Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phieu bai tap tuan 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.71 KB, 1 trang )

Họ và tên: …………………………….
Lớp 3C
Phiếu ôn tập giữa kì I – lớp 3

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây:
a. Từ bấy trở đi sớm sớm cứ khi Gà Trống cất tiếng gáy là Mặt Trời tươi cười
hiện ra phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.
b. Xưa kia Cò và Vạc cùng kiếm ăn chen chúc đông vui trên bãi lầy cánh đồng
mùa nước những hồ lớn những cửa sông.
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Khi vào mùa nóng
Tán lá xòe ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát.
…………………………………………...
……………………………………………
b. Rạng sáng
Mặt trời ngoài biển khơi
Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a
Chiều về
Mặt trời lẫn vào đám mây
Như quả bóng vàng trên sân cỏ.
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
c. Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những


mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấpló trong cây. Em bước vào
lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn
ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho
trong nắng mùa thu.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
d. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát
mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay
vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
e. Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bài 3: Khoanh tròn từ so sánh trong bài 2.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×