Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tuan 2- thang 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.39 KB, 2 trang )

6-04-2010, Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
NXB Chính trị quốc gia giới thiệu đến bạn đọc 12 ấn phẩm nhằm phục vụ cho những
ngày lễ lớn. Nội dung của những ấn phẩm này bao gồm nhiều tư liệu quý giá, giúp
độc giả tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc...
Trong đó, ấn phẩm "Về đại thắng mùa xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" do
Trung tâm lưu trữ quốc gia II thuộc Bộ Nội vụ tuyển chọn là những tư liệu lần đầu được
công bố, chia sẻ một phần "bí mật" về động thái của giới cầm quyền Mỹ và chính quyền
Sài Gòn trong cơn tuyệt vọng.
Quyển sách này cũng cung cấp một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn
1973-1975 qua nguồn tài liệu của chính quyền Sài Gòn, trong đó có những tài liệu khẩn,
mật của chính quyền Sài Gòn cũ về kế hoạch tái thiết phát triển cho năm 1974 (khi lực
lượng quân đội giải phóng ngày càng phát triển mạnh); Báo cáo về nhu cầu viện trợ đối với
Hoa Kỳ khi "phong trào" cầu viện diễn ra rầm rộ tại vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát
vào thời điểm này.
Đặc biệt, quyển sách trích dẫn bài nói chuyện của Nguyễn Văn Thiệu (người đứng đầu
chính quyền Việt Nam Cộng hòa) về tình hình lúc bấy giờ và bài diễn văn từ chức của ông
Thiệu vào tối 21/4/1975. Ngoài ra nhiều tài liệu liên quan đến hội nghị quốc tế về Việt
Nam 26/2/1973 và tiến trình của hiệp định Paris cũng được công bố.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu, đây là những tài liệu chứa thông tin tuyệt mật
trong số 7.000 mét tư liệu mà quân giải phóng đã tiếp quản được khi chính quyền Sài Gòn
cũ sụp đổ. Những tài liệu được xuất bản này chỉ là một con số rất nhỏ trong khối tài liệu
lưu giữ.
Tương tự, quyển sách Cuộc tổng tiến công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam năm
1968 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn cũng là một tập tài liệu do Trung tâm Lưu trữ
quốc gia II thực hiện, giới thiệu những tư liệu của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975 có
liên quan đến chiến dịch Mậu Thân 1968.
Quyển "Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - tác động của những nhân tố quốc tế". Đây
là công trình của Nguyễn Khắc Huỳnh, một nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, nguyên là
thành viên đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại hội nghị Paris.
Những tài liệu này ngoài giá trị lịch sử, còn rất cần thiết cho giới nghiên cứu, bởi những tài
liệu được scan nguyên bản, có thể sử dụng trong các nghiên cứu học thuật.


Trong quyển sách "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng", Đại tướng Võ Nguyên
Giáp kể lại những quyết sách chiến lược, đường lối chủ trương chiến đấu trên cương vị
người chỉ huy quân sự, một chứng nhân lịch sử.
Một số tư liệu quan trọng khác: "Võ Nguyên Giáp - danh tướng thời đại Hồ Chí Minh"
"Lịch sử đấu tranh của các chiến sỹ yêu nước và cách mạng nhà tù Côn Đảo", "Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Những mốc son lịch sử"... cũng được giới thiệu đến bạn
đọc cả nước trong dịp này.
* Tác giả Bùi Văn Toản và Ban liên lạc cựu tù chính trị - tù binh TP.HCM vừa trao tặng bộ
sách Tù nhân Côn Đảo 1940-1945 cho Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sáng 14-4.
Bộ sách này tập hợp danh sách tất cả tù nhân Côn Đảo trong giai đoạn lịch sử từ năm
1940-1945, là một phần tư liệu của tập sách Nhà tù Côn Đảo - danh sách hi sinh và từ trần
1930-1975 cũng do tác giả Bùi Văn Toản thực hiện đã được ấn hành vào cuối năm 2009.
Tuy nhiên, Tù nhân Côn Đảo 1940-1945 được biên soạn chi tiết hơn với những thông tin
như: thời gian ra tòa, nội dung bản án, thời gian được tha, vượt ngục…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×