Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

giúp học sinh quan sát tìm ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.2 KB, 19 trang )

PHÒNG GD - ĐT QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC NÚI THÀNH


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh
quan sát tìm ý để học tốt văn miêu tả
Người viết: Phạm Thị Xuân Tâm
Tháng 01 năm 2009
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học
tốt văn miêu tả.
A- Phần mở đầu
Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước. “Giáo dục
phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Cải tiến chất lượng dạy và học để
hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất
nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Hơn nữa để hưởng ứng cuộc vận
động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở
giáo dục tiểu học là phải đảm bảo dạy tốt, học tốt, đánh giá đúng thưc chất kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu
học, học sinh phải đạt được trình độ chuẩn kiến thức, kỉ năng cơ bản: có kĩ năng
sống, biết đọc, viết, nói; có kĩ năng tính toán cơ bản, tạo cơ sở ban đầu để hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Theo định hướng đó thì bậc tiểu học
là nền tảng.
Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi
môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và
cung cấp cho trẻ những trí thức cần thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm
vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng
không biết nói gì? viết gì? Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình
thành một thói quen chuẩn bị làm bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm


văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu
quan sát để làm văn.
Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn
chế. Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát
triển toàn diện; nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt văn miêu tả”.
B- Phần nội dung
2
I. Cơ sở lí luận
1. Vị trí, nhiệm vụ của môn tập làm văn
Môn tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh sản sinh ra các ngôn
bản nói và viết. Tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết về đời
sống, trình độ văn hoá của học sinh. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng
hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học Tiếng Việt.
2. Tiết dạy quan sát và tìm ý là tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu
tả là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả. Trên cơ sở có sự
thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình, học sinh mới bắt tay
vào làm bài. Khi quan sát học huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm
xúc giúp cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả được
hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.
Tiết học này mở đầu một quy trình dạy một kiểu bài . thông qua giải quyết
một bài cụ thể luyện cho học sinh hai kỹ năng:
- Tìm tư liệu cho đề bài để chuẩn bị tập làm văn.
- Cung cấp hiểu biết chung nhất mang tính lý thuyết về kiểu bài , loại bài.
3. Cơ sở tâm lý và cơ sở ngôn ngữ
* Ở lứa tuổi lớp 5 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh,...
* Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát
mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá,
về tình cảm các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước,. Các em dễ

xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí tượng phong phú. Thích nghi lại các vấn đề
mà mình đã quan sát được. Song vốn ngôn ngữ chưa phong phú. Sắp xếp ý chưa
có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc.
4. Chương trình và sách giáo khoa
* Chương trình
Tập làm văn ở lớp 5 một tuần có 2 tiết, tổng cộng có 66 tiết/năm học.
Các thể loại:
+ Miêu tả: - Tả cảnh (14 tiết)
3
- Tả người (12 tiết)
- Ôn tả cây cối, đồ vật, con vật
+Kể chuyện truyện xây dựng theo chủ đề
+Báo cáo thống kê
+ Thuyết trình tranh luận
+Viết thư (ôn) - Thăm hỏi
- Thư thuật chuyện
Số tiết dạy học sinh quan sát tìm ý cho học sinh lớp 5 không nhiều.
Tiết quan sát tìm ý tả cảnh (tuần 3, 4, 6, 8)
Tiết quan sát tìm ý tả người (tuần 12, 13, 15)
Kết quả cuối cùng của các tiết học này là học sinh phải tìm được ý cần
thiết chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu của đề bài đã cho.
Hình thành phương pháp kĩ năng quan sát cho những yêu cầu của các
đề văn khác.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Quan điểm của giáo viên và học sinh
* Học sinh: Phần đông học sinh khi được hỏi em có thích nghe phân tích cái
hay ,cái đẹp trong văn học không thì các em trả lời là “thích” nhưng hỏi các em có
thích văn học không thì nhiều em đều trả lời “không thích” vì “khó học”. Đa số các
em là ngại nói, ngại viết.
* Giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cho các tiết dạy học sinh quan sát tìm

ý “khó dạy”. Các chỉ dẫn về phương pháp giảng dạy còn sơ lược, kinh nghiệm
giảng dạy của giáo viên về quan sát tìm ý chưa nhiều.
Tuy vậy môn tập làm văn là quan trọng, nên cả giáo viên và học sinh đều
rất coi trọng nhưng lại thường lúng túng.
2. Thực trạng việc dạy giờ quan sát tìm ý ở trường tiểu học
* Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt được
4
Đề bài tập làm văn ở lớp 5 thường chọn những đề bài gần gũi với học sinh
và học sinh có điều kiện được quan sát cụ thể đối tượng cần miêu tả.
* Mức độ kỹ năng cần đạt
- Kỹ năng quan sát: Biết lựa chọn trình tự quan sát; biết sử dụng các giác
quan để quan sát; quan sát cần đi vào trọng tâm của cảnh vật và người , rèn
luyện sự tinh tế trong quan sát.
* Phương pháp
Trình tự tiết dạy thường được thiết kế như sau:
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu đề bài
- Tìm hiểu để
- Đọc phần hướng dẫn, ghi nhớ
- Đọc phần quan sát tìm ý của học sinh đã sắp xếp thành dàn ý.
- Cho nhận xét
- Tổng kết dặn dò.
* Thực tế học sinh đã học đã thực hành và thu được kết quả gì qua giờ học.
- Học sinh quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, ý nghèo
nàn, bài văn không có sáng tạo.
Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh còn
hạn chế.
3. Nguyên nhân của những tồn tài
- Sự hướng dẫn của sách học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu.
- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa kỹ.

- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không
quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập của học sinh.
5
III. Biện pháp đề xuất
Để giúp cho học sinh có hứng thú học tập ở khả năng quan sát tìm ý cho bài tập
làm văn tốt tôi có một số giải pháp sau đây:
1/ Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn và nhiệm vụ
của giờ quan sát tìm ý.
Chúng ta phải xác định dạy học sinh học môn tập làm văn là giúp cho các em
nói viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn TN, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành
mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí
tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em
tự tin, có khả năng ứng xử sinh hoạt trong cuộc sống.
2/ Những việc cần chuẩn bị.
a) Chọn đề bài tập làm văn: Chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với
học sinh. Các em có khả năng trực trực tiếp quan sát.
VD: Tả quang cảnh sân trường em trước buổi học.
b) Đọc kỹ yêu cầu của đề bài
Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
- Học sinh đọc kỹ đề bài
- Phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi (bài văn thuộc thể loại
gì? Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm? Muốn làm bài tốt cần quan
sát những gì?
c) Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Giáo viên cho học sinh biết quan sát để làm tập làm văn và quan sát tìm
hiểu khoa học có mục đích khác nhau.
c.1 Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng cấu tạo của sự
vật, đặc điểm tính chất của hiện trường.

c.2 Mục đích quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh hình
ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật.
d) Tiến hành quan sát đối tượng như sau:
d.1 Quan sát bằng nhiều giác quan
6
- Quan sát bằng mắt nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật
- Quan sát bằng tai âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.
- Quan sát bằng mũi những mùi vị tác động đến tình cảm
- Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận.
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài
văn đa dạng phong phú.
d.2 Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:
Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều
lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ
không tìm ra những ý hay cho bài văn.
d.3 Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự
quan sát . Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau
+ Trình tự không gian: quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ
dưới lên trên. Từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong, từ xa đến gần...
+ Trình tự thời gian: quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu
đến lúc kết thúc, từ mùa xuân đến mùa đông...
+ Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây
cảm xúc quan sát trước.
d.4 Nếu tả người cần quan sát kĩ về ngoại hình (VD: tầm vóc, cách
ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, hàm răng...; về tính tình và hoạt động
(VD: lời nói, cử chỉ, thói quen, dáng đi, cách cư xử...)
e) Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu quan sát của bài văn
e.1 Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật. Không cần
dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc
nhất không thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật.

vd: Miêu tả quan cảnh trường trước buổi học- nét tiêu biểu thì cảnh
trường là chính, hoạt động của học sinh là phụ chỉ điểm xuyết thêm cho cảnh
Tả người mẹ của em- chọn nét tiêu biểu có thể chỉ là bàn tay
của mẹ, đôi mắt mẹ không nhất thiết là phải dàn trải đủ hết
7

×