Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐẾN NGẬP LỤT HẠ DU SÔNG LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƢƠNG HỌC

Vũ Thị Ngọc Diệp

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA
ĐẾN NGẬP LỤT HẠ DU SÔNG LAM

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn học
(Chƣơng trình đào tạo: chuẩn)

Hà Nội - 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOAKHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƢƠNG HỌC

Vũ Thị Ngọc Diệp

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA
ĐẾN NGẬP LỤT HẠ DU SÔNG LAM

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn học
(Chƣơng trình đào tạo: chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thanh Sơn



Hà Nội - 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Nguyễn Thanh Sơn là
ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt em trong suốt thời gian qua, giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị
tại Đài Khí tƣợng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, các thầy cô Khoa Khí tƣợng
Thủy văn và Hải dƣơng học, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện khóa luận này. Khóa luận đã hoàn thành song không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến góp ý cùng những lời phê bình quý
báu để em có thể tiếp tục hoàn chỉnh hơn khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Ngọc Diệp

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH.
Hình 1: Bản đồ lƣu vực sông và hệ thống đài trạm KTTV trên lƣu vực sông Lam
( Phần lãnh thổ Việt Nam)……..................................................................................7
Hình 2: Bản đồ địa hình lƣu vực sông Lam………………………………………..8
Hình 3: Bản đồ thổ nhƣỡng lƣu vực sông Lam……………………………………..9
Hình 4: Bản đồ thảm phủ thực vật lƣu vực sông Lam……………………………..10
Hình 5: Vị trí các hồ chứa trên lƣu vực sông Lam...................................................22

Hình 6: Sơ đồ thủy lực khu vực tính toán trong Mike 11………………………….30
Hình 7: Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Nghĩa Khánh năm 2010………..30
Hình 8: Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Dừa năm 2011………………...30
Hình 9: Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Yên Thƣợng năm 2010……….. 31
Hình 10: Mực nƣớc thực đo và tính tại trạm Nam Đàn năm 2010………………...31
Hình 11: Mực nƣớc thực đo và tính toán tại trạm Linh Cảm năm 2010…………..31
Hình 12: Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Nghĩa Khánh năm 2011………33
Hình 13: Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Dừa năm 2011…………………33
Hình 14:Lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Yên Thƣợng năm 2011………...33
Hình 15:Mực nƣớc thực đo và tính toán tại trạm Nam Đàn năm 2011……………33
Hình 16: Mực nƣớc thực đo và tính toán tại trạm Linh Cảm năm 2011…………..33
Hình 17 :Quan hệ H ~ F hồ Bản Vẽ.........................................................................34
Hình 18: Quan hệ H ~ F hồ Bản Mồng.....................................................................34
Hình 19: Quan hệ H ~ F hồ Thác Muối....................................................................34
Hình 20: Quan hệ H ~ F hồ Ngàn Trƣơi…………………………………………...34
Hình 21: Lƣu lƣợng tính toán tại trạm Nghĩa Khánh theo các kịch bản…………..37
Hình 22: Lƣu lƣợng tính toán tại trạm Dừa theo các kịch bản…………………….37
Hình 23: Lƣu lƣợng tính toán tại trạm Yên Thƣợng theo các kịch bản……………37
Hình 24: Mực nƣớc tính toán tại trạm Nam Đàn theo các kịch bản……………….37
Hình 25: Mực nƣớc tính toán tại trạm Linh Cảm theo các kịch bản………………38
Hình 26: Ảnh hƣởng của hồ Bản Vẽ đến mực nƣớc trạm Nam Đàn………………38
Hình 27: Ảnh hƣởng của hồ Bản Mồng đến mực nƣớc trạm Nam Đàn...................38
Hình 28: Ảnh hƣởng của hồ Thác Muối đến mực nƣớc trạm Nam Đàn…………..39
Hình29: Ảnh hƣởng của hồ Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm Nam Đàn…………39
Hình 30: Ảnh hƣởng của hồ Bản Vẽ và Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm Nam
Đàn…………………………………………………………………………………39
Hình 321: Ảnh hƣởng của hồ Bản Mồng và Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm Nam
Đàn………………………………………………………………………………....39

4



Hình 32: Ảnh hƣởng của hồ Thác Muối và Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm Nam
Đàn………………………………………………………………………………....40
Hình 33: Ảnh hƣởng của hồ Bản Vẽ, Bản Mồng và Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm
Nam Đàn…………………………………………………………………………...40
Hình 34: Ảnh hƣởng của hồ Bản Vẽ, Thác Muối và Ngàn Trƣơi đến mực nƣớc trạm
Nam Đàn…………………………………………………………………………...40

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU.
Bảng 1: Số giờ nắng trung bình tháng, năm trên lƣu vực sông Cả năm 2000…….12
Bảng 2: Đặc trƣng hình thái lƣu vực sông Lam........................................................13
Bảng 3 : Một số trận mƣa từ 2006-2013 trên lƣu vực sông Lam………………….16
Bảng 4: Số ngày mƣa lớn theo tháng từ 2008-2016 tại trạm Nam Đàn....................17
Bảng 5:Tần suất xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lƣu vực sông Lam.17
Bảng 6: Một số hồ chứa trên khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh………………………20
Bảng 7:Các thông số chính của hồ Bản Vẽ..............................................................22
Bảng 8: Các thông số chính của hồ Khe Bố.............................................................23
Bảng 9:Các thông số chính của hồ chứa Chi Khê....................................................24
Bảng 10: Các thông số chính của hồ Thác Muối......................................................24
Bảng 11: Các thông số chính của hồ Bản Mồng.......................................................25
Bảng 12:Các thông số chính hồ Ngàn Trƣơi............................................................26
Bảng 13:Các thông số chính của hồ Hố Hô..............................................................27
Bảng 14: Kết quả chỉ tiêu Nash tại các vị trí hiệu chỉnh…………………………..31
Bảng 15: Bộ thông số mô hình hiệu chỉnh…………………………………………32
Bảng 16: Kết quả chỉ tiêu Nash tại các vị trí kiểm nghiệm………………………...33


6


MỤC LỤC

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LƢU VỰC
SÔNG LAM. ............................................................................................................... 9
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN. ......................................................................................................... 9
1.1.1. Vị trí địa lý. ................................................................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo. ...................................................................................................... 10
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng. ................................................................................................................ 11
1.1.4. Thảm phủ thực vật. ..................................................................................................................... 12
1.1.5. Khí hậu. ...................................................................................................................................... 13
1.1.6. Thủy văn. .................................................................................................................................... 15
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI. ........................................................................................................ 16
1.2.1. Dân cư. ...................................................................................................................................... 16
1.2.2. Dân tộc. ...................................................................................................................................... 17
1.2.3. Cơ cấu kinh tế. ............................................................................................................................ 17
1.2.4. Y tế, giáo dục. ............................................................................................................................. 19

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT VÀ HỒ CHỨA TẠI
HẠ DU SÔNG LAM . .............................................................................................. 20
2.1. TÌNH HÌNH MƢA, LŨ VÀ ÚNG NGẬP Ở LƢU VỰC SÔNG LAM. ............................................... 20
2.1.1. Tình hình mưa. ............................................................................................................................ 20
2.1.2. Tình hình lũ lụt trên lưu vực sông Lam. ...................................................................................... 22
2.1.3. Tình hình ngập úng lưu vực sông Lam. ...................................................................................... 23
2.2. SỰ PHÂN BỐ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN LƢU VỰC SÔNG LAM. ................................. 24
2.2.1. Hồ chứa Bản Vẽ. ........................................................................................................................ 27
2.2.2. Hồ chứa Khe Bố. ........................................................................................................................ 28
2.2.3. Hồ chứa Chi Khê. ...................................................................................................................... 29

2.2.4. Hồ chứa Thác Muối. .................................................................................................................. 29
2.2.5. Hồ chứa Bản Mồng. ................................................................................................................... 30
2.2.6. Hồ chứa Sông Sào...................................................................................................................... 30
2.2.7. Hồ chứa Ngàn Trươi. ................................................................................................................. 31
2.2.8. Hồ chứa Hố Hô. ......................................................................................................................... 32

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐẾN ÚNG
NGẬP HẠ DU SÔNG LAM. ................................................................................... 34
3.1. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN TRÊN LƢU VỰC SÔNG LAM. ........................................ 34
3.1.1. Giới thiệu mô hình Mike 11. ....................................................................................................... 34
3.1.2. Giới thiệu số liệu......................................................................................................................... 35
3.1.3. Kết quả mô phỏng. ...................................................................................................................... 37
3.2. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY CÓ TÍNH ĐẾN HỒ CHỨA TRÊN LƢU VỰC SÔNG LAM. ............... 40
3.2.1. Mike 11 với model hồ chứa. ........................................................................................................ 40
3.2.2. Kết quả mô phỏng. ...................................................................................................................... 42
3.2.3. Một số kịch bản vận hành hồ. ..................................................................................................... 44
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ CHỨA ĐẾN TÌNH HÌNH ÚNG NGẬP Ở HẠ DU SÔNG
LAM. .......................................................................................................................................................... 46
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 49
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50

7


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ở Miền Trung nƣớc ta, thiên tai lũ lụt và hạn hán
xảy ra nhiều hơn với mức độ trầm trọng hơn. Đặc biệt năm 2007, lũ lụt đã gây thiệt
hại nặng nề cho các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An

thuộc lƣu vực sông Lam. Ngoài nguyên nhân khách quan do thời tiết khí hậu, còn
có các nguyên nhân chủ quan khác nhƣ khả năng dự báo chƣa tốt, sự phối hợp quản
lý, vận hành các hồ chứa hiện có trên lƣu vực chƣa hợp lý.
Trên lƣu vực sông Lam đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa với dung tích lớn
nhƣ Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Bản Mồng, sông Sào, Ngàn Trƣơi …Đây là các hồ
chứa đa mục tiêu phục vụ nhiều nhiệm vụ nhƣ phát điện, cấp nƣớc, phòng lũ cho
các ngành kinh tế trên lƣu vực sông Lam. Khi hồ chứa đi vào hoạt động đã làm thay
đổi chế độ dòng chảy trên lƣu vực đặc biệt là dòng chảy lũ.
Do vậy để đánh giá tác động của hồ chứa đến công tác phòng chống lũ tại hạ
du nhằm giúp đƣa ra các giải pháp vận hành hồ chứa để giảm nhẹ thiệt hại về kinh
tế - xã hội và môi trƣờng. Đây là lý do dẫn đến sự hình thành đề tài “Đánh giá vai
trò của hệ thống hồ chứa đến ngập lụt hạ du sông Lam”.
Bố cục khóa luận gồm :
Mở đầu
Chƣơng 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội lƣu vực sông Lam.
Chƣơng 2. Tổng quan về hồ chứa và tình hình ngập lụt ở hạ du sông Lam.
Chƣơng 3. Đánh giá ảnh hƣởng của hệ thống hồ chứa đến úng ngập hạ du
sông Lam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

8


CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG LAM.
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
1.1.1. Vị trí địa lý..


Hình 1:Bản đồ lưu vực sông và hệ thống đài trạm KTTV trên lưu vực sông Lam
( Phần lãnh thổ Việt Nam).[4]

Hệ thống sông Lam là một trong 9 hệ thống sông lớn của nƣớc ta. Sông
chính bắt nguồn từ Lào, chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An, đƣợc gọi là sông Cả. Đến
hạ lƣu sông tiếp nhận phụ lƣu sông La từ Hà Tĩnh chảy sang tại Chợ Tràng. Từ ngã
ba này đổ ra biển Đông sông đƣợc gọi là sông Lam.[1]
Lƣu vực sông Lam nằm ở vùng có tọa độ địa lý từ 1030 45’20’’đến
105015’20’’ kinh độ Đông; 18015’ đến 20010’30’’ vĩ độ Bắc. Điểm sông Cả chảy
vào Việt Nam tại biên giới Việt- Lào tại xã Kỳ Sơn trên dòng Nậm Mộ có tọa độ
104004’12’’ kinh độ Đông; 190 24’59’’ vĩ độ Bắc. Cửa ra của lƣu vực là Cửa Hội
nằm ở tọa độ 1050 46’40’’ kinh độ Đông; 180 45’27’’ vĩ độ Bắc. Lƣu vực sông Lam
nằm trên hai quốc gia, phần thƣợng lƣu nằm trên tỉnh Phông Sa Vẳn và Sầm Nƣa

9


của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ở Việt Nam, lƣu vực sông nằm trên địa
phận 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Phía Bắc giáp với lƣu vực sông Chu, phía Tây giáp với lƣu vực sông Mê
Kông, phía Nam giáp với lƣu vực sông Gianh, phía Đông giáp với biển Đông. Tổng
diện tích lƣu vực là 27200 km2 phần diện tích tại Việt Nam là 17730 km2 chiếm
65.2% diện tích lƣu vực. (Hình 1).
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.

Hình 2:Bản đồ địa hình lưu vực sông Lam.[3]

Lƣu vực sông Lam có độ cao bình quân 294m và độ dốc bình quân lớn
18,3%. Có thể chia lƣu vực sông Lam trên lãnh thổ nƣớc ta làm 3 dạng địa (Hình 2)
[3,4].


10


Vùng đồi núi : Vùng này thuộc 5 huyện vùng núi của Nghệ An bao gồm: Kỳ
Sơn, Con Cuông, Thanh Chƣơng, Quế Phong, Quỳ Châu. Hƣớng dốc chính Đông
Bắc- Tây Nam tạo những thung lũng sông hẹp và dốc có độ cao 1200m-1500m,
tổng diện tích vùng này khoảng 790758 ha chiếm tới 44,6% diện tích lƣu vựctrên
lãnh thổ Việt Nam.
Vùng trung du: Bao gồm huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn,
Thanh Chƣơng (Nghệ An), Vũ Quang, Hƣơng Sơn và Hƣơng Khê (Hà Tĩnh). Đây
là vùng đồi trọc với độ cao từ 300- 400 m xen kẽ là đồng bằng ven sông của các
thung lũng hẹp có độ cao 15- 25 m, vùng có địa hình phức tạp bị cắt xẻ mạnh.Vùng
này chịu ảnh hƣởng của lũ khá mạnh do đất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Tổng diện tích
dạng địa hình này vào khoảng 680000 (ha) chiếm 38,4% diện tích lƣu vực trên lãnh
thổ Việt Nam.
Vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển: Nhỏ và hẹp có tổng diện tích vào
khoảng 300000 ha chiếm 17% diện tích lƣu vực trên lãnh thổ Việt Nam.Độ cao
không quá 15 m. Vùng đồng bằng bị chia cắt bởi mạng lƣới sông, kênh hoặc đƣờng
giao thông. Vùng ven biển chịu ảnh hƣởng của lũ và thủy triều. Khi mƣa lớn ở hạ
du gặp lũ trên sông thì khả năng tiêu nƣớc là kém. Mặt khác, do tác động của thủy
triều nhất là khi triều cƣờng thì dễ gây ngập úng. Vào mùa khô, lƣợng nƣớc thƣợng
nguồn chảy về ít có xảy ra hiện tƣợng xâm nhập mặn ở vùng này.
Nhƣ vây, với địa hình là núi cao dốc theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam và là
hƣớng đón ẩm nên thƣờng gây ra những trận mƣa lớn tại thƣợng nguồn lƣu vực. Độ
dốc bình quân lƣu vực lớn, diện tích phần đồng bằng hẹp, chiều dài sông ngắn,
vùng trung du hẹp vì thế khi có mƣa lớn thì khả năng điều tiết lũ kém, lũ tập trung
nhanh nên lũ dồn về hạ lƣu nhanh, dữ dội dễ dàng tạo ra các trận lũ lớn.
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng.
Lƣu vực sông Lam có cấu trúc địa chất khá đa dạng và phức tạp. Đất trong

lƣu vực chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất cát phù sa, đất ngập mặn ven biển, đất
bùn lầy… .(Hình 3)
Nhìn chung, độ dày tầng đất hơn 50 cm, cấu tƣợng tốt song các loại đất đá có
khả năng chứa nƣớc chiếm một khối lƣợng không lớn so với các loại đất đá chứa và
thấm nƣớc kém. Mặt khác do địa hình lƣu vực bị phân cắt mạnh, sƣờn núi dốc, độ
dốc lòng sông cao nên nƣớc không có điều kiện tích tụ lại mà bị thoát nhanh ra
sông.[3]

11


Sự bảo vệ các nhóm đất này phụ thuộc vào lớp phủ thực vật. Một trong
những yếu tố ảnh hƣởng tới lũ là khả năng giữ nƣớc của tầng thổ nhƣỡng.

Hình 3: Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Lam.[3]

1.1.4. Thảm phủ thực vật.
Độ che phủ rừng chung trên toàn lƣu vực là 57.2% ( năm 2016), có một số
rừng nguyên sinh tại đầu nguồn (Hình 4). Các kiểu rừng chủ yếu là:
-Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích.
- Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chiếm diện tích không lớn song lại có
tác dụng phòng hộ, điều tiết dòng chảy để giữ nƣớc và giữ đất chống xói mòn đất.
Diện tích đất trống đồi núi trọc trên lƣu vực khá lớn 20% diện tích đất tự
nhiên. [5]
Do vậy khi có mƣa xuống khả năng giữ nƣớc ở các sƣờn dốc kém làm gia
tăng thời gian tập trung nƣớc trong sông tạo nên các con lũ có cƣờng độ lớn.

12



Hình 4: Bản đồ thảm phủ thực vật lưu vực sông Lam.[4]

1.1.5. Khí hậu.
Lƣu vực sông Lam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa: có mùa đông
hơi lạnh, nắng tƣơng đối ít, mƣa phùn, mùa hè khô nóng, nhiệt độ cao, mƣa nhiều
vào nửa cuối năm.
Lƣợng mƣa trung bình nhiều nămbiến động khá mạnh mẽ ở các vùng, dao
động từ (1120  1400) mm ở vùng ít mƣa nhƣ khu vực Mƣờng Xén, Tƣơng Dƣơng
và từ (1800  2500) mm ở vùng mƣa vừa và lớn nhƣ ở thƣợng nguồn sông Hiếu
(2000  2100) mm, vùng sông Giăng, khu giữa từ Cửa Rào - Nghĩa Khánh tới Dừa,
lƣợng mƣa năm trung bình từ (18002100) mm. Vùng đồng bằng ven biển lƣợng
mƣa năm đạt (1800  1900) mm. Trên tỉnh có xuất hiện vùng tâm mƣa lớn nhất nhƣ
tâm mƣa thƣợng nguồn sông Hiếu.
Nhân tố khí hậu kết hợp với địa hình tạo nên sự phân hóa về chế độ mƣa trên
lƣu vực khá sâu sắc.
Mùa mƣa trên thƣợng nguồn sông Cả từ tháng VIII đến tháng XI. Mùa hạ có
gió Lào khô nóng hình thành một thời gian ít mƣa từ tháng VI đến tháng VII. Vào

13


cuối mùa khô (khoảng tháng V) có xuất hiện lũ tiểu mãn.[5]
Lƣợng mƣa phân bố không đều theo không gian, phân bố lớn dần tự Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Lƣu vực sông Lam thuộc loại mƣa nhiều so với miền Bắc và thay đổi theo
từng vị trí trên lƣu vực:
Vùng phía Bắc và Tây bắc lƣu vực sông Lam chịu ảnh hƣởng của chế
độ khí hậu chuyển tiếp từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vùng này thuộc thƣợng nguồn
trung lƣu sông Hiếu với mùa mƣa lũ đến sớm từ tháng VI kết thúc muộn tháng XI.
Vùng thƣợng nguồn sông Lam chịu ảnh hƣởng gió mùa Tây Nam.

Mùa mƣa lũ xảy ra sớm lũ lớn nhất năm tập trung vào tháng VIII nhiều hơn.
Vùng trung lƣu sông Lam mùa lũ từ tháng VII - XI, lũ lớn tập trung
chủ yếu vào tháng IX, Lƣợng mƣa gia tăng do ảnh hƣởng của biển.
Vùng đồng bằng hạ du sông Lam mùa lũ từ tháng VIII - XI, lũ lớn
nhất năm xảy ra vào tháng IX.
Nguyên nhân gây ra lũ đặc biệt lớn, lũ quét trên lƣu vực thƣờng là tổ hợp của
các hình thế thời tiết gây mƣa lớn:
-

Bão và áp thấp nhiệt đới.

-

Bão (áp thấp nhiệt đới ) kết hợp cùng tác động của không khí lạnh.
Dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh.
Không khí lạnh kết hợp cùng các hình thế gây mƣa khác.

Thể hiện qua những đặc trƣng sau:
- Từ tháng XI đến tháng III chịu ảnh hƣởng của khối không khí cực đới lục
địa Châu Á gây ra thời tiết khô, lạnh vào các tháng mùa đông và mƣa phùn vào cuối
mùa đông.
- Từ tháng IV đến tháng X chịu ảnh hƣởng của khối không khí Thái Bình
Dƣơng mạnh nhất vào tháng IX, X với tính chất nóng ẩm gây ra mƣa nhiều và các
hiện tƣợng nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới. Mùa này gọi là mùa lũ.
- Từ tháng V đến tháng VIII chịu ảnh hƣởng của khối không khí nhiệt đới
ẩm Ấn Độ Dƣơng, hoạt động mạnh nhất vào tháng VII mang khối không khí khô
nóng sau khi vƣợt qua dãy Trƣờng Sơn gây ra hiện tƣợng phơn (gió Lào).
- Độ ẩm tƣơng đối trung bình nhiều năm của không khí khoảng 80-85%. [7]

14



- Nhiệt độ trung bình năm từ 20- 240C. Nhiệt độ biến đổi theo mùa và theo vị
trí. Vùng núi nhiệt độ thấp hơn so với đồng bằng, nhiệt độ cao nhất vào tháng VIVII do có hoạt động của gió Lào. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng I do ảnh hƣởng của
khối không khí lạnh.
- Bốc hơi trung bình năm từ 640 mm- 900 mm đo bằng ống Piche.
- Số giờ nắng trung bình từ 1500 giờ -1800 giờ. Lƣợng bức xạ tổng cộng
trung bình nhiều năm khoảng (100-120 kcal/cm2). (Bảng 1)
Bảng 1:Số giờ nắng trung bình tháng, năm trên lưu vực sông Cả năm 2000.[4]
Trạm
I
II
III
IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vinh

72.3

48

63.8

132

213

186

206


167

152

135

94.8

87.5

1557

Quỳ Châu 88.6 59.5

73.7

127

196

166

190

153

152

153


119

118

1596

Đô Lƣơng 80.5 55.1

70.4

126

209

194

223

172

157

150

110

103

1650


105.2

149

193

162

188

158

155

148

110

123

1670

Cửa Rào

101

79.1

Số giờ nắng trung bình và lƣợng bức xạ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản suất nông lâm thủy sản.

Nhân tố khí hậu kết hợp với địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu sâu sắc
giữa các vùng. Những vùng đƣợc bao bọc bởi các dãy núi chịu tác động của gió
mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam nên lƣợng mƣa năm nhỏ nhƣ vùng Cửa Rào.
Trong khi đó các vùng có địa hình đón gió đã tạo ra các tâm mƣa lớn nhƣ vùng sông
Ngàn Sâu, Ngàn Phố
1.1.6. Thủy văn.
Mùa lũ : Xuất hiện không đồng đều trên lƣu vực và kéo dài từ tháng VI đến
tháng X hoặc tháng XI, muộn và ngắn dần từ bắc xuống nam.mùa kiệt từ tháng X
hoặc tháng XI đến tháng V. Lũ tiểu mãn xuất vào khoảng tháng V do hoạt động
mạnh của gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam.[1]
Lƣợng nƣớc mùa lũ chiếm 61%-75% lƣợng dòng chảy cả năm, lũ lớn nhất
thƣờng xuất hiện vào tháng IX.
Nƣớc lũ trên lƣu vực sông Lam ảnh hƣởng mạnh đến khu vực đồng bằng
Nghệ An- Hà Tĩnh và tƣờng gây lũ lụt khi có mƣa bão. Thời gian lũ lên nhanh 3-5
ngày ở lƣu vực sông lớn, vài giờ ở lƣu vực sông nhỏ. Khi các hình thế gây mƣa tác
động mạnh thì thời gian duy trì đỉnh lũ từ 3-5 giờ, thời gian kéo dài trận lũ 15-20
ngày nhƣ các trận lũ lịch sử năm 1978, năm 1988, năm 2002, năm 2005...

15


Dòng chính sông Lam có chiều dài 531 km. Các sông suối đổ vào sông chính
sông Lam đều ngắn và dốc, tổng số có 44 sông cấp I.[3]
Hệ thống sông Lam có mật độ lƣới sông 0,6 km/km2. Những vùng mƣa lớn
nhƣ sông Hiếu, sông Giăng có mật độ lƣới sông cao hơn đạt từ 0,7÷ 0,9 km/km2.
Các sông suối ngắn và dốc đổ vào dòng chính sông Lam với tổng số 44 nhánh sông
cấp I, có diện tích nhỏ nhất nhƣ Khe Trò là 20km2 và diện tích lớn nhất là sông
Hiếu 5340km2.(Bảng 2) Cùng với dòng chính sông Lam có hai nhánh sông lớn nhất
là sông La và sông Hiếu.
Do mật độ lƣới sông có vai trò lớn ảnh hƣởng đến tập trung dòng chảy lũ

trên lƣu vực nên mật độ sông càng cao thì càng tăng nguy cơ dòng chảy lũ.
Bảng 2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam.[3]
Stt Lƣu vực

1 Sông Cả

F
(km2)

Chiều
dài
sông
(km)

Độ cao
bình
quân
(m)

Độ dốc
bình
quân
(%)

27200

531

294


1.83

2 Sông Nậm Mộ

3970

173

960

3 Sông Giăng

1050

77

4 Sông Hiếu

5340

5 Sông La

3210

Mật
độ
lƣới
sông
0.6


Hệ số
không
đối
xứng

Hệ số
hình
dạng
lƣu
vực

-0.14

0.29

2.57

-0.22

0.27

492

1.72

-0.09

0.24

228


303

1.3

0.71

0.02

0.2

135

362

2.82

0.87

0.53

0.68

Từ bảng 2 thấy mật độ lƣới sông La dày đặc hơn so với sông Cả. Vì thế với
cùng một lƣợng dòng chảy, cùng chế độ nƣớc sông thì lũ trên sông La hình thành
phức tạp hơn so với lũ trên sông Cả.
Hệ thống hồ và hồ chứa: trên lƣu vực có 660 hồ chứa loại lớn, vừa, nhỏ, 341
đập dâng, 556 trạm bơm, 2 hệ thống thủy nông. Có 122 hồ chứa có dung tích 0,5
triệu m3 trở lên tổng dung tích toàn bộ là 2918 triệu m3 trong lƣu vực bao gồm 101
hồ chứa đang vận hành với tổng dung tích 2046 triệu m3, 7 hồ chứa đƣợc xây dựng

với tổng dung tích 873 triệu m3, 14 hồ chứa dự kiến đƣợc xây dựng, có một số hồ
chứa thủy điện lớn hồ Bản Vẽ, hồ Khe Bố, hồ Ngàn Trƣơi, hồ Thác Muối,... [7]
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.2.1. Dân cư.
Tổng dân số trên toàn lƣu vực là 3800000 ngƣời hầu hết sống tại nông thôn
chiếm 89%. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 45% số dân. Do số dân trong độ

16


tuổi lao động lớn nên nguồn nhân lực dồi dào, giá thành lao động thấp đang là điểm
thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào khu vực.
1.2.2. Dân tộc.
Bao gồm 6 dân tộc chủ yếu:Thái, Kinh, Thổ, Khơ- mú,Hmông, Ơ-đu . Trong
đó ngƣời Kinh chiếm 85%. Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống tại khu vực Tƣơng
Dƣơng, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong,Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và
3 xã của Quỳnh Lƣu.
1.2.3. Cơ cấu kinh tế.
Về cơ cấu kinh tế: trong năm 2016. [6]
+ Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 26,3%.
+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 32,3%.
+ Dịch vụ chiếm 41, 4%.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân khá đồng đều giữa các khu vực trên
toàn lƣu vực. Trong những năm gần đây có sự tăng mạnh về công nghiệp và dịch
vụ.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Kinh tế trên lƣu vực chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện về
thổ nhƣỡng vùng đồng bằng trồng chủ yếu là các loại cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô,
khoai, sắn.. và các cây ăn quả nhƣ cam, dứa.[6]. Chăn nuôi ở khu vực này hầu nhƣ
chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình. Song đã có mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi

tập trung, bán công nghiệp nhƣ dƣ án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô
công nghiệp tại Nghĩa Đàn, chăn nuôi lợn ngoại tai Đô Lƣơng.
Đã có sự chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.
Trong lâm nghiệp, đã chú trọng phát triển rừng kinh tế và rừng nguyên liệu,
tu bổ 40000 ha rừng và trồng mới 21997 ha.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Để có cơ cấu hiện đại phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
lƣu vực. Nhằm vào chế biến sản phẩm nông lâm ngƣ nghiệp và công nghiệp vật liệu
xây dựng, khai khoáng sẽ trở thành những điểm nhấn về kinh tế trên lƣu vực. Theo
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Nghệ An và Hà

17


Tĩnh nằm trong lƣu vực sông Lam. Các ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công
nghiệp sẽ đƣợc mở rộng xây dựng mới trên lƣu vực nhƣ sau:
+ Công nghiệp khai khoáng:
- Khai thác thiếc Quỳ Hợp công suất 4000 tấn/năm bao gồm cả khu mỏ
tuyến quặng và nhà máy luyện thiếc Quỳ Hợp.
- Khai thác than ở Khe Bố công suất 10000 tấn/năm.
+ Công nghiệp luyện kim: Phát triển công nghiệp luyện kim theo hƣớng hiện
đại, ƣu tiên sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành đóng tàu, cơ khí, xây dựng.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ. Xây dựng khu liên hợp
luyện kim với công nghệ hiện đại, công suất 10 triệu tấn thép/năm, phân làm hai
giai đoạn: giai đoạn I xây dựng nhà máy cán thép nguội công suất 1 triệu tấn/năm,
giai đoạn II xây dựng nhà máy thép liên hợp có công suất 10 triệu tấn thép/năm, phù
hợp tiến độ của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Sản phẩm chủ yếu: Thép phôi,
thép cán, thép ống, thép hình...
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng: Xây dựng các nhà máy chế biến thủy tinh,
chế biến thạch cao. Ƣu tiên phát triển gạch không nung để bảo đảm khoảng 50%

nhu cầu gạch xây. Xây dựng các nhà máy sản xuất gạch nung theo công nghệ lò
tuynel, nhà máy khai thác khoáng chất Serict và sản xuất các vật liệu xây dựng khác
nhƣ vật liệu xây, lợp, đá, cát, sỏi...
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Nghiên cứu xây dựng mới và
mở rộng các nhà máy hiện có chế biến thuỷ sản đông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hoa
quả xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc, chế biến tinh bột sắn, chế biến dầu ăn, chế
biến mủ cao su, tinh dầu trầm, côlôphan… Củng cố và phát triển nhà máy nƣớc
khoáng
+ Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển tiểu thủ công nghiệp (cơ khí, dịch vụ sửa chữa
nhỏ phục vụ nông nghịêp, xây dựng, giao thông vận tải, nhu cầu dân sinh...), khôi
phục các làng nghề.
+ Các khu công nghiệp đã hình thành và sẽ hình thành trên lƣu vực:
- Khu công nghiệp tổng hợp Bắc Vinh quy mô hiện tại 60.6 ha, tƣơng lai
năm 2020 sẽ mở rộng lên 143 ha.
-Khu công nghiệp Nam Sông Cấm quy mô hiện tại 100 ha, tƣơng lai năm
2020 mở rộng lên 327.8 ha.

18


- Khu công nghiệp Cửa Lò năm 2020 quy mô là 40.5 ha.
- Khu công nghiệp Đông Hồi năm 2020 quy mô 1200 ha.
Ba cụm công nghiệp tổng hợp Phủ Quỳ - Nghĩa Đàn. Toàn bộ diện tích xây
dựng các khu công nghiệp nằm trên lƣu vực sẽ trở thành nơi thu hút lao động và các
dịch vụ, đô thị kèm theo.
Thương mại, dịch vụ và du lịch.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 855 triệu USD. Tốc độ tăng trƣởng tổng
sản phẩm trên địa bàn( GRDP) năm 2016 cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân cả
nƣớc khoảng 6.3-6.5% . Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2016 ƣớc đạt 10.310 tỷ
đồng. GRDP bình quân đầu ngƣời là 28.54 triệu đồng.

Trên lƣu vực có nhiều thuận lợi phát triển du lịch nhƣ khu di tích Kim Liên,
nhà lƣu niệm Lê Hồng Phong, khu di tích Truông Bồn, vƣờn quốc gia Pù Mát và du
lịch biển.
1.2.4. Y tế, giáo dục.
Cơ sở hạ tầng thiết bị y tế đƣợc nâng cấp số lƣợng bác sĩ phục vụ ngƣời dân
cũng đƣợc tăng thêm 7.6 bác sỹ /vạn dân. Tỉ lệ ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đạt
81.6%, phát triển nhanh các cơ sở khám ngoài công lập.
Về giáo dục, 100% các xã có trƣờng mầm non. Đào tạo và dạy nghề phát
triển nhanh về quy mô và chất lƣợng phục vụ cho nhu cầu lao động của thị
trƣờng.[6]

19


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT VÀ HỒ CHỨA
TẠI HẠ DU SÔNG LAM .
2.1. TÌNH HÌNH MƢA, LŨ VÀ ÚNG NGẬP Ở LƢU VỰC SÔNG LAM.
Trong mấy chục năm gần đây, Việt Nam đã hứng chịu nhiều thiên tai lũ, đặc
biệt suốt dải ven biển miền Trung, trong đó co lƣu vực sông Lam đã xảy ra những
trận mƣa,lũ lớn gây thiệt hại vô cùng nặng nề.
2.1.1. Tình hình mưa.
Mƣa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt nhƣ bão, áp thấp
nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh…
Khái niệm về mƣa lớn đƣợc quy định tại Khoản 15 Điều 4 Quyết định
46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành, theo đó:
Mƣa lớn là hiện tƣợng mƣa với tổng lƣợng mƣa đạt trên 50 mm trong 24 giờ,
trong đó mƣa với tổng lƣợng mƣa từ 51 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mƣa to,
mƣa với tổng lƣợng mƣa trên 100 mm trong 24 giờ là mƣa rất to..
Bảng 3 : Một số trận mưa từ 2006-2013 trên lưu vực sông Lam.

Stt

Năm

Thời gian

Tổng lƣợng

1

2006

17/7-18/7

421

Do hoạt động của rãnh áp thấp

2

2007

3/10-6/10

340

Bão số 5

3


2008

9/9-13/9

246

Do áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp

4

2008

19/10-21/10

387

Do áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp

5

2008

30/10-1/11

378

Dải hội tụ nhiệt+ gió đông ,đông nam

6


2009

23/9 - 26/9

461

Dải hội tụ nhiệt đới

7

2010

21/8 - 29/8

803

Cơn bão số 3 và hoàn lƣu bão số 3

8

2010

1/10-5/10

231

Do áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp

9


2010

14/10-19/10

1062

Do áp cao lạnh lục địa, rãnh áp

10

2011

28/7 -01/8

202

Cơn bão số 3 và hoàn lƣu bão số 3

11

2011

9/9-13/9

379

Do áp cao lạnh lục địa, rãnh áp thấp

12


2012

78/-11/8

300

Hoạt động của rãnh áp thấp

13

2012

2/9-8/9

549,6

14

2013

22/6 -25/6

319

Bão số 2

15

2013


17/9-25/9

336

Bão số 8

Nguyên nhân

Dải hội tụ nhiệt đới

20


Stt

Năm

Thời gian

Tổng lƣợng

16

2013

15/10-19/10

407

Nguyên nhân

Bão số 11

Tại trạm Nam Đàn, mƣa lớn kéo dài từ 3-7 ngày với tần suất 2-3 trận/năm.
Lƣu mƣa trung bình từ 300 mm -500 mm.
Mƣa gây lũ đặc biệt lớn trên sông Cả thƣờng kéo dài từ 3-7 ngày . Lƣợng
mƣa 7 ngày lớn nhất từ 800 mm -1400 mm ở đồng bằng và 700 mm – 1200 mm ở
miền núi
Nguyên nhân chủ yếu gây mƣa lớn:
-

Bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão (áp thấp nhiệt đới ) kết hợp cùng tác động của không khí lạnh.

-

Dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh.

-

Không khí lạnh kết hợp cùng các hình thế gây mƣa khác.

Mùa lũ sông Cả bắt đầu từ tháng VII hoặc VIII đến tháng X hoặc XI.
Stt

Bảng 4: Số ngày mưa lớn theo tháng từ 2008-2016 tại trạm Nam Đàn.
50 mm-100 mm/24h
> 100 mm/24h
Tổng ngày mƣa

Tháng VIII


6

3

9

Tháng IX

10

5

15

Tháng X

6

8

14

Bảng 5:Tần suất xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam.[2]
Đơn vị : %.
VI
VII
VIII
IX
X

XI
XII
Stt Trạm
Sông
1

Cửa Rào

Lam

6.0

17.6

52.9

23.5

2

Dừa

Lam

3.45

6.9

17.4


37.9

31.03

3.45

3

Thác Muối

Giăng

6.25

12.5

43.8

18.8

18.8

4

Nghĩa Khánh Hiếu

3.75

17.9


35.7

32.1

10.7

5

Yên Thƣợng

Lam

15.0

45.0

25.0

10.0

6

Bến Thủy

Lam

3.57

28.6


50.0

14.3

7

Sơn Diệm

Ngàn
Phố

3.84

50.0

30.7

11.54

8

Hòa Duyệt

Ngàn
Sâu

10.34

37.9


41.4

6.89

9

Linh Cảm

La

7.42

37.03

44.4

11.1

5.0

3.84
3.45

3.57

Nguồn:Trung tâm Dự báo KTTV TW

Từ bảng 5 nhận thấy lũ lớn thƣờng xuất hiện nhiều vào tháng 9 hàng năm

21



chiếm tần suất lớn nhất tại các trạm trên lƣu vực.
2.1.2. Tình hình lũ lụt trên lưu vực sông Lam.
Lũ là hiện tƣợng mực nƣớc sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định.
Khi nƣớc sông dâng lên cao do mƣa lớn hoặc (và) triều cao vƣợt qua khỏi bờ tràn
vào các vùng trũng gây ra ngập trên diện rộng trong khoảng thời gian nào đó gọi là
ngập lụt.
Trong mấy thập kỉ gần đây trên lƣu vực xuất hiện rất nhiều trận lũ. Lũ lớn
trên lƣu vực sông Lam có thƣờng có dạng là lũ kép, đƣờng quá trình của các sông
nhánh ở một số trận lũ điển hình có nét tƣơng đồng. Sau đây là một số trận lũ điển
hình cho các tháng.
 Trận lũ lớn tháng IX/2002.
Tại Nghệ An. đỉnh lũ xuất hiện lúc 3h ngày 22/IX ở Yên Thƣợng là 9.28 m;
tại Nam Đàn đỉnh lũ xuất hiện lúc 4h-9h cùng ngày là 7.82 m. Lúc 6h sáng ngày
29/IX. mực nƣớc tại Nam Đàn là 7.54 m dƣới báo động 3 là 0.36 m.
Tại Hà Tĩnh, trong các ngày 17-22/IX do mƣa lớn tập trung trong thời gian
ngắn trên toàn bộ lƣu vực hai hệ thống sông La và Cả nên đã xảy ra lũ lớn. Lúc 6h
sáng ngày 23/IX, mực nƣớc tại Chu Lễ là 13.26 m trên báo động 3 là 0.26 m, tại
Linh Cảm là 6.28 dƣới báo động 3 là 0.22 m.[2]
 Trận lũ tháng X/2007.
Do mƣa lớn ở phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa (khu vực thƣợng lƣu sông
Hiếu), rạng sáng 5/X/2007 một cơn lũ quét bất ngờ tràn qua các xã Châu Kim,
Mƣờng Nọc,. Tiền Phong, Nậm Giải huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Mực nƣớc
lúc 16h ngày 5/X, trên sông La tại Linh Cảm: 4.56 m (trên báo động 1: 0.56 m);
sông Cả tại Nam Đàn: 4.97 m (trên báo động 2: 0.43 m).[2]
 Trận lũ lớn tháng X/2010.
Trận lũ tháng X/2010 trên sông Ngàn Sâu đã xảy ra lũ đặc biệt lớn, tại Chu
Lễ đạt đỉnh là 16.56 m (lúc 19h ngày 16/X), trên báo động 3: 3.06 m. vƣợt lũ lịch sử
năm 2007: 0.43 m, 4 giờ sáng ngày 17/X, mực nƣớc trên các sông Cả tại Nam Đàn:

5.38 m ở mức báo động 1; sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 16.49 m trên báo động 3:
2.99 m (vƣợt lũ lịch sử năm 2007: 0.36 m); sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 12.37 m
(lúc 24h. ngày 16/X) trên báo động 3: 1.87 m; sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 12.56
m. dƣới báo động 3: 0.44 m; sông La tại Linh Cảm: 5.99 m dƣới báo động 3: 0.51m.

22


 Trận lũ lớn tháng IX/2011.
Mƣa lớn đã gây ra một đợt lũ lớn trên sông Cả và sông Hiếu. Mực nƣớc lúc
16h ngày 12/IX: Trên sông Hiếu tại Quỳ Châu: 71.42 m. tại Nghĩa Khánh: 38.69 m;
trên sông Cả tại Thạch Giám: 64.46 m; Dừa: 22.44 m; tại Đô Lƣơng: 15.76 m; tại
Nam Đàn: 6.90 m ngang báo động 2. Đỉnh lũ trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh là
39.30 m (thấp hơn lũ lịch sử 2.05 m) vào 19h ngày 12/IX/2011. Đỉnh lũ trên sông
Cả tại Nam Đàn: 7.59 m dƣới mức báo động 3:0.31 m vào 2 giờ - 13 giờ ngày
14/IX/2011.
2.1.3. Tình hình ngập úng lưu vực sông Lam.
Các trận mƣa lũ lớn gây ra thiệt hại to lớn đặc biệt là hiện tƣợng úng ngập
gây ảnh hƣởng đến ngƣời dân trên lƣu vực này. Theo “Báo cáo tổng kết công tác
phòng chống bão lụt – tìm kiếm cứu nạn” của ban chỉ huy phòng chống lụt bão –
tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An từ 2005 -2016:
Trong năm 2002 là một trong những năm đã xảy ra thiê ̣t hại rất lớn.Lũ đã
tràn đê chậm lũ (hữu sông Cả), gây ngập 5 xã thuộc huyện Nam Đàn và một số xã
thuộc huyện Hƣng Nguyên, Thanh Chƣơng, Anh Sơn... Tuyến đê hữu sông Lam
huyện Nam Đàn bị vỡ 2 đoạn dài 20 m, sâu 3 m, hồ bị vỡ sụt lở 136 chiếc, ngập 420
ha. Hệ thống đƣờng quốc lộ 1A qua đoạn Nghi Xuân, quốc lộ 8A bị ngập; tỉnh lộ.
huyện lộ, đƣờng liên xã, liên thôn bị ngập, giao thông bị chia cắt; 392 km đƣờng bị
sạt lở,1014 cầu cống bị hỏng.…
Năm 2006 do ảnh hƣởng của bão số 5 và số 6 trên lƣu vƣ̣c sông Lam có lũ
lớn. Đƣờng giao thông tỉnh lộ, huyê ̣n lộ và giao thông nông thôn bị ngập lụt, sạt lở.

Nhiề u cơ sở hạ tầng bị thiê ̣t hại nghiêm trọng. Diện tích lúa, hoa màu bị ngập 4764
ha, có 8988 ngôi nhà bị ngập chìm trong nƣớc sâu từ 0.3 – 3.0 m chủ yế u ở các
huyê ̣n miề n núi Hƣơng Sơn. Hƣơng Khê, Vũ Quang và Đức Thọ.
- Năm 2007, tại Nghệ An: Các huyện huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
Quế Phong, Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng... bị ngập hoàn toàn trong nƣớc lũ. Tại
huyện Nam Đàn có 13 xã bị ngập trong nƣớc lũ.
Tại Hà Tĩnh: 2 huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê bị ngập lụt nặng do nƣớc lũ
tràn về. 16 xã nằm ven sông Ngàn Phố, thuộc địa bàn huyện Hƣơng Sơn bị chìm sâu
trong nƣớc lũ, trong đó 3 xã Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thuỷ đã hoàn toàn bị cô lập.
Tại huyện Hƣơng Khê có 9 xã bị ngập nặng bao gồm: Phƣơng Mỹ, Phƣơng Điền,
Hà Linh, Hƣơng Giang, Hƣơng Thuỷ, Hƣơng Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hoà Hải.

23


- Trận lũ tháng X/2010 tại Hà Tĩnh ngập lụt diê ̣n rộng 178/262 xã của tất cả
12 huyê ̣n, thành phố, thị xã (Hƣơng Khê 22/22 xã; Vũ Quang 12/12 xã; Hƣơng Sơn
20/31 xã; Đức Thọ 27/28 xã; Cẩm Xuyên 15/27 xã; Thạch Hà 31/31 xã; Can Lộc
22/23 xã; Lộc Hà 09/13 xã; thành phố Hà Tĩnh 16/16 phƣờng xã; thị xã Hồng Lĩnh
3 phƣờng; Nghi Xuân 05/19 xã. Trong trận lũ vừa qua thời gian ngập úng vùng này
lên tới hơn 20 ngày đã làm ngập lụt 105 xã sâu tới 2 – 3 m; có nơi tới 6 m. Tuyế n
đƣờng sắt Bắc – Nam nhiề u km bị ngập sâu 0.5 – 1.5 m. Các tuyế n đƣờng tỉnh lộ.
giao thông nông thôn bị ngập 1 – 2 m. Lũ lớn đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiề u
nơi thuộc lƣu vƣ̣c sông Ngàn Sâu, vùng trũng và đồng bằng các tỉnh Nghê ̣ An- Hà
Tĩnh.
Thành phố Vinh bị ngập nghiêm trọng. Thiệt hại do đợt mƣa tháng X/2010
tại vùng TP Vinh và vùng phụ cận nhƣ sau: làm ngập, hƣ hỏng: 10166 ngôi nhà, 52
trạm bơm, 1010 ha ao hồ, 3596 ha lúa, 5823 ha ngô, 600 ha lạc, 1836 ha hoa màu
các loại, 300 ha khoai lang; làm sạt: 50m đê, 200m kênh,
Năm 2011, xảy ra trận lũ lịch sử ở thƣợng nguồn sông Lam. Trận lũ đã làm

ngập 14329 ha diê ṇ tích lúa canh tác và hoa màu, ngập hoàn toàn các xã Phƣơng
Điề n, Phƣơng Mỹ, Hƣơng Giang huyê ̣n Hƣơng Khê và Đức Lĩnh , Đƣớc Hƣơng.
Đức Lĩnh, Đức Bống, Hƣơng Thọ, Ân Phú huyê ̣n Vũ Quang . Tuyế n đƣờng Quôc lộ
15A đoạn khe Giao đi Phúc Đồng. Hƣơng Khê bị chia cất hoàn toàn có chổ ngập
sâu tới 1.2 m. Ngoài ra. các huyện Anh Sơn, Đô Lƣơng, Thanh Chƣơng, Nam Đàn,
Hƣng Nguyên và thành phố Vinh cũng bị ngập úng rất nặng.
Năm 2016, do ảnh hƣởng không khí lạnh tăng cƣờng xuống phía nam gây ra
mƣa lớn trên diện rộng ở Hà Tĩnh và Quảng Bình từ đêm 30 đến sáng 31/X. Mƣa
lớn đã gây ngập lụt 93 xã trên địa bàn 9 huyện, thành phố gần 20 km đƣờng sắt Bắc
- Nam chạy qua địa phận huyện Hƣơng Khê (Hà Tĩnh) cũng đã bị lũ cuốn xói mòn
phần kè chắn sạt lở móng, mố và nền đƣờng.
2.2. SỰ PHÂN BỐ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN LƢU VỰC SÔNG
LAM.
Trên lƣu vực có khá nhiều hồ chứa nhƣng hầu hết là các hồ chứa nhỏ phục
vụ cho công tác nông nghiệp trong khu vực nhỏ song bên cạnh đó các hồ chứa lớn
có tác động lớn đến lƣu vực nhƣ các hồ Bản Vẽ, Thác Muối, Khe Bố, Bản Mồng,
Ngàn Trƣơi, Hố Hô….trong công tác phòng chống lũ, chống hạn, đẩy mặn cho

24


vùng cửa sông và cung cấp nguồn điện năng cho lƣu vực. Trong khóa luận này đi
sâu vào phân tích tác động của hệ thống hồ chứa đến ngập úng hạ du.(Hình 7)
Trên lƣu vực có 660 hồ chứa loại lớn, vừa, nhỏ; 341 đập dâng; 556 trạm
bơm; 2 hệ thống thủy nông. Có 122 hồ chứa có dung tích 0.5 triệu m3 trở lên. Tổng
dung tích là 2918 triệu m3 trong lƣu vực bao gồm 101 hồ chứa đang vận hành với
tổng dung tích 2046 triệu m3. 7 hồ chứa đƣợc xây dựng với tổng dung tích 873 triệu
m3.

Stt


Bảng 6: Một số hồ chứa trên khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh.
Chảy vào
Lƣu vực
Tên hồ
Huyện
Chức năng chính
sông
sông

1

Bản Vẽ

Tƣơng
Dƣơng

Cả

Cả

Phòng lũ, phát điện, cấp
nƣớc sinh hoạt.

2

Khe Bố

Tƣơng
Dƣơng


Cả

Cả

Phòng lũ, phát điện, cấp
nƣớc sinh hoạt.

3

Chi Khê

Con Cuông

Cả

Cả

Phòng lũ, phát điện, cấp
nƣớc sinh hoạt.

4

Bản
Mồng

Quỳ Hợp

Hiếu


Hiếu

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

5

Thác
Muối

Thanh
Chƣơng

Giăng

Giăng

Phòng lũ, phát điện, cấp
nƣớc sinh hoạt.

6

Sông Sào

Nghĩa Đàn

Sào

Sào


Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

7

Vực
Mấu

Quỳnh Lƣu

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

8

Khe Su

Thanh
Chƣơng

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

9

Cao Điền

Thanh
Chƣơng


Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

10

Bãi Bằng

Thanh
Chƣơng

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt

11

Ruộng
Động

Thanh
Chƣơng

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

12

Cửa Ông

Thanh
Chƣơng


Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt

13

Cao Vều

Thanh
Chƣơng

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

14

Chọ
Đàm

Thanh
Chƣơng

Thủy lợi, cấp nƣớc sinh
hoạt.

25


×