Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tham luan ve cong tac gvcn lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.92 KB, 7 trang )

Phòng GD&ĐT H. Cao Lãnh Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường THCS TT Mỹ Thọ Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
------------- ----------------
BÀI THAM LUẬN
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I-LỜI NÓI ĐẦU :
Trong những nhiệm vụ của người giáo viên, ngoài công tác giảng dạy, chủ
nhiệm lớp là một công tác hết sức quan trọng góp phần giáo dục về đạo đức, lối sống
và hình thành nhân cách ở mỗi học sinh.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã rút ra được những biện pháp để
nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Trong phạm vi bài này xin trình bày cụ thể những biện pháp đó và những kết
quả đạt được trong năm qua.
II-NỘI DUNG :
1.Cơ sở xuất phát:
a-Cơ sở lý luận :
-Trong nhà trường THCS, người GVCN là người gần gũi với học sinh lớp
mình phụ trách nhất, là người có trách nhiệm hàng đầu trong giáo dục lối sống, đạo
đức, nề nếp và nhân cách cho các em.
-Theo điều lệ trường phổ thông, ngoài nổ lực bản thân, người giáo viên chủ
nhiệm còn phải kết hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường như BGH,
Đoàn, Đội và tập thể giáo viên bộ môn, qua tổ chức Ban đại diện CMHS và khi cần
thiết phải liên hệ trực tiếp với gia đình các em. Tóm lại cần có sự kết hợp tốt giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục các em.
b-Cơ sở thực tiễn :
-Qui mô và chất lượng giáo dục nhà trường mấy năm qua đã từng bước được
nâng cao. Tuy nhiên, trong đại bộ phận học sinh vẫn còn một số lười học, chưa xác
định được mục tiêu học tập, chưa chấp hành tốt nội qui nhà trường, thậm chí bỏ giờ,
cúp tiết, quậy phá, vô lễ, đánh nhau… GVCN phải là người nắm bắt kịp thời và có
những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, uốn nắn, giáo dục các em trở thành người


tốt.
-Phòng bệnh hơn trị bệnh là chính, người GVCN phải thường xuyên theo dõi
đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, nắm bắt được ngay những biểu hiện chưa tốt
và có kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác tìm biện pháp ngăn chặn.
-Ngoài ra, người GVCN còn phải thật sự yêu thương học sinh, tìm hiểu hoàn
cảnh, tâm tư, nguyện vọng của các em và biện pháp rất hữu hiệu là giải thích, cảm
hóa, thuyết phục để các em thấy được sai lầm và tự nguyện sửa đổi.
2-Mục tiêu:
`Sử dụng các biện pháp để nắm chắc đối tượng học sinh lớp, phân tích đánh giá
chất lượng đạo đức, học tập từ đầu năm học. Kết hợp tốt sự hợp tác của nhà trường,
các đoàn thể, gia đình và xã hội, dùng các biện pháp tình cảm để giải thích, thuyết
phục, giáo dục học sinh sai phạm là những điểm chủ yếu để mang lại hiệu quả trong
công tác chủ nhiệm lớp.
3-Đặc điểm tình hình :
a-Thuận lợi :
-Được sự chỉ đạo của Sở, Phòng GD và sự quan tâm của BGH nhà
trường trong công tác chủ nhiệm lớp.
-Tổ chức bộ máy của trường THCS TT Mỹ Thọ tương đối đầy đủ và ổn
định, tập thể sư phạm có nhiệt tình hỗ trợ.
-Một số đông gia đình học sinh ổn định về kinh tế, có quan tâm đến việc
học của con em.
-Bản thân tôi dạy khá lâu năm, tích lũy, học hỏi được khá nhiều kinh
nghiệm và tôi hết sức nhiệt tình trong công tác.
b-Khó khăn :
-Năm học qua tôi chủ nhiệm lớp 6A3 . Qua khảo sát thực tế đây là một
lớp trung bình, trình độ học sinh không đồng đều.
-Về địa bàn là học sinh của nhiều trường tiểu học lân cận, có nhiều em ở
tận trong sâu của ấp, ở xã khác đến học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn,
thuộc hộ gia đình nghèo hoặc mồ côi.
-Về đạo đức còn nhiều biểu hiện chưa tốt, ý thức kỷ luật, trật tự chưa

cao.
-Về học lực qua khảo sát chất lượng đầu năm, số học sinh yếu kém thực
tế khá đông.
-Học sinh mới tuyển từ tiểu học lên nên các em còn rất bỡ ngỡ với nề
nếp, sinh hoạt, cách ăn mặc và nhất là cách dạy một số môn học mới ở trường
THCS.
4-Các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua :
Vận dụng kinh nghiệm bản thân và học hỏi qua đồng nghiệp, qua các
phương tiện thông tin, trong thời gian qua tôi đã thực hiện các giải pháp sau đây
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp.
4.1-GVCN phải nắm rõ Điều lệ nhà trường PT đặc biệt là nhiệm vụ và
quyền hạn của người GVCN.
Học tập quán triệt chỉ thị về nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo cấp
trên và phương hướng kế hoạch năm học của nhà trường. Có nắm vững các
văn bản pháp lý và các chỉ thị cấp trên từ đó vận dụng sát hợp vào thực tế của
trường, của lớp mình mới lên kế hoạch chủ nhiệm đúng đắn và phù hợp được.
Ví dụ : Nắm vững những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, các qui định
về đánh giá, xếp loại học sinh, các hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh, các
loại hồ sơ, biểu mẫu phải thực hiện trong công tác chủ nhiệm, qui chế thành lập
và hoạt động của Ban đại diện CMHS, các khoản thu học sinh phải đóng, các
trường hợp miễn giảm và các thủ tục cần thiết, các chỉ tiêu pháp lệnh về chất
lượng giáo dục , về duy trì sĩ số, chống bỏ học, lưu ban ….
4.2-Đối với các đoàn thể và các tổ chức xã hội :
Cần theo dõi nắm bắt các chủ trương của các đoàn thể và tổ chức xã hội
như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Chi đoàn, Ban đại diện CMHS, Hội khuyến
học,…để đề ra các chương trình hành động sát hợp, hỗ trợ tích cực các phong
trào. Qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và các mặt khác của học sinh. Cũng
qua sự kết hợp đồng bộ mà GVCN có sự hỗ trợ từ nhiều phía trong gia đình
học sinh nhất là đối với các em có những biểu hiện xấu, tiêu cực.
4.3-Đối với gia đình học sinh :

a/-Hơn ai hết, người giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ hoàn cảnh gia
đình của từng học sinh. Trong các cuộc họp, GVCN cần thuyết phục cha mẹ
học sinh đi họp đầy đủ, nếu còn vắng nhiều nên đề xuất với Hiệu trưởng cho
họp lần 2, lần 3.
b/-Trong cuộc họp PHHS ngoài ý nghĩa thành lập Ban đại diện CMHS
lớp còn những vấn đề quan trọng khác như phổ biến các chủ trương của Ngành
giáo dục, vắn tắt nội dung cơ bản của chỉ thị năm học, kế hoạch, chỉ tiêu của
nhà trường, chỉ tiêu cụ thể của lớp, những yêu cầu của nội qui,nề nếp học tập,
giờ giấc, ăn mặc, các khoản đóng góp đầu năm, chế độ miễn, giảm … cho nên
GVCN cần chuẩn bị tỉ mỉ, lên chương trình làm việc khoa học, trình bày rõ
ràng, đầy đủ để PHHS nắm rõ sau này hỗ trợ tích cực hơn, duy trì tốt nề nếp
các mặt hoạt động khác của nhà trường, của lớp.
*Một vài ví dụ cụ thể :
- Đối với lớp đầu cấp:
+Nêu rõ nề nếp, giờ giấc, nội qui, đồng phục để PHHS nắm rõ thực hiện.
+Nêu rõ mức thu học phí, các khoản đóng góp khác và các chế độ miễn
giảm, các hồ sơ, thủ tục để nộp nhà trường xin miễn giảm ra sao, ai ký, nộp ai
để PHHS thực hiện cho đúng và kịp thời.
+Nắm rõ ngay những trường hợp đặc biệt : Trẻ mồ côi, khuyết tật, hộ
xóa đói giảm nghèo, các hộ chính sách để có hướng dẫn cụ thể cho PHHS thực
hiện cũng như báo cáo nhà trường nhằm có chính sách hỗ trợ kịp thời, chống vì
nghèo, khó khăn, không biết làm hồ sơ mà bỏ học !
c/-Trong cuộc họp PHHS ngoài việc phổ biến còn cần gợi ý để PHHS
phát biểu, về chủ trương của trường, của lớp, về các chỉ tiêu phấn đấu, về
những khó khăn thuận lợi về phía gia đình và học sinh, về những đề nghị … để
tổng hợp nắm tình hình và báo cáo về trên.
d/-Vấn đề bầu Ban đại diện CMHS lớp có ý nghĩa rất quan trọng đối với
việc phối hợp với GVCN trong quản lý, giáo dục học sinh. Cho nên không
được bầu chọn một cách hình thức, lấy lệ, lấy danh sách để báo cáo mà phải rà
soát kỹ, tìm những đối tượng có trình độ, có uy tín và nhất là tích cực. Chúng

tôi đề nghị họp lần 1 không đủ số, chưa có đối tượng thì chờ họp lần 2 mới bầu
xong Ban đại diện.
e/-Nên chăng, trong cuộc họp này, hai bên (GVCN và PHHS) cần nêu
lên những vấn đề chủ yếu về trách nhiệm đối với con em, ghi biên bản cụ thể
và ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa Nhà trường, GVCN, và PHHS để thực
hiện sau này.
f/-Ngoài cuộc họp đầu năm, sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm học chúng
ta có thể liên hệ vói cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả khi có
tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo vấn đề. Nếu có thể được mời
Ban giám hiệu đến cùng dự.
g/-Thường xuyên liên hệ PHHS bằng gặp gỡ, mời đến trường, bằng thư,
điện thoại … để trao đổi, thông báo những vấn đề mới phát sinh.
h/-Sổ liên lạc rất quan trọng và cần thiết để báo cáo về gia đình học tập,
nề nếp, đạo đức của học sinh. GVCN hàng tháng chuyển sổ liên lạc về gia đình
học sinh đúng thời gian qui định,xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả,
cần ghi đầy đủ và chính xác, kể cả số điện thoại (nếu có), cần lấy cho được chữ
ký của cha mẹ học sinh để sau này đối chiếu.
-Ghi sổ liên lạc báo về gia đình phải hết sức cẩn thận, ghi đầy đủ,
chính xác, rõ ràng về các điểm số, ngày nghỉ, không tẩy xóa và GVCN cần phê
thật đầy đủ, chi tiết về tình hình học tập và các biểu hiện tốt xấu của học sinh.
-Sau khi thu lại, GVCN phải kiểm tra và theo dõi ý kiến phản hồi từ
gia đình học sinh, ghi nhận những đề xuất (nếu có) và tìm biện pháp giải quyết.
-Theo dõi những hiện tượng ký thay, không ký hoặc học sinh đánh
mất sổ liên lạc.
4.4-Kết hợp với từng em học sinh :
-Đối tượng giáo dục của chúng ta là các em học sinh cụ thể nên không
được xem nhẹ mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh nói chung và đặc biệt là
GVCN với học sinh của mình. Phải thực hiện ngày càng tốt hơn nguyên tắc
“Thầy chủ đạo-Trò chủ động” trong truyền thụ kiến thức cũng như các mặt
giáo dục khác đối với học sinh.

-Ngay từ đầu năm học, GVCN nên nắm thật chắc học sinh của mình về
tất cả các mặt. Có thể thông qua các biện pháp sau :
+Tìm mượn học bạ những năm học trước để theo dõi.
+Yêu cầu học sinh ghi lý lịch theo mẫu GVCN đề ra, càng nên nhiều
chi tiết càng tốt (ví dụ : ngay cả khoảng cách đi từ nhà đến trường, đi học bằng
phương tiện gì ?, nhà cửa giàu nghèo ra sao?, có anh chị em đang học chung
trường?, các em khác độ tuổi đi học, đi làm ở đâu?, cá tính, sở thích, năng
khiếu, nguyện vọng, thích học môn gì, chán môn gì ….
+Có thể liên hệ GVCN năm học trước cũng như các giáo viên bộ môn
đã dạy những năm trước. Những thông tin này là rất quan trọng, cần thiết cho
một GVCN mới nhận lớp.
-Trong tuần đầu xếp chỗ ngồi tạm thời cho ổn định, có thể bầu hoặc
GVCN chỉ định “Ban cán bộ lớp lâm thời” hoạt động trong tháng đầu. Trong
mấy tuần đầu đó theo dõi tình hình đạo đức, nề nếp, những biểu hiện xấu,
những học sinh cá biệt, những tay quậy để có biện pháp uốn nắn mạnh từ đầu
năm, dìm phong trào quậy phá lây lan. Cũng cần phát hiện những gương người
tốt, việc tốt để biểu dương, tìm những nhân tố tích cực, uy tín để bầu chính
thức vào Ban cán bộ lớp sau này .
-Cần gần gũi, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của những học
sinh có biểu hiện không tốt để động viên, an ủi, uốn nắn, khuyên răn và liên hệ
gia đình để kịp thời ngăn chận.
-Đừng vội đánh giá các em là những học sinh hư hỏng, sâu bọ của lớp
học mà phải thật sự thương yêu, uốn nắn với tư cách là người thầy, người cha,
người mẹ, người anh, người chị để giáo dục các em, GVCN cần kiên trì “Tìm
bệnh để chữa” cho đúng thuốc !
-Thay vì đến nhà học sinh để mét cha mẹ, ta có thể mời các em đó chủ
nhật nào đến nhà chơi, như một người em, một đứa con, gây cho chúng một
lòng tin, một chỗ dựa … sớm muộn gì sự quan tâm đó các em sẽ dần chuyển
biến. Đặc biệt phải biểu dương (một cách chính xác) những tiến bộ của các em
để xóa dần mặc cảm.

-Tiết sinh hoạt lớp hàng tuần cũng vô cùng quan trọng, ngoài việc phổ
biến các kế hoạch, bàn bạc cách thực hiện, tổng kết hoạt động thời gian qua, …
còn là dịp để thầy trò cảm thông nhau hơn, để GV nắm được các đối tượng học
sinh một cách rõ hơn. Đừng bao giờ biến tiết sinh hoạt lớp thành những buổi
kiểm điểm nặng nề, những cuộc xử kiện gay gắt … mà nên dành thời gian để
các em đóng góp ý kiến cho chương trình hành động, lấy Đoàn, Đội và học
sinh giỏi, ngoan để nêu gương tốt. Cần có những hình thức sinh hoạt vui tươi
hấp dẫn, những trò chơi, thi đua văn nghệ, đố vui, dạy bài hát mới, sưu tầm
tranh, ảnh, thơ, truyện … theo từng chủ điểm. Có như vậy các em mới cảm
thấy hứng thú, hữu ích và tích cực đóng góp cho sự thành công của lớp.
5/-Kết quả đạt được:
Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp trên, tình hình nề nếp và các mặt chất
lượng của học sinh lớp chủ nhiệm có nhiều chuyển biến tích cực qua các kết quả cụ
thể sau đây :
*Về chất lượng đạo đức :
Qua quá trình theo dõi, kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường, nhất là sự kết hợp giữa GVCN và Đoàn, Đội, PHHS cuối năm các em có
chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập, ý thức tự giác trong học tập và thực hiện nội
qui. Các biểu hiện lười học, không thuộc bài, bỏ giờ, cúp tiết giảm đáng kể. Một số
em đã nhận thức được và có động cơ học tập đúng đắn. Số khá ngoan đã phấn đấu
vươn lên loại tốt. Không còn học sinh xếp loại đạo đức trung bình hoặc yếu. Các em
biết yêu thương, kính trọng và giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thầy cô; biết sống chan hòa
với mọi người và tập được nhiều thói quen tốt trong giữ gìn sức khỏe và an toàn bản
thân.
Lớp tôi chủ nhiệm luôn đảm bảo sĩ số 100% đến cuối năm học, không có học
sinh vi phạm kỹ luật, ở lại lớp hoặc thi lại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×