Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011 - 2012
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa
Sinh ngày: 14/12/1969
Năm vào ngành: 1995
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bích Hoà
Trình độ chuyên môn: Đại học
Hệ đào tạo: Từ xa
Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
GV: Nguyễn Thị Hoa
1
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời
sống con người. Đặc biệt giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình giáo dục
thường xuyên cho mọi người.
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học phát triển toàn diện
cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo lao
động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong
trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm
phát triển toàn diện cho trẻ, những sản phẩm trẻ làm ra rất đơn giản ngộ nghĩnh sinh
động, trẻ biết đánh giá khái quát cao. Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ
mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung một tên
gọi khác nhau, trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính
tốt như: Yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Cũng qua hoạt động tạo hình trẻ rất
vui sướng được cởi mở, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua bài vẽ,
nặn…
Hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của thao tác
học tập như: Cách ngồi học, cách cầm bút, vì đây là môn học không thể thiếu và đặc biệt
không thể xem nhẹ trong công tác giáo dục mầm non.
Hiểu rõ tầm quan trọng của môn học tạo hình, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi
nhận thấy chất lượng môn học này chưa được như mong muốn của người làm công tác
giáo dục, cũng như các bậc phụ huynh tôi thấy mình cần học hỏi nghiên cứu tài liệu để
nắm rõ nội dung chương trình từ đó có định hướng. Các phương pháp tạo hình lâu nay
còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của
người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì? Làm như thế
nào? Để trẻ có thể vẽ, nặn, in đồ, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm đồng thời phát huy
tính tích cực sáng tạo của trẻ.
GV: Nguyễn Thị Hoa
2
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Chính vì
lý do trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong
hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi trường mầm non Bích Hoà”
* Phạm vi thực hiện:
Đề tài được thực hiện trong năm học 2010 – 2011. Với tổng số trẻ là 21 trẻ lớp
mẫu giáo lớn trường mầm non Bích Hoà.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. cơ sở lý luận:
Theo như Bác học vĩ đại AS maccasencô đã viết những cơ sở căn bản của việc
giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi, những điều dạy trong thời kỳ này
chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời về sau giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó
là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa thì đã được vun trồng ngay trong 5 năm đầu
tiên. Trẻ ở lứa tuổi mầm non, mọi khả năng đang được hình thành và phát triển mạnh
mẽ, tư duy của trẻ phát triển ở tần số cao nhất của cuộc đời con người, quá trình phát
triển tâm lý diễn rất phức tạp, nhanh và nhạy cảm, nó thường xuyên thay đổi có lúc thì
hứng thú cao có lúc lại không hứng thú, sự hứng thú của trẻ không bền, trẻ lại chưa biết
đọc, biết viết, mọi tri thức đến với trẻ chủ yếu thông qua sự dạy bảo tổ chức hưỡng dẫn
của người lớn, của cô giáo.Trong chương trình giáo dục mầm non mới một trong các
yêu cầu đối với cô giáo mầm non phải hết sức kiên trì, nhẫn lại, yêu thương gắn bó , gần
gũi với trẻ, đồng thời cũng phải chủ động sáng tạo, linh hoạt khéo léo, biết vận dụng
những hình thức tổ chức đa dạng phong phú biết lựa chọn phương pháp phù hợp với
khả năng của trẻ bởi lứa tuổi mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” ở tất cả các hoạt
động đặc biết là hoạt động tạo hình, qua hoạt động tạo hình trẻ cảm nhận được cái hay,
cái đẹp trong sáng hơn và lành mạnh hơn.
2. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi :
GV: Nguyễn Thị Hoa
3
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
- Luôn được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự
quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường.
- Bản thân rất yêu thích hoạt động tạo hình nên tôi đã tự học hỏi chị em đồng nghiệp,
nghiên cứu tài liệu, lầm đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn để cuốn hút trẻ vào giờ học.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, bản thân nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn.
- Ban giám hiệu trang bị một số đồ dùng hiện đại như: Máy chiếu, đàn, đài…
* Khó khăn:
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
- Đồ dùng trong khi dạy còn chưa sáng tạo dẫn tới tiết học khô khan, cứng nhắc
- Trong lớp tôi một số cháu đầu năm mới ra học nên còn nhút nhát không chú ý, thiếu tự
tin, không tích cực trong hoạt động
- Một số phụ huynh nhận thức về ngành mầm non còn hạn chế
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
STT Các tiêu chí Số trẻ Tỉ lệ (%)
01 Trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động 12/21 57
02 Trẻ chưa tích cực sáng tạo trong hoạt động 09/21 43
03 Trẻ có kỹ năng tạo hình 08/21 38
04 Khả năng sắp xếp bố cục tranh 07/21 33
05 Khả năng nhận xét bài của trẻ, của bạn và đặt
tên cho sản phẩm.
05/21 0,24
Qua kết quả khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trên trẻ chưa được cao.
Chính điều đó tôi suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học
một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học.
3. Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Xây dựng thói quen tích cực hoạt đông trên lớp.
Nếp học là một bước cơ bản tạo nên thành công của tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ
vào nề nếp thì giờ học không đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó giáo viên cần tìm hiểu nắm
bắt được tâm lý và sở thích của từng trẻ, cùng với sự có nề nếp tốt của trẻ và sự hướng
GV: Nguyễn Thị Hoa
4
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
dẫn khoa học của cô ngay từ ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc,
trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật tôi đã rèn nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu
mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam với cháu nữ, chia tổ đặt tên tổ và bầu ra tổ
trưởng để dễ quán xuyến, nhắc nhở thành viên của tổ mình, tôi luôn động viển trẻ trong
tiết học, uốn nắn cách ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế. Trẻ chủ động tích cực được
nói lên ý kiến của mình, có câu hỏi định hướng tạo cho trẻ phát huy tính tích cực, làm
cho trẻ mạnh dạn hơn.
Trong giờ học tôi luôn luôn chú ý quan sát để biết được trẻ nào có khả năng tốt,
trẻ nào yếu để tôi có biện pháp tác động phù hợp. Nếu trẻ có khả năng tốt trẻ sẽ chú ý
quan sát khi cô làm mẫu ( với tiết mẫu) và thường có động tác tay không làm theo cô.Vì
vậy yêu cầu đối với trẻ đòi hỏi cao hơn.
VD: Với bài vẽ đồ chơi ở trường mầm non trong chủ điểm “ Trường mầm non” trẻ
không chỉ vẽ được một số đồ chơi gần gũi mà trẻ phải biết tô màu và biết bố cục tranh
sao cho hợp lý. Ngược lại nếu trẻ nào yếu trẻ ít chú ý quan sát khi cô làm mẫu. Tôi chỉ
yêu cầu trẻ biết vẽ được một số nét cơ bản như: Nét cong, nét thẳng, nét xiên…Không
những như vậy mà tôi luôn gần gũi với trẻ yếu nhiều hơn động viên khích lệ tạo cho trẻ
có cảm giác an toàn để trẻ tự tin khi làm bài.
Tạo cơ hội cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi định hướng tạo cho trẻ phát huy tính tích
cực, làm cho trẻ mạnh dạn khi trẻ nói sai tôi không chê mà động viên để trẻ tự tin
Biện pháp 2: Tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình:
Đối với chương trình đổi mới khi cho trẻ hoạt động tạo hình với tiết “Mẫu” hay “
Đề tài” cô chỉ cần đưa tranh ra cho trẻ quan sát rồi đàm thoại về nội dung của tranh là
đủ, với chương trình mầm non mới cách tổ chức tiết học thoáng hơn, mềm hơn làm cho
trẻ hưng phấn và thoải mái nhẹ nhàng hơn khi học, không gò bó cứng nhắc.
Để phát huy tính tích cực sáng tạo và tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú với hoạt động
tạo hình thì việc tạo điều kiện cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường
GV: Nguyễn Thị Hoa
5
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
xung quanh, để từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy
động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội các khía
cạnh khác nhau của sự vật. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (Quan sát, nghe, hỏi,
tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.
VD: Trước khi cho trẻ vẽ “Vườn hoa” tôi cho trẻ đi thăm quan “vườn hoa” qua đó trẻ
không chỉ được quan sát hoa thật mà trẻ còn được sờ vào vật thật được trao đổi với bạn,
trẻ có thể có những câu hỏi với cô rất ngộ nghĩnh như; Cô ơi sao hoa hồng có gai mà hoa
cúc không có hay sao hoa hồng cánh tròn còn hoa cúc nhiều cánh lại bé…Khi vào giờ
học tôi đặt câu hỏi với trẻ như. Các con có muốn vẽ vườn hoa đẹp mà cô con mình vừa
thăm quan không? Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi vẽ trẻ sẽ biết sử
dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng trẻ vẽ và tô màu vườn hoa có nhiều
loại hoa.
Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi luôn chỉ cho trẻ thấy
được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ, đồng thời giúp trẻ
phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra điểm riêng, điểm chung của những đồ vật cùng nhóm,
cùng loại từ đó trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong tình huống khác nhau.
Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt
động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình.
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các
nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý, đẹp mắt dưới hình thức là một gian hàng
trưng bày đồ chơi cho trẻ quan sát, nhận xét sự giống và khác nhau, sự phong phú đa
dạng của gian hàng khiến cho trẻ sẽ tư duy và tạo ra nhiều sản phẩm, trang trí góc nghệ
thuật ngộ nghĩnh. Qua đó môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú từ đó
trẻ mong muốn được tái tạo lại thông qua hoạt động tạo hình.
Biên pháp 3 Xuất phát từ trẻ để lựa chọn nội dung phương pháp hướng dẫn phù
hợp.
GV: Nguyễn Thị Hoa
6
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Trước đây khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức chỉ thực hiện những bài
tạo hình trong tài liệu hướng dẫn, còn đối với chương trình giáo dục mầm non mới
không chỉ lấy trong chương trình mà có thể chọn bài ngoài chương trình sao cho phù
hợp từng chủ đề. Ngoài ra còn lựa chọn mọi hình thức dạy dựa trên khả năng tiếp thu
của trẻ,với cách chọn bài như vậy trẻ hứng thú hơn khi học.
Giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm là một
phương pháp rất quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Trong các hoạt động nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng, giáo viên nên để
trẻ tự thể hiện và luôn khuyến khích động viên trẻ sáng tạo, trẻ cần được động viên để
thể hiện ý muốn và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn lựa chọn. Luôn quan
sát nắm bắt khả năng từng trẻ giúp trẻ hoàn thành sản phẩm.
-Cái trẻ muốn làm (Nội dung)
- Làm thế nào để đạt được (Quá trình)
- Cái hoàn thành sẽ như thế nào? (Kết quả, sản phẩm)
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác
nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân bởi trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã
lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ thăm dò tìm cách giải
quyết để trẻ tự miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Không nên lạm dụng sản phẩm
mẫu, làm mẫu càng ít sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm cách thể hiện.
Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm cho trẻ kém tư duy, giảm tính tích cực
hoạt động trí tuệ của trẻ vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ,
nếu trong trường hợp yêu cầu làm mẫu nên gợi ý chứ không làm ngay
VD: Khi cho trẻ xé dán đàn cá bơi cô nên hỏi trẻ.
- Bắt đầu xé từ đâu? Xé như thế nào?
Cô nên tạo tình huống để trẻ làm giúp, hay với giờ nặn, cô đặt ra câu hỏi như:
GV: Nguyễn Thị Hoa
7
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
- Để đất mềm ra các con phải làm như thế nào?
Trong làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ làm cho trẻ phát triển khả
năng so sánh, phân tích suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên khích lệ trẻ tự tìm tòi, tự sáng
tạo trong khi thể hiện.
Biện pháp 4: Tận dụng các nguyên vật liệu của địa phương để cho trẻ tạo sản phẩm.
Khi thực hiện hoạt động tạo hình nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để
hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm như lá cây khô, các phế liệu hư,
vỏ hộp bánh, vỏ hộp sữa chua, vải vụn, thùng xốp, bông…Sự đa dạng của nguyên vật
liệu trẻ dễ lựa chọn, khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ, hoạt động tạo hình phải thể
hiện qua màu sắc như: tô màu, cắt dán, vẽ…
VD: Từ mảnh xốp tôi gọt thành hình con gà, thêm vào một số chi tiết nhỏ tạo thành
những chú gà con, bánh trôi, hay những khúc cá trông thật hấp dẫn…
(ảnh minh hoạ)
Để đảm bảo tính an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng các nguyên vật liệu sẵn
có tôi đặt ra những yêu cầu sau:
+ An toàn cho trẻ (Không sắc nhọn, không độc hại…)
+ Rẻ tiền dễ kiếm (Vỏ sò, thùng xốp, lá khô, rơm dạ, hột nhạt, bẹ bắp ngô…)
GV: Nguyễn Thị Hoa
8
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
+ Dễ bảo quản và dễ cất giữ
+ Dễ cầm phù hợp với trẻ
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan
Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương
VD: Bẵng những hạt na, đĩa VDV cũ, len vụn… do trẻ mang đến tôi cùng trẻ tạo ra
thành những hình ảnh thật ngộ nghĩnh, sinh động.
( ảnh minh Ảnh minh hoạ)
Biện pháp 5: Tích hợp đưa các hoạt
động khác vào trong hoạt động tạo hình
để tạo hứng thú cho trẻ.
Tích hợp là đòi hỏi ở giáo viên sự
sáng tạo linh hoạt và khéo léo, khi vận
dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời
rạc chắp vá, tôi tích hợp bằng cách đưa các bài đồng dao, ca dao, bài thơ, bài hát hay câu
đố vào trong hoạt động tạo hình không chỉ để tạo hứng thú cho trẻ mà còn làm cho các
bước chuyển tiếp mềm dẻo tạo cho trẻ có một cảm giác thoải mái an toàn, không gò bó
cứng nhắc không làm cho trẻ chán nản mệt mỏi khi học…
VD: Với tiết học: Xé dán máy bay và bầu trời trong chủ điểm “ Phương tiện giao
thông”( Đề tài) ngoài chuẩn bị một số phương tiện giao thông là đồ chơi tôi chuẩn
bị thêm một số hìmh ảnh thật chiếu lên màn hình cho trẻ quan sát. Vào bài cho trẻ hát
bài “ Ước mơ xanh”. Hay với hình thức đắt câu hỏi: Trong lớp có đồ chơi gì là phương
tiên giao thông? Khi trẻ thực hiện tôi mở nhạc các bài hát trong chủ đề để gợi cho trẻ say
mê … động viên khuyến khích trẻ. Hay với giờ học: Nặn các loại đồ chơi. Tôi chuẩn bị
đầy đủ như trên ngoài ra tôi chuẩn bị thêm một gian hàng trưng bày đồ chơi trẻ em và
GV: Nguyễn Thị Hoa
9
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
một số mẫu nặn đẹp.Sau khi trẻ được quan sát một số hình ảnh qua giáo án điện tử và
được sự hướng dẫn của cô trẻ đã hoàn thành bài tập của mình. Đây là một số bài xé dán
của trẻ 5 tuổi lớp tôi.
Tú Uyên
Huyễn Thu
Hữu Thiện Quỳnh Anh
Qua quan sát những đồ chơi xung quanh lớp và được xem hình ảnh trên màn hình trẻ đã
sáng tạo và làm hoàn thành bài tập đạt kết quả cao.
Cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày đồ chơi tại lớp, trẻ quan sát, nhận xét so sánh
sự giống nhau và khác nhau, sự đa dạng phong phú của gian hàng qua đó trẻ sẽ tư duy
và tạo ra nhiều sản phẩm.
GV: Nguyễn Thị Hoa
10
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Ngoài tích hợp đưa các hoạt động khác vào trong hoạt động tạo hình tôi còn cho
trẻ học mọi lúc mọi nơi như. Khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắn,
khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô có thể cho trẻ vẽ phấn theo ý thích trên nền sân
trường.
VD: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những gì trẻ thích…
Ở góc nghệ thuật trẻ có thể vẽ, xé dán, nặn, in đồ hoạ những gì mà trẻ thích trong mỗi
chủ điểm
Bên cạnh trẻ được thể hiện sản phẩm tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ được
thể hiện ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh, để góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao khả năng tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Trao đổi với phụ
huynh tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật, cùng nhắc nhở
động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh tặng mẹ nhân
ngày 8/3…
Khi mối lần trẻ hoàn thành sản phẩm của mình tôi treo bài của trẻ lên và cho tất cả
được ngắm nhìn, quan sát những tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày trên giá tạo
hình của những nghệ sĩ tí hon. Trong khi cho trẻ lên quan sát “ tác phẩm” của mình và
của bạn tôi hỏi trẻ.
- Các con thích bài nào nhất?
- Vì sao con thích?
Cứ như vậy mỗi trẻ được nói lên ý thích của riêng mình với sự thích thú thật sự,
với một sự đồng cảm chân thành tôi chỉ cho trẻ nhận ra cái đẹp trong “ tác phẩm” và chủ
yếu là khen và động viên trẻ, nếu trẻ chưa hoàn thành hoặc tô màu chưa đẹp tôi không
chê mà cần chỉ ra phần trẻ chưa hoàn thành và trẻ cần tiếp tục làm ở buổi khác, tôi luôn
cho trẻ nh còn với tiết đề tài hay ý thích tôi hướng cho trẻ nhận xét trên cơ sở sáng tạo
không căn cứ vào mẫu gợi ý, ngoài ra tôi chọn một số bài đẹp để treo tại góc “ Bài đẹp
của bé” không chỉ là để khích lệ động viên trẻ khá mà qua đó những trẻ yếu sẽ phấn đấu
GV: Nguyễn Thị Hoa
11
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
để lần sau bài của mình cũng sẽ được trưng bày cũng qua đó để tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh.
4. Kết quả đối chứng sau khi thực hiện đề tài:
* Kết quả: Với những biện pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau:
Số Đầu năm Cuối năm
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
01 Trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động 12/21 57 20/21 95
02 Trẻ chưa tích cực sáng tạo trong hoạt
động
09/21 43 01/21 0,047
03 Trẻ có kỹ năng tạo hình 08 38 18/21 86
04 Khả năng sắp xếp bố cục tranh 07 33 16/21 76
05 Khả năng nhận xét bài của trẻ, của bạn
và đặt tên cho sản phẩm.
05 0,24 19/21 90
* Kết luận:
Tôi thấy rằng để giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình
không phải ngày một ngày hai mà cần có biện pháp thực hiện thường xuyên, liên tục và
cũng không có biện pháp nào là tối ưu còn phụ thuộc vào thực tế lớp mà cô sử dụng các
biện pháp sao cho phù hợp. Đặc biệt khi trẻ thực hiện một điều rất cần thiết là tôi luôn
chú ý đến tư thế ngôi, cách cầm bút của từng trẻ để trẻ có tư thế ngồi và cầm bút đúng
giúp cho trẻ tập viết ở cấp tiểu học được tốt. Qua việc tham gia vào các hoạt động tạo
hình đã góp phần phát triển các mặt thẩm mĩ, nhận thức… trong lớp tôi nâng lên rõ rệt.
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, hồn nhiên, tự tin hơn. Tổ chức hoạt động tạo hình giúp trẻ
biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu chia sẻ với bạn khác. Về phía phụ huynh qua
thăm quan góc nghệ thuật họ rất phấn khởi thấy con mình đã tiến bộ hơn.
* Bài học kinh nghiệm:
GV: Nguyễn Thị Hoa
12
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp,bản thân tôi đã rút ra cho mình bài học
bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp như sau:
- Tôi đã lựa chọn được những biện pháp phù hợp khi cho trẻ hoạt động tạo hình
- Lồng ghép được hoạt động khác vào trong hoạt động tạo hình khiến cho trẻ thoải mái
nhẹ nhàng và có nhiều sáng tạo.
- Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ tạo ra nhiều sản phẩm
phong phú đa dạng.
- Phối kết hợp được với phụ huynh trong việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm
nghệ thuật để tạo cảm xúc cho trẻ.
Bản thân luôn trau dồi kiến thức, tham khảo tài liệu, trao đổi học hỏi đồng nghiệp
để nâng cao kiến thức cho mình, tích cực sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các
hoạt động.
* Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài:
Sau 1 năm thực hiện đề tài này tôi xin có một số ý kiến sau:
-Đối với trường đầu tư nhiều hơn nữa đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Đối với phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức cho giáo viên các trường được giao lưu, dự
giờ kiến tập thăm quan các trường bạn
- Đối với sở đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhiều hơn nữa cho trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để phát huy tính tích cực sáng tạo trong
hoạt động tạo hình được thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Bích Hoà.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của của hội đồng giáo viên và các cấp lãnh đạo.
Bích Hoà, ngày 28 tháng 04 năm 2011
Tác giả
GV: Nguyễn Thị Hoa
13
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
Nguyễn Thị Hoa
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GV: Nguyễn Thị Hoa
14
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
15
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
16
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
17
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
18
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
19
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
20
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
21
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
22
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
23
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
24
Sáng kiến kinh nghiêm: Năm học 2011 - 2012
GV: Nguyễn Thị Hoa
25