
có thời hạn, được sự cho phép và dướ
i sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.
Khi nói đến XKLĐ, phải được hiểu là xuất khẩu “Sức lao động” của con
người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng
lao động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã
ký kết. Nên quan hệ mua - bán sức lao động trong XKLĐ là quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài, đặ
c biệt phức tạp, được thể hiện ở 3 đặc điểm sau:
Về kinh tế: Sức lao động nói ở đây phải là sức lao động có giá trị và giá trị
sử dụng, và phải được xem là hàng hóa. Bên có sức lao động cần được trả ngang
giá, phù hợp với giá cả thị trường và không trái với pháp luật. Còn bên mua sức
lao động phải tính toán làm sao để sau khi mua sức lao động và sử dụng nó phải
có hiệu qu
ả.
Về xã hội: Sức lao động nói ở đây có nội hàm rộng, bao gồm các nhân tố

thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động. Đồng thời nó cũng là vốn của con
người, phản ánh trình độ dân trí, chất lượng và tính năng động xã hội của nguồn
nhân lực đất nước.
Về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài: Thể hiện sau khi người lao
động xu
ất cảnh, sống và làm việc ở nước ngoài, thì ngoài việc chịu sự điều chỉnh
của pháp luật nước xuất khẩu, người lao động còn chịu sự chi phối bởi pháp luật,
các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội và phong tập quán của nước sở tại và các
điều ước quốc tế mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cùng tham gia.
1.1.2. Một số quan niệm khác về xuất kh
ẩu lao động
Có thể nói, xuất khẩu lao động có nội hàm đa nghĩa, nó chứa đựng sự di
cư vì việc làm hay sự di chuyển lao động quốc tế, sự trao đổi quốc tế sức lao


11
động, tạo công ăn việc làm ngoài nước hay đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Vì vậy, hiện nay trên thế giới trong các văn kiện, tài liệu, công trình
nghiên cứu sử dụng rất nhiều khái niệm đồng nghĩa với xuất khẩu lao động.
- Trao đổi quốc tế về sức lao động: Là hiện tượng người lao động đi làm
thuê, di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích kiế
m việc làm để sinh sống. Ở đây
nói lên sự trao đổi, mua bán sức lao động có tính quốc tế hay trên phạm vi quốc
tế. Tuy vậy lại không chỉ ra được việc trao đổi đó có ngang giá hay không, có sự
quản lý và hỗ trợ của nước xuất cư và nhập cư hay không, người lao động ra nước
ngoài làm việc có thời hạn hay không. Do vậy thuật ngữ này không phản ánh đầy
đủ bản chất và nội dung của xuất kh
ẩu lao động theo cơ chế thị trường.
- Hợp tác quốc tế về lao động: Các tài liệu quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) hầu như không sử dụng thuật ngữ này. “Hợp tác quốc tế về lao động” nhằm

chỉ việc trao đổi sức lao động không ngang giá và không phản ánh đúng quan hệ cung
cầu về sức lao động và các quy luật của thị trường lao động qu
ốc tế, nó chỉ được sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định để chỉ sự trao đổi lao động giữa một số
nước xã hội chủ nghĩa trước đây trên tinh thần giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau.
- Tạo việc làm ngoài nước: Hiện nay ở một số nước như Philippin,
Malaysia, Singapore... đang sử dụng thuật ngữ này. Ở đây ta có thể thấ
y dùng
“Tạo việc làm ngoài nước” để phân biệt với “Tạo việc làm trong nước”, nhưng
không nói lên được người LĐ ra nước ngoài làm việc có thời hạn hay không. Do
vậy thuật ngữ này không có tính khái quát cao về di chuyển lao động quốc tế và
không phản ánh đầy đủ bản chất và nội dung của XKLĐ theo cơ chế thị trường.
- Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Ở Việt Nam t
ừ năm
1991 đến nay, khái niệm này được sử dụng trong các nghị định của Chính phủ, Bộ
Luật lao động hoặc nhiều văn bản pháp luật khác. Tại Luật sửa đổi Bộ Luật lao động
(hiệu lực từ 1/1/2003), Khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” và “Xuất
khẩu lao động” được sử dụng đồng thời. Tháng 11 Năm 2006 Bộ Luậ
t người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc Hội khóa 10


12
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước
ngoài” đã được luật hóa. Vì vậy, cùng với “Xuất khẩu lao động”, “Đưa người đi làm
việc ở nước ngoài” là cách gọi hợp pháp, tuy nhiên thuật ngữ này chưa phản ánh hết
bản chất và nội dung của xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động thực chất là trao đổi quốc tế yế
u tố sản xuất “Sức lao
động”, thuật ngữ này được sử dụng tại nhiều giáo trình, tài liệu nghiên cứu của các

trường đại học và viện nghiên cứu với ý nghĩa đó, nó vừa thể hiện lợi thế so sánh sức
lao động của nguồn nhân lực nước xuất khẩu, vừa thể hiện mục tiêu giải quyết việc
làm, con đường ngắn nhất để tăng thu nhậ
p, phát triển nguồn nhân lực, tăng kim ngạch
xuất khẩu, tăng trưởng, phát triển bền vững và hội nhập, là thuật ngữ hiện nay được
quốc tế thừa nhận và có tính khái quát cao. Do đó, việc sử dụng đồng thời thuật ngữ
“Xuất khẩu lao động”, và thuật ngữ “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng” có thể chấp nhận được.
1.1.3. Các hình th
ức xuất khẩu lao động
Hiện nay xuất khẩu lao động được thực hiện theo nhiều hình thức sau:
Căn cứ vào hợp đồng đưa lao động ra nước ngoài: XKLĐ được thực hiện
thông qua hiệp định giữa các Chính phủ; Theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp
XKLĐ; Hình thức thầu bao công trình, đầu tư nước ngoài; Hợp đồng nâng cao tay
nghề và theo hợp đồng đơ
n lẻ của người lao động với chủ sử dụng lao động.
Căn cứ vào không gian di chuyển của người lao động: XKLĐ trực tiếp là
việc di chuyển lao động có tổ chức, có thời hạn, từ nước này đến nước khác để làm
việc kèm theo thay đổi chỗ ở, là hình thức chủ yếu trong trao đổi quốc tế sức lao động
hiện nay; XLKĐ giáp ranh là hiện tượng ng
ười lao động của các nước có chung biên
giới qua lại để kiếm việc làm, nhưng không kèm thay đổi chỗ ở tạm thời hay vĩnh
viễn; XKLĐ tại chỗ là người lao động làm việc ngay trên nước mình trong các khu
chế xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…; XKLĐ phi chính thức là người
lao động ra nước ngoài tìm việc làm bất hợp pháp, hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ,
nhưng rủi ro cho ng
ười lao động rất cao.


13

Căn cứ vào chất lượng lao động xuất khẩu: XKLĐ có tay nghề hay còn gọi là
xuất khẩu chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động lành nghề; Xuất khẩu lao động tay nghề
thấp hoặc không có tay nghề hay còn gọi là XKLĐ phổ thông. Hướng di chuyển của
hai loại lao động này cũng khác nhau. Trong khi lao động có tay nghề thường di
chuyển song hành với luồng vốn đầu tư từ nước phát triển đến những n
ước kém phát
triển hơn thì lao động phổ thông lại có hướng di chuyển ngược lại từ những nước kém
phát triển đến những nước phát triển hơn.
Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hiện nay, XKLĐ của Việt Nam được tiến hành theo các hình thức sau:
- Thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt
động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
- Thông qua các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân
đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Thông qua hình thức đưa tu nghiệp sinh, thực tâp sinh đi thực tập nâng
cao tay nghề ở nước ngoài.
- Theo hợp đồng cá nhân LĐ trực tiếp ký kết với chủ sử dụng LĐ nước ngoài.
Xuất khẩu lao động được nghiên cứu trong luận án này là xu
ất khẩu lao
động trực tiếp, là loại hình dịch vụ đưa người lao động bao gồm cả chuyên gia và
tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp
pháp thông qua các hiệp định chính phủ, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ,
các hợp đồng của tổ chức dịch vụ được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, hoặc
theo các hợp đồng nhậ
n thầu khoán công trình, các dự án đầu tư ra nước ngoài,
các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các hợp đồng cá nhân.
1.2.4. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nó có tác động không chỉ

tích cực mà cả tiêu cực không chỉ đối với nước xuất cư mà cả nước nhập cư.

×