Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2010 và đánh giá về tính hợp lý của các quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.66 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
A.

Mở đầu............................................................................................................2

B. Nội Dung.............................................................................................................3
I.

Quyền, nghĩa vụ của các đương sự...............................................................3

1. Khái niệm đương sự.......................................................................................3
2. Quyền và nghĩa vụ của đương sự..................................................................3
II. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện..........................................................9
1. Khái niệm người khởi kiện.........................................................................9
2. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện.......................................................9
III.

Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện..........................................................11

1. Khái niệm người bị kiện...........................................................................11
2. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện..........................................................11
IV.

Quyền, nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.................14

1. Khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan................................14
2. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...............14
V. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính............................................15
C. Kết luận.............................................................................................................17
D. Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................18



1


A. Mở đầu.
Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng hành chính, là một trong
những nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính. Việc pháp luật
quy định quyền và nghĩa vụ của các đương sự là xác định địa vị pháp lý của họ
trong tố tụng hành chính các quy định này đều phải xuất phát từ đặc thù của tố
tụng hành chính so với các thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng dân sự... Đặc thù cơ bản
nhất của tố tụng hành chính là tố tụng tiến hành chủ yếu ở Toà án và kết quả là
phán xét của Tòa án về một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành
vi hành chính của nhân viên cơ quan nhà nước có đúng pháp luật hay không. Ngoài
ra, trước khi vụ kiện hành chính được đưa ra Toà án thì nó đã được giải quyết theo
thủ tục khiếu nại hành chính nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại. Bởi có đặc thù như vậy nên việc tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của
các đương sự trong tố tụng hành chính là điều cần thiết nhằm hiểu rõ hơn các quy
định của Luật Tố tụng hành chính về vấn đề này. Vì vậy, nhóm chúng em quyết
định nghiên cứu chủ đề: “Phân tích quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ
án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và đánh giá về
tính hợp lý của các quy định này.”

2


B. Nội Dung.
I.

Quyền, nghĩa vụ của các đương sự.
1. Khái niệm đương sự

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2010 thì đương sự bao gồm

người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương
sự tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng hành chính nhằm mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật và Tòa án có trách nhiệm bảo
đảm cho đương sự thực hiệu quyền của họ.
2. Quyền và nghĩa vụ của đương sự
Quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự được quy định tại Điều 49 Luật
tố tụng hành chính 2010:
“1. Cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do
đương sự khác cung cấp hoặc do Toà án thu thập.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung
cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án.
4. Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không
thể thực hiện được; đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám
định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.”
Cung cấp chứng cứ, chứng minh vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ của
đương sự. Theo quy định tại Điều 8 thì đương sự có yêu cầu toà án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, nếu đương sự không đưa ra được
chứng cứ hoặc không đầy đủ chứng cứ thì sẽ phải chịu hậu quả.
3


Các quy định trên giúp cho đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình
trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh, tạo điều kiện cho đương sự chủ động
thu thập được tài liệu cần thiết để xuất trình cho toà án, đảm bảo tính khách quan
trong hoạt động chứng minh. Và cũng nhằm bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự thì đương sự được quyền biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem
các tài liệu, chứng cứ khác.
Nếu đương sự không tự mình thu thập chứng cứ thì đề nghị Tòa án xác minh
thu thập chứng cứ. Nhưng do trình độ học vấn thấp và sự thiếu hiểu biết pháp luật ở
nhiều nơi nên có thể gặp phải khó khăn khi phải yêu cầu đương sự làm bản tự khai;
có những vụ án đương sự không chấp hành yêu cầu giao nộp chứng cứ hoặc không
yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ dẫn đến việc Tòa án không thể giải quyết vụ án
một cách chính xác, khách quan.
“5. Yêu cầu Toà án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Các biện pháp tạm thời được quy định tại Điều 62, bao gồm: “Tạm đình chỉ
việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh; Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính; Cấm hoặc
buộc thực hiện những hành vi nhất định.”
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Toà án đang
giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên
để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự và bảo vệ chứng cứ, bảo toàn
tình trạng hiện có đảm bảo không gây nên thiệt hại không thể khắc phục được hoặc
bảo đảm việc thi hành án.
“6. Tham gia phiên toà.”
Để đảm bảo cho lợi ích của các đương sự trong vụ án hành chính thì đương
sự được tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, Luật Tố tụng hành chính hiện nay lại chưa
cho phép đương sự được tham gia phiên họp. Vì vậy, với mục đích đảm bảo tốt
4


hơn cho lợi ích của đương sự thì nên cho phép đương sự được tham gia cả phiên
tòa và phiên họp.
“7. Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.”
Đương sự có quyền đề nghị Tòa án giải quyết vụ án. Tuy nhiên, khoản 1
Điều 118 Luật tố tụng hành chính lại chưa có quy định nào để cụ thể hóa khoản 7

Điều 49 Luật tố tụng hành chính. Vì vậy, nên đưa thêm căn cứ tạm đình chỉ giải
quyết vụ án khi một trong các bên đương sự có yêu cầu xin tạm đình chỉ và được
các đương sự khác đồng ý.
“8. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình
tham gia tố tụng.’
Các đương sự tham gia tố tụng hành chính có quyền ủy quyền bằng văn bản
cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Theo quy định
Khoản 3 và Khoản 5, Điều 54 Luật TTHC Người đại diện theo ủy quyền trong
TTHC phải đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương
sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản, trừ
những trường hợp Luật quy định không được làm người đại diện. người được ủy
quyền thực hiện toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy
quyền. Đồng thời, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ 3.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đương sự ủy quyền cho người không nắm
rõ hoặc không có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc khiến việc tranh luận tại
phiên tòa gặp khó khăn, không hiệu quả dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài,
không bảo đảm để Tòa án xem xét giải quyết vụ án một cách tốt nhất.
“9. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.”
Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng (người giám định và người phiên dịch) nhằm đảm bảo tính khách quan của
những người này khi tham gia phiên tòa khi có căn cứ cho rằng người những người
5


này thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 41, khoản 4 Điều 57, khoản 4
Điều 58 Luật Tố tụng hành chính. Các trường hợp này đã được hướng dẫn cụ thể
tại Điều 8 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP.
“10. Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố
tụng.”
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có vai trò quan trọng trong tố tụng vì

vậy, quyền được đề nghị sự tham gia của những người này nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích của đương sự, góp phần cho việc giải quyết vụ án được khách quan,
nhanh chóng và chính xác hơn.
“11. Đối thoại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án.”
Trong quan hệ quản lý hành chính và giải quyết khiếu nại hành cơ quan hành
chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính là chủ thể
quản lý, còn bên kia là các tổ chức, cá nhân là chủ thể bị quản lý còn trong đối
thoại thì các bên tham gia bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Như vậy đối thoại
trong quá trình giải quyết vụ án góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa người khởi
kiện, người bị kiện và các chủ thể khác trong vụ án hành chính. Vì vậy, các bên có
thể bình đẳng trong việc đưa ra các quan điểm, đề nghị, đánh giá trong quá trình
đối thoại, không được áp đặt ý chí đơn phương trong quá trình đối thoại.
“12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.”
Được sự được gửi các thông báo hợp lệ về các quyền, nghĩa vụ của mình để
họ biết bản thân có quyền gì và phải thực hiện nghĩa vụ. Đương sự sẽ chủ động
hơn trong quá trình tố tụng.
“13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình.”

6


Tòa án phải có trách nhiệm đảm bảo để đương sự được thực hiện quyền này.
Với quyền này thì đương sự có thể tự mình hoặc nhờ luật sư hay một người nào
khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong vụ án hành chính.
“14. Tranh luận tại phiên toà.”
Tham gia tranh luận tại phiên tòa thể hiện ý kiến, quan điểm của các bên đương sự
trong việc giải quyết vụ việc dựa trên các chứng cứ thu được. Tòa án nghe ý kiến
của các bên tham gia tố tụng để ra quyết định phán xét giải quyết vụ án một cách
khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

“15. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án.”
Khi đương sự không đồn ý với các bản án, quyết định của Tòa án thì họ được
quyền kháng cáo, khiếu nại. Việc nộp đơn kháng cáo phải trong thời hạn quy định
tại Điều 176 Luật Tố tụng hành chính. Nếu quá thời hạn này thì Tòa án sẽ không
giải quyết kháng cáo nữa và quyết định, bản án của tòa án sơ thẩm sẽ có hiệu lực
thi hành. Tuy nhiên trong trường hợp trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan khác chính đáng như: do thiên tai, lũ lụt, do ốm đau, tai nạn... làm cho người
kháng cáo không thể thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn luật định thì Tòa án
vẫn chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (theo khoản 2 Điều 177).
“16. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”
Khi đương sự phát hiện ra bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án theo các căn cứ
tại Điều 210; phát hiện ra những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung
của bản án, quyết định mà Toà án, đương sự không biết được khi Toà án ra bản án,
quyết định đó theo các căn cứ tại Điều 233 thì đương sự được quyền đề nghị Chánh
án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm; tái thẩm theo quy định Điều 212 và Điều 235.
7


“17. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà án.”
Các đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án trong thời hạn 3 ngày làm việc kể
từ ngày kết thúc phiên tòa và được Tòa án cấp, gửi bản án trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị
(Điều 166).
“18. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo
yêu cầu của Toà án.”
Đương sự có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn chưa có biện pháp để xử lý đối với trường hợp người bị kiện

không cung cấp tài liệu, chứng cứ, đồng thời từ chối cung cấp tài liệu chứng cứ
theo yêu cầu của Tòa. Do đó, cần phải hoàn thiện pháp luật về việc xử lý đối với
những trường hợp này, để tránh kéo dài vụ án, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án.
“19. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và

chấp hành

các quyết

định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án.”
Luật Tố tụng hành chính đã có những quy định cụ thể về sự có mặt của các
đương sự tại Điều 195. Nhưng việc đương sự không chấp hành giấy triệu tập của
Tòa án, không đến Tòa án khiến cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng
đến phiên tòa, không bảo đảm thời hạn tố tụng.
Đương sự còn có một số nghĩa vụ như sau:
“20. Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.
21. Nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật.
22. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật.”
“23. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
8


Các quyền và nghĩa vụ này quy định trong Luật Tố tụng Hành chính 2010
như: quyền yêu cầu được giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư
của đương sự (K3 Điều 15); quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
(trong trường hợp này phải áo người phiên dịch) (Điều 22); nghĩa vụ tuân theo các
quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010.
Ngoài ra, các đương sự ở những vị trí và tư cách pháp lý khác nhau còn có

những quyền và nghĩa vụ riêng được quy định tại Điều 50, 51, 52 Luật Tố tụng
Hành chính 2010.
II.

Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện.
1. Khái niệm người khởi kiện.
“Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính

đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc
lập danh sách cử tri.” (khoản 6, Điều 3).
Cá nhân khởi kiện vụ án hành chính được hiểu là công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. Cơ quan tổ
chức khởi kiện vụ án hành chính bao gồm Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
Theo khoản 1 Điều 50 thì người khởi kiện có các quyền và nghĩa vụ chung
của đương sự như Điều 49. Ngoài ra, người khởi kiện còn có một số quyền và
nghĩa vụ sau:
- Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và quyền khởi kiện
vụ án hành chính:

9


Điều 5, Luật TTHC: “Cá nhân,cơ quan,tổ chức có quyền khởi kiện vụ án
hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy
định của Luật này”.
Việc trao quyền khởi kiện là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng để bảo vệ

quyền và lợi ích cho người khởi kiện. Quyền này có tính chất khởi nguồn bởi lẽ chỉ
khi cá nhân, tổ chức có đơn khởi kiện thì Tòa án mới thụ lý giải quyết vụ án hành
chính từ đó làm phát sinh các quan hệ pháp luật tố tụng hành chính, các quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác nhẳm giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khởi kiện. Quyền khởi kiện này được quy định cụ thể tại Điều
103 Luật TTHC
- Quyền tự định đoạt của người khởi kiện:
Quyền này được quy định trong Điều 7 luật tthc, cho phép người khởi kiệ có
quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật
tthc. Quyền này được cụ thể tại khoản 2 Điều 50: “Rút một phần hoặc toàn bộ yêu
cầu khởi kiện; thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi
kiện vẫn còn.”
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
“Người khởi kiện có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật
về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Điều 6,
Luật TTHC.
Quyền này cho phép người khởi kiện kèm theo yêu cầu bồi thường thiệt hại
trong trường hợp xác định được thiệt hại do hành vi hành chính, quyết định hành
chính gây ra. Tuy nhiên, không phải yêu cầu bồi thường thiệt hại nào cũng được
giải quyết ngay trong vụ án hành chính. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường
thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi
10


thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của
pháp luật. Việc giải quyết quyết yêu cầu bồi thời thiệt hại được áp dụng theo các
quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố
tụng dân sự.
Khi người khởi kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thì đây là căn cứ

pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.
III. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
1. Khái niệm người bị kiện.
“Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện hoặc có hành vi hành chính bị
khởi kiện.” (k7 Đ3)
Trong tố tụng hành chính, ta xác định rõ đối tượng bị kiện ở đây chủ yếu là
những cá nhân có thẩm quyền, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị- xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân mà ra các
quyết định hành chính mà có sai sót hoặc gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khởi
kiện hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.
Điều 51 quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị kiện như sau:
“1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị kiện.
3. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh
sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
11


Như vậy, ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của đương sự, người bị kiên
còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được Toà án thông báo về việc bị kiện.
Những người bị kiện ở trong vụ án tố tụng hành chính đa phần là những
người có chức vụ, quyền hạn nên họ có quyền được biết về việc mình bị kiện, họ
cần phải được thông báo về việc bị kiện để có thể xem xét về tình tiết xem mình bị
kiện đúng hay sai, có thời gian thu thập chứng cứ, chứng minh có lợi cho mình hay

là có thể sửa đổi những quyết định hành chính gây ảnh hưởng đến những đương sự
khác trong vụ kiện.
Ngoài ra thủ tục được thông báo về việc bị kiện theo thủ tục thông báo chung
tại Điều 97, thủ tục thông báo trực tiếp cho người bị kiện là cá nhân theo Điều 98
và thủ tục thông báo trực tiếp cho người bị kiện là cơ quan, tôt chức thực hiện theo
quy định tại Điều 99 Luật TTHC.
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh
sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.

1
2

Người

Người có quyền và

khởi kiện

nghĩa vụ liên quan

Rút

đơn Rút đơn khởi kiện

Cách giải quyết
Tòa án căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều

khởi kiện


210 ra quyết định đình chỉ vụ án.

Không rút Không rút đơn

Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ

đơn

tục chung. Tòa án phải xem xét tính hợp
pháp của quyết định bị khởi kiện và quyết
định sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định bị
khởi kiện tùy từng trường hợp cụ thể để có
quyết định đúng pháp luật.
12


3

Rút

đơn Không rút đơn

khởi kiện

Tòa án đình chỉ giải quyết với yêu cầu của
người khởi kiện và tiếp tục giải quyết yêu
cầu của người có quyền và nghĩa vụ liên
quan. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trở thành người khởi kiện.


4

Không rút Rút đơn khởi kiện

Tòa án đình chỉ giải quyết với yêu cầu của

đơn

người có quyền và nghĩa vụ liên quan và
tiếp tục giải quyết yêu cầu của người khởi
kiện theo thủ tục chung

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyết định sửa
đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị
khởi kiện thì Toà án thông báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập biết và phân biệt như sau:
Từ đây, ta có thể thấy:
+ Thứ nhất : Luật Tố tụng hành chính quy định phần lớn quyền và nghĩa vụ
của bên bị kiện giống với bên khởi kiện. Tuy nhiên đặc thù của bên bị kiện trong
TTHC là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lực nên đặt quyền và nghĩa vụ của bên
bị kiện đa phần giống với bên bị kiện làm cho cả 2 bên có phần ngang bằng về dịa
vị trong vụ án hành chính mà trên thực tế thì chưa chắc đã ngang bằng về quyền và
nghĩa vụ nên có thể những quy định trên còn thiếu hợp lí.
+ Thứ hai: Tại khoản 3 – Điều 51 cho phép bên bị kiện có thể hủy bỏ hoặc sửa
đổi quyết định hành chính của mình. Trên thực tế bên bị kiện của TTHC có quan hệ
với nhưng cơ quan, tổ chức khác (trong đó có cả cơ quan xét xử) vậy nên nếu quy
định như vậy thì bên bị kiện có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định HC của mình
nếu thấy sai kịp thời. Mà đa số các vụ kiện HC hiện nay là các vụ kiện về đất đai
13



nên xét thấy cơ chế về quyền và nghĩa vụ của bên bị kiện ở đây còn có phần hơi
lỏng lẻo.
IV.

Quyền, nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
1. Khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy

không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và
được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” (Khoản 8 Điều 3).
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, họ có thể tự mình tham gia vào tố
tụng hành chính, hoặc vì quyền lợi, nghĩa vụ của họ có liên quan đến đương sự mà
họ được đương sự đề nghị hoặc tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền và lợi ích liên quan để giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng
pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Điều 52 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có quyền và lợi ích liên quan
như sau:
“1. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập, tham gia
tố tụng với bên khởi kiện hoặc bên bị kiện.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các
quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi
kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 49 của luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụngvới bên bị
kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản

2 Điều 51 của Luật này.”
14


Người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu độc lập tham gia tố
tụng hành chính với bên bị kiện hoặc bên khởi kiện để bảo vệ quyền lợi đó khi mà
quyền của họ bị xâm hại hoặc khi họ có liên quan tới nội dụng khởi kiện thì họ có.
Xác định đúng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là rất quan trọng bởi
việc xác định thiếu hay thừa người có quyền và lợi ích liên quan ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tố tụng cũng như quyền, lợi ích của các đương sự khác.
Xác định một người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là từ việc xác định
những yêu cầu phải giải quyết của vụ án và việc chấp nhận hay không chấp nhận
các yêu cầu đó thì có làm phát sinh quyền hay nghĩa vụ cho họ không.
V.

Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính.

Trong một số trường hợp khi đang tiến hành tố tụng mà các đương sự không thể
tiếp tục tham gia tố tụng được nữa thì việc giải quyết vụ án hành chính vẫn phải
được tiếp tục thực hiện. Vì vậy, Luật Tố tụng hành chính đã quy định tại Điều 53 về
việc kế thừa quyền, nghĩa vụ hành chính với các điểm chính sau:
- Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó được
thừa kế thì người thừa kế được tham gia tố tụng.
- Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể
thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ
thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
- Người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ
chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ
của người đó tham gia tố tụng.
- Người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh đó

không còn nữa thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ
của người bị kiện.
15


- Người bị kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách thì cơ quan,
tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ
tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
- Người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa
quyền, nghĩa vụ thì cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người
bị kiện.
- Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Toà án chấp nhận ở bất cứ
giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Như vậy, việc tham gia tố tụng hành chính là quyền nhưng cũng đồng thời là
nghĩa vụ của các cá nhân, cơ quan, tổ chứa để góp phần vào việc giải quyết vụ án
hành chính tại Tòa án kịp thời và đúng pháp luật. Luật tố tụng hành chính quy định
về vấn đề kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính đã giải quyết được việc
đương sự không thể tiếp tục tham gia tố tụng trong một số trường hợp, góp phần
bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo tính liên tục của quá trình tố tụng
hành chính.

16


C. Kết luận
Như vậy, Luật tố tụng hành chính đã quy định khá đầy đủ quyền và nghĩa
vụ của các đương sự. những quy định này đã góp phần bảo đảm để đương sự có
điều kiện bảo vệ quyền mà họ cho là bị xâm hại và bảo đảm quá trình tố tụng được
tiến hành nhanh chóng, có hiệu lực và hiệu quả. Hiện nay, Luật tố tụng hành chính
đã có những cải thiện hơn so với trước đây nhưng với những vấn đề xã hội phát

sinh ngày càng phức tạp thì cần có những sửa đổi để giải quyết các khó khăn khi áp
dụng trong thực tiễn cũng như sự thay đổi của các quan hệ xã hội hiện nay.

17


D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật Tố tụng hành chính 2010.
2. Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
tố tụng hành chính.
3. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính.
4. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam.
5. Các trang web:
- duthaoonline.quochoi.vn
- moj.gov.vn
- thuvienphapluat.vn
- baodientu.chinhphu.vn

18



×