Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CÁC MẢNG KIẾN THỨC ôn tập lớp 4, 5 HUẾ tự SOẠN 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.47 KB, 28 trang )

BÀI 1: TRẠNG NGỮ TRONG CÂU
І.Ghi nhớ:
1, Khái niệm: Trạng ngữ là bộ phận phụ bổ nghĩa cho câu về thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, phạm vi,...
2, Ví dụ: Tay chống gậy, ông cụ bước ra sân.
TN( cách thức)
3, Phân tích mô hình trạng ngữ trong câu:
Sáng nay, lớp em học Tiếng Việt.B,
TN

CN

VN

4, Các loại trạng ngữ:
A, Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trả lời cho câu hỏi ở đâu? Chỗ nào?
VD1:

Dưới hồ, hoa sen đua nở.
TN

VD2: Ngoài đồng, lúa đã chín vàng rực.
TN
VD3: Giữa biển rộng , con tàu lướt băng băng.
TN
B, Trạng ngữ chỉ thời gian: Trả lời cho câu hỏi: khi nào? Bao giờ? Lúc nào?
VD1: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
TN
VD2: Khoảng 6 giờ, cơn mưa ập đến.
TN
VD3: Ngày xưa, biển không có sóng vỗ bờ.


TN
C, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Nhờ đâu?
VD1: Vì mưa to, hoa màu hỏng hết.
1
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


TN
VD2: Do chủ quan, em bị điểm thấp.
TN
VD3: Tại lười học, bạn Lan quên hết kiến thức.
TN
VD4: Nhờ bạn bè giúp đỡ, An học rất tiến bộ.
TN
D, Trạng ngữ chỉ mục đích: trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Vì cái gì?
VD1: Để cha mẹ vui lòng, em phải chăm học.
TN
VD2: Để có sức khỏe, em phải tập thể dục.
TN
VD3: Vì thành tích của lớp, chúng em sẵn sàng.
E, Trạng ngữ chỉ phương tiện: trả lời cho câu hỏi: Bằng gì? Dùng cái gì?
VD1: Bằng bàn tay khéo léo, mẹ đan áo cho em.
TN
VD2: Dùng phấn, cô viết lên bảng.
TN
VD3: Bằng chiếc bút máy, em viết rất đẹp.
TN
G, Trạng ngữ chỉ cách thức: Trả lời cho câu hỏi: Về mặt nào?
VD1: Về ăn mặc, chị ấy rất chỉn chu.
TN

VD2: Về học tập, nó rất giỏi.
TN
5, Vị trí của trạng ngữ trong câu:
A, Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu:( Như các VD trên)
2
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


B, Trạng ngữ đứng giữa câu:
VD: Hoa sen, giữa hồ, đang đua nở.
CN

TN

VN

C, Trạng ngữ đứng cuối câu:
VD: Hoa phượng nở rực rỡ , suốt mùa hè.
CN

VN

TN

6, Câu có thể có nhiều trạng ngữ.
VD: Hôm qua, khoảng nửa đêm, vì gió to, cây cối đổ rạp.
TN1

TN2


TN3

CN

VN

• Lưu ý: Giữa các trạng ngữ phải có các dấu phẩy.
• Trạng ngữ ngăn cách CN/VN bằng dấu phẩy.
ІІ. BÀI TẬP THỰC HÀNH.
Bài 1: Gạch chân các trạng ngữ trong câu sau:
A, Lúc bấy giờ, Cả lớp hồi hộp lo lắng.
B, Lan cặm cụi viết bài , trong giờ giải lao.
C, Gió, ngoài sân, thổi ào ào.
Bài 2: trạng ngữ trong mỗi câu chỉ gì?( ghi vào trong ngoặc đơn)
A, Bên bờ sông, đàn vịt đang rỉa cánh.
TN( nơi chốn)
B, Do trời nóng, cây cối chậm phát triển.
TN( nguyên nhân)
C, Để học tập tốt, em phải kiên trì.
Tn( mục đích)
D, Dùng xe, bạn Lan đạp đến nhà em.
TN( phương tiện)
Bài 3: Thêm trạng ngữ vào chỗ chấm trong các câu văn sau:
A, ................., bà kể chuyện cho em nghe.
3
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


B,.................., hoa cúc nở vàng rực.
C, ................, em phải nghỉ học.

D,..............., hoa đào khoe sắc thắm.

BÀI 2: NGHĨA CỦA TỪ
І. Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: nhỏ, bé, loắt choắt, li ti,...
VD: hổ, cọp,...

2.Phân loại: Có hai loại từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
A, Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.( có thể thay thế
được cho nhau...)
Vd: mẹ, bu, bầm, má,.. ; VD: trái – quả; dứa- thơm
B, Từ đồng nghĩa không hoàn toàn( lâm thời) là những từ có nghĩa gần giống
nhau( không thể thay thế cho nhau được vì mỗi từ có một sắc thái nghĩa khác nhau...)
VD1: ăn , xơi, chén, ...
VD2:

Chặt, bổ, cắt, thái, chém,...

VD3: cầm – nắm ,...
VD4: Mẹ tròn con vuông. ( với nghĩa chỉ cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh)

3.Cách tìm từ đồng nghĩa:
Bài tập ứng dụng: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:

-

Róc rách


-

Rón rén

-

Tròn

Láy từ
Láy từ
láy từ

róc ra róc rách
rón ra rón rén
tròn trịa, tròn trĩnh
4

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


-

ẩm

ghép từ

-

nhỏ nhoi


rút gọn từ

-

giàu có

-

tham lam

-

trong xanh

Đảo ngược từ

xanh trong

-

Làng xóm

Đảo ngược từ

xóm làng

ẩm ướt, ẩm sì, ẩm mốc
nhỏ


rút gọn từ

giàu

rút gọn từ

tham

Cách tìm từ đồng nghĩa:
+Cách 1: Láy từ ( nếu có thể)
VD: xinh – xinh xinh, xinh xắn
Tíu tít – tíu ta tíu tít
Óng ánh – óng a óng ánh
+ Cách 2: Ghép từ
VD: kèm – kèm cặp

siêng- siêng năng

Học – học hỏi, học tập

nhỏ - nhỏ bé; nhỏ xíu; nhỏ tí;...

+Cách 3: Rút gọn từ
VD: khôn ngoan – khôn;

lười biếng – lười;

+Cách 4: Đảo từ
VD: ngược xuôi – xuôi ngược; tần tảo – tảo tần ; xóm làng – làng xóm;


4.Bài tập thực hành
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
A,

Cây bưởi cây cam lẩn vào bóng tối
Ngọn cau khóm chuối trốn vào màn đêm.
Lẩn – trốn;

B,

bóng tối – màn đêm

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
5

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con phần cháu bà chưa trảy vào.
Giêng hai rét cứa như dao
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom Đoài rồi lại ngắm Đông.
Bề lo sương táp, bề phòng sương ăn.
( Quả ngọt cuối mùa- Vũ Xuân An)
Mới – non;

dành – phần;


trông – nom – ngắm ( đều chỉ hđ nhìn)

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thành ngữ và tục ngữ sau bằng cách gạch chân.

-

Ăn to nói lớn.

-

Cả vốn lớn lãi.

-

Ăn gian nói dối.

-

Chân yếu tay mềm.

-

Mua quan bán chức.

-

Học hay cày giỏi.

-


Kính già yêu trẻ.

-

Ở hiền gặp lành.

-

Ăn bờ ở bụi.

-

Mồm năm miệng mười.

-

Ăn ngay ở thẳng.

-

Tốt danh hơn lành áo.

Bài 3. Tìm 10 thành ngữ và tục ngữ có cặp từ đồng nghĩa.( không lặp lại ở bài trên)
-Ngày lành tháng tốt.

- Trời yên bể lặng.

- Ngày rộng tháng dài.

-Thuận buồm xuôi gió.


-Ngày cùng tháng tận.

- Êm chèo mát mái.

-Tay bồng tay bế.

- Cầu được ước thấy.

- Tay chèo tay lái.

-Chia ngọt sẻ bùi.

-Tay chèo tay chống.

-Mâm cao cỗ đầy.

- Điều hay lẽ phải/ Non xanh nước biếc.

-Càng cay nghiệt lắm, càng ngang trái...

Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa và cho biết ý nghĩa sắc thái biểu cảm mỗi cách dùng:
Ung dung Bác đứng ngắm cười
Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu.
6
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


Cành cao che mát sân nhà,
Từng ôm bóng dáng cha già sớm trưa.

Trả lời: Các từ: “ Bác, Người, cha già” đều dùng để chỉ Bác Hồ với các ý nghĩa sắc thái
biểu cảm khác nhau:

-

Từ Bác thể hiện sự kính yêu và thân thiết.

-

Từ Người thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, khâm phục.

-

Từ cha già thể hiện sự gần gũi và thân thương.

Bài 5: Tìm từ cùng nghĩa chỉ màu đen trong các từ sau:
Bảng ...; vải- ..... ; ngựa- .....; chó - ......; gạo- .... ; đũa- ..... ; (gỗ-....) ; mắt -.....
Bảng đen; vải thâm; ngựa ô; chó mực; gạo hẩm; đũa mun; gỗ lim; mắt huyền;
Bài 6: Những từ đeo, cõng, vác, ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai được
không? Vì sao?
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Tố Hữu
Trả lời: Những từ đeo, cõng, vác, ôm không thay thế cho từ địu vì từ địu có sắc thái nghĩa
riêng mà các từ kia không có nên nó là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Bài tập thực hành
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
A, Mặt biển rộng mênh mông, không thấy đâu là bờ.
B, Con đường rộng thênh thang, mặc sức người qua lại.

C, Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay.
D, Vũ trụ bao la với biết bao vì sao trên trời.
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây:
A, cần cù: siêng năng, chịu khó, cần mẫn, chăm chỉ, tần tảo, tảo tần,...( làm nhiều và đều
đặn một việc gì đó)
B, học tập: học, học hành, học hỏi, học đòi, học gạo, học vẹt,học lỏm, ...
C: đất nước: non sông, giang sơn, nước non, sơn hà , xã tắc, quê hương
7
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


D, bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn, trông coi, ...
E: làng: làng mạc, làng xóm, làng quê, xã, thôn, ấp, bản, buôn, quê hương,...
Ê: chăm nom: chăm sóc, coi sóc, trông nom, chăm chút, chăm lo, ..
G: nhỏ: nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ con, nhỏ xíu,nhỏ ti, nhỏ tí, bé, bé con, bé tẹo, bé tí, tí xíu,
bé bỏng, tí hon,loắt choắt, . ( chỉ sự bé nhỏ)
H: tặng: cho, biếu, ban, cấp, phát, dâng, hiến, truy tặng, trao,...
I : sạch: sạch sẽ, sành sạch, tinh khiết, ...( chỉ mức độ sạch)
L: đẹp: xinh đẹp, xinh, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xinh, xinh xắn, tuyệt trần, mĩ miều, mĩ lệ,... (
Chỉ vẻ đẹp)
M: giỏi: giỏi giang, thông minh, sáng dạ, ...
R: to: to lớn,to tát, to đùng, to kềnh, to cao, khổng lồ, vĩ đại,... ( chỉ độ lớn, kích thước lớn
quá mức bình thường)

-

Cắt, thái, băm, xẻ, xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, bổ,...( Chia
cắt đối tượng thành các phần nhỏ)

-


Chết, hi sinh, mất, qua đời, ra đi, thiệt mạng, toi mạng, quy tiên, về trầu tổ tiên, về
trời, ..

-

Tàu hỏa, xe lửa, xe hỏa.

-

Máy bay, tàu bay, phi cơ,...

-

Rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông, thênh thang,...

-

Tìm: tìm kiếm, tìm tòi, tìm hiểu, khám phá, săn lùng, sục, tróc,

ІІ. Từ trái nghĩa
A. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: nặng- nhẹ; to – nhỏ; xa – gần;...
B. Các từ trái nghĩa cần chú ý dựa vào nội dung thông báo.
VD: Cân cam này hơi mát một tí.
( Từ trái nghĩa với mát là tươi)
VD2: Trời mát lắm.
8
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế



( Từ trái nghĩa với mát là nóng)
C.

ІІІ. Từ đồng âm
A. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: Anh ấy đang la con la.
1

2

Nhận xét: Từ “la 1” là hoạt động quát, mắng.( động từ)
Từ “ la 2” là chỉ con vật có bốn chân cùng họ nhà lừa, ngựa.( Danh từ)
La 1 và la 2 là từ đồng âm.
B. Khi xác định từ đồng âm cần phải hiểu kĩ nghĩa của chúng.
VD: + Trời đang mưa rào.
1
+ Bà em rào giậu cho luống rau.
2
( Rào 1): chỉ loại mưa to về mùa hè.
( Rào 2): chỉ hoạt động che, chắn bảo vệ rau.
( rào 1) và ( rào 2) là hai từ đồng âm.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:( êm đềm, êm ấm, dịu êm)
A, Tiếng ru dịu êm của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con suốt thuở ấu thơ.
B, Tôi đã ngủ say trong chăn đệm êm ấm.
C, Ngọn khói lam chiều gợi vẻ êm đềm của cuộc sống làng quê.
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng toàn từ đồng nghĩa.
A, buồn, sầu ,tủi.
B, vui, mừng, lo.

C, nhiều, đông , đầy.
Bài 3. Xếp các từ dưới đây thành hai nhóm từ đồng nghĩa.
9
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


( lạnh nhạt, lạnh lẽo, lạnh giá, lạnh buốt, ghẻ lạnh, giá lạnh, giá rét, rét buốt, lạnh lùng )
Lạnh nhạt, lạnh lùng, ghẻ lạnh

Lạnh lẽo, lạnh giá, lạnh buốt, giá lạnh, giá
rét, rét buốt.

Bài 4. Tìm cặp từ trái nghĩa trong số những từ dưới đây:
+ Lớn -...

+ khổ- ...

+ may- ...

+ nặng- .....

+ nhiều- ...

+ đói- ...

Bài 5. Đặt hai câu khác nhau trong mỗi câu đều có cặp từ trái nghĩa.
+ Tóc linh dài còn tóc Li rất ngắn.
+ Anh ấy thô lỗ còn chị ấy rất tế nhị.
+ Lên thác xuống ghềnh.
+ Đầu voi đuôi chuột.

Bài 6. Đặt câu với mỗi từ sau để phân biệt từ đồng âm.
A, roi.
+ Cây roi này rất sai quả.
+ Mẹ cầm roi vụt con mèo ăn vụng.
B, đỗ.
+ Chiếc ô tô đỗ bên vệ đường.
+ Món xôi đỗ này rất ngon.
C, đông.
+ Nhà bạn ấy rất đông người.
+ Mùa đông cây cối trụi lá.
D, chiếu
+ Mặt trời chiếu sáng.
+ Bà tôi trải chiếu ra sân.
E, kén.
+ Con tằm đang làm kén.
+ Cấy lúa phải kén mạ, nuôi cá phải kén giống.
10
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


(Vua ra chiếu kén phò mã cho công chúa.)
G, mọc.
+Những ngôi nhà mọc lên san sát.
+ Mẹ tôi nấu bún mọc rất ngon.( Sáng nào, tôi cũng ăn một bát bún mọc.)
Bài 7. Gạch chân từ đồng âm trong mỗi câu sau.
A, Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
1

2


1 2

+ (bác 1) : là đại từ xưng hô.
+( bác 2): là hoạt động đun chín trứng cho sền sệt.
+ bác 1 $ bác 2 là hai từ đồng âm.
+( tôi 1): là đại từ xưng hô, chỉ người nói.
+( tôi 2) : Là hoạt động đổ nước và cho vôi sống vào làm nó nở ra.
+ tôi 1 $ tôi 2 là hai từ đồng âm.
C. Con ngựa đá con ngựa đá.
Bài 8: gạch chân các cặp từ trái nghĩa:
A, Sớm nắng, chiều mưa.
B, đi xuôi về ngược.
C, Tung hoành ngang dọc.
D,

Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới thân quen đã lạ lùng.

Bài 9. Gạch chân từ đồng âm trong các ví dụ sau:
A, + Chùm roi ngon quá.
+ Mẹ cầm roi dọa em cún.
B, + Mọi người mang cá ra chợ bán.
+ Anh ấy cá là mình thắng.
C, + Con nhái bén này rất to.
+ Chân nó đi không bén đất.
11
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


Bài 10. Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng âm. Gạch chân từ đồng âm đó.

A, gió đông nam, gió bấc, gió nồm nam.
B, chỉ vàng, chỉ tay, chiếu chỉ của nhà vua.
D, dài, lê thê, dằng dặc.
Bài 11. Gạch chân từ đồng âm.
A, Bé và em cùng và cơm vào miệng.
B, Xe đỗ lại bên đường để mẹ mua giá đỗ.
C, + Bầy trâu thung thăng gặm cỏ trên đê.
+ Bé bầy đồ chơi ra khắp nhà.
BÀI 3: PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ
giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về
nghĩa.

+ Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một
nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.

VD1: quả đỗ- thi đỗ

VD: mắt gà – mắt bão, mắt quả na,...
+ Đặc điểm về nghĩa.

+ Đặc diểm về nghĩa.

- Từ đồng nghĩa đọc lên giống nhau.


- Từ đồng âm đọc lên giống nhau.

- Nghĩa khác nhau nhưng vẫn có điểm
điểm chung( mối quan hệ)

- Nghĩa khác hẳn nhau.
VD: 1. ngôi sao

VD: 1. Lưỡi con trâu

2. sao chép
+ sao 1: là một thiên thể vũ trụ trên
bầu trời.
+sao 2: làm ra một bản giống hệt
một bản gốc.

2. lưỡi dao
+ lưỡi 1: là một bộ phận bên trong miệng
của con trâu.
+ lưỡi 2: là một bộ phận của đồ vật ( cái
dao)

+ sao 1 $ sao 2 không có mối liên hệ + Mối liên hệ: đều là chỉ bộ phận của sự
nào. Sao 1 đồng âm với sao 2.
vật. lưỡi 1 $ lưỡi 2 là từ nhiều nghĩa.
ІІ. Bài tập thực hành.
Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng âm.
12
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế



A, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn.
B, bé-to; xinh- xấu; xanh- chín.
C, lọ cao; cây cao; cây ca cao.
Bài 2. Khoanh tròn chữ cái trước từ gạch chân là nhiều nghĩa.
A, cổ trâu; cổ áo; cổ chai.
B, sườn đê; sườn núi; xương sườn.
C, dao sắc; sắc mặt ; sắc thuốc.
Bài 3. Trong các từ gạch chân, những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa.
A, đường làng, đường biển, lọ đường.
+ đường làng; đường biển là từ nhiều nghĩa.
+ đường làng; đường biển đồng âm với lọ đường.
B, bánh trôi; nước trôi; cá trôi.
+ bánh trôi; nước trôi là từ nhiều nghĩa.
+ bánh trôi ; nước trôi đồng âm với cá trôi.
Bài 3. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi, hãy đặt một câu.
A, Bộ phận trên mặt người và động vật , dùng để thở và ngửi.
VD: Chị Lan có gương mặt trái xoan, mũi thẳng, cằm nhọn.
B, Bộ phận có đầu nhọn , nhô ra phía trước của một số vật.
VD: Hai anh em ngồi lên phía mũi thuyền.
C, Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
VD: Đơn vị chủ lực của ta chia làm hai mũi tấn công.
Bài 4. Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp dưới đây, rồi phân các nghĩa ấy
thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
A, ngọt.

+ khế chua, cam ngọt.
+ Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
+ Đàn ngọt hát hay.
+ Rét ngọt.

13

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


B, cứng:

+ Lúa đã cứng cây.
+Lí lẽ rất cứng.

+ Học lực loại cứng.
+ Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
+ Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng.
+ Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.
Bài 5. Tìm từ có thể thay thế cho từ ăn trong các câu sau đây:
A, Cả nhà ăn tối chưa?

- dùng bữa

B, Loại ô tô này ăn xăng lắm.

– tốn(hao)

C, Tàu ăn hàng ở cảng.

– tiếp nhận

D, Ông ấy ăn lương rất cao.

– hưởng( lãnh, nhận )


E, Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.

– chịu, bị

G, Da cậu ăn nắng quá.

- bắt

H, Hồ dán không ăn.

- dính

I, Hai màu này rất ăn với nhau.

– hợp

K, Rễ tre ăn ra tới ruộng.

- lan

L, Mảnh đất này ăn về xã bên.

–thuộc

M, Một đô- la ăn mấy đồng Việt Nam.

– được( ngang giá)

Bài 6. Nêu nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

A, Chiếc chân bàn đó sắp gãy rồi.( chỉ bộ phận đỡ mặt bàn)
B, Xa xa, phía chân trời, những dãy núi nhấp nhô. ( chỉ đường ở phía xa nơi trời đất gặp
nhau)
C, Mấy bạn ấy đều bị viêm chân răng.( chỉ thịt ở xung quanh bao bọc lấy răng)
D, Anh từ từ điều khiển chân vịt của chiếc xuồng máy.( chỉ 1 bộ phận bánh lái trong các
tàu, thuyền)

BÀI 4: MỞ RỘNG VỀ TỪ LÁY
1. Khái niệm: Từ láy là từ có hai tiếng trở lên phối hợp với nhau về âm thanh.
14
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


VD: lác đác, xinh xắn, sạch sành sanh, lấp la lấp lánh,...
2.các kiểu từ láy:
-Láy âm
- Láy vần
-Láy cả âm lẫn vần.
-Láy tiếng.
-Láy đặc biệt.
A, lấy âm: là bộ phận âm đầu của tiếng trước lặp lại ở tiếng sau.
VD: ríu rít, lắt la lắt lẻo, nóng nảy,...
B, láy vần: là bộ phận vần của tiếng trước lặp lại ở tiếng sau.
VD: lờ đờ, léo nhéo, lôi thôi, lạch cạch,...
C, láy cả âm lẫn vần: Là bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước lặp lại ơt iteengs sau.
VD1: mơn mởn, loang loáng, dìu dịu,...( chỉ khác nhau dấu thanh)
VD2: xinh xinh, xanh xanh, nhanh nhanh,..( giống nhau hoàn toàn)
3, Các dạng từ láy:( 3 dạng)
- Láy đôi: là từ láy có hai tiếng.
VD: hồng hào, xinh xắn, hiu hiu,...

- Láy ba: là từ láy có ba tiếng
VD: xốp xồm xộp, nhoét nhoèn nhoẹt, khét khèn khẹt, chát chàn chạt, nhớt nhờn
nhượt,...
- Láy tư: là từ láy có 4 tiếng
VD1: Dạng AABB: cười cười nói nói, trùng trùng điệp điệp, hốt hốt hoảng hoảng, líu líu lo
lo,...
VD2: Dạng ABAB: nhấp nha nhấp nháy, lích cha lích chích, vi va vi vu, léo nha léo nhéo,
thập thà thập thò,...
4, Phân biệt một số kiểu láy khác
A, Các từ: yếu ớt, ốm o, ấm áp, ướt át, ước ao, ồn ào, êm ả, ...( là từ láy âm- một tiếng có
nghĩa, một tiếng không có nghĩa và cả hai tiếng đều khuyết đi phụ âm dầu.)
15
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


B, các từ: học hiếc, làm liếc, trường triếc, ... là từ láy( luật iếc hóa) – láy âm.
C, các từ: gật gật, vang vang, vẫy vẫy, đấy đấy, xua xua, ... là các từ láy cả âm lẫn vần biểu
thị hoạt động lặp lại.
MỞ RỘNG VỀ TỪ GHÉP
1, Khái niệm: Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên phối hợp với nhau về nghĩa.
VD: + mặt trời, học sinh,cô giáo,...
+ hợp tác xã, câu lạc bộ,...
+ vô tuyến truyền hình, thể dục thể thao,...
2, Các kiểu từ ghép dễ lẫn với từ láy.
A, Cả hai tiếng đều khuyết phụ âm đầu và đều có nghĩa:
VD: ốm yếu; êm ấm; im ắng; ...( từ ghép có nghĩa tổng hợp)
B, Các từ: bảo bối, ban bố, khắc khổ, hoan hỉ, hiếu hỉ, bình minh, ....là từ ghép gốc Hán.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước mỗi từ láy.
a . râm ran


e. ruồi muỗi

b. trôi nổi

g. nhọc nhằn

c. xanh xao

h. đi đứng

d. xanh xám

i. mạnh mẽ

Bài 2. Khoanh vào chữ cái trước mỗi từ ghép
a. Học hỏi

g. líu lo

b. Buôn bán

h. rổ rá

c. Cào cấu

i. rơm rạ

d. Tóc tai


k. chạy nhảy

e. Mặt mũi

l. mỏng manh

f. Lôi thôi

m. dẻo dai

Bài 3. Các từ: cũ kĩ, cập kênh, cong queo, cuống quýt,... là loại từ gì? Vì sao?
Trả lời: Các từ trên gọi là từ láy âm. Vì âm “cờ” được ghi bằng ba con chữ: c,k,q.
16
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


BÀI 5: MỞ RỘNG VỀ ĐẠI TỪ
І.Ghi nhớ:
1. Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ( cụm danh
từ; động từ(cụm động từ); tính từ(cụm tính từ).
2. VD:
a. Đại từ dùng để xưng hô: tớ, tôi, tao, cậu,chúng tôi, nó, hắn,...
b. Đại từ dùng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ.
VD1: Tấm đi qua cầu. Cô làm rơi hài.
DT

Đại từ

VD2: Các bạn học sinh làm Toán. Họ rất chăm chỉ.
Cụm DT


Đại từ

c. Đại từ dùng để thay thế cho động từ hoặc cụm động từ.
VD1: Nam hát. Hòa cũng vậy.
ĐT

Đại từ

VD2. Mẹ quét nhà. Em bé cũng thế.
Cụm ĐT

Đại từ

d. Đai từ dùng để thay thế cho tính từ hoặc cụm tính từ.
VD1: Mai chăm chỉ. Lan cũng thế.
TT

Đại từ

VD2: Chị Hoa rất giỏi Toán. Chị Lan cũng thế.
Cụm TT

Đại từ

3. Người Việt Nam có thể dùng các từ chỉ người bề bậc, chức vụ, nghề nghiệp như ông,
bà, cô, dì, chú, bác, chủ tịch, hiệu trưởng, cô giáo, bác sĩ,...làm đại từ.
VD1: Ông nói với Hùng:
- Cháu ông ngoan lắm!
Đại từ Đại từ

VD2: Một bà cụ hỏi chủ tịch xã:
17
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


- Thưa chủ tịch, tôi muốn xin chữ kí của ông.
Đại từ

Đại từ

Đại từ

VD3: Ông cụ chạy theo người bác sĩ trẻ và gọi:
- Bác sĩ ơi, cứu tôi với.
Đại từ

Đại từ

4. Đại từ xưng hô: chia làm ba ngôi.
a. Ngôi thứ nhất( chỉ người nói)
- Số ít: tôi, tao, tớ, mình,...
- Số nhiều: chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng tao, bọn tôi, bọn tớ, bọn mình,
bọn tao,...
b. Ngôi thứ hai( chỉ người nghe)
- Số ít: mày, mi, cậu, bạn, bay,mây,...
- Số nhiều: chúng mày, bọn mày, chúng mi, bọn mi,...
c. Ngôi thứ ba: ( chỉ người được nói đến)
- Số ít: nó, hắn, gã, y,...
- Số nhiều: bọn nó; bọn hắn, chúng nó,...
+VD: Nam hỏi Bắc:

- Cậu có thấy Hùng đâu không?
- Tớ thấy nó ở nhà mà!
+ Phân tích:
- Đại từ chỉ cậu: - ngôi thứ 2
- Đại từ tớ chỉ Bắc- Ngôi thứ 1
- Đại từ nó chỉ Hùng- Ngôi thứ 3
ІІ. Thực hành
Bài 1: Gạch chân các đại từ trong VD sau:
a. Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
18
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


b. Họa mi cất tiếng hót. Sơn ca cũng thế.Tiếng hót của chúng âm vang cả khu rừng.
Bài 2: Gạch chân danh từ và đại từ xưng hô giống nhau về chữ viết:
a. Bà hỏi cháu:
DT

DT

- Cháu bà đã ăn cơm chưa?
Đại từ

Đại từ

- Cháu ăn rồi bà ạ!
Đại từ

Đại từ


b. Lan nói với Hùng:
DT

DT

- Hùng ơi, cho Lan mượn quyển truyện nhé!
Đại từ

Đại từ

Hùng đưa truyện cho Lan ngay.
DT

DT

Bài 3. Tìm đại từ trong đoạn văn sau và cho biết đại từ ấy thay thế cho từ ngữ nào?
+ Hàng cau làng Dạ thật đẹp. Chúng là người bạn của trẻ thơ trong xóm.
+ Đại từ “chúng” dùng để thay thế cho “ hàng cau làng Dạ”.
BÀI 6: MỞ RỘNG VỀ QUAN HỆ TỪ
І. Ghi nhớ
1. Khái niệm: Quan hệ từ là những từ dùng để nối các từ ngữ, các câu nhằm thể hiện mối
quan hệ giữa những từ ngữ hoặc các câu ấy với nhau.
2. VD:
+ VD1: Em về nhà rồi em đi ngay.
- QHT rồi dùng để nối “về nhà” với “đi ngay”
- Ý nghĩa: QHT rồi chỉ hai sự việc nối tiếp nhau.
+ VD2: Các QHT thường gặp là: như, nhưng, rồi, còn, và, hay, hoặc,vì,tại,nên, của, bằng,
để,...
19

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


3. Ý nghĩa của các quan hệ từ:
a. QHT chỉ sự sở hữu: của
VD: Áo của Mai màu hồng.
QHT
b.QHT chỉ sự tương phản: ( đối lập) nhưng, mà, còn.
VD1: Em nói nhưng nó không nghe.
VD2: Em về mà mọi người không đón.
VD3: Em viết còn Hùng ngồi chơi.
c. QHT chỉ sự việc nối tiếp: rồi, và.
VD1: Em nói và em làm ngay.
VD2: Gió to rồi mưa đổ xuống bất chợt.
d. QHT chỉ chất lượng , phương tiện: bằng
VD1: Chiếc ấm bằng nhôm vừa bền, vừa tốt.
VD2: Em đến trường bằng xe đạp.
e. QHT chỉ nguyên nhân: vì, tại,do,nhờ, bời, tại do, bởi vì,...
VD1: Em nghỉ học vì ốm. ( do, tại, bởi, bởi vì)
VD2: Em học tiến bộ nhờ bạn bè giúp đỡ.
f. QHT chỉ sự lựa chọn: hay, hoặc.
VD1: Em nên học hay nên chơi.
VD2:Em học Toán hoặc học Tiếng Việt.
g. QHT chỉ sự so sánh: như, giống như, tựa, tựa hệt, tựa như,...
VD1: Cô ấy tươi như hoa.( tựa, giống như, hệt như, như,...)
h. QHT chỉ mục đích: để
VD: Em tập thể dục để khỏe mạnh.
ІІ. Bài tập thực hành:
Bài 1: Tìm quan hệ từ và chỉ rõ tác dụng của chúng.
a. Rừng say ngây và ấm nóng.

20
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


QHT “và” dùng để nối “ say ngây” với “ ấm nóng”.
b. Mẹ và em về quê. Nhưng trời mưa to.
- QHT “ và” dùng để nối mẹ với em.
- QHT “ nhưng” dùng để nối hai câu.
c. Quả sầu riêng thơm và ngậy. Vậy mà mẹ của em không thích.
QHT “ và” dùng để nối thơm và ngậy.
QHT : “vậy mà” dùng để nối hai câu.
QHT “của” dùng để nối “mẹ” với “ em”.
Bài 2. Khoanh tròn chữ cái trước dòng có các quan hệ từ.
a. Đã, đang, đều, cũng, sẽ, vừa,...
b. Như, nhưng, để, tại, bằng, nếu, thì,..
c. Rất, hơi, quá, lắm.
Bài 3.Gạch chân các quan hệ từ có trong các VD sau.
a. Làng của tôi nghèo lắm. Đất trồng ít nên nhà nào cũng không có đất trồng hoa để
ngắm.
b. Nắng lên rồi sương tan. Thế mà trời vẫn lạnh và giá buốt.

BÀI 7: CẶP QUAN HỆ TỪ
1.Cặp QHT chỉ nguyên nhân – kết quả
+ vì ( nguyên nhân) –

nên ( kết quả)

+tại( nguyên nhân) –

nên(kết quả)


+ bởi( nguyên nhân) –

nên ( kết quả)

+ nhờ( nguyên nhân) –

nên( kết quả)

+do ( nguyên nhân) –

nên ( kết quả)

+Tại vì( nguyên nhân)-

nên(kết quả)

+Bởi vì(nguyên nhân)-

nên(kết quả)

Vế phụ

Vế chính

+VD1: Do trời mưa to / nên Lan đi học muộn.
21
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế



Nguyên nhân

kết quả

+VD2: Nhờ thời tiết thuận lợi nên cây cối phát triển tốt.
Nguyên nhân

kết quả

• Lưu ý: Có thể chuyển một cặp QHT bằng 1 QHT.
VD: Vì Hoa bị ốm nên Hoa phải nghỉ học.
=

Hoa phải nghỉ học vì Hoa bị ốm.

Vế chính(kết quả)

Vế phụ( nguyên nhân)

2. Cặp QHT chỉ điểu kiện(giả thiết) – kết quả
+Nếu ( điều kiện) -

thì(kết quả)

+ Giá ( điều kiện) –

thì( kết quả)

+ Hễ ( điều kiện) - thì ( kết quả)
+ Giả sử( điều kiện) - thì( kết quả)

Vế phụ

Vế chính

VD1: Nếu trời mưa to thì em không đi lao động.
Điều kiện

Kết quả

VD2: Giả sử em được điểm 10 thì em được mẹ thưởng.
Điều kiện

Kết quả

• Lưu ý: Có thể chuyển 1 cặp QHT thành một từ chỉ quan hệ.
VD: Giá em nghe lời cô giáo thì em đã học tốt.
= Em đã học tốt giá em nghe lời cô giáo.
3. Cặp QHT chỉ tương phản.
+ Tuy ....

nhưng...

+Mặc dù...

nhưng...

+ Dù ...

nhưng ...


+Mặc dầu ...

nhưng ...

Vế phụ

Vế chính
22

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


VD1: Tuy thời tiết khắc nghiệt nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt.
Vế phụ

Vế chính

VD2: Mặc dù nhà nghèo nhưng Lan vẫn học giỏi.
Vd3: Dù mưa to nhưng chúng em vẫn đi học đúng giờ.
• Lưu ý: Có thể chuyển 1 cặp QHT thành một từ chỉ quan hệ.
VD: Mặc dù ở nhà nhưng Lan vẫn học giỏi.
= Lan vẫn học giỏi mặc dù ở nhà.
VD: Dù trời mưa to nhưng chúng em vẫn đi học sớm.
= Chúng em vẫn đi học sớm dù trời mưa to.
4.Cặp QHT chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Không những ... mà ( còn) ...
+ Không chỉ ...

mà (còn) ...


+ Chẳng những ... mà ( còn) ...
VD1: Bạn Nhi không những ngoan mà bạn còn học giỏi.
VD2: Hoa sen không chỉ đẹp mà nó còn thơm.
VD3: Chẳng những gió to mà trời còn mưa tầm tã.
5.Các cặp quan hệ từ khác:
+ càng ... càng ...
+ bao nhiêu ... bấy nhiêu...

+ đâu ... đấy ...
+ vừa ... đã ...

+mới( vừa) ... đã...
+ vừa ... vừa...
+ Sao ... vậy...
+ nào ... ấy ...
VD1: Trời càng rét thông càng xanh.
VD2: Mẹ cho bao nhiêu tôi lấy bấy nhiêu.
VD3: Nó mới về, nó đã đi ngay.
23
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


• Lưu ý: Các quan hệ từ có tác dụng:
+ Nối từ với từ
VD1: Mẹ và em về quê sáng nay.( và: nối mẹ với em)
VD2: Mặt trời to và tròn nhô lên cao. ( và: nối to với tròn)
+ Nối từ với cụm động từ
VD: Em về rồi đi ngay. ( rồi: nối về với đi ngay)
VD: Nó nói rồi cười to. ( rồi : nối nói với cười to)
+ Nối các cụm từ với nhau.

VD: Mẹ giục nó học mà không được.
Cụm từ

QHT cụm từ

VD: Trời nắng to nhưng không gay gắt.
Cụm từ QHT cụm từ
+ Nối câu với câu:
VD1: Trời còn chưa hửng sáng. Nhưng mọi người đã kéo nhau ra đồng làm việc.
QHT
( nhưng: nối câu 1 với câu 2)
• Lưu ý các cặp QHT có tác dụng:
+ Các cặp QHT có tác dụng nối các vế câu:
VD1: Vì trời mưa to nên em không đi lao động.
VC1

VC2

BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Gạch chân các cặp từ chỉ quan hệ và chuyể câu đó thành câu có 1 từ chỉ quan hệ.
a. Tại thời tiết thay đổi nên bé Hà bị ốm.
b. Sở dĩ em chưa chăm học nên em bị điểm kém.
c. Nhờ Hùng giảng bài nên em làm được bài khó.
24
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế


d. Nếu thời tiết đẹp thì em sẽ về quê.
e. Tuy nắng to nhưng cây cối vẫn tốt.
Chuyển : = Bé Hà bị ốm tại thời tiết thay đổi.

= Em bị điểm kém sở dĩ em chưa chăm học.
= Em làm được bài khó nhờ Hùng giảng bài.
= Em sẽ về quê nếu thời tiết đẹp.
= Cây cối vẫn tốt tuy nắng to.
Bài 2. Khoanh tròn chữ cái trước câu có cặp từ chỉ quan hệ tương phản.
a. Nếu em về quê thì mẹ ở nhà.
b. Bởi gió to nên cây cối đổ.
c. Dù công việc bận mải nhưng mẹ vẫn dạy em học bài.
d. Mặc dù Lan học giỏi nhưng bạn rất khiêm tốn.
Bài 3. Điền thêm cặp QHT vào chỗ trống cho phù hợp:
a. ....... em không về quê ........ bà sẽ buồn.

( nếu ... thì...)

b. ........ em nói chuyện riêng ......... em không hiểu bài. ( Vì ... nên...)
c. .......... Lan giúp đỡ ....... em đã giải được bài khó. ( Nhờ .... nên...)
d. Hoa sen ..... đẹp ... nó còn thơm. ( không chỉ ... mà )
Bài 4. Gạch chân QHT trong ccas VD sau:
a.Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.
b.Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong sẽ mang vào mật thơm.
c. Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bào thái khoai.
25
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Huế



×