Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 78 trang )


Trang 1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2006 – 7 tháng đầu 2010.

2006 2007 2008 2009 7T -2010
Kim ngạch (tỷ USD)
39,6 48 62,9 56,6 38,3
Tốc độ gia tăng kim ngạch
+ 22,1% + 20,5% + 29,5% -9,9% +17,5%
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2006 –7 tháng đầu năm 2010




Trang 2
Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu của ta tăng qua các năm 2006-2008 với mức tăng trưởng
dương và lớn hơn 20%.
Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh – 5,9 tỷ USD về kim ngạch
(giảm 9.9%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới, gây biến động trên các thị trường xuất khẩu của ta.
Tuy nhiên, sang năm 2010, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu đang có chiều hướng
gia tăng. 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt 38,3 tỷ USD, tăng
17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu tháng 8 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,59 tỷ USD, giảm 20%
tương ứng 647 triệu USD so với kỳ 2 tháng 7 năm 2010.
Nếu xét về thứ hạng xuất khẩu trong năm 2009 thì Việt Nam đứng thứ 27 trên
thế giới nếu không tính thương mại nội khối giữa các nước thành viên EU và ứng


thứ 41 nếu tính thương mại giữa các nước EU. So với các nước Asean thì Việt
Nam chỉ kém Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.


Trang 3
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính
1.2.1. Tổng quan các thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của
nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng
hoá.
Năm 2006, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151
nước. Trong số này Việt Nam thực hiện xuất siêu với trên 70 nước, có 175 thị trường
xuất khẩu và 148 thị trường nhập khẩu có kim ngạch trên 1 triệu USD và hơn 88% đạt
tốc độ tăng trưởng dương. Tuy vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
không đều, các thị trường truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Số thị trường có kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 16 thị trường, chiếm gần 78% kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam tăng trưởng tốt, trong số 175 thị
trường xuất khẩu có 116 thị trường đạt tốc độ tăng trưởng 40% so với năm 2007.
Tính đến năm 2008, thế giới có khoảng 255 nước và khu vực lãnh thổ, Việt Nam
đã có quan hệ thương mại với 231 nước ở cả 5 châu lục.
Trong năm 2008, nhiều chủng loại hàng hóa đã vào được các thị trường xuất
khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, điển hình là các thị
trường tại khu vực Châu Phi – Tây Nam Á, Châu Á và Châu Đại Dương, đặc biệt thị
trường Châu Phi có mức tăng trưởng khá cao.
Bảng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ 2000-7T-2010 (%)
Khu vực thị trường 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7T-2010
Châu Á – Thái Bình Dương 60,5 52,0 49,0 54,8 58,5 52,6 53,1 53,9 44
Châu Âu 23,0 23,0 22,0 20,4 18,1 19,3 17,3 18,7 20,8
Châu Mỹ 6,7 16,0 20,2 21,3 21,3 23,2 24,2 21,6 22,97
Châu Phi, Tây Nam Á 1,0 1,0 0,8 1,6 2,1 4,8 5,4 4,8 7,73

Châu Đại Dương 8,8 8,0 8,0 6,7 - - - - 4,5
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại

Trang 4
Nhận xét
Có thể thấy, châu Á luôn là thị trường chủ lực của ta với tỷ trọng xuất khẩu dẫn đầu so
với các thị trường khác. Tuy nhiên, tỷ trong này đang có xu hướng giảm ở châu Á và
tăng ở châu Âu cho thấy mức độ ngày càng đa dạng hoá thị trường, ngày một mở rộng
xuất khẩu của ta.

 Châu Á – Thái Bình Dương
Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác
(44%), bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê
về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á đã làm tăng thêm tỷ trọng
của khu vực này. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khu vực này
bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Asean.
 Châu Âu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực này vẫn chủ yếu tập trung vào khối
các nước EU, thị trường Liên Bang Nga, các nước SNG và Khu vực Thương mại tự
do Châu Âu (EFTA).


Trang 5
 Châu Mỹ
Có thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ đứng thứ hai (22,97%) so
với các khu vực khác . Trong đó Hoa kỳ vẫn là đối tác lớn của ta trong khu vực này.
 Châu Phi & Tây Nam Á
Dự báo tình hình phát triển kinh tế tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường và
không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi ở thị trường này không quá

khắt khe, vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu
hàng hoá sang khoảng 53 quốc gia ở châu Phi, bao gồm: Ai Cập, Ăng-gô-la, Nam
Phi…
 Châu Đại Dương
Kim ngạch xuất khẩu sang châu Đại Dương là nhỏ nhất khoảng 4.5%. Đây cũng là thị
trường trong tương lai cần hướng tới để tận dụng mọi khả năng của Việt Nam gia tăng
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

1.2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực
Tính cho đến nay, 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: Hoa
Kỳ, EU (Đức, Anh), Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Australia, Nga, các nước
Asean.
Trong năm 2008, riêng 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã
chiếm tới 67,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn
nhất với kim ngạch xuất khẩu là 11,86 tỷ USD (chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước), tiếp đến là Nhật Bản đạt 8,54 tỷ USD (14,2%), thứ ba là Trung
Quốc đạt 4,53 tỷ USD (chiếm 7,5%), Australia 4,22 tỷ USD (7%)…

Trang 6


Sau đây chúng em xin phân tích 5 trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn của ta, bao
gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Asean và Trung Quốc.
 Hoa Kỳ: Đây là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là dệt may (đạt 2,7 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2010, tăng
20,56% so với cùng kỳ), gỗ và sản phẩm gỗ (đạt đạt 619,6 triệu USD, tăng
33,19% so với cùng kỳ), dầu thô (191,1 triệu USD), cà phê (113 triệu USD), gốm
sứ (16,2 triệu USD)…
 EU: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này bao gồm: giày dép, dệt
may, cà phê các loại, gỗ, thủy hải sản, túi xách… Trong đó chiếm tỷ trọng lớn

phải kể đến các mặt hàng giày dép và dệt may.
 Nhật Bản: cũng là một thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của
Việt Nam như: dầu thô, khoáng sản, dệt may, thuỷ sản,…Năm 2008, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với 2007. Năm
2009, việc xuất khẩu vào thị trường này có nhiều thuận lợi hơn sau khi Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện Việt - Nhật (EPA) được ký kết ngày 25/12/2008. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực được Bộ định hướng đến thị trường Nhật Bản giai

Trang 7
đoạn 2009-2010 là: dệt may, giày dép, thuỷ sản, các mặt hàng cơ khí chế tạo, đồ
gỗ với trị giá dự kiến 18,3 tỷ USD.
 Các nước Asean: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường
Asean trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng
kỳ của một năm trước đó và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thị trường này có cơ cấu hàng hoá có nhiều điểm giống với Việt Nam. Trong các
nhóm hàng xuất khẩu sang các nước Asean, đóng vai trò chủ lực là gạo và dầu
thô với trị giá xấp xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường này. Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như: xăng dầu, máy móc thiết bị,
sắt thép, dệt may…
 Trung Quốc: là một nước có chung đường biên giới với Việt Nam và được đánh
giá là một thị trường xuất khẩu quan trọng, nhiều tiềm năng. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu sang thị trường này bao gồm: sản phẩm điện khí và điện; thiết bị
máy; hàng may; sợi dệt và hàng; dụng cụ gia đình…
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường
qua các năm 2008-7 tháng đầu 2010.

2008 2009 6T-2010 7T-2010
Kim
ngạch
(tỷ

USD)
% tăng
giảm
Kim
ngạch
(tỷ
USD)
% tăng
giảm
Kim
ngạch
(tỷ
USD)
% tăng
giảm
Kim
ngạch
(tỷ
USD)
% tăng
giảm
Hoa Kỳ
11,6 +14,5% 11,4 -4,3% 6,2 +22,56% 7,6 +24%
Asean
10,2 +31% 8,7 -14,7% 5,24 +18% +15%
EU
10 +15% 10,6 +6% 4,95 +8,5% +8,7%
Nhật Bản
8,8 +45% 6,3 -26,3% 3,48 +28,97% 4,1 +25,44%
Trung

Quốc
4,34 +34,6% 4,9 +13% 2,9 +45% -0,9%


Trang 8

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) của Việt Nam sang một số thị trường qua
các năm 2008 – 6 tháng đầu năm 2010.

Nhận xét:
Trong năm 2009, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước có
xu hướng sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì kim ngạch
xuất khẩu sang 2 thị trường Trung Quốc và EU lại có mức tăng trưởng dương: EU tăng
6%, Trung Quốc tăng 13%.
Trong số các thị trường, Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu
của ta với kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao qua các năm. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng khá mạnh 7 tháng đầu năm 2010 (24%). Mức tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cũng khá cao – 25,44%, các nước Asean –
15%, EU – chỉ có 8,7%. Riêng Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm
lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009 – giảm 0,9%.

Trang 9

Biểu đồ: Tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị
trường qua các năm 2008 – 7 tháng đầu 2010.
1.3. Trung Quốc – thị trường xuất khẩu tiềm năng
Trong số các đối tác thương mại của ta, có thể nói Trung Quốc là một thị trường
có tiềm năng khá lớn. Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị
trường này là 2,9 tỷ USD. Dự báo trong thời gian sắp tới, sản lượng xuất khẩu của ta
sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng cao.

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng
trưởng dương, đạt 4,9 tỷ USD, tăng 13% đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ (11,4 tỷ) và Nhật Bản (6,3 tỷ USD). Tuy nhiên,
trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 8,59% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì hàng Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 0,48% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. “Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, dung
lượng thị trường Trung Quốc là còn rất lớn, cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt Nam
còn rất nhiều” – nhận định của ông Đào Hoàng Nhân, Vụ trưởng Vụ châu Á – Thái
Bình Dương, Bộ Công thương.

Trang 10
Đặc biệt hơn là từ ngày 1/1/2010, Khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc
(ACFTA) chính thức hoạt động. Theo đó, sẽ có khoảng 9 nghìn nhóm hàng hóa và
dịch vụ, tương đương 90% tổng lượng trao đổi thương mại song phương giữa Trung
Quốc và các nước Asean được cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu (mức thuế từ 0-
5%). Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi miễn, giảm thuế từ Trung Quốc, nhưng về
chiều ngược lại ta được phép thực hiện muộn hơn 5 năm. Đây là một lợi thế, đồng thời
là cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong
thời gian 5 năm tới. Các mặt hàng tiềm năng sang thị trường này bao gồm: nguyên liệu,
khoáng sản ( chủ yếu là dầu thô, than đá và cao su); thuỷ sản; nông sản; các nhóm
hàng công nghiệp (hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm nhựa…)
Việc gia tăng được xuất khẩu sang Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng,
không những mang lại nguồn lợi giá trị cho ta, mặc khác còn góp phần vào việc
hạn chế “nhập siêu” – vốn là vấn đề nang giải cho các nhà kinh tế trong suốt
khoảng thời gian dài. Theo ý kiến của một tham tán thương mại, chỉ cần giải quyết
được vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc thì có thể hạn chế nhập siêu của nước ta ở mức
chấp nhận được. Năm 2001 là năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc - tỷ lệ
nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước mới có 17,7%. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc với tỷ lệ ngày một gia tăng:

năm 2007 là 65,3%; năm 2008 là 61,6%; năm 2009 lên đến gần 90%.


Trang 11
Biểu đồ: Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước
giai đoạn 2007 – 2009.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến gần 6 tỷ
USD,trong khi lượng nhập siêu cả nước là khoảng 6,7 tỷ USD.
Vì vậy, Việt Nam cần phải có những biện pháp gia tăng xuất khẩu sang thị trường
này nhằm góp phần hạn chế đươc nhập siêu.


























Trang 12
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
2.1. Sơ nét về Trung Quốc
Vị trí địa lý
Thuộc Đông Á, biên giới giáp với biển Đông, biển
Vàng, vịnh Hàn Quốc và biển Nam Trung Quốc, giữa
Triều Tiên và Việt Nam
Diện tích (Km2)
9,596,960
Tài nguyên thiên nhiên
Than đá, quặng sắt, Dầu khí, khí tự nhiên, thủy ngân,
thiếc, vonfram, mangan, moplyden, vanadi, nhôm, chì,
kẽm, urani, tiềm năng thủy năng (lớn nhất thế giới)…
Dân số (2009)
1,345 tỷ người
Tỷ lệ tăng dân số (%)
0.66
Hệ thống pháp luật
Dựa trên cơ sở bộ luật dân sự, nguồn gốc từ Liên Xô cũ
và luật của đại lục
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
(%)
8.7
GDP theo đầu người

(USD)
6,600
GDP theo cấu trúc
ngành
Nông nghiệp 10.9 % Công nghiệp 48.6 % Dịch vụ 40.5
%
Lực lượng lao động
(triệu người)
812.70
Lực lượng lao động theo
lĩnh vực nghề nghiệp
Nông nghiệp 39.5 % Công nghiệp 27.2 % Dịch vụ 33.2
%
Tỉ lệ thất nghiệp (%)
4.3

2.1.1. Kinh tế
Có thể nói, nền kinh tế Trung Quốc là kinh tế thị trường mang đậm màu sắc Xã
hội chủ nghĩa. Cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền

Trang 13
kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng
thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này,
chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp
tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong
công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các
ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư
nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh
tế Trung Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn
hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản.

Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu
nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới
để tăng năng suất. Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ
chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập
với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài.
Đại lục Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn
nhân công dồi đào, rẻ tiền. Một khía cạnh khác của nền kinh tế Trung Quốc là chi phí
đầu vào ngoài nhân công khá thấp. Điều này là do môi trường cạnh tranh khốc liệt
với nhiều nhà sản xuất và xu hướng chung nghiêng về nguồn cung cấp dư thừa và giá
thành thấp. Ngoài ra còn phải kể đến sự kiểm soát giá cả và sự đảm bảo nguồn cung
thừa hưởng từ nền kinh tế mệnh lệnh theo kiểu Sô viết lúc trước. Trong khi các doanh
nghiệp Nhà nước tiếp tục được giải thể và nhân công chuyển sang làm trong các lĩnh
vực có năng suất cao và hiệu ứng lạm phát này sẽ tiếp tục đặt áp lực lên giá cả thị
trường.
Các chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách khích lệ áp
dụng cho ngành sản xuất tại Trung Quốc, bất kể là sản xuất để xuất khẩu hay cho
thị trường nội địa 1,3 tỷ dân. Trung Quốc đang cố gắng hài hòa chính sách thuế khóa
áp dụng trên các doanh nghiệp, trong nước cũng như nước ngoài đều như nhau. Kết
quả là các chính sách thuế quan áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặt tại các
đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển trở thành mục tiêu của cải cách.

Trang 14
Trong năm 2009, theo con số thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Mỹ là nền
kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 14.26 tỉ USD, đứng thứ hai là Nhật Bản với 5.07 tỉ
USD và Trung Quốc xếp ở vị trí thứ ba với 4.91 tỉ USD. Tuy nhiên, đến quý II năm
2010, nền kinh tế Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 2 Thế giới.
Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩn quốc nội GDP của
Nhật Bản trong quý II năm 2010 đạt 1.29 tỉ USD, trong khi đó con số thống kê của
Trung Quốc cho thấy con số tương ứng của nước này là 1.34 tỉ USD.


Các con số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc cho thấy nước này đang thay
đổi toàn diện, từ sức mạnh quân sự tới sức mạnh tài chính trên toàn cầu. Trung Quốc
vốn đã là nhà nước xuất khẩu lớn nhất, nhà sản xuất thép lớn nhất và ảnh hưởng của
Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng tăng mạnh.
Nền kinh tế của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ lớn hơn Nhật Bản vào cuối
năm 2010 vì tốc độ tăng trưởng khác xa nhau. Trong khi Trung Quốc tăng trưởng tới
10%/năm thì theo dự đoán, kinh tế Nhật Bản chỉ tăng ở mức từ 2-3%/năm.




Trang 15
2.1.2. Thương mại


Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm
2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1.617,06 tỷ USD, tăng
40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%;
nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD,
giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Xét về quan hệ song phương giữa Trung Quốc với một số bạn hàng chủ yếu 7
tháng đầu năm 2010. EU là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch
thương mại song phương đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6%. Mỹ là bạn hàng lớn thứ 2

Trang 16
của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 207,23 tỷ USD, tăng
30,6%. Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng kim ngạch mậu dịch
song phương đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9%. Đứng thứ 4 là ASEAN, với tổng kim
ngạch thương mại song phương đạt 161 tỷ USD, tăng 49,6%.


Điều đáng chú ý là Braxin đã thay thế Nga để trở thành bạn hàng lớn thứ 10 của
Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa
Trung Quốc với Braxin đạt 32,51 tỷ USD, tăng 54,6%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010
Tỉnh
Kim ngạch XNK
(tỷ USD)
Tốc độ tăng giảm XNK
(%)
Quãng Đông 413,93 32,3%
Giang Tô 255,8 46,4%
Thượng Hải 204,32 40,4%
Bắc Kinh 169,52 52,7%
Chiết Giang 141,46 39,9%
Sơn Đông 102,55 38,8%
Phúc Kiến 59,81 41,6%

Trang 17
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Nhận xét
Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng: cơ điện (58,9% tổng giá trị xuất
khẩu cả nước); sản phẩm điện khí và điện; thiết bị máy; hàng may; sợi dệt và hàng;
dụng cụ gia đình…
Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010

Kim ngạch XK (tỷ USD) % Tăng giảm KN XK
Cơ điện 500,69 36,2%
Điện khí & điện tử 202,63 34,7%
Thiết bị máy móc 169,67 36,6%
May mặc 66,83 17,4%

Sợi dệt & hàng dệt 42,84 32,8%
Dụng cụ gia đình 18,54 34,9%
Giày dép 19,42 23,6%
Nhựa 10,18 30,2%
Valy, túi sách 9,13 30,75%
Đồ chơi 4,75 30%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Nhận xét
Trong các mặt hàng nhập khẩu, đại đa số lượng nhập khẩu các mặt hàng có số
lượng lớn đều tăng với mức độ khác nhau, giá nhập khẩu bình quân đều tăng trở lại
với tốc độ nhanh. Qua số liệu thống kê của hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm
2010, nhập khẩu quặng sắt đạt 360 triệu tấn, tăng 1,5%, giá nhập khẩu bình quân là
116USD/tấn, tăng 53,3%; nhập khẩu đậu tương đạt 30,76 triệu tấn, tăng 16,2%, giá
nhập khẩu bình quân là 439USD/tấn, tăng 4%. Ngoài ra, nhập khẩu sản phẩm cơ điện
đạt 360,28 tỷ USD, tăng 42,8%, trong đó nhập khẩu ô tô đạt 459.000 chiếc, tăng 1,5
lần.

Trang 18

Biểu đồ: Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng
7 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc.
2.1.3. Luật pháp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu
Ngày nay, Trung Quốc đã thiết lập được hệ thống luật pháp về ngoại thương khá
hoàn chỉnh, trong đó có việc quản lý những nhà xuất nhập khẩu và hàng hoá xuất nhập
khẩu, ngoại hối, hải quan, kiểm định hàng hoá, kiểm dịch động thực vật, bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ và trọng tài kinh tế thương mại liên quan đến lợi ích và doanh thu nước
ngoài.
Bao gồm:
 Luật ngoại thương
Luật Ngoại thương, bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1994 là luật cơ bản để tiêu chuẩn hoá

các hoạt động ngoại thương tại Trung Quốc. Những nguyên tắc cơ bản của luật này là:
• Cả nước thực thi một hệ thống ngoại thương thống nhất
• Đảm bảo một trật tự ngoại thương công bằng và tự do
• Đảm bảo quyền kinh doanh độc lập của các nhà xuất nhập khẩu
• Khuyến khích phát triển ngoại thương

Trang 19
• Tăng cường quan hệ thương mại với những nước khác và khu vực khác trên
cơ sở bình đẳng và cùng có lợi
 Luật và quy định kiểm soát việc quản lý xuất nhập khẩu
Bao gồm:
• Luật điều tiết nhập khẩu: Luật về hệ thống cấp giấy phép đối với hàng nhập
khẩu và những văn bản luật thực thi, Luật về thủ tục cấp quota đối với hàng hoá
thông thường nhập khẩu, Luật về đăng ký tự động nhập khẩu một số mặt hàng
đặc biệt, Luật quản lý nhập khẩu máy móc và hàng điện tử.
• Luật điều tiết xuất khẩu: Luật về thủ tục qu ản lý hàng hoá xuất khẩu, Luật
kiểm soát giấy phép xuất khẩu.
• Luật quan trong liên quan đến thương mại: Luật về quản lý hoá chất môi
trường lần đầu tiên nhập khẩu vào Trung Quốc và việc xuất nhập khẩu những hoá
chất độc hại, Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến việc nhập khẩu chất thải.
 Luật và quy định về việc kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu
Luật về kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu, Thủ tục thực thi hệ thống giấy
phép an toàn và chất lượng đối với hàng nhập khẩu, Thủ tục quản lý nhãn hiệu
thực phẩm xuất nhập khẩu, và Thủ tục miễn kiểm định một số hàng hoá xuất
nhập khẩu và Thủ tục tái kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu.
 Luật và quy định kiểm dịch động thực vật
 Luật về vệ sinh kiểm dịch:
Luật vệ sinh kiểm dịch biên giới và Luật vệ sinh thực phẩm và Thủ tục quản
lý dược phẩm nhập khẩu.
 Luật kiểm soát ngoại hối

Quy định về kiểm soát ngoại hối, Thông báo của Ngân hàng nhà nước
Trung Quốc về việc cải tổ hệ thống kiểm soát ngoại hối, Các điều khoản về việc
thanh toán bằng ngoại hối.
 Luật về hải quan và thuế quan
Luật Hải quan, Quy định Hải quan, Quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, Quy định kiểm hoá hải quan, Quy định về thuế suất xuất nhập khẩu.

Trang 20
 Luật thương mại và dân sự liên quan đến quyền lợi nước ngoài
Những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật dân sự , Luật về Hợp đồng kinh tế có
yếu tố nước ngoài.
 Các hiệp định và tập quán kinh doanh thông thường trong thương mại quốc tế
Ngày nay, chính phủ Trung Quốc đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại
song phương và hiệp ước đối với chính phủ của hơn 100 nước (khu vực) và ký
kết gần 100 hiệp ước thương mại và kinh tế quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã
tham gia nhiều công ước quốc tế về thương mại và thừa nhận nhiều tập quán
thương mại quốc tế , luật lệ và quy định quốc tế như Nguyên tắc chung về những
thuật ngữ sử dụng trong thương mại quốc tế, Quy định Warsaw-Oxford , năm
1932, Quy định thống nhất về vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức,
Quy định thống nhất về L/C với điều khoản Bồi hoàn và Quy tắc thống nhất về
cách áp dụng phương thức nhờ thu.
2.2. Thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc
Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần
10%. Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu
dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới.
 Quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn. Nhiều ngành trong
công nghiệp chế biến, chế tác phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng,
xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác. Trong nhiều mặt hàng thuộc các
ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới. Vì vậy mà Trung
Quốc được xem là công xưởng của thế giới.

 Phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng
giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước này. Tỉ trọng của xuất
khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008. Xuất
khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Vào những năm mới
mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90%. Như vậy trong quá
trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới
bằng hàng công nghiệp.

Trang 21
 Phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư. Trước
năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm 2002 tăng lên 40%
và mấy năm gần đây lên tới 50%. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công
nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của
toàn nền kịnh tế. Nhưng đối với Việt Nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông
Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân
chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước này.
 Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch lên cao. Khuynh
hướng này phản ảnh rõ trong cơ cấu xuất khẩu. Trong năm 2008, có tới trên 30% kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như
máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng
dùng nhiều kỹ năng vừa phải như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì
tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc. Phần còn lại là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày
dép, dụng cụ lữ hành… Như vậy, các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình
độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn.
 Trung Quốc phát triển mạnh không phải chỉ nhập khẩu tài nguyên, năng
lượng mà còn trở thành một thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhập khẩu từ
nước ngoài. từ năm 1990 đến 2008, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 18 lần. Trong
983 tỉ USD nhập khẩu năm 2008, hàng công nghiệp chiếm trên 60%, đặc biệt riêng các

loại máy móc chiếm khoảng 40%.
 Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập
trung trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung cấp (như đồ điện gia dụng)
đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công
nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Qua
đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa
nhập khẩu các mặt hàng thuộc nội bộ các ngành này. Hiện nay có hơn 50% kim ngạch
xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật,
Hàn Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp trên quy mô lớn và triển
khai hầu như toàn diện trong các lãnh vực, từ sản phẩm có hàm lượng công nghệ

Trang 22
thấp đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, công nghệ cao; đồng thời Trung
Quốc triển khai phân công hàng ngang (horizontal trade), phân công nội ngành (intra-
industry trade) với các nước khác trong các mặt hàng chế tạo các loại máy móc, là
những lãnh vực chủ đạo trong mậu dịch quốc tế hiện nay
2.3. Năng lực cạnh tranh
Vào ngày 9 tháng 9 năm 2010, tại Bắc Kinh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
đã công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2010 – 2011”. Theo đó, Trung Quốc
đã lên hai bậc – đứng thứ 27, trong khi Mỹ tụt xuống vị trí thứ tư, bị Thụy Điển và
Singapore “qua mặt”.

Bảng: Xếp hạng về chỉ số GCI thể hiện năng lực cạnh tranh các nước 2010-2011


Trang 23
Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc là nước duy nhất tăng thứ hạng trong khối
BRIC
1

, mở rộng khoảng cách so với ba nước còn lại là Nga, Brazil và Ấn Độ.
Ngày nay, quy mô và chất lượng kinh tế của Trung Quốc đều không ngừng tăng
cao. Trung Quốc đang thực hiện hiệu quả việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực
khác, đồng thời về mặt trưởng thành và sáng tạo của các doanh nghiệp thương mại đều
đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Trong năm 2010, Trung Quốc có biểu hiển ổn định trên hầu hết các chỉ số ở
nhiều lĩnh vực, trong đó ưu thế chủ yếu là doanh nghiệp không ngừng phát triển quy
mô thị trường lớn, tính ổn định kinh tế vĩ mô, sự trưởng thành và khả năng đổi mới.
Ngoài ra, sự nâng bậc trong bảng xếp hạng chủ yếu là do sự nâng cao về giá trị
phân chia của thị trường tài chính, nguyên nhân là vì người dân nước này có thể thông
qua thị trường cổ phiếu, ngân hàng và đầu tư mạo hiểm, dễ dàng tiếp cận và giành
được khoản vay tín dụng và tài chính, đồng thời họ cũng có cách nhìn “cải thiện” đối
với hoạt động kinh doanh tiền của ngành ngân hàng.
2.4. Tình hình thị trường cung cầu
2.4.1. Nhu cầu và thị hiếu
2.4.1.1. Nhu cầu
Trong thời gian gần đây, tại Trung quốc đang bùng nổ hệ thống bán hàng trực
tuyến cùng với xu hướng tiêu dùng hàng hoá cao cấp, trị giá cao.
Mặc dù Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia có tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới với
mức tiết kiệm của người dân lên tới 30% thu nhập, song thị trường tiêu dùng trong
nước đang có những thay đổi căn bản. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc đã vượt Mỹ để
trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có lượng người tiêu dùng lớn nhất hành tinh
sẵn sàng chi tiền để có thể sở hữu các sản phẩm cao cấp với nhu cầu mua sắm mỗi
năm tăng đến 20%.
Các thương hiệu đẳng cấp quốc tế được nhìn nhận rằng chúng phải khẳng định vị
thế tại quốc gia đông dân này để tiếp tục cuộc chiến tại các thị trường trên thế giới.

1
Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra. BRIC là từ ghép chữ cái đầu
của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng

đối với kinh tế toàn cầu. BRIC hiện chiếm 40% dân số và 25% GDP toàn cầu. Đến năm 2050, BRIC sẽ chiếm 4
trong 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới (thứ tự: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Nga).

Trang 24
Giới trẻ Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao với khả năng mua sắm mọi thứ, từ
những chiếc đồng hồ đắt tiền đến những chiếc xe hơi nhập khẩu. Những thương hiệu
với khả năng đạt được và duy trì thị phần ưu tiên của lớp khách hàng hạng sang này sẽ
có thể duy trì được hình ảnh toàn cầu của mình và có sức cạnh tranh ngang tầm với
những thương hiệu cao cấp khác tại Trung Quốc.
Sức tăng tiêu dùng mang tính cấu trúc ở Trung Quốc sẽ tạo ra thay đổi đối với thị
trường tiêu thụ hàng hóa ở nước này cũng như toàn thế giới. Rất có thể Trung Quốc
sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Các nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng tiêu thụ trong nước ở Trung Quốc chính là
tiến trình đô thị hóa, thu nhập của nông dân gia tăng cùng với thế hệ trẻ giàu có hơn và
có xu thế tiêu tiền nhiều hơn.
2.4.1.2. Thị hiếu
Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại.
Mặc dù người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng sản xuất trong nước, hàng
nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả
năng, nhất là những mặt hàng công nghệ cao.
Những sản phẩm nước ngoài được người Trung Quốc ưa chuộng và sử dụng
nhiều nhất là xe hơi, máy vi tính, tivi và điện thoại tế bào. 46% người tiêu dùng dự
định mua Tivi Nhật, còn 25,5% nghĩ tới máy vi tính và tivi khi đề cập tới sản phẩm
Mỹ. Người tiêu dùng nghĩ tới xe hơi và điện thoại tế bào khi nói về sản phẩm công
nghệ cao Hàn Quốc và châu Âu. Về sản phẩm Mỹ, nhãn hiệu sản phẩm được ưa
chuộng nhất là IBM (9,4%), xếp đến là Motorola Inc (8,1%). Về sản phẩm Nhật,
Panasonic được xếp đầu bảng (26,5%), tiếp đến là Sony (23,1%). Sản phẩm châu Âu
được sử dụng nhiều nhất là Philips Electronics Co, (8,8%) và Mercedes - Benz (8,1%).
Các sản phẩm của Samsung (37,7%) và Daewoo International (16,6%) là những nhãn
hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc nhận thấy rằng sản phẩm

sản xuất tại Trung Quốc có "dịch vụ tốt", còn sản phẩm của Nhật và Mỹ có "chất
lượng cao". Sản phẩm châu Âu thường có tác dụng "bảo vệ môi trường", còn của Hàn
Quốc thì giá cả hợp lý.

Trang 25
Khi chọn đồ gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba..., người tiêu
dùng Trung Quốc thường chọn sản phẩm nội địa. Song họ lại thường chọn các sản
phẩm công nghệ cao nhập khẩu như máy quay phim, điện thoại tế bào, máy thu - phát
nhanh, máy in, tivi...
Những sản phẩm nhập ngoại được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng
Sản phẩm Mỹ % Nhãn hiệu (%)
Máy vi tính 25,5 IBM (37,1), Microsoft (26,7), Compaq (7,6)
Ô tô 18,1 GM (41,7), Ford (25,0), Cadillac (5,6)
Điện thoại di động 10,1 Motorola (80,0)
Nước ngọt 6,1 Coca-Cola (55,2), Pepsi Cola (10,3)
Máy bay 2,9 Boeing (35,7)
Thực phẩm 2,1 McDonalds (11,1)
Giầy thể thao 1,7 Nike (62,5), Adidas (12,5)

Sản phẩm Nhật
Bản
% Nhãn hiệu (%)
Tivi 46,3 Panasonic (33,5), Sony (31,3), Toshiba (14,3)
Ôtô 13,1 Toyota (28,8), Honda (23,3), Mitsubushi (11,0)
Máy điều hòa 5,4 National (25,8), Mitsubishi (16,1), Hitachi
(16,1), Toshiba (16,1)
Máy thu-phát nhanh 3,2 Sony (52,6), Panasonic (26,3)

Sản phẩm Hàn
Quốc

% Nhãn hiệu (%)
Ô tô 21,2 Daewoo (72,3), Samsung (16,0)
Điện thoại di động 16,7 Samsung (95,8)
Tivi 11,8 Samsung (64,7), LG (23,5)

×