Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN thiết kế một số đồ chơi nhằm nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON XUÂN ĐỈNH A
*************************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thiết kế một số đồ chơi nhằm nâng cao khả năng hoạt động tạo
hình cho trẻ 5-6 tuổi

Lĩnh vực

: Giáo dục mầm non


Năm học: 2016- 2017

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên đề mục
Trang phụ bìa
Mục lục
I. Đặt vấn đề
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu.
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
6. Phương pháp nghiên cứu.
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
II. Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở lý luận của vấn đề.

2. thực trạng của vấn đề
2.1.Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. Các giải pháp
3.1. Khảo sát.
3.2. Sưu tầm nguyên vật liệu
3.3. Giáo viên tự thiết kế một số đồ chơi
3.3.1. Đồ chơi được ứng dụng trong giờ học tạo hình
3.3.2. Đồ chơi được ứng dụng trong giờ học khác
3.4. Giáo viên hướng dẫn trẻ thiết kế một số đò chơi đơn
giản
3.5. Phối hợp với phụ huynh.
4. Kết quả đạt được.
4.1. Đối với giáo viên.
4.2. Đối với học sinh.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
1. Kết luận.
2. Y nghĩa.
3. Phạm vi ứng dụng.
4. Bài học kinh nghiệm
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1-2
2
2
2
2
2

2-3
3
3-4
4
4
4
4
4-5
5-10
10
10-11
11-16
17-23
23-24
24
24
24-26
26
26
26-27
27
27-28
29


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen với tạo hình là
một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em là nhờ vào sự tham gia vào hoạt động mà
xuất hiện, thay đổi và hoàn thiện dần các quá trình và phẩm chất tâm lý như: tri
giác, chú ý, trí tưởng tưởng, tư duy, xúc cảm, ý chí... rồi hình thành nhân cách
của mình. Nhiều nơi trên thế giới đã nghiên cứu và thấy rằng hoạt động tạo hình
có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ em.
Ở trẻ mẫu giáo, vui chơi chính là hoạt động chủ đạo. Chơi là một nhu cầu
không thể thiếu được đối với trẻ, trẻ cần chơi như cần cơm để ăn, nước để uống,
không, không khí để thở. Thông qua trò chơi, trẻ lĩnh hội được những tri thức,
kinh nghiệm cuộc sống xung quanh, củng cố sâu hơn những hiểu biết của mình
về mối liên hệ giữa người với người.
Hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo lại có mối liên quan mật thiết với hoạt
động vui chơi cũng như nhu cầu được chơi, nhu cầu hoạt động tạo hình là nhu
cầu tự nhiên của trẻ. Cả hai là quá trình phản ánh khách quan, nhưng lại dựa trên
hứng thú chủ quan của trẻ. Để dáp ứng nhu cầu vui chơi, cũng như nhu cầu hoạt
động tạo hình thì đồ dùng đồ chơi là một phương tiện hết sức quan trọng và cần
thiết. Trẻ luôn ham thích những điều mới lạ, nhu cầu kám phá thông qua đồ
dùng, đồ chơi sẽ giúp trẻ tìm tòi và khám phá về thế giới xung quanh. Từ đó trẻ
hình thành được các biểu tượng về sự vật hiện tượng trong đầu và mong muốn
được thể hiện hiểu biết của bản thân thông qua hoạt động tạo hình.
Chính các đồ dùng đồ chơi mà trẻ được quan sát, trải nghiệm, khám phá
trong lúc chơi cũng như trong hoạt động tạo hình, sẽ giúp trẻ hình thành và phát
triển những kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động tạo hình. Nhờ các đồ dùng đồ
chơi phục vụ hoạt động tạo hình mà giáo viên dẫn dắt trẻ đi từ tưởng tưởng tái
tạo đến tưởng tượng sáng tạo. Các đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động tạo hình
cũng sẽ giúp trẻ hình thành các sơ đồ và các loại hình vẽ sẽ là nền tảng cho sự
phát triển khả năng nhận thức của trẻ. Chính tính sơ đồ là yếu tố thúc đẩy sự
phát triển và từng bước hoàn thiện khả năng lĩnh hội và sử dụng chức năng ký
hiệu của trẻ.



Mặt khác tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, là loại tư duy dựa
vào hành động với đồ vật để tìm ra cách giải bài toán. Vì thế, đồ dùng đồ chơi là
phương tiện hết sức cần thiết trong việc phát triển khả năng tạo hình của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Giáo dục mầm non cho thấy hầu như các giáo viên khi dạy trẻ các bài tập
tạo hình đã sử dụng các đồ dùng đồ chơi trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện
các bài tập tạo hình. Tuy nhiên vẫn còn một vài nơi việc sử dụng đồ chơi trong
việc hướng dẫn trẻ vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên quá quan tâm đến sản
phẩm mà trẻ tạo được mà quên mất quá trình cho trẻ trải nghiệm với các đồ
dùng, đồ chơi trong hoạt động tạo hình.
Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thiết kế một
số đồ chơi nhằm nâng cao khả năng hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi”
Tôi hy vọng rằng thông qua các đồ chơi mà tôi nghiên cứu sẽ đáp ứng
được nhu cầu hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nơi tôi công tác và
một số nơi khác.
3. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Thiết kế một số đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình nhằm nâng cao khả
năng tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục trẻ em trong hoạt động tạo hình.
4. Đối tượng phạm vi của sang kiến.
- Tôi nghiên cứu khả năng hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi
5. Đối tượng khảo sát.
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm là trẻ của lớp tôi. Trẻ 5 - 6 tuổi.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp chỉ dẫn trực quan.

- Phương pháp dung lời.
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Ở lớp mình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017.


Thời gian
Bắt đầu
Tháng 9/2016
Tháng 10/2016

Tháng 12/2016

Tháng 2/2017

Nội dung thực hiện
Kết thúc
Tháng
10/2016
Tháng
11/2016
Tháng 2/2017

Tháng 3/2017

Lựa chọn đề tài.
Khảo sát.
Đăng ký đề tài sáng kiến kinh
nghiệm.
Xây dựng đề cương chi tiết.

Thực hiện các biện pháp rèn những
trẻ chơi yếu.
- Ghi chép chi tiết các biện pháp rèn
trẻ và kết quả tiến bộ của trẻ.
- Khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
- Đánh máy, in, đóng quyển SKKN.
- Nộp bản SKKN.

II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ
mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những
gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh
mẽ và gây cho chúng những xúc cảm tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình còn là một trong những nội dung của giáo dục thẩm
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Hơn nữa, tuổi mầm non đặc biệt là trẻ ở tuổi
mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những cái đẹp xung quanh, có thể coi đây là
thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ những xúc cảm tích cực, dễ chịu
được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, tạo nên trạng thái tinh thần
khoan khoái, khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật
xung quanh,làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem
niềm vui đến cho mọi người. Từ những xúc cảm tích cực đó, trẻ bắt đầu mong
muốn thể hiện chúng trong các hoạt động nghệ thuật.
Trong hoạt động tạo hình nếu không có đồ chơi mà đơn thuần chỉ có tranh
mẫu thì giờ hoạt động tạo hình sẽ rất nhàm chán, trẻ sẽ không hứng thú, không
có tính sáng tạo, giờ hoạt động tạo hình sẽ không thể đạt kết quả như mong
muốn, nhưng nếu có một số đồ chơi trong hoạt động tạo hình thì trẻ sẽ rất hứng
thú, từ những đồ chơi đó trẻ sẽ làm ra những bức tranh rất đẹp, hơn nữa những



đồ chơi đó còn khơi gợi tính sáng tạo của trẻ. Vì vậy thiết kế một số đồ chơi
phục vụ hoạt động tạo hình là rất cần thiết.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao, trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho các hoạt động.
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi tham dự triển lãm đồ dùng đồ chơi
của trường bạn.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi, được
phụ huynh và nhà trường tin tưởng.
- Giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, sưu tầm những đồ chơi ngộ nghĩnh phục vụ
cho hoạt động tạo hình.
- Bản thân nhiều năm làm mẫu giáo lớn nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong
việc chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện.
2.2. Khó khăn
- Đa số trẻ chưa có tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình chưa có nhiều, đồ dùng trang trí
chưa hấp dẫn trẻ.
- Một số trẻ không hứng thú trong giờ tạo hình vì chưa có nhiều đồ chơi hấp dẫn
trẻ.
- Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ
5-6 tuổi.
3. Các giải pháp.
3.1. Khảo sát đầu năm

Tiêu chí đánh giá
Số trẻ

46


Tỷ lệ (%)

100

Kỹ năng làm đồ
Trẻ hứng thú
dùng đồ chơi
Đ

Đ


Trẻ sáng tạo
Đ



25

21

31

15

14

32

54,3


46,7

66,7

33,3

29,9

71,1

Từ bảng khảo sát trên ta thấy các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán cho trẻ còn rất
hạn chế chỉ đạt 53,3 %, trẻ hứng thú đạt 66,7 %, đặc biệt là khả năng sáng tạo
của trẻ chỉ đạt 28,9%.


Nguyên nhân dẫn đến kết quả thấp như vậy là do cách tổ chức giờ hoạt
động tạo hình còn quá đơn giản, không đưa các đồ chơi vào hoạt động để hướng
dẫn trẻ. Vì vậy giờ hoạt động tạo hình rất nhàm chán.
Chính vì thực tế trên Tôi đã đưa ra biện pháp: Thiết kế một số đồ chơi
phục cho hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ hứng thú hơn, tích cực hơn và khơi
gợi tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
3.2. Sưu tầm nguyên vật liệu
Để hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao khả năng
tạo hình cho trẻ. Tôi đã đi sưu tầm rất nhiều các nguyên liệu tái sử dụng như các
vỏ sữa hình siêu nhân, hộp bánh danisa, hộp sữa to, nhỏ hay những chai nước
lavie, các lá cây khô, vỏ sữa chua, hộp xốp,…. Để làm ra những đồ chơi ngộ
nghĩ đáng yêu phục vụ cho các tiết học tạo hình cho trẻ



Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm, phế liệu bỏ của gia đình. Sự đa
dạng của nguyên vật liệu để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ.
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những điểm sau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu có ở địa phương).
+ Dễ kiếm (ví dụ: vỏ ốc, hến, vỏ, hộp, vải vụn…)
+ Dễ bảo quản hay cất giữ.
+ Dễ cầm (phù hợp với tay cầm của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm các giác quan.
+ Dễ sửa chữa.
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên liệu, luôn quán sát sự tưởng
tượng. Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế nên tôi luôn kết hợp với phụ huynh sưu tâm
những nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi cho các con.
Ví dụ: Hạt đỗ, rơm, rạ, râu bẹ bắp, lá cây, vỏ hến, giấy, vải vụn... tôi có thể
tạo ra nhiều các con vật ngộ nghĩnh, sinh động, những bức tranh, các đề tài khác
nhau.


Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật.
Dùng vỏ hến, sìa làm con cá, lá dừa, lá dứa làm con châu chấu, con trâu,
lá chuối cuốn thành con mèo, bông bèo tây làm con gà, con chó hay các loại củ,
quả làm tạo thành các con vật nuôi trong gia đình... hay dùng bẹ chuối, râu bắp,
rơm... làm búp bê.


Dùng các loại hạt để bôi hồ gắn các loại hạt tạo thành các con vật, một số
loại hoa hoặc các đề tài cháu thích.
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ, các con vật bằng củ quả. Cô giúp trẻ
cùng đóng thành tập sách. Sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào.



Mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng. Từ đó trẻ cảm hứng sáng tạo ra những câu
chuyện kể cho cô và bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quá
trình hình thành tình cảm thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Muốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tạo hình, phải làm tốt công tác
chuẩn bị, từ tranh ảnh, vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số
lượng trẻ cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy chất
lượng tạo hình sẽ đạt kết quả cao.
3.3. Giáo viên tự thiết kế 1 số đồ chơi.
3.3.1. Đồ chơi được ứng dụng trong giờ tạo hình.
Trong giờ dạy trẻ làm một số con vật đơn giản như con thỏ, con lợn, con
mèo….từ các nguyện vật liệu như sốp, vỏ sữa chua, …. Đặc biệt hơn trẻ mầm
non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, trẻ thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho
mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải
luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp
với tình huống giáo dục trong các hoạt động
Trong thực tế, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy được gần gũi, tiếp
xúc với trẻ, được xem trẻ chơi... tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được
chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi tự tạo ra.
Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế
về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có
rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội,
sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ, cuộn len cũ...
Hay đơn giản đó chỉ là những loại hạt của quả bị bỏ đi như hạt trứng gà, hạt
nhãn, vỏ của con sò, con chai chai, vỏ trứng.... đó là nguồn vật liệu rất phong
phú.
Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng
làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thành ô
tô,..

Từ những lon bia chúng ta có thể tạo thành con cá, con chim, con voi... để học
toán, học chữ, đưa vào các giờ dạy để tìm hiểu, khám phá thế giới động vật..,.
Những loại hột hạt sẽ trở thành con kiến, con sâu, vỏ con chai, vỏ trứng trở
thành con cua, con cá... Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm
vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của


mình.
Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động.
Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến
phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm
thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi
trường.

3.3.2. Đồ chơi được ứng dụng trong các giờ hoạt động khác.
Với các giờ hoạt động chiều, hoạt động góc hay hoạt động ngoài trời giáo
viên có thể linh hoạt cho trẻ vừa chơi vằ làm ra một số đồ chơi đơn giản từ các
nguyên vật liệu trẻ cùng cô tự chuẩn bị.


Nhóm thiết kế làm đồ chơi trong giờ tạo hình:Thông qua hoạt động này
trẻ được thử nghiệm thể hiện sáng tạo và tiếp nhận cảm xúc tích cực thông qua
việc bố trí tổ chức môi trường, không gian hoạt động thích hợp. Giáo viên kê
bàn cho trẻ ngội 4, 6 bạn ngồi 1 bàn để cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
cùng cô và các bạn.


Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng
khiếu thẩm mĩ, cũng không ai cũng có những tàì năng bên mình, mà phải đòi hỏi
thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới

được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải
đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây là thông
qua chơi, “ Trẻ chơi mà học, học mà chơi”.Vì thế, đứng trước những thuận lợi
và khó khăn đó là một giáo viên trẻ tôi đã cố gắng tìm tòi để lựa chọn những
biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp giúp tất cả trẻ đều hứng thú và tích cực
tham gia làm đồ chơi nhằm nâng cao khả năng tạo hình ở trẻ.
Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng
những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc
lòe loẹt….tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp của những
tác phẩm ấy.Tuy nhiên dối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng
chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công
việc được giao trong một thời gian ngắn và tôi cũng khong yêu cầu trẻ thực hiện
ngay. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt yêu cầu.
Cô cùng cho trẻ xem tranh minh họa cho các tác phẩm dành cho thiếu nhi,
cho trẻ làm quen với các đồ chơi dân gian…Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành
tạo môi trường có nhiều nguyên vật liệu sặc sỡ nhiều màu sắc để trẻ tham gia
làm đồ chơi 1 cách hứng thú, hiệu quả.


* Ghép tranh
1. Tranh mở
a. Mục đích: Rèn kỹ năng sắp xếp bố cục tranh, kỹ năng phối hợp các đường
nét, kỹ năng phối cảnh trong miêu tả.
b. Vật liệu: Bìa lịch cũ, màu nước, tranh 1số con vật, một số bông hoa, một số
kiểu nhà, một số cây, 3 tấm bìa khổ giấy A3, băng dính 2 mặt, kéo, hồ dán, bông
gòn.
c. Cách thực hiện: Tạo hình trên bức tranh lớn: Vẽ phông nền trời, đất, bãi cỏ,
dòng suối, đồi núi ... dùng bông gòn dán vào từng phần và phủ màu lên trên. Tạo
hình trên những tranh cây, hoa, nhà, con vật: cắt hình ra dán hình vào tấm bìa
lịch cũ và cắt rời từng hình để làm nguyên lệu hình xếp di động, cắt băng dính 2

mặt dán vào mặt sau của hình, sắp xếp các hình theo loại mỗi loại bỏ vào một
hộp riêng sao cho trẻ dễ thấy và dễ lấy.
d. Cách chơi :
1. Chơi là kiến trúc sư thiết kế mô hình các kiểu nhà: hướng dẫn trẻ sắp xếp hình
các loại nhà phối hợp với các loại hình khác nhau để tạo thành bản thiết kế mô
hình ngôi nhà gửi cho các kỹ sư xây dựng.
2. Chơi thi sáng tác tranh và kể chuyện theo tranh: cho trẻ xếp hình và kể
chuyện theo tranh vừa tạo được.
3. Chơi ghép tranh theo ý thích: Cho trẻ xếp tranh theo ý thích trên cơ sở đó
hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục tranh
4. Chơi xếp hình theo mẫu: Giáo viên xếp mẫu 1số kiểu nhà và cho trẻ thi xếp
hình theo mẫu thi ai xếp nhanh.


(Ghép tranh)
2. Tranh ghép hình bằng các hình học phẳng.
a. Mục đích: Rèn luyện các ghép hình từ các hình hình học có màu sắc khác
nhau để tạo thành những bông hoa hay những hình mà trẻ yêu thích
b.Vật liệu: 1số mảnh sốp vụn nhiều màu, một số tấm thảm khổ A3, băng dính 2
mặt
c. Cách thực hiện: Cắt sốp vụn thành những hình tam giác có kích cỡ giống
nhau, hoặc các hình hình học có màu sắc khác nhau, các hình cùng loại có kích
thước như nhau .
d. Cách chơi: Cho trẻ chơi xếp hình, tạo hình từ những hình hình học theo ý
thích hoặc theo mẫu, cho trẻ thi đua xem ai có nhiều sản phẩm sáng tạo nhất


( Ghép tranh bằng những hình học)
3.4. Giáo viên hướng dẫn trẻ thiết kế một số đồ chơi đơn giản.
Với kinh nghiệm giảng dạy của mình qua nhiều năm, bằng tình yêu nghề,

mến trẻ. Không bằng lòng với việc trẻ yếu kém trong giờ học tạo hình, tôi đã


trau dồi các kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy qua các năm. Tôi đã
hướng dẫn trẻ thiết kế một số đò chơi đơn giản như: Làm con cua con cá, làm
hươu cảo cổ hay ghép tranh từ nội dung các câu truyện cô đã kể cho trẻ nghe
hay từ các đồ chơi tấm thảm nhiều màu, đồ chơi đominô, chơi với những con rối
dễ thường, đều được các trẻ đón nhận một cách say xưa.
1. Làm Con cua, con cá:
a/ Nguyên Liệu :
- Vỏ sữa chua, sốp, vải nỉ, màu nước, nhũ, keo nến...
b/ Cách làm :
- Vỏ chai chai rửa sạch, gọt bỏ cho bớt nhọn. Vẽ hình con cua, con cá lên nỉ và
cắt theo hình đã vẽ.
- Gắn phần nỉ đã cắt vào giữa hai phần vỏ chai chai, dùng keo con voi hoặc nến
gắn phần miệng chai chai kín vào nhau.
- Dùng màu nước hoặc sơn phủ kín phần vỏ chai chai, sau đó dùng nhũ phủ lên
phần vỏ chai chai.
c/ Cách sử dụng:
Với đồ chơi này có thể sử dụng cho trẻ tìm hiểu, khám phá trong lĩnh vực khám
phá thế giới động vật, chơi bán hàng, dùng trong giờ học toán...
Chẳng hạn : Khi cho trẻ làm quen với số đếm, tôi có thể cho trẻ đếm số chân
cua, đếm số cua, số cá trong ao...phù hợp với số lượng mà trẻ được học


2. Làm con voi từ hộp sữa bột hay hộp nước xả vải comfort
a/ Nguyên vật liệu
· Vỏ lon nước ngọt, vỏ hộp sữa bột, nỉ, đĩa CD, băng dính 2 mặt, ..
b/ Cách làm
· Làm voi con từ vỏ lon nước ngọt (lon bia),:

· Lấy vỏ lon nước ngọt hoặc lon bia, gắn băng dính 2 mặt dọc theo thân vỏ.
· Lấy 1 vỏ lon nước bò húc gắn lên trên mặt và đính cho chặt 2 vỏ lon với nhau.
· Cắt 1 ít nỉ cuộn lại và gắn vào giữa lon bò húc để làm vòi .
· Vẽ và Cắt 2 miếng nỉ và dán vào 2 bên 2 tai
· Cắt 2 chấm tròn làm mắt và dán vào giữa tai và vòi để làm mắt voi
· Làm con voi từ vỏ hộp sữa bột và đĩa CD
· Lấy vỏ hôp sữa bột và dán băng dính 2 mặt vào miệng của vỏ hộp.
· Lấy đĩa CD dán bịt vào miệng hộp làm mặt voi.
· Cắt nỉ cuộn lại làm vòi và dán vào chính giữa đĩa CD.
· Vẽ và cắt 2 miếng nỉ tròn làm tai và dán vào 2 bên đĩa
· Cắt 2 chấm tròn và gắn vào điac CD làm mắt.
c/ Sử dụng
Với đồ chơi này có thể sử dụng cho trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới động vật,
cho trẻ học toán, sử dụng trong bài thơ Con Voi, 1 số câu chuyện...
Qua các kinh nghiệm này, tôi muốn phổ biến rộng rãi đến các bạn đồng nghiệp


một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên
vật liệu sẵn có để giúp trẻ có nhiều hơn nữa cơ hội được học, được chơi và cũng
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời cũng góp phần giảm bớt
một chút kinh phí cho việc mua đồ dùng đồ chơi của trường.

3. Đồ chơi tấm thảm nhiều màu
a. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng pha màu và phối hợp các màu sắc.
b. Vật liệu: Màu nước, bìa cứng, keo dán, kéo.
c. Cách thực hiện: Cắt bìa cứng và sắp xếp theo các gam màu, dùng màu nước
tô lên theo các gam màu khác nhau sau đó ghép các mảnh bìa cứng lại thành
tấm thảm nhiều màu.
d. Cách chơi:
1. Chơi sản xuất thảm màu: cho trẻ cắt dán giấy màu hoặc tô màu theo tấm thảm

mẫu để sản xuất các tấm thảm khác.
2. Chơi pha màu theo màu của thảm màu.
3. Chơi xếp thảm theo màu.



(Tấm thảm nhiều màu.)
4. Đồ chơi đominô
a. Mục đích: Giúp trẻ đồ chơi hóa sản phẩm tạo hình , biết vẽ các hình giống
nhau theo luật của tranh đôminô.
b. Vật liệu: Giấy kẻ mẫu khuôn quân cờ đôminô, bút chì, giấy bìa, hồ dán, sáp
màu.
c. Cách thực hiện: Hướng dẫn trẻ vẽ các tranh giống nhau theo luật của quân cờ
đôminô, sau đó cho trẻ dán vào miếng bìa đã cắt sẵn khổ 2x4cm làm các quân
cờ đôminô, gợi ý cho trẻ tô màu các hình vẽ và tổ chức cho trẻ chơi đôminô theo
các tranh có trong quân cờ.


(Trò chơi đimono)6
5. Đồ chơi những con rối dễ thương
a. Mục đích: Đồ chơi hóa sản phẩm, giúp trẻ tự tạo đồ chơi từ sản phẩm tạo hình
của mình
b. Vật liệu: Giấy bìa , kéo , hồ dán


c. Cách thực hiện: Cho trẻ vẽ các nhân vật trẻ thích hoặc vẽ người thân trong gia
đình hoặc vẽ những chú hề ... hướng dẫn trẻ sử dụng màu nước để tô, sau đó
dùng kéo cắt rời các nhân vật làm thành những con rối trong kể chuyện sáng
tạo , hoặc ứng dụng trong các hoạt động làm quen với toán, hoạt động làm quen
với môi trường xung quanh


.
( Những con rối dễ thương)
3.5. Phối hợp với phụ huynh
- Thông báo nội dung cần thiết về chương trình học và chủ đề sắp đến cho phụ
huynh trên bảng thông tin.
- Phát động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có đề làm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình.
- Hướng dẫn phụ huynh cách làm một số đồ chơi đơn giản để hướng dẫn con
làm tại nhà.


- Công tác phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
thiết thực của từng nhóm lớp và nhà trường, góp phần thực hiện tốt mục tiêu
chăm sóc – giáo dục trẻ. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự
liên kết giữa lớp và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của
trẻ về các mặt: thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao
tiếp ứng sử, giáo dục cá biệt....tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu
quả mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ. Bởi phối kết hợp sẽ tạo được sự thống
nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo được sự
thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc – giáo dục trẻ
ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và
các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Thông qua đây để tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học, chăm sóc giáo
dục trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Hơn thế giúp các bậc phụ huynh
hiểu được công việc của cô giáo và cô giáo cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện
sống của từng gia đình để từ đó có những biện pháp sử lý tình huống kịp thời.
4. Kết quả đạt được:

Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay tôi nhận thấy kết quả
đạt được như sau:
4.1. Đối với giáo viên:
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tôi nhận thấy tầm
quan trong của hoạt động tạo hình với trẻ mầm non, và đặc biệt là cách đưa một
số đồ chơi vào hoạt động tạo hình để hướng dẫn trẻ mang lại hiệu quả rất cao.
4. 2. Đối với trẻ:
Qua một năm thực hiện những biện pháp trên, tôi nhận thấy kỹ năng vẽ,
nặn, cắt, xé dán của trẻ lớp. Tôi khá lên rất nhiều, trẻ rất hứng thú không chỉ
trong giờ hoạt động tạo hình mà cả hoạt động góc, hoạt động ngoài trời trẻ cũng
thích thú tạo ra sản phẩm của mình. Những khi giao bài về nhà làm trẻ cũng
hoàn thành rất tốt phụ huynh rất phấn khởi. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn, thích đi
học hơn. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện cụ thể qua kết quả sau:


×