UBND HUYỆN THẠNH PHÚ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / KH-PGD&ĐT Thạnh Phú, ngày tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH
“ Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”
Thực hiện chủ đề năm học 2010 - 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động về việc “
Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”; Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạnh
Phú xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
năm học:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào nền nếp kỷ cương để từ nền nếp kỷ cương
sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh một nền tảng cơ bản về tinh thần thái
độ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí và dạy- học trong toàn ngành.
- Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ năm học. Tăng cường hơn nữa nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực
quản lí, giảng dạy nhằm thức đẩy quá trình phát triển giáo dục.
- Giữ vững thành quả giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phấn
đấu kéo giảm và khắc phục tình hình học sinh lưu ban bỏ học, nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
- Tạo sự đoàn kết, thống nhất trong quản lí; thể hiện sự quyết tâm trong chỉ đạo điều
hành từ cơ quan Phòng GD&ĐT đến các đơn vị trực thuộc với nhiệm vụ: tạo chuyển biến
mới, tất cả vì sự nghiệp chung, vì chất lượng giáo dục.
II. YÊU CẦU:
- Trong quản lí, chỉ đạo, điều hành phải đảm bảo dân chủ, tích cực, vì sự phát triển của
ngành; phải sát với tình hình thực tiễn của ngành. Định hướng hoạt động giáo dục phải phù
hợp với sự phát triển chung của huyện nhà.
- Thực hiện nhiệm vụ phải gắn với các cuộc vận động và các phong trào thi đua lớn
của ngành. Triển khai, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP:
1. Đổi mới công tác quản lí giáo dục:
* Nhiệm vụ:
- Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác tài chính, tổ chức bộ máy
cho Hiệu trưởng các trường để từng bước các cơ sở giáo dục chủ động trong quản lí, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất.
- Phát huy hơn nữa vai trò quản lí của Hiệu trưởng; vai trò lãnh đạo của Chi uỷ chi bộ,
quan tâm công tác xây dựng Đảng trong nhà trường. Chi bộ phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng chi bộ, đơn vị trong sạch vững mạnh.
- Đổi mới công tác thi đua theo hướng nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên
trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện qui trình đánh giá khách quan, minh bạch, dân chủ của cá
nhân, tập thể và thủ trưởng đơn vị kịp thời ghi nhận và tuyên dương khen thưởng các cá nhân,
tập thể nhằm thúc đẩy phong trào.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí trong ngành thực hiện cải cách hành chính; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí kịp thời rút kinh nghiệm về thực hiện tốt tự
chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính; đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá; tổ chức kiểm định
chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
- Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục để nâng
cao chất lượng giáo dục. Đầu tư, bổ sung các điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học; thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp, đảm bảo điều kiện hoạt động cho cơ sở
giáo dục.
* Giải pháp:
- Kịp thời bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực về quản lí nhà nước, quản lí trường
học. Triển khai vận dụng đúng các văn bản quy định hiện hành trong quản lí, chỉ đạo để đáp
ứng yêu cầu đổi mới quản lí giáo dục theo chủ đề năm học.
- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; chú trọng nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát có kết luận cụ thể, rõ ràng, chính xác và kịp thời.
Định kì tổ chức phúc tra theo kết luận thanh tra.
- Ứng dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm VEMIS vào quản lí trường nhà trường
như: quản lí tài chính, CSCV, quản lí học sinh, quản lí giảng dạy, hoạt động thư viện, hành
chính…; cập nhật kịp thời các thông tin, dữ liệu ứng dụng CNTT trong từng bộ phận.
- Triển khai thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo các chuẩn qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng
yêu cầu và mục tiêu giáo dục.
- Tích cực chỉ đạo đổi mới cách dạy, cách học phù hợp, hiệu quả. Đổi mới cách tổ
chức thi giáo viên dạy giỏi theo Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi ban hành kèm theo Thông
tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đánh giá
năng lực dạy học của giáo viên một cách thực chất, đánh giá được cả về trình độ kiến thức và
năng lực sư phạm của giáo viên.
1.2 Nâng cao chất lượng giáo dục:
* Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn
kiến thức kỹ năng phù hợp với đặc trưng bộ môn từng cấp học, phù hợp với đối tượng, khắc
phục tình trạng “đọc- chép”; khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ đổi mới
quá trình dạy học. Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh vào đầu mỗi năm học; tổ chức kiểm
tra, đánh giá chính xác, đúng trình độ năng lực học tập của học sinh.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, và chất lượng giáo dục
mũi nhọn, phấn đấu giảm khoản cách chênh lệch về chất lượng giữa các trường; phải xem
nâng cao chất lượng giáo dục là giải pháp căn cơ nhất để hạn chế tình hình học sinh bỏ học.
- Triển khai chương trình giáo dục Mầm non mới theo kế hoạch, thực hiện phổ cập
Mẫu giáo 5 tuổi, chuyển giao học sinh mẫu giáo 5 tuổi vào học tiểu học; duy trì công tác
tuyển sinh và bàn giao học sinh lên lớp.
* Giải pháp:
- Từng đơn vị nhà trường và mỗi CBGV phải tạo cho mình một động lực đổi mới quản
lí và đổi mới phương pháp dạy học; chỉ có thể thành công khi mỗi CBGV có động lực hành
động và chuyển hoá được từ ý chí tình cảm tâm huyết và tinh thần trách nhiệm đối với học
sinh đối với sự phát triển của ngành.
Từng đơn vị và cán bộ quản lí phải phát huy năng lực, sáng tạo, chủ động trong quản
lí điều hành, thường xuyên đổi mới, cải tiến công tác chỉ đạo chuyên môn góp phần nâng cao
hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị.
- Có kế hoạch đầu tư cho chất lượng mũi nhọn; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt
động cụm chuyên môn, tổ chuyên môn, mạng lưới chuyên môn; tổ chức hội thảo chuyên đề
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục từng cấp học.
- Tăng cường dự giờ đột xuất từ Phòng GD&ĐT đến các trường và Tổ bộ môn, chú
trọng việc khảo sát thực tế và việc rèn kỹ năng cho học sinh.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ đề kiểm tra định kỳ cho từng cấp học gắn với
việc giám sát công tác tổ chức coi, chấm bài kiểm tra ở các trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phấn đấu mỗi giáo viên biết
sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy, biết khai thác nguồn học liệu mở trên website của
ngành và các trang thông tin khác.
- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT tăng cường công tác cơ sở, kịp thời nắm
bắt thông tin để tư vấn, giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời. tăng cường việc dự và làm việc với
HĐSP, với cán bộ cốt cán của từng đơn vị.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục Mầm non mới, phổ cập Mẫu
giáo 5 tuổi; tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, bảo
vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp với các
ngành hữu quan để cùng chăm lo cho giáo dục.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tổ chức triển khai quán triệt nội dung kế hoạch của Phòng GD&ĐT đến các trường
trực thuộc.
- Từng đơn vị phải xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của đơn vị, cần xác định
nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể để thực hiện đạt hiệu quả.
- Kết thúc học kỳ, năm học tố chức đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Phòng
GD&ĐT.
Trên đây là kế hoạch thực hiện đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục;
Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện tốt nội dung
kế hoạch trên.
Nơi nhận:
TRƯỞNG PHÒNG
- HU, UBND huyện;
- BTG Huyện ủy;
- Các trường trực thuộc (thực hiện);
- Lưu: VT PGD&ĐT.
Nguyễn Ngọc Tân
báo cáo